- Nấm Móng Tay

Ngón giữa của Ad bị viêm móng...

Đốm trắng trên móng tay "tố" bệnh gì?
Những đốm trắng trên móng tay không phải là một căn bệnh nguy hiểm nhưng có thể cho chúng ta biết được một số vấn đề về sức khỏe.

Nhìn móng tay tiết lộ sức khỏe con người
=================
Theo các chuyên gia y tế, màu sắc của móng tay của mỗi người phản ánh rất rõ nét tình trạng sức khỏe của người đó. Ví dụ móng tay biến màu vàng có nghĩa rằng bạn đang bị bệnh gan, vàng da hoặc rối loạn chức năng phổi.

Nếu bạn quan tâm về màu sắc của móng tay tiết lộ gì về tình trạng sức khỏe của mình, hãy tham khảo qua các bức ảnh dưới đây:


Khi móng tay xuất hiện những đốm nhỏ màu đen hoặc nâu. Nó có thể phản ánh bệnh vẩy nến, lupus hoặc thậm chí là bệnh tim.


Có các đường rãnh ngang móng. Điều này chỉ ra rằng móng tay hoặc móng chân đã bị một chấn thương. Nó cũng có thể là dấu hiệu một căn bệnh chẳng hạn quai bị hoặc sởi.


Màu móng tay đổi thành vàng. Điều này là một dấu hiệu tinh tế cảnh báo bạn có thể đang mắc bệnh gan hoặc vàng da.

Ngoài ra nó còn có thể là bạn bị một rối loạn chức năng phổi khiến chất chuyển hóa chất thải không đào thải được các chất cặn bã ra ngoài cơ thể một cách hiệu quả.


Móng tay hoặc chân bị cong xuống là phản ánh bạn có thể đang bị bệnh phổi hoặc hiếm khí, asbestosis.


Móng bị lõm xuống. Điều này chỉ ra rằng cơ thể bạn đang bị thiếu sắt hay bị một bệnh liên quan đến gan gọi là hemochromatosis.


Khi móng tay xuất hiện một đường màu đen thế này có nghĩa là cơ thể bạn đang ủ một khối u ác tính hoặc bị ung thư da.


Móng tay giòn dễ gãy. Điều này thường xảy ra khi tay tiếp xúc với các hóa chất trong chất tẩy rửa hoặc chất đánh móng tay. Nhưng nó cũng có thể là triệu chứng của bệnh nhiễm nấm hoặc bệnh tuyến giáp.


Bề mặt móng tay không phẳng mà có những chỗ lấm tấm. Đây có thể là triệu chứng của bệnh viêm khớp, vẩy nến hoặc rụng tóc.


Móng dày bất thường có thể là do nhiễm nấm móng hoặc từ vùng da xung quanh.


Đường màu trắng chạy ngang móng tay. Đường này còn được gọi là đường Muehrcke. Nó chỉ ra mức độ protein trong cơ thể khá thấp hoặc là triệu chứng của bệnh gan và thận.

1. Móng nhợt nhạt
Móng tay nhợt nhạt có thể là dấu hiệu của những căn bệnh nghiêm trọng như bệnh thiếu máu, suy tim, bệnh gan, suy dinh dưỡng.

2.Những đốm trắng trên móng tay
Khi nhìn thấy những đốm trắng, đa số nghĩ rằng không có vấn đề gì lớn. Theo góc nhìn y học, đốm trắng xuất hiện trên móng tay là do thiếu canxi và kẽm trầm trọng.Ngoài ra, nếu móng tay bạn hầu hết có màu trắng và viền sẫm màu, có thể bạn đã gặp những vấn đề về gan như viêm gan.

3.Móng tay gợn sóng
Nếu bề mặt móng tay xuất hiện vệt gợn sóng hoặc hõm xuống, đó là dấu hiệu ban đầu của bệnh vảy nến hoặc viêm khớp vảy nến. Thông thường, khi bị bệnh, móng sẽ đổi màu và da dưới móng chuyển sang màu nâu đỏ.

4.“Ổ gà” ở móng tay
Nhiều vết lõm xuất hiện ở móng tay, tức là bạn đang trong tình trạng kiệt sức và suy nhược tinh thần nghiêm trọng. Trong tương lai gần, cóthể bạn sẽ gặp một vài rắc rối nho nhỏ.

5.Móng tay bị rạn, nứt tách
Móng tay khô, dễ gãy, thường xuyên bị nứt tách có thể là triệu chứng của bệnh về tuyến giáp. Nếu móng tay bạn bị nứt tách, kèm theo đó có màu vàng thì rất có khả năng móng tay bịnhiễm nấm.

6. Móng tay vàng
Một trong những nguyên nhân chính của việc móng tay vàng là bị nhiễm nấm. Khi bị viêm nhiễm nặng, nền móng có thể bị thụt vào, các móng tay dày hơn và rất dễ gãy. Trong một số trường hợp, móng tay vàng có thể là biểu hiện của những bệnh trầm trọng hơn như bệnh về tuyến giáp, bệnh về phổi, tiểu đường và vẩy nến.Hội chứng này xảy ra khi móng tay dày lên, mọc chậm và dần chuyển sang màu vàng. Hội chứng móng tay vàng thường là dấu hiệu của bệnh về đường hô hấp. Nếu bạn nhận thấy móng tay mình màu vàng nhưng mọc bình thường, nó có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường.Bệnh này làm cho glucose kết hợp với protein collagen trong móng tay, khiến móng có màu vàng. Nếu móng tay màu vàng và bạn thấy có thêm các dấu hiệu khác của tiểu đường (như khát nước hay đi tiểu nhiều), hãy đi gặp bác sĩ ngay lập tức.

7.Đường thẳng đứng chạy dọc từ móng tay xuống ngón tay
Từ ngón cái đến ngón út đại diện cho: tim, gan, lá lách, phổi và thận. Khi thấy những đường thẳng này xuất hiện ở ngón tay, bạn cần chú ý các vấn đề liên quan đến 5 loại bệnh kể trên.

8.Sưng phồng da bao quanh móng
Nếu da xung quanh móng xuất hiện màu đỏ và sưng phồng, đó có thể là dấu hiệu của viêm lớp da bao phía trong gốc móng. Hiện tượng này xuất hiện do bệnh Lupus hoặc chứng rối loạn các mô liên kết. Ngoài ra, việc bị nhiễm trùng cóthể khiến lớp da quanh móng sưng đỏ.

9.Xuất hiện nhiều đường sọc trên móng tay
Điều này cho thấy chức năng tim của bạn không tốt, đặc biệt nếu có nhiều đường sọc xuất hiện ở ngón cái.

10.Móng tay hơi xanh
Móng tay hơi xanh có thể là do cơ thể bạn không nhận đủ oxy. Đó là biểu hiện của bệnh về phổi (như viêm phổi) và bệnh về tim.

11.Hình lưỡi liềm trắng trên móng tay
Hình lưỡi liềm (hay hình bán nguyệt) trên móngtay xuất hiện cho thấy bạn sắp phải trải qua một vài bệnh tật nghiêm trọng.

12.Móng tay dùi trống
Móng tay tròn vo giống như mặt sau của một chiếc muỗng có nhiều nguyên nhân như viêm nhiễm mãn tính, nhất là apxe, ung thư phổi, bệnh phổi mãn tính, bệnh lao lâu ngày không khỏi, hay bệnh tim bẩm sinh.

Theo Học viện Da liễu Hoa Kỳ, móng tay có xu hướng phát triển nhanh, dài trung bình 3,5mm mỗi tháng. Móng được cấu tạo từ keratin - một thành phần protein được tìm thấy trong da và cả tóc.

Cấu tạo bộ móng gồm rất nhiều phần: lớp sừng (nail plate) là phần cứng nhất bên ngoài cùng của móng với tác dụng bảo vệ; lớp da bao quanh móng; lớp da bên dưới lớp sừng, lớp biểu bì...

Phản ánh tình trạng dinh dưỡng của cơ thể
Hằng ngày khi cơ thể chúng ta ăn với chế độ cân đối đầy đủ chất dinh dưỡng thì móng tay, móng chân chắc khoẻ.

Những dinh dưỡng cần thiết giúp móng khoẻ mạnh cũng là những dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể bao gồm: axit béo omega 3, các loại protein và sắt.

Tuy nhiên, nếu xuất hiện đốm trắng trên móng tay có thể cảnh báo cư thể thiếu hụt một số yếu tố vi lượng như kẽm, calci, vitamin c trầm trọng.

Trong khi rất nhiều người thấy đốm trắng trên móng tay của minh thì nghĩ rằng không có vấn đề gì lớn.

Dưới góc nhìn y học thì các biểu hiện trên móng tay có thể phản ánh tình trạng thiếu một số loại dinh dưỡng, chẳng hạn như: chất sắt, biotin và protein.

Các nghiên cứu cho thấy, khi tình hình sức khoẻ yếu, thiếu vitamin biểu hiện dễ nhận thấy trên phần móng đó là sự xuất hiện của các nốt nhỏ màu trắng (leukonychia) trên lớp sừng của móng.

Các dấu hiệu móng tay có các vết, nốt màu trắng trên phần móng có thể là dấu hiệu của bệnh gan; màu nửa trắng, nửa hồng là dấu hiệu của bệnh thận và màu tím là dấu hiệu của nguy cơ mắc bệnh tim.

Ngoài ra còn có các dấu hiệu như: móng có màu vàng, dày, phát triển chậm có thể là dấu hiệu của chứng bệnh phổi.

Do chức năng phổi bị suy kém, nên khiến cho nồng độ ôxy trong máu xuống thấp, dẫn tới sự phát triển bất thường của móng.

Ban đầu chúng vô hại, song móng càng mọc dài ra, thì các nốt trắng này cũng lớn dần lên và khiến móng trở nên yếu, dễ gãy.

Tuy nhiên, các đốm trắng trên móng tay có thể chỉ đơn thuần là do những chấn thương nhẹ, do thói quen hay cắt khóe làm tổn thương móng… và cũng có thể các bệnh da liễu như nhiễm nấm.

Tuyệt đối không nên dùng các biện pháp che lấp các đốm trắng bằng các loại màu vì sẽ gây tổn thương thêm móng

Biện pháp khắc phục
Nếu đốm trắng do nguyên nhân cắt khóe thì chỉ cần loại bỏ tình trạng này cần tránh cắt khóe sâu, nếu do nguyên nhân này chỉ cần để móng tay dài tự nhiên, sau đó cắt bỏ dần để loại bỏ những đốm trắng là được.

Đối với đốm trắng do sang chấn lên móng và tránh bị nhiễm các loại nấm men do quá trình làm đồng và việc tay chân thì trong quá trình làm việc ngoài trời lao động chân tay tiếp xúc với môi trường, hoa chất thì cần sử dụng găng tay để bảo vệ da vừa tránh các sang chấn lên móng và tránh bị nhiễm các loại nấm.
Đeo găng tay khi làm các công việc như làm vườn, dọn dẹp vệ sinh... vừa bảo vệ da lại vừa tránh cho móng tay bị tổn thương.

Để cung cấp đủ vitamin và khoáng chất thì cần có thói quen uống sữa vì sữa chứa nhiều calci, protein giúp cho móng cứng và khỏe. Các chất khoáng gồm can-xi, magiê, natri, kali... được coi là các yếu tố kiềm.

Nguồn gốc các chất khoáng này chứa nhiều trong các thực phẩm nguồn gốc thực vật như rau quả, sữa.

Các chất khoáng có nguồn gốc từ các thực phẩm nguồn gốc động vật như thịt, cá, trứng và nguồn thực vật như ngũ cốc, các loại bột cũng rất quan trọng để cho cơ thể đầy đủ dinh dưỡng.

Nên tǎng cường ăn các loại cua, tôm, tép giã nhỏ nấu canh để có nhiều chất đạm và canxi, hoặc chế biến các loại cá nhỏ bằng cách nấu nhừ như các rô kho tương, kho nước nắm... để ǎn được cả thịt cá và xương cá, như vậy sẽ tận dụng được cả nguồn chất đạm và chất khoáng (canxi) của cá.

Tăng cường vitaminC có trong rau quả vào chế độ ăn hằng ngày. 

Rau quả tươi là thức ǎn chủ yếu cung cấp vitamin C như rau cải, rau muống, rau ngót, rau mồng tơi, các loại rau thơm...

Vitamin C dễ hòa tan trong nước, dễ bị phân huỷ ở nhiệt độ cao vì vậy cần chú ý khi rửa và nấu nướng.

Nên rửa rau cả lá to rồi mới thái, cho vào nấu khi nước đã sôi và ǎn ngay sau khi chín sẽ giảm được tỷ lệ mất vitamin C.

Chú ý vệ sinh khi sử dụng rau: Rau cần được ngâm, rửa nhiều lần bằng nước sạch trước khi chế biến để tránh thuốc trừ sâu, các hóa chất và các nguồn gây bệnh khác.

Lưu ý: Tuyệt đối không nên dùng các biện pháp che lấp các đốm trắng bằng các loại màu vì sẽ gây tổn thương thêm móng.

Nếu các biện pháp trên không cải thiện các đốm trắng thì nên đến khám trực tiếp bác sĩ chuyên khoa nội khoa hoặc da liễu.

Theo Sức khỏe Đời sống


- Trị viên xoang mãn tính khỏi 100% không tốn tiền: Tìm cây Bạch Hoa Xà (giống có bán tại vườn cây cảnh), buổi sáng ngắt lấy 2- 3lá, rửa sạch, rửa lại nước sôi để nguội, dùng cán dao (loại nhỏ) đâm nhỏ cho thêm vài hạt muối, cho một ít nước chín (đủ lọc thành vài giọt dung dịch).
Nằm ngửa nhỏ 1giọt vào mỗi bên mũi (ko được nuốt nước miếng)... sẽ rất xót & nóng, vài lần như thế sẽ hết tiệt (https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BA%A1ch_hoa_x%C3%A0).

- Trị các loại nấm (nhất là nấm móng): Cũng chỉ vài lá + vài hạt muối (ko thêm nước), nghiền nhỏ rồi lấy một ít lá (1 ít thôi, chỉ bằng cọng bún nhỏ) đắp lên chân móng chỗ bị nấm, dùng bang keo mini, băng dính cột lại (vài giờ rồi tháo ra, nhưng tốt nhất nên đắp khi đi ngủ). Làm cách ngày vài lần sẽ hết.
Cách đây hơn 3năm, vì công việc phải tiếp xúc với nước thường xuyên nên bị nhiễm nấm móng, nhức và ngứa rất khó chịu... gần 1năm chữa trị, uống Fluconazol 150 mg và nhiều loại khác... tốn bao nhiêu thời gian và tiền bạc vẫn không hết, sợ tác dụng phụ của loại thuốc cực độc này nên bỏ.
Sau được một người... mách nước đã đắp loại lá Bạch Hoa Xà (mua 1chậu cây có 35k) vài lần bằng băng dán, nóng rộp cả ngón tay (do đắp quá nhiều lá, cả kín cả ngón tay), sợ quá nên lại thôi... Thần kỳ, chỉ thời gian sau phần móng màu hồng tự mọc lên... đẩy phần móng đen lên trên và khỏi hẳn.


=> Một cách khác cũng rất đơn giản: Nếu không có lá bạch hoa xà thì buổi sáng (đợi hửng nắng) ngắt mấy đọt lá cây mật gấu (lá đắng) + cho chút muối ăn rồi dùng cán dao đâm nhuyễn đắp vô ngón tay, dùng băng cá nhân cột lại (nên đắp buổi tối khi đi ngũ). Ngoài ra, những ai bị bệnh ngoài da, lấy lá này nấu nước tăm hoặc lấy lá chà xát oặc này bôi đắp, chà lên chỗ ngứa cũng sẽ hết .
Khi trị viêm móng cần tránh nước hoặc mang găng tay 

Viên móng giữa T5-2018: Dùng chút bông quấn vào đầu tăm thấm dung dịch (lá bạch hoa xà + chút muối, không cần đắp lá) bôi lên chân móng tay (nhớ ngửa bàn tay hoặc nắm tay lại, cho ngón tay hướng lên trên) và đợi khô, rồi thấm thêm 1lần nữa (cách này ko làm cháy da, vào buổi tối trước khi đi ngủ..., rất hiệu nghiệm), phần móng non đang nhú lên, ngón tay hết đau nhức.

https://www.flickr.com/photos/binh-minh/10771617876/in/photostream

Cây Chút Chít: Khắc tinh của các chứng bệnh ngoài da

Cây Chút chít là một loại cây mọc dại ở bờ ruộng rất ít được biết. Nhưng trong Đông y, cây lại được mang một cái tên cao quý Thổ đại hoàng vì nhiều tác dụng chữa bệnh của nó.
Ngoài cái tên Chút chít hay Thổ đại hoàng, nó còn được gọi là: Lưỡi bò, Ngưu thiệt hay Dương đề. Tên khoa học của cây là Rumex wallichi Meisn, cây thuộc họ rau Răm – Polygonaceae.
Cây Chút chít mọc dại ở bờ ruộng ẩm, hoặc trong các đất ruộng sâu, cây thường cao đến 1m, ít nhánh, lá dưới thân to, rộng đến 5 – 7cm, các lá giữa thân thon thuôn, tù hai đầu, hai mặt một màu, mép có răng tròn, các lá ở trên bẹ xim có nhiều hoa xanh, cuống hoa 1 – 2cm, mép có răng, lưng có một cục chồi xanh dẹt to,quả hình 3 cạnh nằm trong bao hoa.
Cây thường xuất hiện từ tháng 11 – 12 cho đến tháng 6. Cây mọc hoang dại nơi đất không tốt thì rễ gẫy không thành củ. Nếu được trồng chăm bón tốt thì củ to. Có thể trồng bằng hạt vào mùa xuân, đào lấy củ vào mùa thu, phơi khô dùng làm thuốc.


Chút chít thường mọc hoang dại ở các bờ ruộng, lá và rễ đều dùng làm thuốc. (Ảnh: Lado B)

Công dụng: Cây có vị đắng, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, sát trùng. Lá và rễ nấu lên dùng tắm trị ghẻ, chữa lở ngứa, mụn nhọt. Lá non làm rau ăn được như rau nghể.
Trị ngứa ngáy có trùng: Dùng rễ cây Chút chít, đâm nát trộn mỡ heo bỏ vào tý muối bôi hàng ngày (Ngoại Đài Bí Yếu).
Trị hắc lào và lở ngứa: Dùng cành lá Chút chít nấu nước ngâm rửa kỹ lúc còn ấm, lại dùng củ mài dấm bôi. Có thể ngâm củ Chút chít trong cồn hoặc rượu rồi dùng nước thuốc để bôi, nếu có cây tươi thì dùng cành lá hoặc củ xát trực tiếp trị hắc lào và bệnh nấm da.
Trị đầu nổi vẩy trắng: Dùng rễ cây Chút chít đâm với nước mật của con dê bôi vào vị trí tổn thương (Thánh Huệ Phương).
Trên mặt nổi những vết đỏ như những đồng tiền lớn: Dùng rễ cây Chút chít 120g đâm lấy nước, Xuyên sơn giáp 10 cân đốt tồn tính, Xuyên tiêu (tán bột) 15g, Gừng sống 120g đâm lấy nước, trộn lại nghiền nát, lấy vải bọc lại sát vào, nếu khô bỏ dấm vào sát tiếp (Lục Thị Tích Đức Đường).
Da nổi lên từng đám nhỏ kết thành vẩy, ra mồ hôi, ngứa: Dùng rễ Chút chít 2 lượng (1 lượng = 37,8g), Khô phàn 6g, Khinh phấn 3g, Sinh khương nửa lượng, tất cả quyết nhuyễn lấy nước rửa, dùng tay cạo cho tróc vẩy để thuốc thấm vào (Lục Thị Kinh Nghiệm Phương).


Đối với các bệnh ngoài da, Chút chít có tác dụng điều trị rất tốt. (Ảnh: tuelinh.vn)

Ngứa lâu ngày không khỏi: Dùng rễ cây Chút chít đâm vắt lấy nước bỏ vào một chút Kinh phấn trộn sệt sệt bôi 3 – 5 lần thì khỏi (Giản Yếu Tế Chúng Phương).
Chữa ghẻ hoặc trứng cá: Dùng rễ bột cây Chút chít 90g, ngâm với rượu 500ml hoặc 600ml trong 10 ngày, lọc lấy nước xức vào nơi hắc lào, có thể dùng để bôi ghẻ hoặc trứng cá (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Trị ngưu bì tiển, viêm da thần kinh: Rễ cây Chút chít 8 chỉ (1 chỉ = 3,75g), Khô phàn 6g. Tất cả tán bột trộn chung với dấm bôi vào nơi đau ngứa, ngày 1 – 2 lần (Dương Đề Căn Tán Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị ung nhọt sưng đau: Rễ Chút chít mài với dấm, xức bên ngoài (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị xuất huyết nội, tím do dị ứng: Cả cây Chút chít để tươi 30g, sắc uống, rễ Chút chít nghiền bột, lần uống 9g, ngày uống 2 lần (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Lưu ý: Những người hư hàn, tiêu chảy không nên dùng.

Hạ Mai


Khỏi 100% khi kết hợp bôi thêm thuốc Ketodexa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét