Hiển thị các bài đăng có nhãn Video Làm Thay Đổi Tâm Thức Của Bạn. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Video Làm Thay Đổi Tâm Thức Của Bạn. Hiển thị tất cả bài đăng

=>> VIỄN LY SANH Y

Sanh y (Upadhi) là một thuật ngữ của Kinh tạng Pàli, chỉ cho những nhân tố đưa đến tái sinh hay những điều kiện khiến cho một đời sống mới tiếp tục xảy ra trong các cảnh giới khổ đau sinh tử luân hồi. Đó là dục hỷ (nandi)1, hay tham-sân-si, hay năm triền cái (tham, sân, hôn trầm thụy miêntrạo hối, nghi), hay bảy tùy miên (tham tùy miên, sân tùy miên, kiến tùy miên, nghi tùy miên, mạn tùy miênhữu tham tùy miênvô minh tùy miên) hay mười kiết sử (thân kiến, nghi, giới cấm thủtham dụcsân hậnsắc áivô sắc ái, mạn, trạo cửvô minh), hay mười hai chi phần duyên khởi (vô minh, hành, thức, danh sắclục nhập, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, già chết). Sanh y được ví như nhiên liệu của một ngọn đèn, nếu được tiếp thêm vào thì ngọn đèn tiếp tục cháy đỏ, nếu không được tiếp thêm vào thì ngọn đèn sẽ bị tắt, không còn điều kiện tồn tại.

=>> XIỂN DƯƠNG ĐẠO LỘ GIÁC NGỘ CỔ XƯA


=> Hơn 26TK trước, Như Lai đắc quả vị sau 49 ngày thiền định thành Phật Chánh Đẳng Chánh Giác... của cõi Trời người.

- Mấy chục năm trước, khi còn là "ông chủ" con cũng chứa đầy tham sân... Hữu duyên nghe/xem được Chánh pháp/kinh tạng qua băng đĩa/Mp3..., xem/nghe nhiều rồi tập tành dần buông bỏ sanh y (dẫn tâm vào đạo), chuyển ăn thực vật, rồi sống thuần chay, giữ 5 giới & chọn hành thiền, ăn ngày cũng chỉ 1 bữa... tinh tấn gần 2 tháng đã tịnh chỉ được hơi thở, mở được một cánh cửa "Nhị thiền", buông hẳn lòng tham ái, nhờ đó nhịp sống hàng ngày luôn có trường từ (bi) cùng niềm hỷ lạc, an yên... Tín căn cũng từ đây mới thực sự trở nên kiên cố...

=>> Những Thánh Địa Phật Giáo tại Ấn Độ


Những địa danh này đã lôi cuốn không biết bao nhiêu khách thập phương đến chiêm bái, và nhiều ngôi đền, tháp, bia ký cũng được xây dựng chung quanh những thánh địa này. Tuy nhiên, trong thời kỳ đạo Phật suy tàn tại Ấn Độ, một vài thánh địa đã bị hoang phế tàn rụi theo cát bụi và thời gian.

ẢNHnguồn: https://www.kathmanduandbeyond.com/bodh-gaya-bodhi-tree/

Lời giới thiệu:

Thế kỷ thứ 6 trước Công Nguyên là thế kỷ hoàng kim của các tôn giáo Á Đông. Những biến cố mang tính cách lịch sử vĩ đại đã lần lượt xảy ra tại các nước Đông Phương: Khổng Tử và Lão Tử tại Trung Hoa, Zoroaster tại Iran (Ba Tư), Mahavira và Đức Phật Thích Ca tại Ấn Độ.

Trong vùng lốc xoáy tôn giáo đó, đaọ Phật do Đức Thích Ca sáng lập, đã đứng vững và tiếp tục lớn mạnh như một ngọn đuốc sáng để đáp ứng nhu cầu tâm linh của loài người. Đaọ Phật đã đem đến cho con người một đời sống tâm linh hoàn hảo. Lẽ dĩ nhiên, đaọ Phật cũng không thoát ra ngoài quy luật chung của vũ trụ “thành, trụ, hoại, không,” và cũng đã trãi qua không biết bao nhiêu biến cố thăng trầm của lịch sử các dân tộc và tôn giáo; nhưng đạo Phật vẫn tồn tại và còn tồn tại mãi trong dòng sinh mệnh của các đất nước đạo Phật đã đi qua và để lại dấu ấn.

=>> THÂN NGƯỜI KHÓ ĐƯỢC

MUỐN VỀ CÕI PHẬT LẬP THÂN XỨ NGƯỜI

Trong kinh A Hàm ghi rõ: “thân người khó được, ví như có một con rùa mù, sống vô lượng kiếp giữa bể khơi; trăm năm mới trồi đầu lên một lần... (Mặt biển mênh mông một khúc gỗ trôi bập bềnh vô định, lênh đênh theo gió trôi nổi Đông Tây, việc con rùa chui được vào cái lỗ rỗng là không thể, nhưng ngàn vạn lần còn dễ hơn được thân người)”.

Đức Phật đã dạy “thân người khó được, Phật pháp khó nghe”, nguyên chữ Hán là “nhân thân nan đắc, Phật pháp nan văn”. Đề tài này chúng ta thấy rất dễ, rất gần gũi nhưng hiểu hết giá trị của nó cần phải suy nghiệm chín chắn mới thấy rõ. Hiện giờ tất cả chúng ta có mặt ở đây đều là thân người, nên ta thấy được nó đâu có khó. Đó là cái thấy cạn cợt, nếu nhìn theo đức Phật sẽ khác hơn nhiều. Ở đây tôi sẽ thứ tự giải thích cho quí vị hiểu.

=>> Khai mở Tuệ giác “con mắt thứ 3” trong bộ não người

Đã từ lâu những người tin theo tôn giáo và tín ngưỡng cho rằng trong mỗi người đều có con mắt thứ ba (tên khoa học là thể tùng), nó chính là cửa sổ giao tiếp giữa con người với thế giới khác. Tuy vậy, những người khác vẫn luôn nghi ngờ sự tồn tại của con mắt thứ ba.

Định nghĩa khoa học về Thể tùng

Vào thế kỷ thứ ba TCN, bác sĩ Hy Lạp cổ đại Herophilus đã phát hiện ra trong não người có một bộ phận nhỏ, hình dạng như quả thông và có kích thước bằng móng tay út. Ngày nay, các nhà khoa học gọi bộ phận đặc biệt đó là thể tùng.

=>> BẠN THỞ NHƯ THẾ NÀO

 Tập thở đều là phương pháp đơn giản nhất có thể giúp bồi bổ sắc đẹp ngoại diện và nội tâm. Những nhà chuyên môn nghiên cứu về cách bảo dưỡng sắc đẹp đã đi đến cùng một kết luận, cho rằng lượng dưỡng khí (oxy) là yếu tố chống lão hóa quan trọng nhất trong khi chế biến các mỹ phẩm.

=>> MỘT CÂU CHUYỆN CÓ THẬT

TRI KIẾN VỀ CHÁNH ĐẠO GIẢI THOÁT

 "ĐỨC PHẬT ĐI ĐÁI"
Thuở nhỏ, câu hỏi đầu tiên của tôi về Phật là liệu khi Đức Phật uống nhiều nước thì Ngài có đi đái hay không. Lớn lên, vì cuộc sống rồi cơm áo rồi ân oán tình thù cứ xoay vần làm cản trở nhiều lần định tiếp cận Bậc giác ngộ.... Tôi chỉ muốn tiếp cận để tìm hiểu xem thực sự nếu khi Ngài uống nhiều nước, thì Ngài có đi đái hay không. Mới đầu tiếp cận, thì bạn cũng quá hiểu, Phật là một sự kỳ bí khủng khiếp, quyền năng vô thượng. Đến Tôn Ngộ Không là anh hùng trong mắt bọn chúng tôi, mà Phật lật tay phát úp gọn.

=>> CHÙA TO, PHẬT LỚN

Borobudur - ngôi chùa Phật giáo lớn nhất thế giới

Một hôm đó Đức Phật và Ngài Anan đi trên một bờ sông thì Đức Phật Ngài nhìn thấy một khúc gỗ trôi sông. Ngài mới hỏi Ngài Anan: “Anan ơi ngươi nghĩ sao, khúc gỗ này có ra tới biển không?” Thì Ngài Anan mới trả lời “Bạch Thế Tôn, không chắc lắm đâu. Bởi vì có thể trên hành trình ra biển nó bị người ta vớt, hoặc nó bị tấp vô bờ, hoặc nó bị nước xoáy rút vào đáy sông, hoặc là nó bị mục trên đường đi, và cuối cùng có thể nó bị vướng, bị mắc vào chỗ nào đó.” Đức Phật nói rằng “Cũng vậy mấy người hành đạo cũng có nhiều lý do để không đến được bờ giải thoát là do họ tấp vào bờ này, tấp vào bờ kia, trên đường đi bị cám dỗ. Khúc gỗ bị mắc cạn thì nó không đi xa. Người bị mắc cái tâm ngã mạn thì như khúc gỗ mắc cạn không trôi được.”

=>> HỌC THUYẾT CÔNG BẰNG & BÌNH ĐẲNG

 Một giáo sư kinh tế ở một trường đại học cho biết ông chưa từng đánh rớt sinh viên nào, nhưng đã từng đánh rớt hết cả một lớp học. Vì sinh viên lớp này kiên quyết cho rằng: một xã hội có hình thái tổ chức hoàn hảo là một xã hội không ai giàu và cũng không ai nghèo, và đó là một xã hội tuyệt vời, một kiểu thiên đàng hạ giới…

=> HIỂU ĐÚNG TRONG CÁI THẤY CHỈ LÀ CÁI THẤY

Bài kinh Bahiya - năm phút nhiệm mầu

“Bāhiya, ông cần thực tập như sau: trong cái thấy chỉ là cái thấy; trong cái nghe chỉ là cái nghe; trong cái cảm giác chỉ là cái cảm giác (2); trong cái nhận thức chỉ là cái nhận thức. Thực tập như thế, Bāhiya, ông sẽ không “vì điều đó” mà có. Khi ông không “vì điều đó” mà có thì ông sẽ không hiện hữu “trong đó”. Và khi ông không hiện hữu “trong đó” thì ông sẽ không hiện hữu ở bên này, không ở bên kia, cũng không ở giữa. Chỉ như thế là đoạn tận khổ đau.”  

=>> THUYẾT TAM TỊNH NHỤC

 "Không thấy - Không nghe - Không nghi..."

“Cơ thể của ngươi là những gì ngươi ăn vào, và tâm hồn của ngươi là những gì ngươi nghĩ" - Lời Chúa.
 
"Thịt không tốt đẹp, không sạch, làm sinh các tội ác, phá hoại các công đức, bị chư thiên, thánh nhân xa lìa, sao ta lại cho phép đệ tử ăn thịt? Kẻ nào nói ta thuận cho ăn thịt chính là phỉ báng ta vậy. Đại huệ! Thức ăn sạch là lúa gạo, đậu, đại mạch, tiểu mạch, dầu mè, ván sữa, đường".(KINH ĐẠI THỪA NHẬP LĂNG GIÀ)
=>> https://thuvienhoasen.org/a13661/cam-an-thit-trich-tu-kinh-dai-thua-nhap-lang-gia-thich-nu-tri-hai-dich#:~:text=Th%E1%BB%8Bt%20kh%C3%B4ng%20t%E1%BB%91t%20%C4%91%E1%BA%B9p%2C%20kh%C3%B4ng,m%C3%A8%2C%20v%C3%A1n%20s%E1%BB%AFa%2C%20%C4%91%C6%B0%E1%BB%9Dng.
"Bậc giác ngộ (Buddha - Bụt - Đấng toàn giác) nhìn vạn pháp bằng con mắt tam minh, thấu rõ hằng hà sa số kiếp người thân, "nhân thế" cùng chúng sinh hữu tình bị nhân quả nghiệp báo mà trôi lăn, hóa sanh ẩn tàng dưới lớp da/lông trong hình tướng của muôn chủng loài... nhai nuốt sao đây, hãy dùng trí tuệ để minh định" 

=>> Pháp Thiền "Kết Hợp" Thường Nhân Nhập Sơ Thiền & Tịnh Chỉ Hơi Thở

ĐỪNG NHỌC CÔNG TÌM KIẾM PP & CON ĐƯỜNG GIÁC NGỘ - CHỈ CẦN GIỮ 5 GIỚI, BUÔNG BỎ QUAN KIẾN - "NGÃ", THAM ÁI & LUÔN CHÁNH NIỆM.

Trong sinh hoạt hàng ngày chỉ cần chúng ta đặt tâm ý trong sự tỉnh giác chánh niệm vào thân (tức luôn có ý tứ - có Sát-na định - tâm bắt/nhả từng đối tượng), nuôi dưỡng từ tâm, hoan hỷ, lạc quan vào công việc (tỉnh giác, cố gắng tinh tấn nhưng không mong cầu, dính chấp).

Giữ tâm ý thiểu dục tri túc trong nền Thánh Đế. (Giữ tốt 5 giới "nền móng của mọi pháp tu", bớt tham dục, ham muốn, tiết chế trong ăn uống, ăn ít, "mình chỉ ăn ngày một bữa lúc 10h30", chay tịnh đơn giản "không tham đắm, dính mắc", sức khỏe rất tốt - ít ngủ nghỉ, làm việc chân tay/đầu óc tại gia trên 12h/ngày).

Thời khóa (tùy nghi): Ngày 2 thời, mỗi thời dài 1h => 1h30'
- Trưa từ sau 11h30' => 13h.
- Khuya 23h =>0h30'
- Hoặc: Buổi đầu hôm từ 3h30' => 5h.

=> Nhạc phim CÂY TÁO NỞ HOA

"Nếu lòng ta chứa chan những hi vọng
Thì bình minh mỗi ngày mỗi đón chờ"

(Dv. Trâm Anh)
Nữ đạo diễn xuất sắc
, đã chuyên tải sáng tạo remake nội dung kịch bản phù hợp các tầng nấc trong xã hội, phản ánh thực trạng góc khuất cuộc sống đời thường. Trong đó lấy đức hy sinh làm trung tâm lan tỏa & gắn kết các thành viên vừa làm nền có tính mô phạm giúp cảm hóa cái ngã sở, tính ích kỷ, chấp trước cố hữu của mọi người, phim chỉnh chu hoàn hảo. Tuổi đời diễn viên cao, thấp mỗi vẻ nhưng đều được kết nối hợp lý, ê kíp chuyên nghiệp dài nhưng không gây sự nhàm chán, phim tạo lực hút rất mạnh, liền mạch xuyên suốt. 

=> Năm Giới - Thiện Pháp Của Con Người

Bài giảng "Năm giới thiện pháp của con người", đức Trưởng lão Thích Thông Lạc dạy phật tử Tp.HCM ngày 28/1/2009 tại tổ đường Tu viện Chơn Như. 

Thầy dạy rằng: Thầy mong muốn các phật tử biết được pháp Thầy, biết cách xả tâm để đem lại bình an cuộc sống của mình. Thầy mong các phật tử luôn nhìn cuộc sống bằng nhân quả.

=> NHÓM THỰC PHẨM GIÀU CHẤT DINH DƯỠNG THUẦN CHAY

NHỮNG LỢI ÍCH CỦA VIỆC ĂN THUẦN CHAY


Chế độ ăn thuần chay có rất nhiều lợi ích to lớn cho sức khỏe của chúng ta, tiêu biểu là:
- 3/4- 1/2 giảm tỷ lệ huyết áp cao
- 2/3 giảm tỷ lệ nguy cơ tiểu đường loại 2
- Giảm nguy cơ mắc bệnh u.n.g t.h.ư đến 15-20%
- Giảm mức cholesterol đáng kể

=> DINH DƯỠNG VÀ TUỔI THỌ

Lời Nói Đầu
Bài nói chuyện có tựa đề là “Dead Doctors Don’t Lie” của Tiến sĩ Joel D. Wallach
[Tiến sĩ J.D.Wallach là Kỹ sư Nông học (chuyên khoa Dinh Dưỡng), Bác sĩ Thú y, Tiến sĩ Khoa học ngành Liệu pháp tự nhiên (Naturopathy)]
Ban Biên Tập
Tôi lớn lên ở một trang trại miền tây Tiểu bang Saint-Louis. Vào thập niên 50, gia đình tôi bắt đầu nuôi bò thịt. Chúng tôi trồng cỏ để nuôi chúng. Cỏ được nghiền bằng máy xay, rồi trộn thêm nhiều sinh tố (vitamin) và chất khoáng cho bò ăn, để sau sáu tháng, chúng tôi có thể đem chúng đi bán cho người ta giết thịt.

Tôi ngạc nhiên so sánh: Bữa ăn của chúng tôi không hề được bổ sung sinh tố và chất khoáng mà chúng tôi vẫn sống khoẻ mạnh, ai nấy đều cảm thấy mình có thể sống đến trăm tuổi! Tôi đem thắc mắc hỏi cha tôi thì ông bảo: “Có gì đâu, vì hằng ngày con đều ăn thức ăn tươi ở trang trại thì việc gì phải thêm sinh tố và chất khoáng nữa.” Tôi vẫn vương vấn chuyện này nhưng không quấy rầy ông nữa.

=> LỜI DẠY CUỐI CÙNG CỦA ĐỨC PHẬT

 LỜI DẠY CUỐI CÙNG CỦA ĐỨC PHẬT

"Này các đệ tử, các vị phải tha thiết tìm kiếm con đường giải thoát. Toàn thể thế giới từ những vật thể đang vận động cho đến các vật thể không vận động cũng đều không thường còn, và không có thực thể, rồi phải đến lúc hoại diệt".