Hiển thị các bài đăng có nhãn Điển Tích. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Điển Tích. Hiển thị tất cả bài đăng

=>> XIỂN DƯƠNG ĐẠO LỘ GIÁC NGỘ CỔ XƯA


=> Hơn 26TK trước, Như Lai đắc quả vị sau 49 ngày thiền định thành Phật Chánh Đẳng Chánh Giác... của cõi Trời người.

- Mấy chục năm trước, khi còn là "ông chủ" con cũng chứa đầy tham sân... Hữu duyên nghe/xem được Chánh pháp/kinh tạng qua băng đĩa/Mp3..., xem/nghe nhiều rồi tập tành dần buông bỏ sanh y (dẫn tâm vào đạo), chuyển ăn thực vật, rồi sống thuần chay, giữ 5 giới & chọn hành thiền, ăn ngày cũng chỉ 1 bữa... tinh tấn gần 2 tháng đã tịnh chỉ được hơi thở, mở được một cánh cửa "Nhị thiền", buông hẳn lòng tham ái, nhờ đó nhịp sống hàng ngày luôn có trường từ (bi) cùng niềm hỷ lạc, an yên... Tín căn cũng từ đây mới thực sự trở nên kiên cố...

=>> Những Thánh Địa Phật Giáo tại Ấn Độ


Những địa danh này đã lôi cuốn không biết bao nhiêu khách thập phương đến chiêm bái, và nhiều ngôi đền, tháp, bia ký cũng được xây dựng chung quanh những thánh địa này. Tuy nhiên, trong thời kỳ đạo Phật suy tàn tại Ấn Độ, một vài thánh địa đã bị hoang phế tàn rụi theo cát bụi và thời gian.

ẢNHnguồn: https://www.kathmanduandbeyond.com/bodh-gaya-bodhi-tree/

Lời giới thiệu:

Thế kỷ thứ 6 trước Công Nguyên là thế kỷ hoàng kim của các tôn giáo Á Đông. Những biến cố mang tính cách lịch sử vĩ đại đã lần lượt xảy ra tại các nước Đông Phương: Khổng Tử và Lão Tử tại Trung Hoa, Zoroaster tại Iran (Ba Tư), Mahavira và Đức Phật Thích Ca tại Ấn Độ.

Trong vùng lốc xoáy tôn giáo đó, đaọ Phật do Đức Thích Ca sáng lập, đã đứng vững và tiếp tục lớn mạnh như một ngọn đuốc sáng để đáp ứng nhu cầu tâm linh của loài người. Đaọ Phật đã đem đến cho con người một đời sống tâm linh hoàn hảo. Lẽ dĩ nhiên, đaọ Phật cũng không thoát ra ngoài quy luật chung của vũ trụ “thành, trụ, hoại, không,” và cũng đã trãi qua không biết bao nhiêu biến cố thăng trầm của lịch sử các dân tộc và tôn giáo; nhưng đạo Phật vẫn tồn tại và còn tồn tại mãi trong dòng sinh mệnh của các đất nước đạo Phật đã đi qua và để lại dấu ấn.

=>> Bài học tín nghĩa

Câu Chuyện Xử Thế:

Vào cuối những năm 70, nhiều hãng hàng không bắt đầu hoạt động ở Bắc Mỹ, tạo ra nhiều sự cạnh tranh trong ngành. Kỷ nguyên của thập niên 80 đến với lạm phát gia tăng, giá dầu tăng vọt và điều kiện kinh tế suy kiệt thách thức nền kinh tế Mỹ. 

Trong 25 năm cầm chiếc vé AAirpass, Steve Rothstein đã bay hơn 10.000 chuyến, “vắt” American Airlines đến sức cùng lực kiệt.

Trong thời gian đó, American Airlines là một trong những hàng hàng không bị ảnh hưởng nặng nề. Do tình hình ngày càng tồi tệ trong ngành du lịch và lữ hành Hoa Kỳ, American Airlines đã trải qua một cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng và gây ra một khoản lỗ lớn vào năm 1980.

=>> Y thuật chữa bệnh nghèo

https://encrypted-tbn0.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcS37ycLY56QWW4OW9BPFCy4onj_4doe0T9D9g&usqp=CAU

Danh y nổi tiếng khắp thiên hạ
Diệp Thiên Sĩ (1666 – 1745), tên thật là Quế, người huyện Ngô tỉnh Giang Tô (nay là Tô Châu, tỉnh Giang Tô, Trung cộng). Ông là y học gia nổi tiếng thời nhà Thanh, cũng là một trong “tứ đại ôn bệnh học gia”. Gia tộc họ Diệp nhiều đời hành nghề y, ông nội ông là Diệp Thời, tinh thông y lý; Cha ông là Diệp Triêu Thái, về y thuật lại càng giỏi hơn. Diệp Thiên Sĩ từ nhỏ đã đam mê y thuật, hơn nữa còn tự mình mắt thấy tai nghe ông và cha hành nghề, bởi vậy cũng có chí hướng theo con đường như vậy. Lúc còn nhỏ, ông tự học ở nhà, nhưng năm 14 tuổi, cha qua đời, ông phải tiếp tục theo học các môn sinh của cha mình.

=> UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN

 Đền Nội: Nơi con Lạc cháu Hồng phụng thờ Quốc tổ Lạc Long Quân

Từ xưa đến nay, vào dịp lễ hội, đều có đoàn thủ từ của đền Hùng – Phú Thọ về dâng hương Quốc tổ Lạc Long Quân và xin rước chân nhang ở hương án Đề nhất của đền Nội về thờ với ý nghĩa cung kính đón Quốc tổ về dự hội Đền Hùng vào ngày 10/3 âm lịch.


Ảnh (https://huynhhieutravel.com/lac-long-quan/)

=> LỜI DẠY CUỐI CÙNG CỦA ĐỨC PHẬT

 LỜI DẠY CUỐI CÙNG CỦA ĐỨC PHẬT

"Này các đệ tử, các vị phải tha thiết tìm kiếm con đường giải thoát. Toàn thể thế giới từ những vật thể đang vận động cho đến các vật thể không vận động cũng đều không thường còn, và không có thực thể, rồi phải đến lúc hoại diệt".

- Vợ Hiền

Cổ nhân giảng: “Trong nhà có người vợ hiền, giống như quốc gia có vị tể tướng tài đức”, hay cũng nói: “Trong nhà có vợ hiền thì người chồng không gặp họa”.

 Đây đều là cách nói để khẳng định vai trò và đức hạnh của người vợ trong gia đình xưa. 
(Tranh minh họa )
Thời cổ đại, để nhận định một người phụ nữ có phải là “hiền thê, lương mẫu” (người có đức hạnh tài năng hơn người, cổ nhân gọi là “người hiền”, vợ hiền cũng có ý nghĩa như vậy) hay không, người ta sẽ căn cứ vào tiêu chuẩn trọng yếu đó là “Tương phu, giáo tử” tức là “giúp chồng, dạy con”. “Giúp chồng, dạy con” vừa là tiêu chuẩn đánh giá đạo đức của người phụ nữ xưa và cũng là lời khen ngợi đối với người vợ, người mẹ.

TRUYỆN CỔ PHẬT GIA

"Kỹ nữ yêu hoa dồi phấn son,
Động phòng mỗi tối biết bao chồng;
Một đôi tay ngọc ngàn người gối,
Nửa đêm môi son vạn khách hung;
Mang lớp lục màu, trang yểu điệu,
Bày trò giả dối cả tâm trường;
Nghinh tân tống cựu biết bao kẻ,
Nay bộ thướt tha đà ngập ngừng."
(tr. 210)

Đây là bản gốc truyện, một thời ấu niên phải uốn chiếu tổ ong phủ mền che sáng, trốn Ông Thân thương con mà nghiêm khắc, khơi đèn loe lét "dùi mài" đêm thâu... (Mà thời đó - giải phóng vài năm, điện Sài Gòn như thiếu nữ nhà quan..., dầu hôi quý lắm, dân lén lút mua từng xị). Nay nhân duyên gặp lại Pho truyện hay, xin trình quí huynh đệ... coi & chiêm nghiệm:

- THẦN TÍCH NƯỚC NAM (Kỳ 1)

Thánh Nguyễn Minh Không, Hồ Tây và con trâu vàng phương Bắc 

(Hình minh họa - Tổng hợp)

Lời tựa:
Trong Sấm ký, bản quốc ngữ Hương Sơn của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm mở đầu bằng câu thơ: “Nước Nam thường có thánh tài” như một lời khẳng định nước Nam là một vùng đất “địa linh nhân kiệt”. Thành ngữ Trung Hoa có câu “Sơn Tiên Thủy Long” tạm hiểu là: “núi không cần cao vẫn có tiên ở nên danh nổi, nước không vì sâu vẫn có rồng nằm nên hóa linh”, cũng có thể dùng để nói về nước Nam ta vậy.

Bởi thế, nội dung của loạt bài này sẽ là về những Thần tích nước Nam. Đây là những câu chuyện dẫu có lúc chẳng phải chính sử, mà dựa trên huyền sử, dã sử… vẫn bàng bạc sắc màu của văn hóa thần truyền. Dẫu là tác phẩm phóng tác, tình tiết đôi lúc hư thực khó phân... vẫn thấm đượm tinh thần và hào khí nước Nam.

Đó vẫn là những tài sản tinh thần vô giá của dân tộc Việt và nhân loại nói chung, mà chúng tôi muốn góp phần nhỏ bé để truyền tải và lưu giữ.

- BỘ BÁCH KHOA TOÀN THƯ NUÔI DƯỠNG NHÂN TÀI

Ấu Học Quỳnh Lâm

“Ấu Học Quỳnh Lâm” là cuốn sách giáo khoa cung cấp kiến thức nền tảng cho giáo dục trẻ em các nước Á Đông thời xưa. (Gu Ruizhen /The Epoch Times)
 - Bài 1: Thất chính và Tam tài
"Ấu Học Quỳnh Lâm" làm một cuốn sách giáo khoa hàng đầu được xuất bản vào cuối triều đại nhà Minh, đầu triều đại nhà Thanh, và lưu truyền khá phổ biến ở Việt Nam. Bên cạnh cuốn “Tăng Quảng Hiền Văn", thì cuốn “Ấu Học Quỳnh Lâm” thường được người dân thời bấy giờ chọn đọc nhất. Điều này cho thấy tầm quan trọng của cuốn sách với nền giáo dục đương thời.

"Ấu Học Quỳnh Lâm" hàm chứa nội dung bao la rộng lớn của nhiều lĩnh vực gồm Thần thoại, thiên văn học, địa lý và nhân văn, cũng như chế độ luân lý, đạo trị quốc. Có thể nói đây là một bộ bách khoa toàn thư đơn giản nhất giúp nuôi dưỡng nhân tài một cách toàn diện. Bởi vì cuốn sách này lấy nguồn gốc vũ trụ học rộng lớn "Thiên - nhân hợp nhất" của người thời xưa với nội hàm vĩ đại, bí ẩn, sâu sắc và khó có thể diễn tả thành lời. Ngày nay, người lớn đọc còn cảm thấy vô cùng kinh ngạc, khó mà tưởng tượng nổi trẻ em thời cổ đại được hưởng một nền giáo dục khoa học lớn đến như vậy.

- CON GÁI ĐỨC PHẬT

 Cổ sử truyện  

Thánh nữ Visākhā

(Nữ đại thí chủ) 
(Hành trạng của chư Thánh ni
& những cận sự nữ đặc biệt và thù thắng)  

https://thuvienhoasen.org/a21397/thanh-nu-vis-kh-nu-dai-thi-chu

- Lịch sử đảo Phú Quốc

Trần Văn Giang (phóng dịch)
Lời giới thiệu của người dịch - Nội dung bài chủ là quan điểm của truyền thông Cam Bốt – Dĩ nhiên, không phải là quan điểm của người dịch, một người Việt Nam muôn thuở. Tuy nhiên đây là một vấn đề 200 năm lịch sử liên quan đến hai nước Cam Bốt - Việt Nam khá ly kỳ… Vấn đề nhìn thấy ở đây Cam Bốt, trước thế kỷ thứ 13, từng là một vương quốc lớn và hùng mạnh (tên cũ gọi là “Khmer Empire”) có lãnh thổ khá rộng lớn bao gồm 1 phần của Miến Điện, 1 phần của Lào, toàn thể nước Thái Lan, phần đất căn bản Cam Bốt và toàn phần miền Nam Việt Nam, ngày nay đã trở thành một tiểu quốc lạc hậu gần muốn diệt chủng… Chung quy chỉ vì Cam Bốt liên tục hết năm này qua năm khác có các lãnh đạo rất kém cỏi; từ hiếu sắc (Chey Chetha II) đến ngớ ngẩn (Ang Duong, Shihanouk ) và ngu muội (Pol Pot)… Cho nên ngày hôm nay, Cam Bốt chỉ còn một cách nhìn lại lịch sử của họ trong tuyệt vọng và vái trời!!! TVG mạn phép được phóng dịch bản tài liệu gốc Anh ngữ có rất nhiều tranh cãi, và nhân tiện cũng mời quý vị cùng đọc cho biết để rộng đường dư luận.
CAMBODIA-KAMPUCHEA KROM: A HISTORICAL MISTAKE

- An Dương Vương và Triệu Vũ Đế, nên thờ ai?

Xem thế đủ biết các cụ ta xưa không hề sai lầm. Các cụ vẫn xem Triệu Vũ Đế (Triệu Đà) là sự tiếp nối của vua Hùng, chứ không hề nói đến ngài Thục Phán An Dương Vương!


Chúng ta thường nói: Nước ta có lịch sử lâu dài, hơn bốn ngàn năm. 
Nói thế là đúng, nếu như cộng các đời vua Hùng hơn 2000 năm với các triều đại tiếp theo đến ngày nay, hơn 2000 năm nữa, mặc dù dân tộc ta đã trải qua hàng ngàn năm Bắc thuộc,(nghĩa là phụ thuộc người phương Bắc, bị Bắc triều đô hộ). 

- Lã Mông: Xuất thân nghèo khổ, ít học thành vị tướng lừng danh

“Kẻ sĩ ba ngày không gặp đã phải nhìn bằng con mắt khác”
“Lấy đồng làm gương, có thể chỉnh sửa mũ áo; lấy lịch sử làm gương, có thể biết được hưng thịnh và suy bại; lấy người khác làm gương có thể rõ cái được mất”.
Tư tưởng của con người đều theo nguyên tắc: cái gì tiến nhập vào trước thì sẽ trở thành chủ, một khi hình thành quan niệm rồi sẽ rất khó cải biến. 

Nếu một người luôn dùng ánh mắt của quá khứ đi nhìn người khác, thì sẽ không tránh được những phán đoán sai lầm.


Có một số người bạn thời tiểu học, trung học và đại học đã để lại ấn tượng rất sâu sắc trong tôi, nhưng chỉ mấy năm sau tôi lại phát hiện rằng những người này đã không còn như trong ấn tượng thời xưa nữa.

- Bí ẩn truyền thuyết 'tượng đá biết hát' 3.400 năm tuổi

Nổi tiếng nhờ khả năng ca hát, cặp tượng đá Memnon còn gắn liền với những truyền thuyết về một thời đại huy hoàng trong quá khứ của Ai Cập.

Memnon là cặp tượng đá khổng lồ nằm ở bờ tây sông Nile, đối diện thành phố hiện đại bậc nhất Ai Cập – Luxor. Hai pho tượng cao khoảng 18 m, được cho là đại diện Pharaoh Amenhotep III, người trị vì Ai Cập 3.400 năm trước. Ảnh: Dan Kit.

- Tìm Hiểu Tiếng Đàn "Đẩy Lui 15 Vạn Hùng Binh" Của Gia Cát Lượng

Tại huyện nhỏ Tây Thành, Gia Cát Lượng, Thừa tướng nhà Thục Hán một mình gẩy đàn, đuổi Tư Mã Ý – Phiêu kỵ đại tướng quân nhà Tào Ngụy với 15 vạn hùng binh. 

Trận chiến qua tiếng đàn này được người sau lưu truyền là ‘Không thành kế’, ‘Gia Cát Tây thành đuổi giặc hung’ và coi đó như một biểu tượng cho sự cơ trí, mẫn tiệp vô song của Gia Cát Khổng Minh.

- Đệ nhất công thần & Thảm Cảnh Suy Vong

NGUYỄN DU VIẾT VỀ HÀN TÍN

Hàn Tín là một nhân vật lịch sử Trung Quốc, được người đời các nước Á Đông bàn luận nhiều nhất. Hàn Tín đem tài trí giúp Lưu Bang thu đoạt thiên hạ. Một vị Nguyên soái mưu trí bách chiến bách thắng, đánh bại Hạng Vũ, bậc anh hùng sức mạnh vô song, không ai không bảo Hàn Tín là một nhân tài. Nhưng người thì biện luận Hàn Tín là bậc anh hùng, kẻ thì gọi là bậc cơ xảo. Làm nên cơ nghiệp cho Hán Cao Tổ nhưng khi thành công rồi thì bị vu cáo làm phản, tội danh vu vơ, bị giáng chức, bị Lưu Bang mượn tay vợ Lã Hậu giết cả ba họ, bị xẻ thịt cho chó ăn. Mọi người đều ngậm ngùi cho số phận bi thảm của Hàn Tín và các công thần gầy dựng nhà Hán.
.
Nguyễn Du có hai bài thơ viết về Hàn Tín, Lê Quý Đôn cũng viết một bài, vua Trần Anh Tông cũng nói về Hàn Tín. Ta thử tìm xem các bậc thi hào nước ta luận bàn thế nào về nhân vật Hàn Tín.

- Nhạc Phi - Tần Cối và truyền thuyết về Dầu Cháo Quẩy

Nuôi dưỡng Ân Oán Tại Người Chép Sử
Tượng Nhạc Phi, trong miếu thờ Nhạc Phi ở Hàng Châu.

Bốn chữ trên bảng là "Hoàn ngã hà sơn" (đọc từ phải sang) - "Hoàn lại núi sông của ta". 

Nhạc Phi (11031142), nhà quân sự nổi tiếng trong lịch sử quân sự Trung Quốc, bị vợ chồng Tần Cối và Vương thị hãm hại.

- Chọi gà

Trạng Quỳnh vốn là người thẳng thắn, ghét thói xu nịnh và hống hách của vua chúa thời đó nên thường tìm cách trêu chọc họ. 
Chính vì vậy mà Quỳnh kết oán với không ít những tên hầu cận và bọn tham quan. Tên cầm đầu thị thần và bọn hoạn quan trong phủ chúa rất ghét Quỳnh. Chúng bèn bàn nhau tìm cách hại Quỳnh.

Chọi với Trạng thế nào nổi về mặt đối đáp nghĩa lý, văn chương, bọn chúng bày ra chọi gà. Chúng nuôi nhiều gà nòi nổi tiếng, có con ăn giải mấy năm liền, nức tiếng cả kinh kỳ, phố Hiến. Trước mưu đồ của bọn chúng, trạng Quỳnh sẽ tìm cách gì để đáp lại đây? Chúng ta hãy cùng đọc truyện cười "Chọi gà" để biết Quỳnh đã chơi lại bọn quan đó như thế nào nhé.


Chọi gà

Tên cầm đầu thị thần và bọn hoạn quan trong phủ chúa rất ghét Quỳnh. Chúng bèn bàn nhau tìm cách hại Quỳnh. Chọi với Trạng thế nào nổi về mặt đối đáp nghĩa lý, văn chương, bọn chúng bày ra chọi gà. Chúng nuôi nhiều gà nòi nổi tiếng, có con ăn giải mấy năm liền, nức tiếng cả kinh kỳ, phố Hiến.

Lúc đầu chúng đến gạ, Quỳnh từ chối. Sau thấy chúng nài nỉ năm lần, bảy lượt, Quỳnh chậc lưỡi: "Ừ thì chọi". Bên kia mừng rơn, vội về phục thuốc, phục sâm cho gà đẫy lực trước khi ra sân đấu. Chúng còn dẻo miệng tán tỉnh mời được cả chúa nhận lời đến ngự tọa cuộc vui.

Sới chọi mở giữa ban ngày vào một buổi sáng tại sân nhà Trạng. Không kể nhà chúa và lũ lâu la hầu cận, hôm ấy nhiều quan văn, quan võ trong triều, cùng dân chúng kinh thành nghe tiếng, chen chúc chật như nêm.

Một hồi ba tiếng trống vừa dứt, cả hai đều tung gà ra sới. Gà của bọn quan thị, thoạt trông đủ biết là gà chiến lão luyện. Da nó trần trụi đỏ au, đôi mắt là hai hòn than lửa, mỏ thì quặp xuống, trông còn dễ sợ hơn mỏ đại bàng. Nó chưa rướn cổ, giang cánh, chỉ mới ướm cựa đặt những ngón chân xuống nền bằng mà bụi cát đã vẩn lên từng đám…


Truyện trạng Quỳnh - Chọi gà