(Dân Việt) “Việc chúng ta kỷ niệm ngày Giỗ Tổ, coi đó là Quốc lễ từ năm 2007 là hợp lý. Như vậy, chúng ta đã củng cố thêm về ý thức cội nguồn, và đấy là sứ mệnh tồn tại thực sự của một dân tộc”. GS -TS Ngô Đức Thịnh khẳng định như vậy trong cuộc trao đổi với phóng viên NTNN/Dân Việt.
Đừng lợi dụng thần thánh!
Là người nghiên cứu văn hóa dân gian lâu năm, GS đánh giá gì về giá trị truyền thống của ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, nhất là với giai đoạn hiện nay?
- Giá trị truyền thống lớn nhất của ngày Giỗ Tổ Hùng Vương là giúp chúng ta biết được cội nguồn của mình. Có cùng một cội nguồn, đó là một thứ minh triết lớn nhất, nhờ vậy tất cả con dân Việt Nam mới đoàn kết nhau lại để đấu tranh và phát triển. Tư tưởng cội nguồn là tư tưởng cốt lõi, tư tưởng này vừa mang tính lịch sử, vừa mang tính văn hóa. Dân tộc Việt Nam đã phát huy được tư tưởng cội nguồn, tư tưởng đầu tiên và gốc rễ của dân tộc.
Cùng cội nguồn thì cùng sống, cùng đấu tranh, cùng khai thác để vượt qua những khó khăn của tự nhiên, và cùng xây dựng một xã hội hài hòa. Việc chúng ta kỷ niệm ngày Giỗ Tổ, coi đó là Quốc lễ từ năm 2007 là hợp lý. Như vậy, chúng ta đã củng cố thêm về ý thức cội nguồn, và đấy là sứ mệnh tồn tại thực sự của một dân tộc. Cùng với thế giới, chúng ta tôn vinh sự kiện này là một chủ trương tốt. Duy chỉ có một điều sai là từ lâu rồi, chúng ta mắc căn bệnh “nhà nước hóa” trong Giỗ Tổ.
Cần đánh giá đúng vai trò Nhà nước và nhân dân trong vấn đề này. Ngày Giỗ Tổ tất nhiên cũng có vai trò tham gia của Nhà nước, nhưng cũng không thể thiếu vai trò của nhân dân. Vì câu chuyện “nhà nước hóa” lễ Giỗ Tổ mà chúng ta gặp khó khăn trong quá trình UNESCO xem xét công nhận “Tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng” là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Thời nhà Nguyễn, người ta đã ghi rất rõ: “5 năm 1 lần có hội chính, triều đình nhà Nguyễn cử đại diện ra lễ Giỗ Tổ. Còn những năm lẻ triều đình Nguyễn gửi 4 đấu gạo nếp thơm ra cho những người giữ chân nhang nấu xôi cúng Tổ”. Tuy vậy, cần nói rõ thêm là bây giờ việc “nhà nước hóa” lễ Giỗ Tổ đang được khắc phục dần.
Bây giờ không có người dân Việt nào là không biết đến chuyện Hùng Vương, biết cội nguồn chúng ta là con Lạc cháu Hồng. Thông qua đôi cánh của huyền thoại, tư tưởng đó định hướng cho quan điểm của mỗi người. Chuyện Vua Hùng, chuyện Thánh Gióng, chuyện Chử Đồng Tử - Tiên Dung đã trở thành một hình tượng của lịch sử dân tộc, trong đó chứa đựng hệ ý thức quốc gia dân tộc đầu tiên”.GS - TS Ngô Đức Thịnh
Dịp Giỗ Tổ, có nhiều tổ chức, cá nhân hướng về tổ tiên với nhiều cách, trong đó không ít đơn vị, tổ chức muốn làm những thứ “kỷ lục” để dâng cúng. Ông nghĩ những thứ kỷ lục đó có phù hợp với Giỗ Tổ?
- Hiện tượng này có thể khẳng định không phải vì Vua Hùng hay vì tổ tiên gì cả. Chỉ là quảng cáo mà thôi! Cái này là không phù hợp, không thể ủng hộ được. Anh làm đủ thứ “lớn nhất” để dâng lên các Vua Hùng thì nó không thể hiện sự thành kính. Xã hội phát triển, người ta có nhiều cách để thể hiện mong muốn của mình, nhưng đừng lợi dụng thần thánh. Quảng cáo thì cũng được, nhưng làm sao phải thể hiện lòng thành kính với các cụ. Đâu cứ phải làm to mới là thành kính. Quốc Tổ đâu cần phải đồ cúng nhiều. Điều quan trọng nhất trong văn hóa nghi lễ là lòng thành. “Lòng thành thắp một nén nhang”, dân gian đã nói rồi.
Người ta lấy chuyện vật phẩm, lấy chuyện nhiều ít, chuyện tiền bạc để so sánh. Cần nhớ là trong những câu chuyện dân gian luôn có yếu tố Tiên. Tiên là đại diện cho cái thiện. Cứ nghe thấy những người dân ở tận cùng đau khổ, hướng về Tiên thì Tiên xuất hiện. Lòng thành lúc này mới quan trọng. Nếu anh có lòng thành thì sẽ thấu đến tổ tiên, thần linh. Một nén nhang thôi, rất đơn giản, ai cũng có thể có nhưng khi anh có lòng thành thì khói hương sẽ chuyên chở tấm lòng của anh, sự nguyện cầu của anh đến tổ tiên, thần linh. Tôi vẫn tự hỏi không biết đời sống nghi lễ, phong tục lễ hội của chúng ta bao giờ mới trở về triết lý đơn giản “lòng thành thắp một nén nhang”?
Hội nhập để tạo ra sức mạnh
GS có một câu nổi tiếng: “Văn hóa là của dân. Người dân sáng tạo ra văn hóa ấy. Muốn tìm nó thì phải về với dân”. Điều này cho thấy vai trò quan trọng của dân gian đối với sự tồn tại và phát triển của văn hóa. Nhưng giờ đây, đang có những cuộc “xâm lăng về văn hóa” từ điện ảnh, thời trang, lối sống của nước ngoài đối với giới trẻ. Ông có lo sợ những cuộc “xâm lăng mềm” kiểu này và liệu vì thế lớp trẻ sẽ quay lưng với văn hóa truyền thống?
- Tôi có lo và không lo, bởi việc giao lưu về văn hóa trong thế giới phẳng như hiện nay là lẽ tất nhiên. Trước thì ta giao lưu với Trung Quốc, giờ là Hàn Quốc và nhiều nước khác, nhưng những giao lưu đó phải mang giá trị tốt đẹp, hướng đến cái tốt đẹp. Ví dụ như chùa Bái Đính (Ninh Bình) là một sự phô trương, một sự học đòi. Những ngôi chùa như Bút Tháp, Phật Tích rất bình dị nhưng vào đó người ta thấy được cả một sự yên tâm, an lành. Chỉ đơn giản thế thôi, cần gì phô trương.
Chúng ta làm những thứ to nhất, lớn nhất thế giới để làm gì? Những người làm như thế tưởng là phúc đức nhưng thực sự lại không phải vậy!
Đối với dân tộc Việt Nam, tôi không tin lớp trẻ ngày nay sẽ quay lưng lại với văn hóa truyền thống dân tộc khi bị ảnh hưởng bởi văn hóa của các nước khác. Có thể có cá nhân này, cá nhân kia nhưng cả một dân tộc thì không thể. Bởi chúng ta có kinh nghiệm trong hội nhập quốc tế rất sớm. Từ xưa chúng ta đã hội nhập với Trung Hoa và chính vì sự hội nhập đó mà chúng ta có một sức mạnh để vượt qua sự thống trị của Trung Hoa.
Chúng ta có gần 100 năm hội nhập với Pháp, nhưng lần hội nhập này chúng ta bị thống trị, mất độc lập. Nhưng dân tộc chúng ta vẫn vượt qua được. Nếu biết mình yếu thì phải hội nhập để tạo ra sức mạnh. Trong trường hợp nhất định, có thể có người này người kia chạy theo văn hóa nước ngoài, không thấy được giá trị của văn hóa dân tộc, không biết lợi dụng sức mạnh của quốc tế để tự cường. Nhưng xét về toàn bộ dân tộc thì tôi tin là không có.
Vừa qua chúng ta lo lắng khi hội nhập sâu với quốc tế, nhưng thực ra chúng ta đã có kinh nghiệm hội nhập từ rất lâu, chỉ là tầm cỡ nhỏ hơn mà thôi. Nhưng đấy cũng là những đại diện của nền văn hóa, văn minh nhân loại. Cần phải nhắc lại, còn văn hóa là còn tất cả, mất văn hóa là mất hết.
Ông cũng đã lo lắng khi xã hội đang theo hướng thực dụng, nhất là với những người lắm tiền nhiều của. Nhiều nét văn hóa truyền thống bị biến dạng, con người lợi dụng, buôn thần bán thánh. Lo lắng của ông tới thời điểm này đã bớt đi hay nhiều hơn?
- Lo lắng của tôi vẫn là hiện tượng đơn lẻ, cá nhân. Tâm linh của người Việt là phải có âm phù dương trợ, cả âm cả dương hỗ trợ thì mọi việc mới suôn sẻ. Nếu một vị lãnh đạo rất to nào đó đi cúng lễ thì đó cũng là quyền của họ. Quyền tín ngưỡng là quyền của tất cả mọi người. Động cơ cái đó là gì thì ta không bàn, nhưng không ai cấm quyền tín ngưỡng của mỗi cá nhân cả. Một minh chứng rõ ràng là trước đây nguyên Tổng thống Mỹ George W. Bush sang thăm Việt Nam và cũng đi lễ tại nhà thờ Cửa Bắc... Khi ở Washington, ông ấy cùng với vợ vẫn thường xuyên đi nhà thờ, đây là việc tôn giáo tín ngưỡng của riêng ông ấy. Người ta phân biệt rất rõ ràng thế cơ mà.
Trong mỗi chúng ta, không ai không thuộc nằm lòng câu: "Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà, đậm đà bản sắc dân tộc".
Nhưng từ lời nói đến hành động quả là xa vời. Dường như chúng ta vẫn chưa định hình được cụ thể, để "Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà, đậm đà bản sắc dân tộc" thì phải làm gì, và vì thế câu nói trên vẫn mang tính chất hô khẩu hiệu, thuyết lý chung chung. Hậu quả thì ai cũng đã biết: Văn hóa ngày càng xuống cấp mà minh chứng sinh động nhất đấy là sự biến tướng của một số lễ hội văn hóa trong thời gian gần đây.
Bài viết này chỉ bàn đến một chuyện nhỏ nhân ngày giỗ Tổ năm nay, Công viên văn hóa Đầm Sen dự tính sẽ gói chiếc bành chưng khổng lồ nặng 2,5 tấn để dâng Tổ. Khi tôi viết những dòng này thì các phương tiện truyền thông cũng đã tràn ngập thông tin, các nghệ nhân ở Đầm Sen đang tiến hành công việc gói và nấu chiếc bánh khổng lồ này.
Tục dâng lễ vật nhân ngày giỗ Tổ là nét đẹp có tự ngàn xưa trong văn hóa dân tộc. Nó thể hiện truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, tấm lòng thơm thảo, biết ơn tiên tổ của con cháu. Tục dâng bánh có lẽ xuất phát từ câu chuyện dân gian về sự tích bánh chưng, bánh dày để rồi mỗi khi Tết đến xuân về, trên mâm cỗ cúng tổ tiên, ông cha ta thường làm hai thứ bánh này để tạ ơn trời đất. Đây cũng là hai thứ bánh không thể thiếu trong mâm cỗ cúng ngày Giỗ Tổ Hùng Vương hằng năm.
Xin lưu ý là cỗ cúng tổ tiên được bày trên mâm, chỉ cần một người bưng, trang nhã, thành tâm và nghiêm cẩn. Từ bao đời nay, ông cha ta vẫn làm cỗ dâng Tổ bằng những chiếc bánh chưng bánh dày xinh xinh đặt trên mâm gỗ sơn son hoặc mâm đồng như thế, chứ tuyệt nhiên không hề có thứ cỗ với bánh chưng khủng nặng hàng tạ, hàng tấn.
Đó mới là nét thuần phong mỹ tục, là bản sắc văn hóa dân tộc.
Để "Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà, đậm đà bản sắc dân tộc" thì trước hết phải giữ cho được những nét thuần phong mỹ tục ấy thông qua việc tổ chức các lễ hội chứ không phải bằng sự hô hào, lý thuyết suông.
Trước thông tin Công viên văn hóa Đầm Sen sẽ dâng bánh chưng khổng lồ dịp giỗ Tổ năm nay, ông Hà Kế San - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ cho biết: “Lễ giỗ Tổ Hùng Vương thuộc hoạt động văn hóa dân gian, gắn liền với việc gìn giữ thuần phong mĩ tục của người Việt. Cho nên, chúng tôi kiên quyết không nhận những vật phẩm trái với thực tế đời sống ngày xưa, không có chuyện bánh chưng, bánh dày “khủng” tồn tại trong Lễ hội Đền Hùng – Giỗ tổ Hùng Vương năm 2016”. Thiết nghĩ đó là một việc làm đúng đắn của tỉnh Phú Thọ và Ban tổ chức Lễ hội Đền Hùng. Chủ trương này cần được sự ủng hộ rộng rãi của dư luận và báo chí.
Đã đến lúc chúng ta nói không với việc dâng cúng tổ tiên, tiền nhân bằng những lễ vật khủng. Tổ tiên ta xuất phát từ nghề nông, chắt chiu cần kiệm từng hạt lúa, củ khoai quyết không có tư tưởng lãng phí xa hoa nên càng không thể mỉm cười nơi chín suối khi con cháu dâng những chiếc bánh khủng mà sinh thời có nằm mơ họ cũng không nghĩ đến.
Cái mà tiên tổ cần ở con cháu là tấm lòng thơm thảo "uống nước nhớ nguồn", là thái độ và hành động yêu quí, trân trọng, gìn giữ cho muôn đời những giá trị văn hóa dân tộc chứ quyết không phải là mâm cao cỗ đầy hay của ngon vật lạ dâng tiến.
Theo LAO ĐỘNG
Là người nghiên cứu văn hóa dân gian lâu năm, GS đánh giá gì về giá trị truyền thống của ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, nhất là với giai đoạn hiện nay?
- Giá trị truyền thống lớn nhất của ngày Giỗ Tổ Hùng Vương là giúp chúng ta biết được cội nguồn của mình. Có cùng một cội nguồn, đó là một thứ minh triết lớn nhất, nhờ vậy tất cả con dân Việt Nam mới đoàn kết nhau lại để đấu tranh và phát triển. Tư tưởng cội nguồn là tư tưởng cốt lõi, tư tưởng này vừa mang tính lịch sử, vừa mang tính văn hóa. Dân tộc Việt Nam đã phát huy được tư tưởng cội nguồn, tư tưởng đầu tiên và gốc rễ của dân tộc.
Cùng cội nguồn thì cùng sống, cùng đấu tranh, cùng khai thác để vượt qua những khó khăn của tự nhiên, và cùng xây dựng một xã hội hài hòa. Việc chúng ta kỷ niệm ngày Giỗ Tổ, coi đó là Quốc lễ từ năm 2007 là hợp lý. Như vậy, chúng ta đã củng cố thêm về ý thức cội nguồn, và đấy là sứ mệnh tồn tại thực sự của một dân tộc. Cùng với thế giới, chúng ta tôn vinh sự kiện này là một chủ trương tốt. Duy chỉ có một điều sai là từ lâu rồi, chúng ta mắc căn bệnh “nhà nước hóa” trong Giỗ Tổ.
Cần đánh giá đúng vai trò Nhà nước và nhân dân trong vấn đề này. Ngày Giỗ Tổ tất nhiên cũng có vai trò tham gia của Nhà nước, nhưng cũng không thể thiếu vai trò của nhân dân. Vì câu chuyện “nhà nước hóa” lễ Giỗ Tổ mà chúng ta gặp khó khăn trong quá trình UNESCO xem xét công nhận “Tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng” là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Thời nhà Nguyễn, người ta đã ghi rất rõ: “5 năm 1 lần có hội chính, triều đình nhà Nguyễn cử đại diện ra lễ Giỗ Tổ. Còn những năm lẻ triều đình Nguyễn gửi 4 đấu gạo nếp thơm ra cho những người giữ chân nhang nấu xôi cúng Tổ”. Tuy vậy, cần nói rõ thêm là bây giờ việc “nhà nước hóa” lễ Giỗ Tổ đang được khắc phục dần.
Dâng bánh chưng, bánh giầy trong lễ Giỗ Tổ Hùng Vương. Ảnh: T.L
Dịp Giỗ Tổ, có nhiều tổ chức, cá nhân hướng về tổ tiên với nhiều cách, trong đó không ít đơn vị, tổ chức muốn làm những thứ “kỷ lục” để dâng cúng. Ông nghĩ những thứ kỷ lục đó có phù hợp với Giỗ Tổ?
- Hiện tượng này có thể khẳng định không phải vì Vua Hùng hay vì tổ tiên gì cả. Chỉ là quảng cáo mà thôi! Cái này là không phù hợp, không thể ủng hộ được. Anh làm đủ thứ “lớn nhất” để dâng lên các Vua Hùng thì nó không thể hiện sự thành kính. Xã hội phát triển, người ta có nhiều cách để thể hiện mong muốn của mình, nhưng đừng lợi dụng thần thánh. Quảng cáo thì cũng được, nhưng làm sao phải thể hiện lòng thành kính với các cụ. Đâu cứ phải làm to mới là thành kính. Quốc Tổ đâu cần phải đồ cúng nhiều. Điều quan trọng nhất trong văn hóa nghi lễ là lòng thành. “Lòng thành thắp một nén nhang”, dân gian đã nói rồi.
Người ta lấy chuyện vật phẩm, lấy chuyện nhiều ít, chuyện tiền bạc để so sánh. Cần nhớ là trong những câu chuyện dân gian luôn có yếu tố Tiên. Tiên là đại diện cho cái thiện. Cứ nghe thấy những người dân ở tận cùng đau khổ, hướng về Tiên thì Tiên xuất hiện. Lòng thành lúc này mới quan trọng. Nếu anh có lòng thành thì sẽ thấu đến tổ tiên, thần linh. Một nén nhang thôi, rất đơn giản, ai cũng có thể có nhưng khi anh có lòng thành thì khói hương sẽ chuyên chở tấm lòng của anh, sự nguyện cầu của anh đến tổ tiên, thần linh. Tôi vẫn tự hỏi không biết đời sống nghi lễ, phong tục lễ hội của chúng ta bao giờ mới trở về triết lý đơn giản “lòng thành thắp một nén nhang”?
Hội nhập để tạo ra sức mạnh
GS có một câu nổi tiếng: “Văn hóa là của dân. Người dân sáng tạo ra văn hóa ấy. Muốn tìm nó thì phải về với dân”. Điều này cho thấy vai trò quan trọng của dân gian đối với sự tồn tại và phát triển của văn hóa. Nhưng giờ đây, đang có những cuộc “xâm lăng về văn hóa” từ điện ảnh, thời trang, lối sống của nước ngoài đối với giới trẻ. Ông có lo sợ những cuộc “xâm lăng mềm” kiểu này và liệu vì thế lớp trẻ sẽ quay lưng với văn hóa truyền thống?
- Tôi có lo và không lo, bởi việc giao lưu về văn hóa trong thế giới phẳng như hiện nay là lẽ tất nhiên. Trước thì ta giao lưu với Trung Quốc, giờ là Hàn Quốc và nhiều nước khác, nhưng những giao lưu đó phải mang giá trị tốt đẹp, hướng đến cái tốt đẹp. Ví dụ như chùa Bái Đính (Ninh Bình) là một sự phô trương, một sự học đòi. Những ngôi chùa như Bút Tháp, Phật Tích rất bình dị nhưng vào đó người ta thấy được cả một sự yên tâm, an lành. Chỉ đơn giản thế thôi, cần gì phô trương.
Chúng ta làm những thứ to nhất, lớn nhất thế giới để làm gì? Những người làm như thế tưởng là phúc đức nhưng thực sự lại không phải vậy!
Đối với dân tộc Việt Nam, tôi không tin lớp trẻ ngày nay sẽ quay lưng lại với văn hóa truyền thống dân tộc khi bị ảnh hưởng bởi văn hóa của các nước khác. Có thể có cá nhân này, cá nhân kia nhưng cả một dân tộc thì không thể. Bởi chúng ta có kinh nghiệm trong hội nhập quốc tế rất sớm. Từ xưa chúng ta đã hội nhập với Trung Hoa và chính vì sự hội nhập đó mà chúng ta có một sức mạnh để vượt qua sự thống trị của Trung Hoa.
Chúng ta có gần 100 năm hội nhập với Pháp, nhưng lần hội nhập này chúng ta bị thống trị, mất độc lập. Nhưng dân tộc chúng ta vẫn vượt qua được. Nếu biết mình yếu thì phải hội nhập để tạo ra sức mạnh. Trong trường hợp nhất định, có thể có người này người kia chạy theo văn hóa nước ngoài, không thấy được giá trị của văn hóa dân tộc, không biết lợi dụng sức mạnh của quốc tế để tự cường. Nhưng xét về toàn bộ dân tộc thì tôi tin là không có.
Vừa qua chúng ta lo lắng khi hội nhập sâu với quốc tế, nhưng thực ra chúng ta đã có kinh nghiệm hội nhập từ rất lâu, chỉ là tầm cỡ nhỏ hơn mà thôi. Nhưng đấy cũng là những đại diện của nền văn hóa, văn minh nhân loại. Cần phải nhắc lại, còn văn hóa là còn tất cả, mất văn hóa là mất hết.
Ông cũng đã lo lắng khi xã hội đang theo hướng thực dụng, nhất là với những người lắm tiền nhiều của. Nhiều nét văn hóa truyền thống bị biến dạng, con người lợi dụng, buôn thần bán thánh. Lo lắng của ông tới thời điểm này đã bớt đi hay nhiều hơn?
- Lo lắng của tôi vẫn là hiện tượng đơn lẻ, cá nhân. Tâm linh của người Việt là phải có âm phù dương trợ, cả âm cả dương hỗ trợ thì mọi việc mới suôn sẻ. Nếu một vị lãnh đạo rất to nào đó đi cúng lễ thì đó cũng là quyền của họ. Quyền tín ngưỡng là quyền của tất cả mọi người. Động cơ cái đó là gì thì ta không bàn, nhưng không ai cấm quyền tín ngưỡng của mỗi cá nhân cả. Một minh chứng rõ ràng là trước đây nguyên Tổng thống Mỹ George W. Bush sang thăm Việt Nam và cũng đi lễ tại nhà thờ Cửa Bắc... Khi ở Washington, ông ấy cùng với vợ vẫn thường xuyên đi nhà thờ, đây là việc tôn giáo tín ngưỡng của riêng ông ấy. Người ta phân biệt rất rõ ràng thế cơ mà.
Xin cảm ơn GS!
Nguyễn Hòa – Hải Phong (thực hiện)
Tổ tiên cần tấm lòng, không cần những lễ vật 'kỷ lục'
Tổ tiên ta xuất phát từ nghề nông, chắt chiu cần kiệm từng hạt lúa, củ khoai quyết không có tư tưởng lãng phí xa hoa nên càng không thể mỉm cười nơi chín suối khi con cháu dâng những chiếc bánh khủng mà sinh thời có nằm mơ họ cũng không nghĩ đến.
Trong mỗi chúng ta, không ai không thuộc nằm lòng câu: "Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà, đậm đà bản sắc dân tộc".
Nhưng từ lời nói đến hành động quả là xa vời. Dường như chúng ta vẫn chưa định hình được cụ thể, để "Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà, đậm đà bản sắc dân tộc" thì phải làm gì, và vì thế câu nói trên vẫn mang tính chất hô khẩu hiệu, thuyết lý chung chung. Hậu quả thì ai cũng đã biết: Văn hóa ngày càng xuống cấp mà minh chứng sinh động nhất đấy là sự biến tướng của một số lễ hội văn hóa trong thời gian gần đây.
Bài viết này chỉ bàn đến một chuyện nhỏ nhân ngày giỗ Tổ năm nay, Công viên văn hóa Đầm Sen dự tính sẽ gói chiếc bành chưng khổng lồ nặng 2,5 tấn để dâng Tổ. Khi tôi viết những dòng này thì các phương tiện truyền thông cũng đã tràn ngập thông tin, các nghệ nhân ở Đầm Sen đang tiến hành công việc gói và nấu chiếc bánh khổng lồ này.
Tục dâng lễ vật nhân ngày giỗ Tổ là nét đẹp có tự ngàn xưa trong văn hóa dân tộc. Nó thể hiện truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, tấm lòng thơm thảo, biết ơn tiên tổ của con cháu. Tục dâng bánh có lẽ xuất phát từ câu chuyện dân gian về sự tích bánh chưng, bánh dày để rồi mỗi khi Tết đến xuân về, trên mâm cỗ cúng tổ tiên, ông cha ta thường làm hai thứ bánh này để tạ ơn trời đất. Đây cũng là hai thứ bánh không thể thiếu trong mâm cỗ cúng ngày Giỗ Tổ Hùng Vương hằng năm.
Xin lưu ý là cỗ cúng tổ tiên được bày trên mâm, chỉ cần một người bưng, trang nhã, thành tâm và nghiêm cẩn. Từ bao đời nay, ông cha ta vẫn làm cỗ dâng Tổ bằng những chiếc bánh chưng bánh dày xinh xinh đặt trên mâm gỗ sơn son hoặc mâm đồng như thế, chứ tuyệt nhiên không hề có thứ cỗ với bánh chưng khủng nặng hàng tạ, hàng tấn.
Đó mới là nét thuần phong mỹ tục, là bản sắc văn hóa dân tộc.
Để "Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà, đậm đà bản sắc dân tộc" thì trước hết phải giữ cho được những nét thuần phong mỹ tục ấy thông qua việc tổ chức các lễ hội chứ không phải bằng sự hô hào, lý thuyết suông.
Trước thông tin Công viên văn hóa Đầm Sen sẽ dâng bánh chưng khổng lồ dịp giỗ Tổ năm nay, ông Hà Kế San - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ cho biết: “Lễ giỗ Tổ Hùng Vương thuộc hoạt động văn hóa dân gian, gắn liền với việc gìn giữ thuần phong mĩ tục của người Việt. Cho nên, chúng tôi kiên quyết không nhận những vật phẩm trái với thực tế đời sống ngày xưa, không có chuyện bánh chưng, bánh dày “khủng” tồn tại trong Lễ hội Đền Hùng – Giỗ tổ Hùng Vương năm 2016”. Thiết nghĩ đó là một việc làm đúng đắn của tỉnh Phú Thọ và Ban tổ chức Lễ hội Đền Hùng. Chủ trương này cần được sự ủng hộ rộng rãi của dư luận và báo chí.
Đã đến lúc chúng ta nói không với việc dâng cúng tổ tiên, tiền nhân bằng những lễ vật khủng. Tổ tiên ta xuất phát từ nghề nông, chắt chiu cần kiệm từng hạt lúa, củ khoai quyết không có tư tưởng lãng phí xa hoa nên càng không thể mỉm cười nơi chín suối khi con cháu dâng những chiếc bánh khủng mà sinh thời có nằm mơ họ cũng không nghĩ đến.
Cái mà tiên tổ cần ở con cháu là tấm lòng thơm thảo "uống nước nhớ nguồn", là thái độ và hành động yêu quí, trân trọng, gìn giữ cho muôn đời những giá trị văn hóa dân tộc chứ quyết không phải là mâm cao cỗ đầy hay của ngon vật lạ dâng tiến.
Theo LAO ĐỘNG
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét