Văn phòng Chính phủ
Dân trí Cho rằng, chỉ đạo của Thủ tướng đã "tháo ngòi nổ" cho vụ khởi tố chủ quán cà phê, ông Lê Mạnh Hà - Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cũng đề nghị phải làm rõ đươc động cơ đằng sau sự việc.
Trao đổi sáng nay (22/4) tại cuộc họp báo thông tin về "Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp năm 2016", ông Lê Mạnh Hà - Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP) cho biết, Thủ tướng rất quan tâm đến vụ hình sự hóa chủ quán cà phê ở Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) vừa qua.
"Khi chúng tôi vào báo cáo với Thủ tướng về công tác chuẩn bị cho hội nghị này thì Thủ tướng đã đưa ngay cho chúng tôi xem một bài báo tường thuật về vụ việc, đồng thời đề nghị VPCP tham mưu giải quyết. VPCP đang chuẩn bị tham mưu bằng văn bản thì chưa kịp, Thủ tướng đã có chỉ đạo ngay phải ngừng hình sự hóa đối với chủ quán cà phê" - ông Lê Mạnh Hà kể lại.
Theo ông Hà, chỉ đạo kịp thời của Thủ tướng đã tháo ngòi nổ cho vụ việc này. Đồng thời, đại diện VPCP cũng đánh giá, nếu trong vụ này, chủ quán cà phê thua thì sẽ đưa ra thông điệp rất xấu cho môi trường kinh doanh, có nghĩa là "mọi người tham gia kinh doanh đều có thể đi tù!".
Tất nhiên, quan điểm của các cơ quan chức năng khi xử lý là dựa trên quy định pháp luật, nhưng ông Hà cho rằng, để giải quyết được tận gốc vấn đề phải truy được động cơ đằng sau sự việc.
"Vì sao phải làm như vậy? Về mặt luật pháp thì việc xử lý có thể đúng thì có cần thiết phải làm chuyện đó hay không? Khi mà người ta kinh doanh bình thường, không nguy hại gi cho xã hội mà lại hình sự hóa thì có cần thiết không?" - ông Hà không khỏi băn khoăn.
Theo ông, trong trường hợp này, rất khó để hình sự hóa. Lãnh đạo VPCP chia sẻ: "Tôi cũng đã từng làm quan huyện, quan tỉnh, tham gia thanh tra, xử lý rất nhiều nhưng để buộc tội kinh doanh trái phép đối với doanh nghiệp là rất khó, gần như là không thể".
Ông Hà cho rằng, điều kiện với kinh doanh thực phẩm được áp dụng với những thực phẩm có nguy cơ cao (đưa vào danh mục hạn chế hoặc cấm kinh doanh). Trong trường hợp này, bán hàng ăn uống thông thường thì không phải là thực phẩm có nguy cơ cao, còn giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm lại không phải là giấy phép kinh doanh.
"Rất khó để buộc tội, nếu có thì cũng chỉ có thể nói là kinh doanh không có giấy phép mà thôi chứ không thể nói là kinh doanh trái phép", ông Hà nhận định.
Vị đại diện VPCP cũng cho rằng, Luật Hình sự mới sẽ có hiệu lực vào 1/7 và đã bỏ tội kinh doanh trái phép, như vậy nếu bây giờ đưa ra khởi tố vụ việc này thì sẽ không đúng tinh thần của luật mới chứ chưa nói đến tạo điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh và tạo điều kiện cho người dân mưu sinh.
"Tôi cho rằng nên tìm hiểu động cơ và xử lý để sau này không còn những trường hợp tương tự, chứ không phải là chỉ dừng tại đây. Ngay TPHCM như thế thì xa xôi hơn, người dân, doanh nghiệp kinh doanh còn khó lắm!" - ông Hà nêu quan điểm.
Trước đó như Dân Trí đã đưa tin, ông Nguyễn Văn Tấn (SN 1966, ngụ quận Bình Tân) khai trương quán cà phê Xin chào ở KP3, thị trấn Tân Túc (huyện Bình Chánh) vào ngày 8/8/2015 để bán cà phê, ăn sáng, ăn trưa.
Ngày 13/8, 2 cán bộ công an huyện Bình Chánh đến kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính với lỗi “kinh doanh nhưng không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh”. Ngay ngày hôm sau, ông Tấn đã nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh tại UBND huyện theo hình thức hộ kinh doanh cá thể.
Đến ngày 18/8, công an huyện ra quyết định xử lý vi phạm hành chính. Ngoài lỗi trên, ông Tấn còn bị phạt thêm 4 lỗi khác là không thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho đối tượng thuộc diện phải khám sức khỏe định kỳ; không có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm... Tổng tiền phạt là 17 triệu đồng.
Chỉ 1 ngày sau (19/8), ông Tấn được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Ngày 10/9/2015, quán cà phê của ông Tấn lại bị kiểm tra; bị lập biên bản các lỗi như kinh doanh sai địa điểm, sử dụng nước không đạt quy chuẩn kỹ thuật để chế biến thực phẩm, sử dụng khu vực chế biến có côn trùng gây hại; thải nước thải chưa qua xử lý vào môi trường.
Ngày 25/9/2015, ông Tấn nhận được lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú; quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can về tội “kinh doanh trái phép”. Ngày 25/1/2016, VKSND huyện Bình Chánh ra cáo trạng truy tố và chuyển hồ sơ sang TAND cùng cấp để xét xử vào ngày 28/4 tới.
Mới đây, ngày 19/4 Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng sau khi nhận thông tin từ báo chí đã chỉ đạo Giám đốc Công an TP.HCM, Viện trưởng VKSND TP.HCM khẩn trương làm rõ vụ việc. Sáng 21/4, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã trực tiếp gọi điện cho Chủ tịch UBND TPHCM - ông Nguyễn Thành Phong - yêu cầu dừng ngay việc khởi tố vụ án hình sự chủ quán cà phê Xin Chào.
Bích Diệp
Dân trí Cho rằng, chỉ đạo của Thủ tướng đã "tháo ngòi nổ" cho vụ khởi tố chủ quán cà phê, ông Lê Mạnh Hà - Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cũng đề nghị phải làm rõ đươc động cơ đằng sau sự việc.
Trao đổi sáng nay (22/4) tại cuộc họp báo thông tin về "Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp năm 2016", ông Lê Mạnh Hà - Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP) cho biết, Thủ tướng rất quan tâm đến vụ hình sự hóa chủ quán cà phê ở Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) vừa qua.
"Khi chúng tôi vào báo cáo với Thủ tướng về công tác chuẩn bị cho hội nghị này thì Thủ tướng đã đưa ngay cho chúng tôi xem một bài báo tường thuật về vụ việc, đồng thời đề nghị VPCP tham mưu giải quyết. VPCP đang chuẩn bị tham mưu bằng văn bản thì chưa kịp, Thủ tướng đã có chỉ đạo ngay phải ngừng hình sự hóa đối với chủ quán cà phê" - ông Lê Mạnh Hà kể lại.
Theo ông Hà, chỉ đạo kịp thời của Thủ tướng đã tháo ngòi nổ cho vụ việc này. Đồng thời, đại diện VPCP cũng đánh giá, nếu trong vụ này, chủ quán cà phê thua thì sẽ đưa ra thông điệp rất xấu cho môi trường kinh doanh, có nghĩa là "mọi người tham gia kinh doanh đều có thể đi tù!".
Tất nhiên, quan điểm của các cơ quan chức năng khi xử lý là dựa trên quy định pháp luật, nhưng ông Hà cho rằng, để giải quyết được tận gốc vấn đề phải truy được động cơ đằng sau sự việc.
"Vì sao phải làm như vậy? Về mặt luật pháp thì việc xử lý có thể đúng thì có cần thiết phải làm chuyện đó hay không? Khi mà người ta kinh doanh bình thường, không nguy hại gi cho xã hội mà lại hình sự hóa thì có cần thiết không?" - ông Hà không khỏi băn khoăn.
Theo ông, trong trường hợp này, rất khó để hình sự hóa. Lãnh đạo VPCP chia sẻ: "Tôi cũng đã từng làm quan huyện, quan tỉnh, tham gia thanh tra, xử lý rất nhiều nhưng để buộc tội kinh doanh trái phép đối với doanh nghiệp là rất khó, gần như là không thể".
Ông Hà cho rằng, điều kiện với kinh doanh thực phẩm được áp dụng với những thực phẩm có nguy cơ cao (đưa vào danh mục hạn chế hoặc cấm kinh doanh). Trong trường hợp này, bán hàng ăn uống thông thường thì không phải là thực phẩm có nguy cơ cao, còn giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm lại không phải là giấy phép kinh doanh.
"Rất khó để buộc tội, nếu có thì cũng chỉ có thể nói là kinh doanh không có giấy phép mà thôi chứ không thể nói là kinh doanh trái phép", ông Hà nhận định.
Vị đại diện VPCP cũng cho rằng, Luật Hình sự mới sẽ có hiệu lực vào 1/7 và đã bỏ tội kinh doanh trái phép, như vậy nếu bây giờ đưa ra khởi tố vụ việc này thì sẽ không đúng tinh thần của luật mới chứ chưa nói đến tạo điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh và tạo điều kiện cho người dân mưu sinh.
"Tôi cho rằng nên tìm hiểu động cơ và xử lý để sau này không còn những trường hợp tương tự, chứ không phải là chỉ dừng tại đây. Ngay TPHCM như thế thì xa xôi hơn, người dân, doanh nghiệp kinh doanh còn khó lắm!" - ông Hà nêu quan điểm.
Trước đó như Dân Trí đã đưa tin, ông Nguyễn Văn Tấn (SN 1966, ngụ quận Bình Tân) khai trương quán cà phê Xin chào ở KP3, thị trấn Tân Túc (huyện Bình Chánh) vào ngày 8/8/2015 để bán cà phê, ăn sáng, ăn trưa.
Ngày 13/8, 2 cán bộ công an huyện Bình Chánh đến kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính với lỗi “kinh doanh nhưng không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh”. Ngay ngày hôm sau, ông Tấn đã nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh tại UBND huyện theo hình thức hộ kinh doanh cá thể.
Đến ngày 18/8, công an huyện ra quyết định xử lý vi phạm hành chính. Ngoài lỗi trên, ông Tấn còn bị phạt thêm 4 lỗi khác là không thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho đối tượng thuộc diện phải khám sức khỏe định kỳ; không có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm... Tổng tiền phạt là 17 triệu đồng.
Chỉ 1 ngày sau (19/8), ông Tấn được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Ngày 10/9/2015, quán cà phê của ông Tấn lại bị kiểm tra; bị lập biên bản các lỗi như kinh doanh sai địa điểm, sử dụng nước không đạt quy chuẩn kỹ thuật để chế biến thực phẩm, sử dụng khu vực chế biến có côn trùng gây hại; thải nước thải chưa qua xử lý vào môi trường.
Ngày 25/9/2015, ông Tấn nhận được lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú; quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can về tội “kinh doanh trái phép”. Ngày 25/1/2016, VKSND huyện Bình Chánh ra cáo trạng truy tố và chuyển hồ sơ sang TAND cùng cấp để xét xử vào ngày 28/4 tới.
Mới đây, ngày 19/4 Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng sau khi nhận thông tin từ báo chí đã chỉ đạo Giám đốc Công an TP.HCM, Viện trưởng VKSND TP.HCM khẩn trương làm rõ vụ việc. Sáng 21/4, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã trực tiếp gọi điện cho Chủ tịch UBND TPHCM - ông Nguyễn Thành Phong - yêu cầu dừng ngay việc khởi tố vụ án hình sự chủ quán cà phê Xin Chào.
Bích Diệp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét