=>> Cách sống cân bằng, vượt lên trên thế giới nhị nguyên

 Nhị nguyên là hai cực, hai đầu đối kháng, như là đúng và sai, thiện và ác, chánh pháp và tà pháp, chánh đạo và tà đạo, chính trị và tà trị, xấu và đẹp, tốt và xấu…

https://anastasiaholisticsage.com/the-galactic-backstage-evolution-of-consciousness-on-planet-earth/
 Thế giới thường tư duy nhị nguyên, cho nên có chia rẽ và chiến tranh triền miên. Ví dụ: Về một vấn đề nào đó, hai bên (hai nhóm, hai nước) đánh nhau và nhóm nào cũng cho là mình đúng và bên kia sai.

=>> Thái Tử Tất-Đạt-Đa Dời Khổ Hạnh Nhập Thiền Đắc Quả Vị

 Thuyết về nàng Sujata dâng bát cháo Sữa để ngài thọ dụng thoát đói sau nhiều năm khổ hạnh ẩn dụ rằng Ngài cũng từ bỏ việc hành hạ thân xác vì Hành hạ thân xác không dẫn đến sự giải thoát về Tâm. Vì vậy, Ngài từ bỏ và đi tìm kiếm phương pháp Tu tập khác.

=>> Những Thánh Địa Phật Giáo tại Ấn Độ


Những địa danh này đã lôi cuốn không biết bao nhiêu khách thập phương đến chiêm bái, và nhiều ngôi đền, tháp, bia ký cũng được xây dựng chung quanh những thánh địa này. Tuy nhiên, trong thời kỳ đạo Phật suy tàn tại Ấn Độ, một vài thánh địa đã bị hoang phế tàn rụi theo cát bụi và thời gian.

ẢNHnguồn: https://www.kathmanduandbeyond.com/bodh-gaya-bodhi-tree/

Lời giới thiệu:

Thế kỷ thứ 6 trước Công Nguyên là thế kỷ hoàng kim của các tôn giáo Á Đông. Những biến cố mang tính cách lịch sử vĩ đại đã lần lượt xảy ra tại các nước Đông Phương: Khổng Tử và Lão Tử tại Trung Hoa, Zoroaster tại Iran (Ba Tư), Mahavira và Đức Phật Thích Ca tại Ấn Độ.

Trong vùng lốc xoáy tôn giáo đó, đaọ Phật do Đức Thích Ca sáng lập, đã đứng vững và tiếp tục lớn mạnh như một ngọn đuốc sáng để đáp ứng nhu cầu tâm linh của loài người. Đaọ Phật đã đem đến cho con người một đời sống tâm linh hoàn hảo. Lẽ dĩ nhiên, đaọ Phật cũng không thoát ra ngoài quy luật chung của vũ trụ “thành, trụ, hoại, không,” và cũng đã trãi qua không biết bao nhiêu biến cố thăng trầm của lịch sử các dân tộc và tôn giáo; nhưng đạo Phật vẫn tồn tại và còn tồn tại mãi trong dòng sinh mệnh của các đất nước đạo Phật đã đi qua và để lại dấu ấn.

=>> THÂN NGƯỜI KHÓ ĐƯỢC

MUỐN VỀ CÕI PHẬT LẬP THÂN XỨ NGƯỜI

Trong kinh A Hàm ghi rõ: “thân người khó được, ví như có một con rùa mù, sống vô lượng kiếp giữa bể khơi; trăm năm mới trồi đầu lên một lần... (Mặt biển mênh mông một khúc gỗ trôi bập bềnh vô định, lênh đênh theo gió trôi nổi Đông Tây, việc con rùa chui được vào cái lỗ rỗng là không thể, nhưng ngàn vạn lần còn dễ hơn được thân người)”.

Đức Phật đã dạy “thân người khó được, Phật pháp khó nghe”, nguyên chữ Hán là “nhân thân nan đắc, Phật pháp nan văn”. Đề tài này chúng ta thấy rất dễ, rất gần gũi nhưng hiểu hết giá trị của nó cần phải suy nghiệm chín chắn mới thấy rõ. Hiện giờ tất cả chúng ta có mặt ở đây đều là thân người, nên ta thấy được nó đâu có khó. Đó là cái thấy cạn cợt, nếu nhìn theo đức Phật sẽ khác hơn nhiều. Ở đây tôi sẽ thứ tự giải thích cho quí vị hiểu.

=>> Kỳ Na Và Phật Giáo, Tương Đồng - Khác Biệt

  

=> Ý nghĩa 10 danh hiệu của Đức Phật

Là người con Phật, chúng ta cần phải biết về danh xưng của Đức Phật để phát khởi tâm rung động chí thành khi nghe danh hiệu Ngài và trưởng dưỡng niềm tin sâu sắc vào bậc Thầy gốc của tất cả chúng sinh ở cõi Ta bà.

Ý nghĩa 10 danh hiệu của Đức Phật 1

Hàng ngày các Phật tử có thể “Xưng danh hiệu” hay “Niệm danh hiệu” của chư Phật, tức là đọc tên của chư Phật và tưởng nhớ đến các ngài. Tưởng nhớ đến các ngài là cốt học và làm theo những lời dạy của các ngài. Việc tưởng nhớ sẽ thuận duyên hơn nếu chúng ta hiểu được ý nghĩa danh hiệu của chư Phật.