- Nhật Chủ Ất

TÍNH CÁCH NGƯỜI THIÊN CAN ẤT

1. Hình tượng
- Ất thuộc Âm Mộc, chỉ những loại cây, hoa, cỏ, cây nhỏ, thực vật dây leo tính chất mềm yếu, giấy sách vở, tạp chí...

- Trong Phong thủy học, sao Tam Bích thuộc Mộc tượng trưng cho kiện tụng thị phi. Ví dụ phía Đông trong lưu niên phạm Tam Bích, bạn lại chất đống các loại tạp chí ở phía Đông, khiến phương đông Mộc quá nhiều nên phạm kiện tụng thị phi, thủ phạm chính là đống tạp chí đó. Vì vậy mọi người không nên coi nhẹ giá sách trong nhà, đó có thể chính là nguồn gốc gây ra rắc rối thị phi.

- Về các bộ phận trên cơ thể, Mộc tượng trưng cho chức năng của gan mật, cũng tượng trưng cho tay chân và lông tóc.

- Nếu như nói GIÁP (Mộc) tượng trưng cho cây đại thụ cao lớn, thì ẤT (Mộc) lại tượng trưng cho loài dây leo yếu đuối. Loài dây leo cần nhất là bên cạnh có cây lớn để dựa dẫm. Nếu như nói loài dây leo là em gái, thì đại thụ sẽ là anh trai. Vì vậy người ẤT (Mộc) cần có bạn bè, bề trên giúp đỡ. Chính bởi vậy, người ẤT (Mộc) dù là nam hay nữ, chỉ cần có anh trai hoặc chị gái, cũng đều là mệnh tốt.

2. Tính chất người Thiên can ẤT (- Mộc)
- Cái chung của người có thiên can ẤT (Mộc) là học giỏi, thi đỗ khoa bảng, “Ất” là hoa mầu nên mền mại và đẹp, tính nhu, là người ham học, nói năng đi vào lòng người, thường giữ chữ tín, cả tin nên trong đời hay bị thua thiệt về kinh tế.

- Nếu có phúc sẽ sống thanh tao, tốt bụng, khéo vừa lòng người. Tựu chung thường hay thay đổi, dễ bị thuyết phục vì thương người, thường thua thiệt, thích làm phúc, hay bị lầm lẫn nhưng tỉnh ngộ nhanh, thích ăn hoa quả, thích có nhiều bạn bè nhưng bạn lại không giúp được.

- Ất Mộc giàu lòng vị tha, đồng cảm với người, tính tình hiền hòa, bề ngoài khiêm tốn nhưng trong lòng ham muốn mạnh, tuy có tài năng nhưng thường buồn phiền.

- ẤT (Mộc) có tính cách mềm yếu, dù nội tâm có xung động cũng ít khi biểu lộ cực đoan, có khuynh hướng phát triển ảnh hưởng theo bề ngang, bề rộng (ví như có nhiều vây cánh), ngoại biểu thường tùy hòa, hiền lành, đối với ai cũng được lòng lại dễ thích ứng một khi hoàn cảnh bị thay đổi và dễ tùy cơ ứng biến.

- Uốn mình để thích hợp với người khác, thích ứng với hoàn cảnh, đây chính là đặc trưng của người mệnh ẤT (Mộc), cũng là thứ mà người GIÁP (Mộc) không có. GIÁP (Mộc) là đại thụ cao chọc trời, không cần phải thay đổi, không thể khom thân uốn mình. ẤT (Mộc) thì ngược lại, điểm khác biệt của hai mệnh này ở chỗ: GIÁP (Mộc) có thể độc lập thành công, ẤT (Mộc) cần phải dựa dẫm vào người khác.

- Căn bệnh hay gặp của người có thiên can “ẤT” thường ở tỳ vị, dạ dày, mật, bệnh ở vai.

- Nam giới thường được phái nữ xung quanh bao che và ủng hộ, nhưng vẫn thích tính cách độc lập, cuộc sống thường dễ chịu, có thể khắc Mẹ hoặc khắc Vợ.

- Nữ giới có thiên can “ẤT” thường hay õng ẹo, thích làm đẹp, trong tình cảm thường hay “đứng núi này nhìn núi nọ” nên đường tình duyên không tốt, thường có hai ba lần đò.

- Người ẤT (Mộc) có Thủy lại có Hỏa mới có thể lớn lên khỏe mạnh. Phải cẩn thận khi ẤT (Mộc) gặp Canh Kim, Ất Canh hợp Kim, ẤT (Mộc) sẽ đánh mất mình, mức độ của loại hợp cục này có phân biệt lớn nhỏ. Nếu như người ẤT (Mộc) bỏ đi nguyên tắc của mình, gặp Canh và hợp lại, đó sẽ là một người vợ “Vượng phu ích tử” hoặc một người chồng tốt.
----------------------
=> "Ất mộc kế tiếp sau Giáp, phát dục vạn vật, sanh sanh không dứt, tại Thiên là Phong, tại Địa là thọ (cây) nên là âm mộc. Lộc mà đến Mão, Mão là Thọ mộc (cây) nên rễ sâu cành tốt, hoạt mộc thì mềm vậy. Sợ dương kim nghiền chặt và sợ mùa Thu thì mộc gãy điêu linh, thích có nhuận thổ để bồi đắp cho rễ, muốn được hoạt thủy để giúp tươi lá cành, hoạt thủy tức là quý thủy vậy, tức là nước mưa vậy. Ở đất là dòng nước chảy thấm vậy, như đất canh tác làm cho đâm chồi. Lộc đến tại Ngọ thì lục dương tiêu tận, một âm lại sanh nên hoa lúa sanh nơi thời Ngọ và Ất mộc thì sanh nơi đất Ngọ. Tháng 10 là kiến Hợi, Hợi là thuần âm tư lịnh. Nhâm Lộc đến Hợi là đương quyền, tử thủy phiếm lạm, thổ mỏng gốc hư mất sự bồi dưỡng cho nên Ất mộc Tử ở Hợi. Kinh nói: Thủy phiếm thì mộc trôi nổi tức là vậy. Lại nói: ẤT là mộc có cành lá tươi tốt rất thích cùng dương hòa chiếu thì được vinh quang, âm lạnh thì không lợi, thủy nhiều thì trốc lở gốc, kim vượng thì chặt đứt mà buồn giận. Như than đã suy mà Hỏa nhiều lại đến phương Nam thì họa không ít, hành về Tây thì thổ trọng càng hại cho than , không hay mà theo thì họa rất lớn. Bởi hoạt mộc tức là mộc liên căn (liền rễ ) vậy. Sao lấy Đống Lương mà ví".

TTT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét