Biển miền Trung, Việt Nam: Nỗi lo thảm họa lặp lại
Hoàng Hương | 23/04/2016 11:39
Hình ảnh Cá chết, “bão” thủy ngân
Đúng vào thời kỳ phát triển kỳ diệu của Nhật Bản, nước này phải đối diện với nỗi kinh hoàng mang tên thảm họa Minamata do 1 vụ nhiễm độc chất thải chứa thủy ngân trên diện rộng.
Vụ cá chết hàng loạt ở ven biển miền Trung, Việt Nam: Nỗi lo thảm họa lặp lại
Về vụ cá chết hàng loại ở ven biển miền Trung, Việt Nam, tuy rằng cơ quan chức năng chưa đưa ra kết luận về nguyên nhân, nhưng có thể khẳng định đây là một nguy cơ rất lớn về môi trường.
Song song với việc điều tra nguyên nhân, nhiều người đặt ra mối lo ngại cho sức khỏe của người dân ở những vùng bị nhiễm độc. Nếu nguồn nước biển và thủy sản đã bị nhiễm độc, thì sức khỏe của người dân sẽ có những ảnh hưởng lâu dài.
Trên một diễn đàn, GS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục YTDP và Cục Quản lý Môi trường Y tế, Bộ Y tế đã liên tưởng sự kiện này với thảm họa vịnh Minamata ở Nhật.
Ông Nga đặt ra giả thiết: “Nếu lặp lại sự kiện Vịnh Minamata thì là thảm họa. Vịnh Minamata ở Nhật bị công nghiệp xả nước thải có chứa thủy ngân, thủy ngân xâm nhập vào sinh vật thủy sinh rồi vào cá tạo thành hợp chất thủy ngân hữu cơ.
Sau hơn 50 năm, Nhật Bản vẫn có nhiều trẻ em sinh ra với dị tật do thủy ngân và hàng ngàn người hiện nay vẫn bị nhiễm độc thần kinh làm tiêu tốn rất nhiều triệu đô la của nhà nước.
Đấy là cái giá phải trả cho sự buông lỏng kiểm soát môi trường trong phát triển".
Chúng tôi xin giới thiệu câu chuyện về thảm họa Minamata diễn ra cuối những năm 50 thế kỷ XX tại Nhật Bản để người đọc thêm một lần nữa nhìn rõ những hậu quả thảm khốc khi con người coi nhẹ việc bảo vệ môi trường.
Chân dung một nạn nhân của thảm họa Minamata
Khi nghe tin người dân ở Vịnh Minamata, Nhật Bản giờ đây có thể ăn cá được nuôi ở chính địa phương này, Kazumitsu Hannaga đã gầm gừ và không ngừng rên rỉ. Những ngón tay xương xẩu cào cấu trong không trung để bày tỏ sự phản đối.
Nhưng không ai hiểu chính xác ông Hannaga đang cố gắng nói điều gì. Ông bị câm. Ông bị dị tật bẩm sinh do ngộ độc bào thai, bởi mẹ ông khi mang thai đã ăn cá nhiễm thủy ngân.
Bị mẹ bỏ rơi khi còn nhỏ, ông Hannaga ở với người bố bị liệt cũng do ăn cá nhiễm chất độc này.
Song song với việc điều tra nguyên nhân, nhiều người đặt ra mối lo ngại cho sức khỏe của người dân ở những vùng bị nhiễm độc. Nếu nguồn nước biển và thủy sản đã bị nhiễm độc, thì sức khỏe của người dân sẽ có những ảnh hưởng lâu dài.
Trên một diễn đàn, GS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục YTDP và Cục Quản lý Môi trường Y tế, Bộ Y tế đã liên tưởng sự kiện này với thảm họa vịnh Minamata ở Nhật.
Ông Nga đặt ra giả thiết: “Nếu lặp lại sự kiện Vịnh Minamata thì là thảm họa. Vịnh Minamata ở Nhật bị công nghiệp xả nước thải có chứa thủy ngân, thủy ngân xâm nhập vào sinh vật thủy sinh rồi vào cá tạo thành hợp chất thủy ngân hữu cơ.
Người ăn cá từ vịnh này bị ngộ độc thần kinh với những hậu quả vô cùng thảm khốc.
Sau hơn 50 năm, Nhật Bản vẫn có nhiều trẻ em sinh ra với dị tật do thủy ngân và hàng ngàn người hiện nay vẫn bị nhiễm độc thần kinh làm tiêu tốn rất nhiều triệu đô la của nhà nước.
Đấy là cái giá phải trả cho sự buông lỏng kiểm soát môi trường trong phát triển".
Chúng tôi xin giới thiệu câu chuyện về thảm họa Minamata diễn ra cuối những năm 50 thế kỷ XX tại Nhật Bản để người đọc thêm một lần nữa nhìn rõ những hậu quả thảm khốc khi con người coi nhẹ việc bảo vệ môi trường.
Chân dung một nạn nhân của thảm họa Minamata
Khi nghe tin người dân ở Vịnh Minamata, Nhật Bản giờ đây có thể ăn cá được nuôi ở chính địa phương này, Kazumitsu Hannaga đã gầm gừ và không ngừng rên rỉ. Những ngón tay xương xẩu cào cấu trong không trung để bày tỏ sự phản đối.
Nhưng không ai hiểu chính xác ông Hannaga đang cố gắng nói điều gì. Ông bị câm. Ông bị dị tật bẩm sinh do ngộ độc bào thai, bởi mẹ ông khi mang thai đã ăn cá nhiễm thủy ngân.
Bị mẹ bỏ rơi khi còn nhỏ, ông Hannaga ở với người bố bị liệt cũng do ăn cá nhiễm chất độc này.
Bức ảnh chụp bác sĩ Hiroyuki Moriyama và ông Kazumitsu Hannaga, một bệnh nhân Minatama ở bệnh viện địa phương vào năm 1991.
42 năm qua, ông sống trong bệnh viện là chủ yếu. Cổ không cứng nên đầu thường bị nghiêng bên này bên nọ, đôi chân bị teo lại nên ông chỉ biết di chuyển bằng xe lăn.
Niềm đam mê duy nhất của ông Hannaga là chụp ảnh. Vì thế, mỗi lần muốn ghi lại một khoảnh khắc đẹp, ông đều phải gồng mình, lấy hết sức để giữ chiếc máy ảnh không bị rung.
Ông Hannaga được chẩn đoán là mắc bệnh Minamata, một căn bệnh khủng khiếp đã gây ra nỗi kinh hoàng cho cả nước Nhật Bản trong những năm cuối thập kỉ 60 đầu 70 của thế kỷ trước, đúng vào thời kì phát triển kinh tế "kì diệu" của nước này.
Bức ảnh chụp mẹ đang tắm cho con gái mắc bệnh Minamata (Ảnh của nhà báo nổi tiếng William Eugene Smith).
Bức ảnh đặc tả ánh mắt của người mẹ khi tắm cho cô con gái Tomoko Uemura, 16 tuổi, bị nhiễm độc thuỷ ngân ở Minamata từ lúc còn là bào thai. Đây là một trong những tác phẩm đầu tiên của thể loại ảnh báo chí về ô nhiễm môi trường.
Mối họa mang tên bệnh Minamata
Minamata là tên một thành phố xinh đẹp thuộc tỉnh Kumamoto, phía nam Nhật Bản nhưng nó cũng là tên một căn bệnh xuất phát từ thành phố này.
Ngày 21-4-1956, một bé gái 5 tuổi được đưa vào bệnh viện địa phương với những triệu chứng kỳ lạ như khó đi, khó nói và co giật. 2 ngày sau, em của cô bé này cũng bị các triệu chứng tương tự.
Đến đầu tháng 5-1956, giám đốc bệnh viện báo cáo với giới chức y tế địa phương rằng đã phát hiện một căn bệnh chưa từng được biết đến. Ngay lập tức, chính quyền thành phố Minamata đã thành lập một ủy ban điều tra căn bệnh lạ này.
Đến tháng 11.1956, các nhà khoa học Trường Đại học Kumamoto phát hiện căn bệnh này là một loại nhiễm độc kim loại nặng được truyền qua các loại hải sản như cá và sò,
Đó là bệnh do nhiễm độc thủy ngân gây hủy hoại hệ thống thần kinh, chủ yếu là thần kinh trung ương.
Hình ảnh bộ não của người bị mắc bệnh Minamata.
Lúc đó, dù bị nằm trong diện tình nghi liên quan đến vụ này, Công ty hóa chất Chisso, chuyên sản xuất chất acetaldehyde từ năm 1932 phủ nhận mọi trách nhiệm về vụ việc và tiếp tục xả chất thải ra Vịnh.
Người dân địa phương vẫn tiếp tục đánh bắt và chế biến các món ăn từ những loại hải sản nhiễm độc đó trong thực đơn hằng ngày.
Năm 1965, một vụ nhiễm độc trên diện rộng ở tỉnh Nigata, trên đảo Honshu, cách Kumamoto khoảng 1.000 km cũng xảy ra tương tự như ở Minamata và thủ phạm tình nghi cũng là chất thải chứa thủy ngân của một công ty khai khoáng trên địa bàn.
Đến năm 1968, các chuyên gia mới xác định được bệnh Minamata do metyl thủy ngân gây ra. Hợp chất độc hại này do Công ty Chisso ở Minamata và Công ty Showa Denko ở Niigata tạo ra trong quá trình sản xuất acetaldehyde.
Nhà máy của hai công ty này đã xả chất thải không qua xử lý ra sông. Thông qua chuỗi thức ăn, độc chất được tích tụ trong cá và sò và truyền sang cư dân địa phương.
Năm 2001, có khoảng 1.700 trong số 2.200 người bị chết vì bị ảnh hưởng bởi độc chất từ nhà máy hóa chất ở miền Nam Nhật Bản, là do bị ngộ độc vì ăn cá ở địa phương.
Hậu quả kinh hoàng của bệnh Minamata
Bệnh Minamata để lại nhiều hậu quả kinh hoàng tùy theo mức độ nhiễm độc.
Những người bệnh nặng thường rú lên vì đau đớn, thường xuyên co giật và bị liệt. Một số bệnh nhân bị mù, điếc hoặc mất trí và nhiều người bị nhẹ hơn thì tay chân run, mất cảm giác, mất thăng bằng.
Phụ nữ nhiễm metyl thủy ngân khi mang thai sẽ có nguy cơ sinh con liệt não, bị điếc, bị mù hoặc đầu quá nhỏ, lớn lên thì tâm trí phát triển chậm.
Bà mẹ này khi mang thai đã ăn cá nhiễm thủy ngân.
Giờ đây, Vịnh Minamata đã trong sạch trở lại. Sau bao nhiêu cuộc chiến pháp lý, cuối cùng, công ty Chisso cũng đã bỏ hàng chục tỉ yên để bồi thường và chính phủ Nhật Bản cũng có nhiều động thái hỗ trợ bệnh nhân Minamata.
Tuy nhiên, sau hơn 50 năm, căn bệnh khủng khiếp này vẫn còn hành hạ biết bao nhiêu người.
Công ty Chisso đã từng góp phần phát triển thành phố Minamata và tạo công ăn việc làm cho dân địa phương nhưng hậu quả mà công ty này gây ra không gì bù đắp được.
Bài học đau xót của Thảm họa Minamata vẫn còn đó, như là minh chứng tiêu biểu nhất của việc phát triển kinh tế đưa tới những tác hại xấu về môi trường cho con người.
Shinobu Sakamoto, sinh ra đã bị tổn thương não, hiện cũng đang được chăm sóc và điều trị ở bệnh viện Minamata. Chị gái của bà, lúc 4 tuổi, cũng chết do ngộ độc thủy ngân khi ăn cá.
"Chừng nào chúng tôi còn sống, căn bệnh Minamata sẽ không bao giờ kết thúc”, Shinobu Sakamoto khẳng định.
* Tổng hợp từ nhiều nguồn/ theo Trí Thức Trẻ
https://baoasahi.com/tiet-lo-ho-so-tham-hoa-thuy-ngan-o-vinh-minamata-chan-dong-nhat-ban.html
https://vov.vn/the-gioi/ho-so/tham-hoa-chet-nguoi-o-vung-bien-minamata-nhat-ban-do-bi-dau-doc-503894.vov
http://redsvn.net/tham-hoa-minamata-bai-hoc-phat-trien-cua-nhat-ban2/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét