- "Tống khứ" thủy ngân và kim loại nặng ra ngoài cơ thể

Hoàng Hương | 24/04/2016 09:02
Là một trong 5 độc tố nguy hiểm nhất với sức khỏe con người, thủy ngân ngấm ngầm vào cơ thể lúc nào không hay. Vì thế, hãy thải độc thủy ngân trong người hàng ngày.

Mẹo hay phải biết phòng khi "trót" làm vỡ cặp nhiệt độ thủy ngân

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta vô tình bị nhiễm thủy ngân, một loại hóa chất rất độc, mà không hay biết.

Cơ thể có thể nhiễm thủy ngân trực tiếp từ hỗn hợp amalgam để hàn răng trong nha khoa. Những nguồn khác cũng chứa thủy ngân như thuốc trừ sâu, chất dẻo, thuốc nhuận tràng hay mỹ phẩm.

Ngay như một số loại vắc-xin cũng chứa thủy ngân. Chất thimerosal chứa tới 50% là thủy ngân có tác dụng diệt khuẩn. Theo Trung tâm Phòng và Kiểm soát bệnh Hoa Kỳ (CDC), chất này có mặt trong hầu hết vắc-xin cúm.

Tuy nhiên, từ năm 2001, thimerosal đã không được sử dụng trong vắc-xin định kỳ cho trẻ dưới 6 tuổi. Loại này và một số vắc-xin cho người lớn và trẻ lớn đều khác có loại không chứa thimerosal hoặc chỉ chứa một lượng rất nhỏ.
Thủy ngân, một trong 5 độc tốt nguy hiểm nhất với con người.

Còn Tổ chức Y tế Thế giới WHO cho biết, các loại cá lớn như cá thu, cá kình, cá kiếm, cá cờ, cá ngừ cũng chứa chất thủy ngân. Ăn những loại hải sản này cũng là cách đưa thủy ngân vào người.

Đặc biệt, hiện nay nhiều thành phố lớn trên thế giới như Bắc Kinh (Trung Quốc), New Delhi (Ấn Độ)… đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng.

Do đó, hàng ngày, người dân không thể “thoát khỏi” việc hít vào cơ thể những kim loại cực kỳ nguy hiểm, trong đó có thủy ngân.

Nguy cơ với sức khỏe khi cơ thể nhiễm thủy ngân

Theo Viện Y tế Quốc gia (Mỹ), thủy ngân, tên hóa học là Hg, độc tính của nó phụ phục thuộc dạng thủy ngân liên quan trong từng trường hợp. Hợp chất thủy ngân hữu cơ và vô cơ có tác động khác nhau và liều gây chết trung bình của chúng cũng khác nhau.

Thủy ngân ở dạng lỏng thường ít độc hơn. Các hợp chất hoặc thủy ngân dạng hơi rất độc, là nguyên nhân gây tổn thương não và gan nếu con người tiếp xúc, hít thở hoặc ăn phải.

Là một chất độc ngấm ngầm, thủy ngân có thể gây ra hàng loạt triệu chứng như rối loạn tâm lý, nhức đầu, chảy máu nướu răng, đau ngực, đau bụng, mệt mỏi kinh niên, dị ứng, nổi mẩn…

Nguy hiểm hơn, kim loại cực độc này còn gây thương tổn trung tâm thần kinh với triệu chứng run rẩy, khó khăn trong diễn đạt, giảm sút trí nhớ, tê liệt...

Phụ nữ mang thai hít phải thủy ngân, chất này có thể xuyên qua cuống nhau để lọt vào tử cung, gây hại cho cả thai nhi. Nếu nhiễm độc thủy ngân qua đường ăn uống với liều lượng cao, nguy cơ tử vong sẽ rất cao.
Cá bị nhiễm độc thủy ngân.

Vì vậy, hàng ngày chúng ta nên tự thải độc thủy ngân trong cơ thể bằng những loại thảo dược dễ tìm và dễ sử dụng.

Cách 1: Uống tảo bột
Theo bài viết "Thải độc thủy ngân" được đăng trên Tạp chí Life Extension trực tuyến, tảo bột có thể loại bỏ thủy ngân ra khỏi cơ thể. Bạn cũng có thể uống tảo viên.

Tảo có tác dụng thanh lọc ruột, khiến các kim loại nặng như chì, thủy ngân và các độc tố khác tự đào thải ra khỏi cơ thể thông qua đường hậu môn. Tuy nhiên, công dụng của tảo trong việc thải độc thủy ngân trong cơ thể vẫn cần được chứng minh thêm.

Cách 2: 
Giải độc thủy ngân bằng rau ngò ta (ngò rí, rau mùi)
Thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta nhiều phương cách trị bệnh và giải độc. Thảo dược từ lâu đã được biết đến để làm công việc này.

Trong những năm gần đây một dược thảo đặc biệt nổi tiếng với khả năng tống khứ kim loại nặng ra khỏi cơ thể. Đó chính là rau” Ngò Ta” (coriander/ coriandrum sativum), ngoài Bắc gọi là “rau mùi”, chỉ dùng phần lá.

Hạt ngò thì được dùng để trị đau bụng, ăn khó tiêu, bệnh trĩ (đốt xông khói), thúc sởi hay nốt đậu (smallpox) mọc nhanh (phun), phong thấp sưng khớp xương, cảm hàn, thông sữa lợi sữa. Chính cái phần lá mới nổi tiếng là vua giải độc kim loạì thiên nhiên. Ngò thuộc thành viên của gia đình cà rốt được dùng rộng rãi ở Á Châu và Mễ Tây Cơ để làm tăng huơng vị đồ ăn, gọi là Cilantro.

Sở dĩ người ta biết được ngò có đặc tính giải độc rất mạnh là nhờ công trình khảo cứu của Bác Sĩ Yoshiaki Omura, chủ tịch, sáng lập viên Viện Châm Cứu Quốc Tế và giám đốc Viện Khảo Cứu Tim Mạch Hoa Kỳ. Ông nhận thấy thuốc trụ sinh được dùng để trị nhiễm trùng, thường không hữu hiệu khi có sự hiện diện bất thường của kim loại nặng như thủy ngân, chì và nhôm.

Nếu kiên trì dùng trụ sinh và những thuốc đặc chế khác thì chỉ làm mất triệu chứng tạm thời mà thôi, rồi chỉ vài tháng sau, bệnh nhiễm trùng lại tái phát. Khảo sát cẩn thận bệnh nhân cho thấy, chính những nơi bị nhiễm trùng cũng là nơi chất chứa nhiều kim loại nặng. Kim loại nặng đã cộng sinh với vi khuẩn và siêu vi trùng, là nơi ở tốt của chúng. Ông ta cho rằng kim loại nặng đã làm giảm đi hiệu lực của thuốc, khiến vi trùng và siêu vi tiếp tục sinh sống. Cho nên phải loại trừ kim loại nặng trước thì việc dùng trụ sinh sau đó mới có có kết quả tốt.

Ngò được khám phá ra do một sự tình cờ. Vào năm 1995 Bác Sĩ Yoshiaki Omura nhận thấy rằng những bệnh nhân đã ăn đồ ăn Việt Nam như cháo thịt, bún, canh, bánh cuốn… có thêm rau ngò thì trong nước tiểu của họ có nồng độ thủy ngân cao. Nhiều cuộc thí nghiệm khác sau đó cũng chứng tỏ trong nước tiểu có nồng độ cao về chì và nhôm. Khi lá ngò (không phải hạt ngò) được dùng chung với trụ sinh, vi trùng bị tiêu diệt gần như hoàn toàn. 

Thật là một tin mừng lớn.
Khám phá của ông đã được các giới y khoa công nhận và đã được đăng trên nhiều tạp chí y học nổi tiếng. Chỉ cần chừng 10gr ngò cho vào trong món ăn thông thường, dùng đều mỗi ngày trong vòng 3 tuần là đủ để loại trừ các kim loại nặng ra khỏi cơ thể, cho phép thuốc phát huy uy lực của mình. Ngò chẳng những loại trừ kim loại nặng ở hệ thống tiêu hóa, mà nó còn làm tốt công việc nầy khắp nơi trong cơ thể bao gồm: Tim, gan, phổi, thận và tuyến nội tiết.

Khi nha sĩ tháo bỏ chất trám (là hỗn hợp có thủy ngân) ra khỏi răng, ông ta cẩn thận không để bệnh nhân nuốt bụi hay hít phải hơi thủy ngân. Một ống cao su được đưa vào miệng để hút bụi thủy ngân ra. Sau đó ông ta sịt nước rồi lại hút. Mặc dù hết sức cẩn thận, lượng thủy ngân trong cơ thể vẫn ở mức cao khi thủy ngân được lấy ra khỏi răng.

Bác Sĩ Omura chứng minh rằng, khi phải đến nha sĩ nhờ lấy thủy ngân ra khỏi răng, nếu bệnh nhân ăn lá ngò hàng ngày trong 3 tuần, mọi thủy ngân sẽ hoàn toàn bị loại trừ. Sau khi trừ khử lượng lớn thủy ngân rồi, ông khuyên nên tiếp tục dùng ngò vài lần trong ngày trong ít ngày nữa. Có thể dùng dưới dạng viên bột 100mg/1 viên ngày 4 lần.

Cuộc khảo cứu độc lập của ông về tác dụng giải độc của ngò cũng đồng thời với các nhà khảo cứu khác đưa tới cùng kết quả. Các nhà khảo cứu thuộc Bộ Năng Lượng Nguyên Tử Ấn Độ nhận thấy có thể dùng ngò để thanh lọc nước bị ô nhiễm. Ngò có tác dụng như máy lọc nước hấp thụ thủy ngân trong nước bị ô nhiễm. Họ báo cáo rằng ngò có thể loại chất vô cơ và chất methylmercury ra khỏi nước ở sâu dưới mặt đất một cách rất hiệu quả.

Ngoài công việc loại trừ thủy ngân khỏi cơ thể, nhất là khi trám răng bằng hỗn hống có thủy ngân, ngò còn làm hơi thở thơm tho, những ai bị bệnh hơi thở có vấn đề thì nên dùng thêm ngò.
Rau mùi là một trong số ít những loại thảo dược được sử dụng để loại bỏ lượng kim loại nặng, khử độc thủy ngân, nhôm và những chất hại khác. Bạn có thể uống nước ép rau mùi hàng ngày hoặc sử dụng rau mùi để chế biến các món salad, rau sống ăn kèm…

Cách 3: Uống nước bồ công anh
Trong cuốn sách “Tổng hợp thảo dược mới” của thầy thuốc y học cổ truyền David Hoffmann, người sáng lập Hiệp hội Thảo dược Mỹ, bồ công anh là một loại thảo dược lợi tiểu. Các loại trà bồ công anh sẽ tăng việc đi tiểu để loại bỏ các độc tố.

Ông cũng khuyên mọi người hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi dùng thuốc lợi tiểu thảo dược, đặc biệt nếu bạn đang dùng thuốc lợi tiểu.

Lưu ý: Ngoài những bài thuốc trên, mọi người có thể kích hoạt khả năng thải độc của cơ thể với những cách sau đây.

- Uống nước: Uống nước chính là cách bạn giúp cơ thể pha loãng độc tố và tống chúng ra ngoài theo tuần hoàn máu. Tốt nhất nên uống 1 ly nước vào sáng sớm khi vừa ngủ dậy để tống hết những chất cặn bã ra khỏi cơ thể.

- Vận động nhiều: Vận động nhiều khiến cơ thể đổ mồ hôi, đây cũng là cách thải độc tố ra ngoài thông qua da, một cơ quan thải độc quan trọng nhưng ít người nghĩ đến.

- Bạn có thể đo nồng độ thủy ngân trong cơ thể bằng cách xét nghiệm mẫu máu hoặc tóc nhưng hiện những phương pháp này không phổ biến.

* Theo Livestrong


kim loại nặng ra khỏi cơ thể
Mỗi ngày ra đường là bạn đã nhiễm kim loại nặng. (Ảnh: Internet)

Kim loại nặng và các á kim có mặt tự nhiên trong vỏ trái đất. Nó gây ô nhiễm môi trường thông qua các hoạt động như nấu chảy, đào xới, đốt than, quá trình sản xuất cũng như sử dụng các vật dụng làm từ kim loại trong gia đình, nông nghiệp, công nghiệp... Các hiện tượng tự nhiên như thay đổi thời tiết và phun trào núi lửa cũng gây ô nhiễm kim loại nặng.

Kim loại nặng rất độc hại đối với con người, động vật mà môi trường. Trong số các kim loại nặng, nhiễm độc chì, thủy ngân, cadmium và thạch tín là đặc biệt nguy hại đến sức khỏe. Tổ chức Y tế Thế giới cũng liệt kê những kim loại trên vào top 10 nhóm hóa chất nguy hiểm nhất cho sức khỏe cộng đồng.

Kim loại nặng xâm nhập vào cơ thể theo 3 đường:
- Hít thở: Không khí mà chúng ta hít thở bị ô nhiễm kim loại rất nặng do các hoạt động của con người cũng như hiện tượng tự nhiên. Khói xe cũng thải ra kim loại nặng. Những người làm việc trong các phân xưởng, hầm mỏ và khu công nghiệp, các nhà máy sản xuất giấy và trạm hạt nhân là dễ nhiễm kim loại nặng nhất.

- Ăn uống: Ăn thịt động vật và thực vật là con đường chính khiến con người nhiễm kim loại nặng. Chất thải sinh hoạt và công nghiệp cũng góp phần gây ô nhiễm nguồn nước, sông hồ...

- Phơi nhiễm: Tiếp xúc với không khí hay đất ô nhiễm là nguyên do khiến bạn nhiễm kim loại nặng. Mắt và da hấp thụ kim loại nặng trong không khí mỗi ngày.
Kim loại nặng cũng thâm nhập vào cơ thể qua đường ăn uống (Ảnh: wikihow)

Tiếp xúc lâu dài với kim loại nặng có thể gây ung thư, hủy hoại nghiêm trọng hệ thống trung khu thần kinh hoặc gây ra những triệu chứng bệnh tim chết người.

- Tiếp xúc lâu với crôm và cadmium có thể gây ung thư phổi.

- Chì gây thiếu máu, bại liệt và bệnh thận.

- Thủy ngân gây sưng miệng, run cơ và rối loạn thần kinh.

- Thạch tín gây giảm sắc tố, tiểu đường và ung thư da.

Thanh lọc kim loại nặng là việc làm sống còn để giữ gìn sức khỏe và kéo dài tuổi thọ. Dưới đây là cách giúp bạn lọc kim loại nặng ra khỏi cơ thể.

1. Uống đủ nước
Uống nước giúp thải mọi độc tố ra khỏi cơ thể, bao gồm kim loại nặng.

Cơ thể chứa 65% là nước. Chỉ điều này thôi cũng đủ chứng minh việc thiếu nước sẽ gây hậu quả thê thảm thế nào đối với sức khỏe. Nước cực kì thiết yếu để đảm bảo sức khỏe cho bạn. Mọi hoạt động từ ăn kiêng đến tập thể dục đều vô dụng nếu cơ thể không được cung cấp đầy đủ nước.

Thiếu nước là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng mất cân bằng oxy hóa, làm cản trở khả năng chống lại các gốc tự do của cơ thể. Khi kim loại nặng xâm nhập vào cơ thể, tình trạng mất cân bằng oxy hóa sẽ kích hoạt độc tố của chúng.

Uống nhiều nước sẽ giúp giảm thiểu tình trạng này. Hơn nữa, nước giúp vận chuyển các dưỡng chất và khoáng chất thiết yếu đi khắp cơ thể. Những chất này củng cố quá trình giải độc gan, thận, ruột, đường hô hấp và da.

2. Ăn thực phẩm lên men
Sữa chua chứa nhiều vi khuẩn tốt cho dạ dày.
Vai trò của các vi khuẩn đường tiêu hóa (probiotics) trong việc loại bỏ kim loại nặng đã được biết đến rộng rãi từ lâu. Thực phẩm lên men rất giàu các probiotics như vi khuẩn axit lactic, có khả năng phản ứng với kim loại nặng và tống khứ chúng ra khỏi cơ thể.

Các thực phẩm chứa vi khuẩn probiotics tốt cho dạ dày bao gồm sữa chua, váng sữa, phô mai cottage, kefir, đậu tương, dưa chuột muối chua, củ cải, củ dền và tỏi...

Lưu ý: Hãy nhớ rằng thanh lọc kim loại nặng là một quá trình lâu dài, và việc nhiễm độc mỗi ngày là điều không thể tránh khỏi. Ngoài thực hiện 2 điều trên, bạn nên tiếp xúc với kim loại nặng càng ít càng tốt.

kienthuconline
Thủy ngân trong không khí là dạng độc hại nhất

Lệ Nam | 24/04/2016 11:05
PGS Trần Hồng Côn cho biết, khi ở dạng hơi, thủy ngân vô cùng độc hại vì nó dễ dàng xâm nhập vào vào mô và tế bào người gây ngộ độc.

Mẹo hay phải biết phòng khi "trót" làm vỡ cặp nhiệt độ thủy ngân

Cần phải cảnh báo gấp

Thông tin tại trạm quan trắc môi trường không khí tự động liên tục của Tổng cục Môi trường đặt tại khu vực 556 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội gần đây thường xuyên cảnh báo về mức độ ô nhiễm không khí tại Hà Nội khiến nhiều người cảm thấy lo ngại.

TS Hoàng Dương Tùng - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường cho biết, thiết bị đo đạc, quan trắc phát hiện chất độc thủy ngân trong không khí là một vấn đề mà các nhà khoa học trong nước và trên thế giới đều đang lo ngại.

PGS Trần Hồng Côn – giảng viên khoa Hóa học trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội cũng cho biết đây thực sự là điều đáng báo động.

Theo PGS Côn thủy ngân là một kim loại cực độc và khi nó ở dạng hơi thì nó còn độc hơn gấp nhiều lần vì nó dễ thâm nhập vào các mô, tế bào như các chất hàng nhầy trong phổi, tan vào trong máu, tác dụng với các abomin và các chất ở trong cơ thể rất nhanh.

Nguy hiểm là ở chỗ nếu tính độc tính của nguyên tố thủy ngân thì ở dạng hơi là độc nhất.

Thông thường thủy ngân trong không khí hàm lượng cực kỳ thấp, thông thường người ta chỉ đo được nồng độ thủy ngân ở các ống khói của nhà máy đốt rác thải y tế vì trong rác thải y tế có chứa nhiều thiết bị có thủy ngân.

Cũng có thể gặp tình trạng này ở một số lò đốt rác công nghiệp vì có một số hợp chất có thủy ngân khi đốt nó bay lên không khí.

Nhưng thông thường thủy ngân bay lên không khí rất hiếm.

PGS Côn nhấn mạnh nếu nghi ngờ có thì không nên tung tin lên vì người dân sẽ hoang mang. Nhưng nếu có điều đó xảy ra trong thực tế thì phải cảnh báo, báo động.

Kể cả chỉ số thủy ngân đo được nếu ở dưới ngưỡng cho phép thì cũng phải cảnh báo rất rõ. Vì hơi thủy ngân cực kỳ độc với cơ thể con người.

Khi thủy ngân đã bay ra ngoài không khí thì con người không thể làm gì được nó mà phải sống chung với nó vì nó ở dạng hơi trong không khí, không ai đuổi theo gom nó lại được, chắn nó lại được như các hạt bụi.

Chúng ta cần phải xem xét thật kỹ để cảnh báo các lò đốt rác thải y tế, rác thải công nghiệp phải chặn thủy ngân ngay từ đầu vào trước khi khói bay ra ngoài không khí, phải giữ hơi thủy ngân lại.

Cảnh giác ngộ độc thủy ngân từ vật dụng gia đình
Trong gia đình, sản phẩm có chứa thủy ngân điển hình là cặp nhiệt độ. Một số cặp nhiệt độ có thủy ngân ở cái đầu “nhũ bạc”.
Nếu bị vỡ ra nhà rất nguy hiểm bởi nguyên tố này không hót, không quét được. Càng quét nó càng tan nhỏ ra phân tán ở trong sàn nhà, dễ bốc hơi và bay vào không khí, đọng trong phòng. Nếu vô tình hít phải nó rất nguy hiểm.

Khi bị vỡ cặp nhiệt độc, để xử lý thủy ngân chúng ta nên lấy lá đồng nguyên chất, bạc nguyên chất (đũa bạc, xẻng đồng) để cho thủy ngân bám dính vào.

Cũng có thể dùng bột lưu huỳnh để quét, thủy ngân tác dụng hóa học với bột lưu huỳnh sẽ không bị xé nhỏ và bay vào không khí.

Thủy ngân rơi vào các khe không thể hót, quét được thì có thể sử dụng sắt clorua để xử lý lấy hết thủy ngân.

Nếu để thủy ngân xâm nhập vào cơ thể, chất này sẽ len lỏi vào các mô, những nơi có chứa chất nhày nhày như ở phổi và nó sẽ kích thích đường hô hấp dẫn đến ho húng hắng, ho ra đờm, khó thở, da có thể tím tái do thiếu ôxy.

Biểu hiện của nhiễm độc thủy ngân khác nhau tùy thuộc dạng ngộ độc, khoảng thời gian, cường độ tiếp xúc và một vài điều kiện cơ thể.

Nếu hít phải thủy ngân thường biểu hiện bệnh phổi nặng cấp tính. Triệu chứng đầu tiên là sốt do khói kim loại gồm sốt, ớn lạnh, thở khó, giảm trí nhớ, mất khả năng tập trung, mờ mắt và bị các chứng bệnh về thận.

Những triệu chứng khác gồm viêm miệng, lơ mơ, co giật, nôn và viêm ruột. Những triệu chứng này thường dịu đi trong vòng 1 tuần.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp diễn tiến nặng hơn phù phổi cấp, suy hô hấp và tử vong. Còn ngộ độc mãn do hít thủy ngân gây viêm lợi, run giật tay và rối loạn tâm thần kinh. Thủy ngân có thể gây ra tình trạng thiếu máu, xanh xao và tử vong dần.

Theo Trí Thức Trẻ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét