Ở Việt Nam, đặc biệt ở miền Bắc, mỗi năm có cả hàng ngàn lễ hội, nhưng những lễ hội quan trọng và thu hút đông đảo người tham dự nhất là những lễ hội được tổ chức sau Tết nguyên đán.
Đọc những bài tường thuật trên báo chí, cũng như trên các diễn đàn mạng, người ta nhận thấy hai điều;
Thứ nhất, lễ hội nào cũng đông người dự, thường là cả mấy ngàn người,cả mấy chục ngàn người, thậm chí hàng triệu người; người nào cũng đầy thành tín với ước mong được nhiều may mắn trong năm mới.
Thứ hai, trái ngược hẳn với sự thành tín ấy, không khí lễ hội lại rất nhếch nhác và hỗn loạn.
Đọc những bài tường thuật trên báo chí, cũng như trên các diễn đàn mạng, người ta nhận thấy hai điều;
Thứ nhất, lễ hội nào cũng đông người dự, thường là cả mấy ngàn người,cả mấy chục ngàn người, thậm chí hàng triệu người; người nào cũng đầy thành tín với ước mong được nhiều may mắn trong năm mới.
Thứ hai, trái ngược hẳn với sự thành tín ấy, không khí lễ hội lại rất nhếch nhác và hỗn loạn.
Người ta chen lấn nhau; chửi bới nhau, thậm chí ẩu đả nhau. Người ta trèo lên cả bàn thờ để ngắt hoa, lấy đồ cúng hoặc sờ vào các bức tượng thần và Phật để lấy…lộc.
Trong hội phết ở Hiền Quan, Phú Thọ, sau khi hành lễ, vị tiên chỉ tung sáu quả phết (làm bằng gỗ với đường kính khoảng 35cm) lên cao. Với niềm tin là ai cướp được quả phết ấy thì không những bản thân mình, gia đình mình mà còn cả làng mình sẽ được phước lộc cả năm, hàng ngàn thanh niên nhào đến giành giật. Người này giành được lại bị người khác giật mất.
Cứ thế. Cả hàng ngàn người, trong đó có nhiều người ở trần trùng trục xông vào nhau, giẫm đạp lên nhau, đánh đấm nhau, quyết tâm giành cho được quả phết. Đó là chưa kể chung quanh lễ hội: Hầu như tất cả các hàng quán đều nâng giá lên cao vòi vọi, một hiện tượng mà người trong nước gọi là “chặt chém”.
Cứ thế. Cả hàng ngàn người, trong đó có nhiều người ở trần trùng trục xông vào nhau, giẫm đạp lên nhau, đánh đấm nhau, quyết tâm giành cho được quả phết. Đó là chưa kể chung quanh lễ hội: Hầu như tất cả các hàng quán đều nâng giá lên cao vòi vọi, một hiện tượng mà người trong nước gọi là “chặt chém”.
Mô tả khung cảnh của những buổi lễ như thế, trên báo chí, người ta dùng những từ ngữ nặng nề như “náo loạn”, “hỗn loạn”, “ẩu đả”, “hỗn chiến”, “bát nháo”, “thô tục”, “bạo liệt”, “phản cảm”, “không thể tưởng tượng được”, v.v… khiến mọi người thấy “rùng mình”, “ngao ngán” và “xấu hổ”. Một số người còn lưu ý là những cảnh tượng nhếch nhác như vậy chỉ có ở miền Bắc.
Trong Nam, như ngày hội Tết ở Bình Dương, cũng quy tụ cả hàng chục ngàn người, không hề có những sự chen lấn, giẫm đạp lên nhau cũng như những sự giành giật xô bồ và tồi tệ như vậy. Nhiều người đi đến kết luận: văn hoá Việt Nam đang xuống cấp trầm trọng.
Trong Nam, như ngày hội Tết ở Bình Dương, cũng quy tụ cả hàng chục ngàn người, không hề có những sự chen lấn, giẫm đạp lên nhau cũng như những sự giành giật xô bồ và tồi tệ như vậy. Nhiều người đi đến kết luận: văn hoá Việt Nam đang xuống cấp trầm trọng.
Thật ra, văn hoá Việt Nam đã xuống cấp từ lâu.
Xuống cấp trong học đường: học sinh hành hung nhau và không tôn trọng thầy cô giáo; các thầy cô giáo thì chỉ xem việc dạy học như một sinh kế, ở đó, người ta tận dụng nhiều thủ đoạn, phổ biến nhất là trong việc dạy thêm, để có thật nhiều tiền.
Xuống cấp trong gia đình: cha mẹ không làm gương hoặc chỉ làm gương xấu cho con cái; con cái cũng không còn hiếu đễ đối với cha mẹ cũng như giữa anh em với nhau.
Xuống cấp trong xã hội: người ta chỉ biết chạy theo quyền lợi, bất kể đạo lý, mất cả nhân nghĩa và lòng tự trọng; cái gọi là tình hàng xóm, tình đồng bào và tình người trở thành một cái gì hết sức hiếm hoi.
Xuống cấp trong phạm vi quốc gia: giới lãnh đạo chỉ chạy theo quyền lợi riêng, việc làm không đi đôi với lời nói, nạn tham nhũng tràn lan, sự dối trá lên ngôi. Tuy nhiên, tất cả những sự xuống cấp như vậy đều khá chung chung. Không có biểu hiện nào cụ thể về sự xuống cấp ấy cho bằng hình ảnh các lễ hội sau Tết.
Xuống cấp trong học đường: học sinh hành hung nhau và không tôn trọng thầy cô giáo; các thầy cô giáo thì chỉ xem việc dạy học như một sinh kế, ở đó, người ta tận dụng nhiều thủ đoạn, phổ biến nhất là trong việc dạy thêm, để có thật nhiều tiền.
Xuống cấp trong gia đình: cha mẹ không làm gương hoặc chỉ làm gương xấu cho con cái; con cái cũng không còn hiếu đễ đối với cha mẹ cũng như giữa anh em với nhau.
Xuống cấp trong xã hội: người ta chỉ biết chạy theo quyền lợi, bất kể đạo lý, mất cả nhân nghĩa và lòng tự trọng; cái gọi là tình hàng xóm, tình đồng bào và tình người trở thành một cái gì hết sức hiếm hoi.
Xuống cấp trong phạm vi quốc gia: giới lãnh đạo chỉ chạy theo quyền lợi riêng, việc làm không đi đôi với lời nói, nạn tham nhũng tràn lan, sự dối trá lên ngôi. Tuy nhiên, tất cả những sự xuống cấp như vậy đều khá chung chung. Không có biểu hiện nào cụ thể về sự xuống cấp ấy cho bằng hình ảnh các lễ hội sau Tết.
Lễ hội nào cũng bao gồm hai khía cạnh: lễ và hội.
Lễ là tế lễ, cúng kiếng, nghi thức; hội là sinh hoạt. Lễ là phần thiêng liêng, hội là phần giải trí. Lễ nối con người với thế giới tâm linh, hội gắn kết con người lại với nhau. Phần lễ làm cho phần hội gắn liền với quá khứ và truyền thống, từ đó, có ý nghĩa văn hoá. Chính vì vậy, lễ hội trở thành một phần của văn hoá, văn hoá dân gian.
Việc cả ngàn, hàng chục ngàn người... tham gia vào các lễ hội chứng tỏ người ta không những mê thích các trò tiêu khiển mà còn rất quan tâm đến thế giới tâm linh. Người ta tin vào thần thánh, tin vào số phận, tin vào những ân lộc may mắn đến được từ sự nguyện cầu.
Thế nhưng, tại sao, ở chỗ linh thiêng như vậy, người ta lại hành xử một cách trần tục và thô tục như giành giật nhau, giẫm đạp lên nhau, xô xát nhau như vậy? Chẳng lẽ là người ta tin thần thánh sẽ phù hộ cho họ khi người ta trèo lên bàn thờ để giật hoa quả và đồ cúng cũng như ẩu đả nhau như vậy?
Lễ là tế lễ, cúng kiếng, nghi thức; hội là sinh hoạt. Lễ là phần thiêng liêng, hội là phần giải trí. Lễ nối con người với thế giới tâm linh, hội gắn kết con người lại với nhau. Phần lễ làm cho phần hội gắn liền với quá khứ và truyền thống, từ đó, có ý nghĩa văn hoá. Chính vì vậy, lễ hội trở thành một phần của văn hoá, văn hoá dân gian.
Việc cả ngàn, hàng chục ngàn người... tham gia vào các lễ hội chứng tỏ người ta không những mê thích các trò tiêu khiển mà còn rất quan tâm đến thế giới tâm linh. Người ta tin vào thần thánh, tin vào số phận, tin vào những ân lộc may mắn đến được từ sự nguyện cầu.
Thế nhưng, tại sao, ở chỗ linh thiêng như vậy, người ta lại hành xử một cách trần tục và thô tục như giành giật nhau, giẫm đạp lên nhau, xô xát nhau như vậy? Chẳng lẽ là người ta tin thần thánh sẽ phù hộ cho họ khi người ta trèo lên bàn thờ để giật hoa quả và đồ cúng cũng như ẩu đả nhau như vậy?
Từ lâu, người ta đã nói tín ngưỡng làm cho con người hướng thượng hơn, bao dung hơn, nghĩ về người khác nhiều hơn, thế nhưng, qua những gì người ta chứng kiến được trong các lễ hội, rõ ràng là niềm tin vào thần linh không làm cho người ta trở thành tốt đẹp hơn.
Tại sao?
Lý do chính dĩ nhiên không xuất phát từ tín ngưỡng. Tín ngưỡng nào ít nhiều cũng đều có mặt tốt. Lý do chính, theo tôi, là người ta không tín ngưỡng thật. Người ta chỉ mê tín. Người ta không nghĩ đến khía cạnh đạo đức của lễ hội mà chỉ xem đó như chỗ để người ta cầu an và cầu may. Người ta chỉ xem thần thánh như những con buôn, với họ, người ta có thể mua chuộc và đút lót.
Thái độ ấy chủ yếu xuất phát từ tâm lý bất an.
Người nghèo, cả ngày quần quật kiếm sống, được ngày nào hay ngày ấy, hoàn toàn bất an về tương lai: Họ cần một điểm tựa về tinh thần.
Cả người giàu có và có quyền chức cũng bất an: Tất cả tiền bạc và địa vị của họ không đến từ tài năng và công sức chân chính mà chỉ đến nhờ chạy chọt và tham nhũng, bởi vậy, người ta rất sợ bị mất.
Đến với thần linh, người ta hy vọng sẽ tiếp tục được may mắn.
Người nghèo, cả ngày quần quật kiếm sống, được ngày nào hay ngày ấy, hoàn toàn bất an về tương lai: Họ cần một điểm tựa về tinh thần.
Cả người giàu có và có quyền chức cũng bất an: Tất cả tiền bạc và địa vị của họ không đến từ tài năng và công sức chân chính mà chỉ đến nhờ chạy chọt và tham nhũng, bởi vậy, người ta rất sợ bị mất.
Đến với thần linh, người ta hy vọng sẽ tiếp tục được may mắn.
Trong một xã hội mà cả người giàu lẫn người nghèo, cả người thống trị lẫn người bị trị, đều bất an, không có giá trị nào thực sự vững chắc cả. Nhiều người cho vấn đề trầm trọng nhất của xã hội Việt Nam hiện nay là sự loạn chuẩn, đúng hơn, sự biến mất của các chuẩn mực đạo đức.
Ranh giới giữa cái tốt và cái xấu, cái cao thượng và cái thấp hèn, cái nên làm và cái không nên làm đều bị xoá nhoà. Khi mất ranh giới ấy, người ta cũng mất cả ý thức hướng thiện và, quan trọng hơn, mất cả sự hổ thẹn.
Khi sự hổ thẹn không còn, đạo đức cũng sẽ không còn. Đó mới chính là điều đáng lo lắng nhất cho xã hội Việt Nam hiện nay.
Còn, như một tai hoạ cho tương lai.
Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc
Mắc kẹt giữa biển người chờ lên núi Nghĩa Lĩnh (TP Việt Trì, Phú Thọ), một số phụ nữ ngất xỉu, phần đông trẻ em sợ hãi khóc thét. Lực lượng chức năng phải bế các bé ra chỗ thoáng mát đề phòng sự cố.
Sáng 10/3 âm lịch (16/4), hàng triệu người dân về dự lễ hội đền Hùng. Trong thời gian dâng hương, biển người chen chúc dưới chân núi Nghĩa Lĩnh để chờ lên khu di tích đền Hùng lễ bái. Công an Phú Thọ dựng hai lớp barie ngăn dòng người và điều tiết an ninh.
Biển người cùng chờ đợi dưới chân núi khiến cho không khí trở nên ngột ngạt, nhiều em nhỏ cũng phải chen chân theo cha mẹ.
Đám đông la ó, đòi mở barie, chen nhau lên phía trước khiến nhiều em sợ hãi khóc lóc.
Để bảo vệ các em nhỏ, lực lượng chức năng phải len vào đám đông để bế hàng trăm em lên phía trước.
Phải chuyền qua tay nhiều người lạ, giữa đám đông ồn ã, nhiều em sợ hãi khóc thét.
Các chiến sĩ vừa mướt mồ hô điều tiết trật tự, vừa làm "bảo mẫu" chăm sóc trẻ em.
Hàng trăm em được lực lượng chức năng tách ra khỏi đám đông, đưa đến khu vực thoáng đãng ở gần lối lên để nghỉ ngơi, chờ cha mẹ.
Dòng người đứng chôn chân tại chỗ khiến không khí trở nên ngột ngạt. Nhiệt độ ngoài trời lúc này khoảng 28 độ C.
Một số người quá mệt, lả đi được đưa đến nơi thoáng khí. Ban tổ chức dự báo hôm nay có khoảng 1,5 triệu lượt khách về bái tổ, nâng tổng số khách từ đầu năm đến nay là 7 triệu.
Người phụ nữ mặc áo chống nắng ngất xỉu trong đám đông, được cảnh sát dìu lên chỗ cao, cạnh nam thanh niên cầm máy ảnh, để lấy không khí thở, sau đó được đưa đến bộ phận y tế.
Bé Hải (13 tuổi) ở Tứ Xã, huyện Lâm Thao cùng gia đình xuống đền Hùng từ rất sớm. Cậu bé cùng hai em gái phải đứng tách đám đông để khỏi bị xô đẩy. "Em chưa bao giờ thấy hội đông người như thế này. Chắc đến trưa cũng không lên được đền", Hải nói.
Theo Hoàng Phương - Giang Huy/Vnexpress.net
Hàng triệu người dự lễ hội Đền Hùng
10:38 16/04/2016
Đến sáng 16/4 (tức 10/3 âm lịch), đã có hơn 5,5 triệu người hành hương về khu di tích Đền Hùng tham gia ngày giỗ Tổ.
Sáng 16/4, hàng triệu lượt du khách đổ về khu di tích lịch sử Đền Hùng (Phú Thọ) khai hội giỗ Tổ Hùng Vương.
7h, Lễ rước long trọng diễn ra như thường lệ. Đi đầu đoàn là quốc kỳ, cờ hội cùng các lẵng hoa dâng lên các Vua Hùng của 100 thanh niên trai tráng tượng trưng cho con Lạc cháu Hồng.
Các lãnh đạo Đảng và Nhà nước gồm: Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình và nhiều quan chức khác có mặt tham dự dâng hương lên các Vua Hùng.
bà Nguyễn Thị Tuyết Chinh, Phó giám đốc Sở Thông tin – Truyền thông Phú Thọ, tính đến ngày 15/4 đã có hơn 5,5 triệu lượt khách về dâng hương tại Đền Hùng.
Lễ dâng hương vào sáng ngày 10/3 âm lịch năm nay cũng là dịp ở một số nơi khác thờ Vua Hùng hoặc vợ con, tướng lĩnh Vua Hùng làm lễ.
Riêng ngày 16/4, Ban tổ chức dự kiến sẽ có thêm khoảng 1,5 đến 2 triệu lượt khách về Đền Hùng, nâng tổng số lượng người về tham dự lễ hội khoảng 7 triệu người.
Đông đảo người dân đã tập trung từ sáng sớm trước quảng trường chính để đón chờ đoàn rước và được lên khu di tích dâng hương các Vua Hùng.
Khu di tích đền thờ các Vua Hùng nằm tại Đền Thượng, trên núi Nghĩa Lĩnh, thuộc khu di tích Đền Hùng, Phú Thọ.
Người dân hai bên đường háo hức xem đoàn rước đi qua.
Đoàn Phật tử Tứ Kỳ (chùa Diên Khánh, Hải Dương) chờ đợi dưới chân dốc khu di tích để lên đền. Đoàn xuất phát từ 3h, và 5h30 họ có mặt tại đây.
Ông Quách Văn Đường (68 tuổi) chạy xe máy một mình từ thị trấn Tây Đằng, Ba Vì (Hà Nội) từ 4h. Người cựu chiến binh mong ngóng được sớm lên đền để được hành lễ.
Năm nay không còn nhiều cảnh du khách dâng lễ chín như gà, lợn mà chỉ có những mâm hương hoa, trái quả.
8h15, cổng chính được mở, người dân nô nức lên đồi, hành hương dâng lễ đến tổ tiên.
Người dân thắp hương, hành lễ tưởng nhớ đến các Vua Hùng trên đền Thượng.
Tiến Tuấn
Trọng tín ngưỡng nhưng phải xóa mê tín
17/04/2016 03:01:29
(PL)- Chứng kiến cảnh cả biển người chen lấn trong lễ giỗ tổ Hùng Vương, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ cho rằng điều đó vượt qua một sự thành kính đơn thuần, ở đó có sự vượt lên của mê tín, mà sự mê tín khi được tập hợp thành số lượng lớn sẽ tạo nên sự bùng nổ.
“Giỗ tổ Hùng Vương thuộc tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, được nâng lên thành thờ cúng tổ tiên của dân tộc. Điểm đặc sắc của giỗ tổ không phải là giỗ tổ tiên của một gia tộc, một dòng họ mà cho một quốc gia, một dân tộc. Các quốc gia khác gốc gác thường thờ tự một loài vật có gốc tích xa xưa, có quốc gia thờ gà trống, có dân tộc thờ đại bàng nhưng dân ta sáng tạo ra huyền thoại và thờ huyền thoại đó như tổ tiên của người dân chung của một quốc gia” - nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ cho biết.
. Phóng viên:
Thưa ông, việc xây dựng huyền thoại như ông nói ở trên có ý nghĩa như thế nào?
+ Nhà nghiên cứu Nguyễn Hùng Vĩ: Việc xây dựng huyền thoại để chứng tỏ có một cội nguồn chung có ý nghĩa là nhằm xây dựng tinh thần gắn kết giữa những người trong một quốc gia, để đoàn kết lại, để khẳng định sự độc lập và trường tồn của quốc gia đó.
. Năm nay, tình trạng quá tải tại giỗ tổ Hùng Vương vẫn tái diễn, thậm chí có xu hướng ở mức cao hơn, theo ông, nguyên do từ đâu?
+ Một lễ hội như vậy thường có tính gắn kết cộng đồng, cộng thêm lòng thành kính muốn đến chỗ thiêng, đồng thời đối với văn hóa nước ta thì trong từng người một tính mê tín cao lắm, đến để cầu may, cầu bổng lộc. Mỗi mê tín nhỏ lẻ thì chưa là vấn đề gì hết, tập hợp một triệu người với một triệu ý đồ mê tín sẽ tạo thành một sự bùng nổ. Đừng nghĩ tôi, anh hay người khác không mê tín nhưng tích tụ vào một thời điểm nó sẽ bùng nổ, sự bùng nổ là tác hại của sự mê tín đó.
Trẻ em và người già bị chèn ép trong đám đông hỗn độn. Ảnh: TTXVN
Một số người dân vô ý thức đã trèo qua tường ngay trước cổng đền Hùng. Ảnh: TTXVN
Làm thế nào để khoa học thắng mê tín, tính nhân văn, thực tiễn thắng mê tín vô cùng khó khăn. Bởi vì con người là vô cùng phức tạp và phong phú. Tôi tưởng tượng đến một sự tập trung và trong đó các yếu tố tiêu cực rất nhiều. Điều này có sự tác động của môi trường xã hội, cuộc sống tạo thuận tiện cho con người thực hành những việc mà họ mong muốn. Ngày xưa khi bom đạn chiến tranh, có ai nghĩ đến việc đó đâu.
. Vậy chúng ta phải chấp nhận, làm quen dần với những yếu tố đó?
+ Theo tôi thì nhà khoa học luôn phải vượt qua mê tín, xóa bỏ nó. Tín ngưỡng như gia vị cuộc sống. Coi trọng tín ngưỡng nhưng phải xóa bỏ mê tín, đó là tư duy của một con người khoa học.
Kỷ lục phản cảm
. Năm nay, việc chiếc bánh chưng khổng lồ được cung tiến tại lễ giỗ tổ cũng tạo ra nhiều dư luận khác nhau, ông nghĩ gì về việc này?
+ Tôi thấy việc cung tiến kỷ lục là muốn đạt đến sự hoành tráng, tự khẳng định mình cũng là ước muốn của bất cứ ai. Nhưng ước muốn đó phải dựa trên sự phù hợp với tính chất của các lễ hội và đặc biệt phải phù hợp với điều kiện lịch sử, điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa chứ không hoành tráng bằng mọi cách. Nếu hoành tráng mà tham, sân, si thì hoành tráng như vậy là phản cảm.
. Đối với chiếc bánh được cung tiến thì theo ông có ảnh hưởng như thế nào?
+ Ở đây có thể hiểu tôi thích làm một cái bánh thật to nhưng tôi không tính đến bánh đó có thể gây nên cướp giật, gây ra lãng phí, phản cảm khác, chưa kể vấn đề vệ sinh thực phẩm, quảng bá hình ảnh không đúng. Hơn nữa, các kỷ lục của ta thường là kỷ lục về số lượng, thô sơ, trong khi đó kỷ lục về sự sâu sắc, tinh tế, nhân phẩm… mới hướng đến chân thiện mỹ.
VIẾT THỊNH thực hiện
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét