NHỮNG PHIM HAY ĐỪNG ĐỂ LỠ:
Triệu phú ổ chuột đã được đề cử 10 giải Oscar 2009 và giành được 8 giải, nhiều nhất trong các bộ phim tham dự giải thưởng năm đó, bao gồm Phim xuất sắc nhất, Đạo diễn xuất sắc nhất, Kịch bản chuyển thể hay nhất, Biên tập phim Xuất sắc nhất, Hòa âm xuất sắc nhất, Quay phim xuất sắc nhất, Nhạc phim hay nhất và Ca khúc trong phim hay nhất.
Triệu phú ổ chuột đã được đề cử 10 giải Oscar 2009 và giành được 8 giải, nhiều nhất trong các bộ phim tham dự giải thưởng năm đó, bao gồm Phim xuất sắc nhất, Đạo diễn xuất sắc nhất, Kịch bản chuyển thể hay nhất, Biên tập phim Xuất sắc nhất, Hòa âm xuất sắc nhất, Quay phim xuất sắc nhất, Nhạc phim hay nhất và Ca khúc trong phim hay nhất.
Triệu phú ổ chuột (tên gốc: Slumdog Millionaire) là một bộ phim Anh của đạo diễn Danny Boyle, do Christian Colson sản xuất, Simon Beaufoy viết kịch bản và đồng đạo diễn tại Ấn Độ bởi Loveleen Tandan. Bộ phim được chuyển thể từ tiểu thuyết Q & A xuất bản vào năm 2005 của tác giả và nhà ngoại giao Ấn Độ Vikas Swarup.
Được dàn dựng và quay tại Ấn Độ, Triệu phú ổ chuột kể lại câu chuyện của một chàng trai trẻ xuất thân từ khu ổ chuột Juhu ở Mumbai khi cậu tham gia trong trò chơi truyền hình Who Wants to Be a Millionaire? (tức Ai là triệu phú?) phiên bản Ấn Độ (Kaun Banega Crorepati, tiếng Hindi) và trả lời được chính xác tất cả những câu hỏi, vượt quá kỳ vọng của mọi người và khiến người dẫn chương trình lẫn các sĩ quan cảnh sát phải nghi ngờ.
Đặt bối cảnh năm 2006, bộ phim mở màn với cảnh tại Mumbai, một cảnh sát đang tra tấn Jamal Malik (Dev Patel), một người từng là đứa trẻ đường phố xuất thân từ khu ổ chuột Juhu. Trong cảnh mở đầu, một dòng chữ hiện lên:
"Jamal Malik còn cách chiến thắng 20 triệu rupee một câu hỏi nữa. Làm sao anh ta làm được vậy? (A) Anh ta gian lận, (B) Anh ta may mắn, (C) Anh ấy là một thiên tài, (D) Điều đó đã được định đoạt."
Jamal (Dev Patel) là một người chơi trong phiên bản Ấn Độ của trò chơi truyền hình Who Wants to Be a Millionaire? (tiếng Hindi:Kaun Banega Crorepati, trò chơi tương tự Ai là triệu phú ở Việt Nam) do Prem Kumar (Anil Kapoor) dẫn chương trình. Anh đã thắng được 10 triệu rupee (khoảng 200.000 USD) và đã tiến tới câu hỏi cuối cùng, có giá trị 20 triệu rupee thì trò chơi hết giờ và sẽ tiếp tục vào hôm sau. Sau khi bị Prem Kumar tố cáo, cảnh sát đã nghi ngờ Jamal gian lận, vì các khả năng khác - rằng anh có kiến thức rất rộng, hay anh rất may mắn—đều khó có thể xảy ra.
Jamal sau đó giải thích rằng, trừ câu hỏi về siêu sao Bollywood Amitabh Bachchan là quá đơn giản, anh đều đã biết đáp án cho phần lớn các câu hỏi do tình cờ, vì những điều đó đã xảy ra trong cuộc đời anh, được chuyển tải qua một loạt các ký ức miêu tả thời niên thiếu của anh. Trong đó có các cảnh anh có được ảnh chân dung của Bachchan, cái chết của mẹ anh trong vụ bạo lực chống Hồi giáo (gợi đến cuộc tấn công chống Hồi giáo 1993 ở Mumbai trong khu ổ chuột), và làm sao anh và cậu anh trai Salim kết bạn với Latika (Rubina Ali). Anh gọi Salim và mình là Athos và Porthos, còn Latika là người Lính ngự lâm thứ ba, cái tên mà họ chưa bao giờ được biết.
Trong ký ức của Jamal, bọn trẻ đã được Maman (Ankur Vikal) đưa về khi đang sống trong bãi rác. Maman là một tên gangster (điều mà chúng không hề biết khi lần đầu gặp mặt) giả vờ điều hành một trại trẻ mồ côi nhằm "thu thập" những đứa trẻ đường phố để hắn có thể dạy cho chúng cách xin tiền. Salim (Azharuddin Mohammed Ismail) được lựa chọn vào bộ máy điều hành của Maman và được yêu cầu phải đưa Jamal (Ayush Mahesh Khedekar) đến gặp Maman để hắn làm cho cậu bị mù (giúp tăng số tiền xin được nếu làm đứa trẻ mù hát rong). Salim bảo vệ cho cậu em, và ba đứa trẻ cố chạy thoát thân, nhưng chỉ có cậu và Jamal là trốn được, bắt kịp một con tàu đang rời bánh. Latika chạy theo và nắm được tay Salim, nhưng Salim đã cố tình thả tay, và cô bé bị bỏ lại khi con tàu tăng tốc.
Hai anh em kiếm sống, du lịch trên nóc tàu, bán hàng, móc túi, và lừa đảo các du khách cả tin tại đền Taj Mahal bằng cách giả làm hướng dẫn viên du lịch. Jamal (Tanay Chheda) rốt cuộc cũng thuyết phục được người anh để cả hai quay về Mumbai vì cậu muốn tìm Latika, và điều này khiến Salim bực mình. Bằng ý chí kiên định người anh cũng đồng ý và cuối cùng họ cũng tìm được cô bé, khám phá ra rằng cô bé (Tanay Chheda) được Maman nuôi dưỡng để làm gái mại dâm giỏi múa hát mà trinh tiết của cô bé sẽ được giá rất cao. Hai anh em đã cứu cô bé, nhưng bị Maman ngăn cản, rồi trong khi giằng co, Salim (Ashutosh Lobo Gajiwala) đã rút súng và bắn chết Maman. Salim sau đó lợi dụng sự việc cậu đã giết Maman để kiếm việc trong băng nhóm của Javed (Mahesh Manjrekar), một tên trùm đối thủ với Maman. Salim trở lại phòng nơi ba người đang ở và đuổi Jamal đi. Jamal, biết được anh trai của cậu ở đây chỉ để chiếm hữu Latika, đã lao vào đánh người anh trước khi bị Salim vật lại và rút khẩu súng lục ổ quay đe dọa giết cậu. Latika can thiệp và bảo Jamal hãy đi đi, hy sinh bản thân cô để giữ cho cậu được an toàn. Do bị người của Maman truy tìm, Salim và Latika đã trốn đến một nơi khác, để lại Jamal một mình tự xoay xở nuôi sống bản thân.
Nhiều năm sau, Jamal có được một chân phục vụ trà nước tại trung tâm điện thoại. Khi cậu được nhờ thay chỗ một anh bạn đồng nghiệp trong vài phút, cậu đã tìm kiếm Salim và Latika trên dữ liệu điện thoại và liên lạc được với Salim (Madhur Mittal), người giờ đã là một kẻ có uy trong tổ chức của Javed. Jamal gặp mặt một Salim tỏ vẻ hối hận trong cơn giận dữ. Cậu hỏi Salim Latika đang ở đâu. Salim, tức giận và hoang mang vì đứa em trai vẫn quan tâm đến cô gái, trả lời rằng cô ta đã "đi xa". Salim mời Jamal đến sống chung với cậu. Sau đó Jamal bí mật theo dõi Salim đến nhà của Javed, cậu nhìn thấy Latika (Freida Pinto) ở đó, và cô cũng trông thấy cậu. Cậu tìm cách đột nhập vào, ban đầu giả vờ làm đầu bếp rồi lại là người rửa chén. Jamal và Latika đã có một cuộc tái ngộ đầy cảm xúc, nhưng sự hân hoan nhanh chóng chuyển thành thất vọng sau khi Jamal khám phá ra Latika đã kết hôn với Javed. Jamal thuyết phục Latika trốn đi với cậu. Cô cự tuyệt và yêu cầu cậu hãy quên cô và rời khỏi đó lập tức, nhưng Jamal vẫn khẳng định tình yêu của mình với cô và hứa sẽ đợi cô hàng ngày vào lúc 5 giờ chiều tại nhà ga lớn nhất Mumbai cho tới khi cô đến. Một ngày, khi Jamal đang đợi ở đó, Latika đã tìm đến gặp cậu, nhưng cô bị Salim và đám người của Javed bắt lại. Javed đã rạch một đường lên mặt cô khi Salim lái xe đi, để lại một Jamal giận dữ cùng với đám đông hiếu kỳ.
Một lần nữa Jamal mất liên lạc với Latika khi Javed chuyển đến một căn nhà khác ở ngoại ô Mumbai. Để tìm Latika, Jamal thử xuất hiện ở một trò chơi truyền hình phổ biến, Ai là triệu phú, bởi cậu biết rằng cô sẽ xem chương trình đó. Cậu đã tiến được đến câu hỏi cuối cùng, mặc cho thái độ thù địch của người dẫn chương trình khi mớm cho Jamal đáp án sai trong khi giải lao. Vào cuối chương trình, Jamal chỉ còn một câu hỏi nữa để đạt số tiền 20 triệu rupee (khoảng 400.000 USD), nhưng người dẫn chương trình đã gọi cảnh sát bắt cậu đến sở, tại đó cậu đã bị tra tấn để khai ra làm sao cậu, một "con chó khu ổ chuột", lại có thể biết được đáp án của quá nhiều câu hỏi như vậy. Sau khi Jamal kể cho ông thanh tra cảnh sát nghe toàn bộ câu chuyện, giải thích tại sao kinh nghiệm sống của cậu lại tình cờ giúp cậu trả lời từng câu hỏi một, ông thanh tra đã gọi lời giải thích của Jamal là "hợp lý một cách kỳ quái" và, biết rằng cậu không tham gia vì tiền, đã cho phép cậu trở lại chương trình để dự thi câu hỏi cuối.
Tại bản doanh của Javed, Latika đã theo dõi bản tin về phần thi thần kỳ của Jamal tại chương trình. Salim đưa cho Latika điện thoại của cậu và chìa khóa ô tô. Cậu giục cô chạy trốn và "tha lỗi cho cậu vì những gì cậu đã làm". Câu hỏi cuối cùng hỏi về tên của người lính ngự lâm thứ ba trong câu chuyện Ba chàng ngự lâm pháo thủ là gì. Khi Jamal sử dụng quyền trợ giúp bằng cách gọi điện thoại cho người quen, Jamal đã gọi cho anh trai Salim, nhưng điện thoại Salim đã đưa cho Latika và họ đã kết nối được với nhau. Tuy nhiên.cô cũng không biết đáp án cho câu trả lời cuối nhưng nói với Jamal rằng cô đã an toàn và rằng "Em là của anh" bằng tiếng Hindi (không được phụ đề) trước khi hết 30 giây. Jamal đoán được đáp án chính xác (Aramis) cho câu hỏi về người lính ngự lâm mà những đứa trẻ chưa bao giờ biết đến, và thắng được số tiền cao nhất. Cũng lúc đó, Salim bị phát hiện đã giúp Latika trốn thoát và để mình bị bắn trong bồn tắm đầy tiền sau khi đã bắt chết Javed. Câu nói cuối cùng của Salim là "Ông trời thật vĩ đại". Cuối đêm đó, Jamal và Latika gặp lại nhau tại ga xe lửa và họ đã chia sẻ một nụ hôn.
Sau đó cảnh phim đưa ra đáp án đúng cho câu hỏi vào đầu phim "D) Số Phận Đã An Bài ," ý nói rằng đó là số phận.
Vào đoạn giới thiệu đoàn làm phim vào cuối phim, trong một cảnh phim gợi đến nhiều bộ phim ca nhạc Bolywood, Jamal và Latika - cùng với rất nhiều người khác và cả các nhân vật niên thiếu của họ - đã nhảy múa trong ga xe lửa C.S.T với bài hát "Jai Ho", một tựa đề cô đọng sự chiến thắng.
Sau khi ra mắt tại Liên hoan phim Telluride và được trình chiếu sau đó tại Liên hoan phim Quốc tế Toronto và Liên hoan phim Luân Đôn, thoạt đầu Triệu phú ổ chuột chỉ được Fox Searchlight Pictures và Warner Bros. Pictures trình chiếu một cách hạn chế tại Bắc Mỹ vào ngày 12 tháng 11 năm 2008. Bộ phim đã được công chiếu trên toàn thế giới vào ngày 9 tháng 1 năm 2009 tại Anh và 23 tháng 1 năm 2009 tại Hoa Kỳ. Tại Ấn Độ, nó được trình chiếu lần đầu tại Mumbai vào ngày 22 tháng 1 năm 2009.
Bộ phim cũng giành được 5 Giải lựa chọn của Nhà phê bình (Critics' Choice Awards), 4 Giải Quả cầu vàng, và 7 Giải BAFTA, trong đó có Phim Xuất sắc nhất. Triệu phú ổ chuột cũng khơi lên những tranh cãi liên quan đến cách sử dụng ngôn ngữ, cách phác họa chân dung người Ấn Độ và Đạo Hindu và vấn đề chăm sóc cho các diễn viên nhí của phim.
Tại sao tờ 100 USD lại in hình chân dung Benjamin Franklin?
Nhiều người Việt nam thích tờ 100 đô của Mỹ, nhưng chắc không mấy ai tò mò tự hỏi:
- Chân dung trên tờ tiền này là ai?
Một số người đoán có lẽ đó là một vị Tổng thống nào đó của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Thực ra đó không phải chân dung của Tổng thống nào của Hoa Kỳ, mà là chân dung của một người đóng vai trò quan trọng trong Lịch sử Hoa Kỳ còn hơn hầu hết các Tổng thống.
Đó là một người khổng lồ của lịch sử nhân loại. Một người đa tài. Một nhà phát minh và sáng chế hàng đầu. Một nhà kinh doanh tài ba. Một nhà tư tưởng xuất sắc. Một chính khách lỗi lạc. Một trong những ‘Người Cha Lập Quốc’ (Founding Fathers) và Anh hùng dân tộc của Hoa Kỳ. Trong lịch sử nhân loại khó có ai có thể sánh được về tài năng và ảnh hưởng với con người này.
Ông là BENJAMIN FRANKLIN.
Benjamin Franklin sinh ngày 17 tháng 1 năm 1706 tại phố Milk, Boston. Cha Ông, Josiah Franklin, là người làm nến, xà phòng và bán hàng tạp hóa. Mẹ ông là vợ thứ hai của Josiah. Benjamin là con thứ 15 trong 17 người con của cha mình.
Do việc làm ăn của người cha sa sút, năm lên 10, Benjamin buộc phải thôi hẳn việc học ở trường. Năm 12 tuổi, Ben bắt đầu làm công việc của một thợ in cho xưởng in của anh trai James. Do ham học, cậu đọc ngấu nghiến mọi thứ sách báo cậu có được.
Năm 1721, James Franklin lập ra một tờ báo lấy tên là New England Courant. Đây được coi là tờ báo độc lập đầu tiên ở xứ sở này. Khi đó, Ben tỏ ý muốn làm một người viết bài cho báo nhưng bị từ chối.
Cậu bèn gửi bài theo bưu điện với bút danh là Mrs Silence Dogood, có vẻ như của một mệnh phụ. Và thật bất ngờ, những bài của cậu đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Nó nêu ra những vấn đề xã hội mà rất nhiều thành phần quan tâm. Tuy nhiên, James đã rất khó chịu khi phát hiện ra tác giả của những bài viết này chính là thằng oắt em trai mình!
17 tuổi, Benjamin bỏ nhà tới Philadelphia để tìm việc làm. Những năm sau đó, chàng trai phải vật lộn mưu sinh. Chứng kiến sự trì trệ của xã hội, năm 1727, Franklin lập ra một hội lấy tên là Junto, gồm “những người thợ và thương nhân hy vọng hoàn thiện chính mình đồng thời hoàn thiện cộng đồng”.
Việc xuất hiện của Junto châm ngòi cho phong trào hình thành các tổ chức xã hội và nghề nghiệp khác nhau ở Philadelphia. Một trong những hoạt động quan trọng của Junto là đọc sách.
Để có nhiều sách cho mọi người đọc, Franklin đã lập ra Library Company of Philadelphia (Công ty thư viện Philadelphia). Tiền mua sách do các hội viên đóng góp và các độc giả trả phí khi mượn sách. Công ty này vẫn tồn tại cho đến ngày nay và trở thành một trong những thư viện vĩ đại nhất thế giới.
Năm 1730, Franklin thành lập xưởng in của riêng mình, đồng thời lập ra tờ báo The Pennsylvania Gazette. Tờ báo này nhanh chóng trở thành diễn đàn bàn về việc cải cách xã hội. Với tư cách chủ bút và là người viết những bài quan trọng đề xuất những tư tưởng cách mạng, Benjamin Franklin nhanh chóng có được uy tín của một nhà cải cách thông thái.
Cùng năm, Franklin nhận là cha của một đứa bé tên là William và không cho biết mẹ nó là ai. Ông đã nuôi William cho đến khi người này trưởng thành và được chính Ông dàn xếp để làm thống đốc New Jersey rồi trở thành nhân vật hoàn toàn bất đồng chính kiến với Ông: William là người bảo hoàng, trong khi Benjamin Franklin là nhà cải cách.
Tháng 9 năm đó, Franklin kết hôn (không hôn lễ) với bà Deborah Read, người đã từng có 2 đời chồng. Sau này, họ có với nhau 2 người con. Năm 1731, Franklin trở thành một trong những nhà lãnh đạo của Hội Tam Điểm ở Mỹ. Ông bắt đầu viết sách về tôn chỉ và hoạt động của hội này.
Năm 1743, Ông sáng lập Hội Triết Học Mỹ. Trong những năm tháng đó, vốn kiến thức mà ông tích lũy được về khoa học và kỹ thuật đã đưa Ông lên tầm một nhà khoa học thực thụ.
Ông phát hiện ra là có 2 loại điện và gọi chúng là điện âm và điện dương. Ông nêu ra nguyên lý bảo toàn điện tích. Ông phân loại được các chất thành chất dẫn điện và chất cách điện, nhờ đó đã không gặp nguy hiểm về tính mạng khi thu điện từ các đám mây.
Ông là người đầu tiên phát hiện ra sự khác nhau giữa hướng gió trong cơn bão và hướng di chuyển của cơn bão, một điều rất quan trọng đối với dự báo bão. Ông tìm ra nguyên lý làm lạnh bằng hiện tượng bay hơi và đã tạo ra được nhiệt độ âm 14 độ C trong môi trường mùa hè bằng cách cho ether bay hơi.
Ông có những sáng chế đi vào lịch sử khoa học kỹ thuật. Trong số đó có:
- Cột thu lôi,
- Kính 2 tròng,
- Ống thông tiểu mềm,
Năm 1753, Franklin được trao tặng Huy Chương Copley của Hội Hoàng Gia Anh giống như Viện Hàn lâm Khoa học...
Năm 1762, Ông được Đại học Oxford trao bằng tiến sĩ danh dự.
Trong đời sống xã hội, Franklin cũng có những đóng góp lớn lao. Ông đã:
- Lập ra công ty cứu hỏa đầu tiên tại Mỹ;
- Thành lập viện hàn lâm Philadelphia .Thực chất là trường đại học.
- Cùng với Tiến sĩ Thomas Bond thành lập bệnh viện Pennsylvania .Bệnh viện đầu tiên ở Mỹ;
Cuối thập niên 1740, Franklin bắt đầu các hoạt động với tư cách quan chức chính quyền. Ngoài các chức vụ trong chính quyền thành phố và vùng Pennsylvania .Khi đó chưa phải là một bang của HCQ Hoa Kỳ, vì chưa có liên bang. Ông còn đảm nhiệm công tác ngoại giao với Anh Quốc và Pháp...
Năm 1751, Ông được bầu vào quốc hội Pennsylvania.
Năm 1754, Franklin lãnh đạo phái đoàn Pennsylvania tham gia Đại hội Albany. Tại đó, Ông đưa ra một tuyên ngôn về Liên Minh Thuộc Địa. Mặc dù tuyên ngôn không được thông qua, nhưng nó là cơ sở về tư tưởng cho Hiến Pháp Hợp Chủng Quốc sau này.
Từ 1757 đến 1762, Franklin sống ở Anh để giành tâm lực cho cuộc đấu tranh chống lại các đặc quyền đặc lợi của một số nhân vật Hoàng Gia Anh tại Mỹ và đòi quyền lợi kinh tế và chính trị cho các thuộc địa của Anh trên đất Mỹ.
Năm 1763, Franklin thay mặt chính quyền Pennsylvania đứng ra dẹp một cuộc nổi loạn. Những người tham gia cuộc nổi loạn này khi đó đang tiến hành một cuộc trả thù tàn bạo đối với những người Indian Mỹ ,người ‘da đỏ’.
Như vậy, Franklin đã giúp người Indian Mỹ tránh được một cuộc thảm sát. Sau vụ đó, Franklin lớn tiếng lên án những quan điểm phân biệt chủng tộc hiện đang khá phổ biến trong dân chúng gốc Âu.
Trong các năm từ 1764 đến 1774, Franklin liên tục có mặt ở châu Âu để vận động cho công cuộc giải phóng thuộc địa Mỹ khỏi sự cai trị của Hoàng Gia Anh. Đến năm 1775 thì Ông trở thành phần tử nguy hiểm nhất trong mắt Hoàng Gia Anh. Tháng 3 năm đó, Ông rời Anh Quốc trở về Mỹ.
Ngày 5 tháng 5 năm 1775, chiến tranh cách mạng Mỹ bắt đầu. Trong cuộc chiến này, một số vùng mà sau này là các bang đã liên kết với nhau chống lại sự cai trị của Hoàng Gia Anh. Franklin được chọn làm đại diện của Pennsylvania tham gia Đại Hội Thuộc Địa lần 2.
Năm 1776, Franklin tham gia một ban gồm 5 người soạn thảo TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP trên cơ sở bản của Thomas Jefferson. Tháng 12 năm 1776, Franklin tới Pháp với tư cách công sứ Hoa Kỳ và làm việc tại đó mãi tới 1785.
Trong thời gian đó, Ông đã thuyết phục chính quyền cộng hòa Pháp tham gia liên minh quân sự với Hoa Kỳ. Uy tín của Ông ở Pháp lớn đến mức việc treo chân dung của Ông trong nhà trở thành mốt. Một người là le Ray Chaumont đã thuê họa sĩ Duplessis vẽ chân dung ông.
Đến nay, nguyên bản của bức chân dung này vẫn còn được treo trong Phòng Tranh Chân Dung Quốc Gia ở Washington DC, và đó chính là bản gốc của chân dung Ông trên tờ 100 đô Mỹ.
Năm 1785, khi trở về Mỹ, Franklin đã trở thành người có ảnh hưởng thứ hai ở đất nước này, chỉ sau George Washington.
Những năm tháng cuối đời, Ông dành hết tâm sức cho công cuộc giải phóng nô lệ, chủ yếu là người da đen gốc Phi.
FRANKLIN LÀ NGƯỜI DUY NHẤT ĐỂ LẠI CHỮ KÝ TRONG CẢ 4 VĂN KIỆN LẬP QUỐC CỦA HOA KỲ, TRONG ĐÓ CÓ TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP VÀ HIẾN PHÁP.
Benjamin Franklin cũng có năng khiếu và tham gia hoạt động nghệ thuật. Ông từng chơi mấy loại nhạc cụ và sáng tác nhạc. Ông là hội viên Hội Nghệ Thuật Hoàng Gia Anh nhiều năm. 200 năm sau, vào năm 1956, hội này đã lập ra Huy Chương Benjamin Franklin để trao tặng cho những tài năng nghệ thuật xuất sắc.
Về quan điểm Tôn giáo, Franklin tin vào Chúa Jesus.
Về đức hạnh, cả đời Ông luôn giữ vững 13 đức tính: ôn hòa, kín tiếng, ngăn nắp, quyết đoán, tiết kiệm, siêng năng, chân thành, công bằng, điều độ, sạch sẽ, tĩnh tại, giản dị, khiêm tốn (temperance, silence, order, resolution, frugality, industry, sincerity, justice, moderation, cleanliness, tranquility, chastity, humility).
Benjamin Franklin mất ngày 14 tháng 4 năm 1790 tại Philadelphia.
(st)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét