Hiển thị các bài đăng có nhãn Tâm Linh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tâm Linh. Hiển thị tất cả bài đăng

=>> Những Thánh Địa Phật Giáo tại Ấn Độ


Những địa danh này đã lôi cuốn không biết bao nhiêu khách thập phương đến chiêm bái, và nhiều ngôi đền, tháp, bia ký cũng được xây dựng chung quanh những thánh địa này. Tuy nhiên, trong thời kỳ đạo Phật suy tàn tại Ấn Độ, một vài thánh địa đã bị hoang phế tàn rụi theo cát bụi và thời gian.

ẢNHnguồn: https://www.kathmanduandbeyond.com/bodh-gaya-bodhi-tree/

Lời giới thiệu:

Thế kỷ thứ 6 trước Công Nguyên là thế kỷ hoàng kim của các tôn giáo Á Đông. Những biến cố mang tính cách lịch sử vĩ đại đã lần lượt xảy ra tại các nước Đông Phương: Khổng Tử và Lão Tử tại Trung Hoa, Zoroaster tại Iran (Ba Tư), Mahavira và Đức Phật Thích Ca tại Ấn Độ.

Trong vùng lốc xoáy tôn giáo đó, đaọ Phật do Đức Thích Ca sáng lập, đã đứng vững và tiếp tục lớn mạnh như một ngọn đuốc sáng để đáp ứng nhu cầu tâm linh của loài người. Đaọ Phật đã đem đến cho con người một đời sống tâm linh hoàn hảo. Lẽ dĩ nhiên, đaọ Phật cũng không thoát ra ngoài quy luật chung của vũ trụ “thành, trụ, hoại, không,” và cũng đã trãi qua không biết bao nhiêu biến cố thăng trầm của lịch sử các dân tộc và tôn giáo; nhưng đạo Phật vẫn tồn tại và còn tồn tại mãi trong dòng sinh mệnh của các đất nước đạo Phật đã đi qua và để lại dấu ấn.

=>> THÂN NGƯỜI KHÓ ĐƯỢC

MUỐN VỀ CÕI PHẬT LẬP THÂN XỨ NGƯỜI

Trong kinh A Hàm ghi rõ: “thân người khó được, ví như có một con rùa mù, sống vô lượng kiếp giữa bể khơi; trăm năm mới trồi đầu lên một lần... (Mặt biển mênh mông một khúc gỗ trôi bập bềnh vô định, lênh đênh theo gió trôi nổi Đông Tây, việc con rùa chui được vào cái lỗ rỗng là không thể, nhưng ngàn vạn lần còn dễ hơn được thân người)”.

Đức Phật đã dạy “thân người khó được, Phật pháp khó nghe”, nguyên chữ Hán là “nhân thân nan đắc, Phật pháp nan văn”. Đề tài này chúng ta thấy rất dễ, rất gần gũi nhưng hiểu hết giá trị của nó cần phải suy nghiệm chín chắn mới thấy rõ. Hiện giờ tất cả chúng ta có mặt ở đây đều là thân người, nên ta thấy được nó đâu có khó. Đó là cái thấy cạn cợt, nếu nhìn theo đức Phật sẽ khác hơn nhiều. Ở đây tôi sẽ thứ tự giải thích cho quí vị hiểu.

=>> Kỳ Na Và Phật Giáo, Tương Đồng - Khác Biệt

  

=>> Khai mở Tuệ giác “con mắt thứ 3” trong bộ não người

Đã từ lâu những người tin theo tôn giáo và tín ngưỡng cho rằng trong mỗi người đều có con mắt thứ ba (tên khoa học là thể tùng), nó chính là cửa sổ giao tiếp giữa con người với thế giới khác. Tuy vậy, những người khác vẫn luôn nghi ngờ sự tồn tại của con mắt thứ ba.

Định nghĩa khoa học về Thể tùng

Vào thế kỷ thứ ba TCN, bác sĩ Hy Lạp cổ đại Herophilus đã phát hiện ra trong não người có một bộ phận nhỏ, hình dạng như quả thông và có kích thước bằng móng tay út. Ngày nay, các nhà khoa học gọi bộ phận đặc biệt đó là thể tùng.

=>> HÀNH THIỆN VÀ ĐẠI NHẪN

Muốn vượt qua mọi trắc trở, bạn đừng bao giờ quên điều này…


Người xưa có câu: “Nhẫn được cái tức một lúc, tránh được mối lo trăm ngàn”. Câu nói này quả thực là đúng đắn muôn phần.

=>> TÁI SANH VÀ LUÂN HỒI

Thời Pháp của HT. Tâm Hạnh, nguyên là Giáo Thọ Sư của các trường Phật Học Trung Đẳng & Cao Đẳng và Viện Đại Học Vạn Hạnh tại VN, hiện đang Trụ Trì Tu Viện Đạo Tâm (Mỹ).

Với phương pháp giảng hiện đại, có hệ thống và nhiều ví dụ gắn với thực tiễn, các pháp thoại của Hòa thượng rất dễ hiểu và giúp các học viên nắm được khối lượng kiến thức nền tảng làm cơ sở cho tu tập của người cư sỹ (tuy nhiên vẫn không tránh khỏi tự mâu thuẫn & lối mòn "tam sao" của kinh tạng - "Phật ăn thịt chúng sinh").

=>> BA & TÁM KHỔ

Khổ đau là chân lý nhứ nhất trong TỨ DIỆU ĐẾ. 
Khế Kinh có viết:”Nước mắt chúng sinh nhiều hơn nước biển”. 
Quả đúng như vậy, sự đau khổ của chúng sanh rất nhiều, nhiều đến đỗi không thể nào diễn tả hết được. Nỗi khổ sầu này chưa vơi, thì niềm đau khác lại ập đến. Ôi! với bao nhiêu thăng trầm, cuộc đời con người luôn chìm trong bể khổ mù sương.

=>> LÒNG BIẾT ƠN & SỰ TRI ÂN

“Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” … là những câu tục ngữ quen thuộc thể hiện một truyền thống đạo lý được truyền từ đời này qua đời khác của con người Việt nam. Đó chính là nét đẹp của lòng biết ơn, một trong những phẩm chất vô cùng cao quý và ngời sáng những giá trị của lối sống thủy chung, của ân nghĩa.

Người có lòng biết ơn là người luôn biết ghi nhớ và trân trọng những gì người khác trao tặng hay để lại cho mình. Họ luôn biết trân trọng, gìn giữ và phát huy những giá trị ấy trong cuộc sống. Mỗi một sự giúp đỡ ý nghĩa đều khiến họ cảm động và hàm ơn.

=>> CÓ ĐỊA NGỤC KHÔNG?

Nhìn vào các tâm thiện và tâm bất thiện của mình thì sẽ biết con đường nào đang dẫn chúng ta đến thiên đường và con đường nào dẫn chúng ta vào địa ngục.
Bạn thường lên mạng làm gì, tương lai sẽ đi về đó
Không có địa ngục?
Khi chết ta sẽ đi về đâu?
Cần chấn chỉnh các giảng sư nói không có địa ngục

=>> THIỂU DỤC VÀ LỢI DƯỠNG

 

Thiểu dục và tri túc trong kinh Di Giáo

(SC. Thích Nữ Mai Anh- https://tapchivanhoaphatgiao.com/)

Cho đến giờ, vẫn tồn tại hai thái cực tư duy, như có người thấy chư Tăng ngày nay đi xe hơi, dùng điện thoại đẹp, xây chùa to rộng… thì nói họ không biết thiểu dục tri túc và cho rằng Tăng già bị tha hóa; lại có những người vin vào Bồ tát đạo với chủ trương nhập thế tích cực mà phóng túng cho những tham muốn cá nhân, rồi cho đó là “phương tiện độ sinh”. Cả hai thái cực ấy đều trái với tinh thần của Đạo Phật.

=>> CHÙA TO, PHẬT LỚN

Borobudur - ngôi chùa Phật giáo lớn nhất thế giới

Một hôm đó Đức Phật và Ngài Anan đi trên một bờ sông thì Đức Phật Ngài nhìn thấy một khúc gỗ trôi sông. Ngài mới hỏi Ngài Anan: “Anan ơi ngươi nghĩ sao, khúc gỗ này có ra tới biển không?” Thì Ngài Anan mới trả lời “Bạch Thế Tôn, không chắc lắm đâu. Bởi vì có thể trên hành trình ra biển nó bị người ta vớt, hoặc nó bị tấp vô bờ, hoặc nó bị nước xoáy rút vào đáy sông, hoặc là nó bị mục trên đường đi, và cuối cùng có thể nó bị vướng, bị mắc vào chỗ nào đó.” Đức Phật nói rằng “Cũng vậy mấy người hành đạo cũng có nhiều lý do để không đến được bờ giải thoát là do họ tấp vào bờ này, tấp vào bờ kia, trên đường đi bị cám dỗ. Khúc gỗ bị mắc cạn thì nó không đi xa. Người bị mắc cái tâm ngã mạn thì như khúc gỗ mắc cạn không trôi được.”

=> HIỂU ĐÚNG TRONG CÁI THẤY CHỈ LÀ CÁI THẤY

Bài kinh Bahiya - năm phút nhiệm mầu

“Bāhiya, ông cần thực tập như sau: trong cái thấy chỉ là cái thấy; trong cái nghe chỉ là cái nghe; trong cái cảm giác chỉ là cái cảm giác (2); trong cái nhận thức chỉ là cái nhận thức. Thực tập như thế, Bāhiya, ông sẽ không “vì điều đó” mà có. Khi ông không “vì điều đó” mà có thì ông sẽ không hiện hữu “trong đó”. Và khi ông không hiện hữu “trong đó” thì ông sẽ không hiện hữu ở bên này, không ở bên kia, cũng không ở giữa. Chỉ như thế là đoạn tận khổ đau.”  

=>> THUYẾT TAM TỊNH NHỤC

 "Không thấy - Không nghe - Không nghi..."

“Cơ thể của ngươi là những gì ngươi ăn vào, và tâm hồn của ngươi là những gì ngươi nghĩ" - Lời Chúa.
 
"Thịt không tốt đẹp, không sạch, làm sinh các tội ác, phá hoại các công đức, bị chư thiên, thánh nhân xa lìa, sao ta lại cho phép đệ tử ăn thịt? Kẻ nào nói ta thuận cho ăn thịt chính là phỉ báng ta vậy. Đại huệ! Thức ăn sạch là lúa gạo, đậu, đại mạch, tiểu mạch, dầu mè, ván sữa, đường".(KINH ĐẠI THỪA NHẬP LĂNG GIÀ)
=>> https://thuvienhoasen.org/a13661/cam-an-thit-trich-tu-kinh-dai-thua-nhap-lang-gia-thich-nu-tri-hai-dich#:~:text=Th%E1%BB%8Bt%20kh%C3%B4ng%20t%E1%BB%91t%20%C4%91%E1%BA%B9p%2C%20kh%C3%B4ng,m%C3%A8%2C%20v%C3%A1n%20s%E1%BB%AFa%2C%20%C4%91%C6%B0%E1%BB%9Dng.
"Bậc giác ngộ (Buddha - Bụt - Đấng toàn giác) nhìn vạn pháp bằng con mắt tam minh, thấu rõ hằng hà sa số kiếp người thân, "nhân thế" cùng chúng sinh hữu tình bị nhân quả nghiệp báo mà trôi lăn, hóa sanh ẩn tàng dưới lớp da/lông trong hình tướng của muôn chủng loài... nhai nuốt sao đây, hãy dùng trí tuệ để minh định" 

=>> Nhiệp Và Tái Sinh

CÓ CẦU ẮT CÓ CUNG - CẢ HAI TƯƠNG ƯNG CHÌM TRONG ÁC NGHIỆP 

https://www.youtube.com/watch?v=MzX9EgHBNUQ
 Ni sư Ayya Khema Diệu Liên Lý Thu Linh (Chuyển ngữ theo Karma Is Intention)

Nếu muốn hiểu đúng về nghiệp và tái sinh, ta phải quán sát chúng trong ánh sáng của vô ngã. Chúng phản ánh vô ngã khá sống động, tuy nhiên phần đông thường không màng chi đến điều đó, mà thản nhiên nói về nghiệp “của tôi”, sự tái sinh “của tôi”.

=> UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN

 Đền Nội: Nơi con Lạc cháu Hồng phụng thờ Quốc tổ Lạc Long Quân

Từ xưa đến nay, vào dịp lễ hội, đều có đoàn thủ từ của đền Hùng – Phú Thọ về dâng hương Quốc tổ Lạc Long Quân và xin rước chân nhang ở hương án Đề nhất của đền Nội về thờ với ý nghĩa cung kính đón Quốc tổ về dự hội Đền Hùng vào ngày 10/3 âm lịch.


Ảnh (https://huynhhieutravel.com/lac-long-quan/)

=> VÌ SAO TÔI THEO ĐẠO PHẬT

TÍNH MINH TRIẾT CỦA ĐẠO PHẬT

Đại đức Thích Huệ Thông

Hiện nay Phật giáo có tiếng nói vô cùng quan trọng đối với Liên hiệp quốc, vì đã đánh thức được lương tri, lương tâm con người. Đạo Phật có tính ưu việt đồng thời mang tính minh triết và tồn tại gần 26 thế kỉ. Đức Phật đã truyền thông điệp giác ngộ và giải thoát xuyên suốt lịch sử trong quá trình hình thành và bây giờ truyền bá khắp thế giới. Vào thời đại văn minh, người ta sống không phải dễ tin bất cứ một điều gì nên chúng ta cần khơi gợi lại những điểm sáng của đạo Phật để có niềm tin không phai mờ. Cũng chính điều đó mà đạo Phật khác hẳn các tôn giáo áp đặt niềm tin.

=> NHÓM THỰC PHẨM GIÀU CHẤT DINH DƯỠNG THUẦN CHAY

NHỮNG LỢI ÍCH CỦA VIỆC ĂN THUẦN CHAY


Chế độ ăn thuần chay có rất nhiều lợi ích to lớn cho sức khỏe của chúng ta, tiêu biểu là:
- 3/4- 1/2 giảm tỷ lệ huyết áp cao
- 2/3 giảm tỷ lệ nguy cơ tiểu đường loại 2
- Giảm nguy cơ mắc bệnh u.n.g t.h.ư đến 15-20%
- Giảm mức cholesterol đáng kể