Hiển thị các bài đăng có nhãn Suy Niệm. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Suy Niệm. Hiển thị tất cả bài đăng

=>> Khai mở Tuệ giác “con mắt thứ 3” trong bộ não người

Đã từ lâu những người tin theo tôn giáo và tín ngưỡng cho rằng trong mỗi người đều có con mắt thứ ba (tên khoa học là thể tùng), nó chính là cửa sổ giao tiếp giữa con người với thế giới khác. Tuy vậy, những người khác vẫn luôn nghi ngờ sự tồn tại của con mắt thứ ba.

Định nghĩa khoa học về Thể tùng

Vào thế kỷ thứ ba TCN, bác sĩ Hy Lạp cổ đại Herophilus đã phát hiện ra trong não người có một bộ phận nhỏ, hình dạng như quả thông và có kích thước bằng móng tay út. Ngày nay, các nhà khoa học gọi bộ phận đặc biệt đó là thể tùng.

=>> Bài học tín nghĩa

Câu Chuyện Xử Thế:

Vào cuối những năm 70, nhiều hãng hàng không bắt đầu hoạt động ở Bắc Mỹ, tạo ra nhiều sự cạnh tranh trong ngành. Kỷ nguyên của thập niên 80 đến với lạm phát gia tăng, giá dầu tăng vọt và điều kiện kinh tế suy kiệt thách thức nền kinh tế Mỹ. 

Trong 25 năm cầm chiếc vé AAirpass, Steve Rothstein đã bay hơn 10.000 chuyến, “vắt” American Airlines đến sức cùng lực kiệt.

Trong thời gian đó, American Airlines là một trong những hàng hàng không bị ảnh hưởng nặng nề. Do tình hình ngày càng tồi tệ trong ngành du lịch và lữ hành Hoa Kỳ, American Airlines đã trải qua một cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng và gây ra một khoản lỗ lớn vào năm 1980.

=>> Y thuật chữa bệnh nghèo

https://encrypted-tbn0.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcS37ycLY56QWW4OW9BPFCy4onj_4doe0T9D9g&usqp=CAU

Danh y nổi tiếng khắp thiên hạ
Diệp Thiên Sĩ (1666 – 1745), tên thật là Quế, người huyện Ngô tỉnh Giang Tô (nay là Tô Châu, tỉnh Giang Tô, Trung cộng). Ông là y học gia nổi tiếng thời nhà Thanh, cũng là một trong “tứ đại ôn bệnh học gia”. Gia tộc họ Diệp nhiều đời hành nghề y, ông nội ông là Diệp Thời, tinh thông y lý; Cha ông là Diệp Triêu Thái, về y thuật lại càng giỏi hơn. Diệp Thiên Sĩ từ nhỏ đã đam mê y thuật, hơn nữa còn tự mình mắt thấy tai nghe ông và cha hành nghề, bởi vậy cũng có chí hướng theo con đường như vậy. Lúc còn nhỏ, ông tự học ở nhà, nhưng năm 14 tuổi, cha qua đời, ông phải tiếp tục theo học các môn sinh của cha mình.

=>> HÀNH THIỆN VÀ ĐẠI NHẪN

Muốn vượt qua mọi trắc trở, bạn đừng bao giờ quên điều này…


Người xưa có câu: “Nhẫn được cái tức một lúc, tránh được mối lo trăm ngàn”. Câu nói này quả thực là đúng đắn muôn phần.

=>> BÀI THƠ CHÚC XUÂN


Năm mới tặng nhau một chữ THƯƠNG
Để sau bù đắp cuộc vô thường
Ân cần, trân quý khi còn gặp
Biết vẫn còn chung một đoạn đường!

=>> TÁI SANH VÀ LUÂN HỒI

Thời Pháp của HT. Tâm Hạnh, nguyên là Giáo Thọ Sư của các trường Phật Học Trung Đẳng & Cao Đẳng và Viện Đại Học Vạn Hạnh tại VN, hiện đang Trụ Trì Tu Viện Đạo Tâm (Mỹ).

Với phương pháp giảng hiện đại, có hệ thống và nhiều ví dụ gắn với thực tiễn, các pháp thoại của Hòa thượng rất dễ hiểu và giúp các học viên nắm được khối lượng kiến thức nền tảng làm cơ sở cho tu tập của người cư sỹ (tuy nhiên vẫn không tránh khỏi tự mâu thuẫn & lối mòn "tam sao" của kinh tạng - "Phật ăn thịt chúng sinh").

=>> BẠN THỞ NHƯ THẾ NÀO

 Tập thở đều là phương pháp đơn giản nhất có thể giúp bồi bổ sắc đẹp ngoại diện và nội tâm. Những nhà chuyên môn nghiên cứu về cách bảo dưỡng sắc đẹp đã đi đến cùng một kết luận, cho rằng lượng dưỡng khí (oxy) là yếu tố chống lão hóa quan trọng nhất trong khi chế biến các mỹ phẩm.

=>> TÓM TẮT 12 NHÂN DUYÊN

(Phật giáo&đời sống)

 Thập nhị nhân duyên:

Đây cũng là một chân lý mà đức Phật đã khám phá ra khi trải qua quá trình thiền quán của Ngài. Tất cả những gì mà Đức Phật tuyên bố đều từ kinh nghiệm thực chứng của bản thân và không hề do lý thuyết. Chúng ta theo phương pháp thiền của ngài Goenka thì kinh nghiệm thực chúng sẽ rất rõ ràng. Tôi sẽ cố gắng giải thích chân lý bằng những danh từ dễ hiểu và căn cứ trên kinh nghiêm thiền quán của mình.

=>> TU LÀ PHẢI HIỀN


Ở đây tôi không giảng những đề tài cao siêu, mà đặt những câu hỏi rất thực tế, rất thấp, quý vị hãy trả lời đúng như chỗ mình biết, để rồi tôi hướng dẫn cho quý vị tu hành.
– Quý vị đi chùa học đạo, có phải tu theo đạo Phật không?
– Thưa Phải.

=>> BA & TÁM KHỔ

Khổ đau là chân lý nhứ nhất trong TỨ DIỆU ĐẾ. 
Khế Kinh có viết:”Nước mắt chúng sinh nhiều hơn nước biển”. 
Quả đúng như vậy, sự đau khổ của chúng sanh rất nhiều, nhiều đến đỗi không thể nào diễn tả hết được. Nỗi khổ sầu này chưa vơi, thì niềm đau khác lại ập đến. Ôi! với bao nhiêu thăng trầm, cuộc đời con người luôn chìm trong bể khổ mù sương.

=>> LÒNG BIẾT ƠN & SỰ TRI ÂN

“Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” … là những câu tục ngữ quen thuộc thể hiện một truyền thống đạo lý được truyền từ đời này qua đời khác của con người Việt nam. Đó chính là nét đẹp của lòng biết ơn, một trong những phẩm chất vô cùng cao quý và ngời sáng những giá trị của lối sống thủy chung, của ân nghĩa.

Người có lòng biết ơn là người luôn biết ghi nhớ và trân trọng những gì người khác trao tặng hay để lại cho mình. Họ luôn biết trân trọng, gìn giữ và phát huy những giá trị ấy trong cuộc sống. Mỗi một sự giúp đỡ ý nghĩa đều khiến họ cảm động và hàm ơn.

=>> CÓ ĐỊA NGỤC KHÔNG?

Nhìn vào các tâm thiện và tâm bất thiện của mình thì sẽ biết con đường nào đang dẫn chúng ta đến thiên đường và con đường nào dẫn chúng ta vào địa ngục.
Bạn thường lên mạng làm gì, tương lai sẽ đi về đó
Không có địa ngục?
Khi chết ta sẽ đi về đâu?
Cần chấn chỉnh các giảng sư nói không có địa ngục

=>> MÊ TÍN VÀ MÔNG MUỘI

VÌ SAO CON NGƯỜI NGÀY CÀNG MÊ TÍN DỊ ĐOAN MỘT CÁCH MÔNG MUỘI?


Mê tín dị đoan có từ thời cổ sơ, mông muội. Dù các vĩ nhân tìm cách khai sáng...


VÌ SAO CON NGƯỜI NGÀY CÀNG MÊ TÍN DỊ ĐOAN MỘT CÁCH MÔNG MUỘI?
Mê tín dị đoan có từ thời cổ sơ, mông muội. Dù các vĩ nhân tìm cách khai sáng nhiều lần, nhưng con người mông muội thì vẫn mông muội. Sự mông muội tàn sát con người hơn bất cứ sự tấn công nào từ bên ngoài.

=>> THIỂU DỤC VÀ LỢI DƯỠNG

 

Thiểu dục và tri túc trong kinh Di Giáo

(SC. Thích Nữ Mai Anh- https://tapchivanhoaphatgiao.com/)

Cho đến giờ, vẫn tồn tại hai thái cực tư duy, như có người thấy chư Tăng ngày nay đi xe hơi, dùng điện thoại đẹp, xây chùa to rộng… thì nói họ không biết thiểu dục tri túc và cho rằng Tăng già bị tha hóa; lại có những người vin vào Bồ tát đạo với chủ trương nhập thế tích cực mà phóng túng cho những tham muốn cá nhân, rồi cho đó là “phương tiện độ sinh”. Cả hai thái cực ấy đều trái với tinh thần của Đạo Phật.

=>> CHÙA TO, PHẬT LỚN

Borobudur - ngôi chùa Phật giáo lớn nhất thế giới

Một hôm đó Đức Phật và Ngài Anan đi trên một bờ sông thì Đức Phật Ngài nhìn thấy một khúc gỗ trôi sông. Ngài mới hỏi Ngài Anan: “Anan ơi ngươi nghĩ sao, khúc gỗ này có ra tới biển không?” Thì Ngài Anan mới trả lời “Bạch Thế Tôn, không chắc lắm đâu. Bởi vì có thể trên hành trình ra biển nó bị người ta vớt, hoặc nó bị tấp vô bờ, hoặc nó bị nước xoáy rút vào đáy sông, hoặc là nó bị mục trên đường đi, và cuối cùng có thể nó bị vướng, bị mắc vào chỗ nào đó.” Đức Phật nói rằng “Cũng vậy mấy người hành đạo cũng có nhiều lý do để không đến được bờ giải thoát là do họ tấp vào bờ này, tấp vào bờ kia, trên đường đi bị cám dỗ. Khúc gỗ bị mắc cạn thì nó không đi xa. Người bị mắc cái tâm ngã mạn thì như khúc gỗ mắc cạn không trôi được.”

=>> TRUYỆN CỰC NGẮN

DĂM BA CHỮ TIỆM CẬN CHUYỆN NHƠN-THẾ 

Minh họa: Nguyễn Ngọc Thuần
1. Bàn tay

Anh luôn chê tay vợ mình thô ráp và so với người này người khác. Rồi một ngày, anh theo người mới có đôi tay trắng đẹp, mịn màng.
Nhưng bàn tay đẹp thì chẳng thể làm gì, dù chỉ một ngày ôsin nghỉ phép. Mọi việc nhà đều đến tay anh.
Bàn tay đẹp không tết tóc cho con anh. Khi anh ốm đau, bàn tay ấy cũng không buồn nấu cháo. Chỉ miệt mài giũa móng sơn hoa.
Nằm liệt giường, anh mơ có một bàn tay thô ráp sờ trán anh âu yếm sẻ chia.

=>> HỌC THUYẾT CÔNG BẰNG & BÌNH ĐẲNG

 Một giáo sư kinh tế ở một trường đại học cho biết ông chưa từng đánh rớt sinh viên nào, nhưng đã từng đánh rớt hết cả một lớp học. Vì sinh viên lớp này kiên quyết cho rằng: một xã hội có hình thái tổ chức hoàn hảo là một xã hội không ai giàu và cũng không ai nghèo, và đó là một xã hội tuyệt vời, một kiểu thiên đàng hạ giới…

=>> TRƯỚC BÀY NAY LÀM

"TAM SAO THẤT BẢN"

Điều này ý chỉ rằng: Qua lời nói truyền miệng hay việc sao chép qua lại có thể khiến cho ý nghĩa đúng của sự vật sự việc chỉ còn lại rất ít, thậm chí có thể khác hoàn toàn, rất khó người sau có thể khiểm chứng.