13:48 | 01/04/2016
Lo lắng trước hàng loạt các vụ thầy giáo dâm ô học sinh, Đại biểu Quốc hội cho rằng đó là 'biểu hiện tận cùng của môi trường đạo đức xã hội băng hoại'.
Phát biểu tại phiên thảo luận về kinh tế - xã hội tại hội trường sáng nay (1/4), đại biểu Lê Như Tiến (Quảng Trị) cho rằng cần phải tạo lập “môi trường sạch” cho Việt Nam cất cánh để hội nhập với quốc tế.
Mặc dù chủ trương của Nhà nước là tạo điều kiện để kêu gọi, thu hút đầu tư nước ngoài, tuy nhiên khâu thực hiện lại là rào cản để vô hiệu hóa chính sách.
Đại biểu Lê Như Tiến dẫn chứng, đến nay vẫn có tình trạng nhà đầu tư bị làm khó như như cắt nước, cắt điện, một số người thi hành công vụ đã vòi vĩnh trắng trợn, đòi tiền lót tay, bôi trơn làm cho doanh nghiệp khốn đốn, doan nhân nản lòng.
“Một vị đại biểu khi thảo luận đã nói rằng “đất lành chim đậu nhưng chim chưa đậu đã nhậu hết chim”. Tuy là mời gọi nhà đầu tư nhưng trên rải thảm, dưới rải đinh. Các nhà đầu tư đi trên thảm nhung nhưng vẫn nhức nhối vì thảm đinh ở dưới”, đại biểu Tiến ví von.
Bên cạnh đó, ông Tiến cho biết cử tri lo lắng vì tình trạng mất an toàn thực phẩm. Thay vì bổ sung dinh dưỡng thì lại bổ sung độc tố cho chính cơ thể.
“Ở một số đô thị, môi trường an ninh trật tự, an toàn xã hội là mối lo thường trực của người dân. Một nữ du khách người nước ngoài nước mắt lưng tròng vì bị giật túi xách ngay giữa đô thị.
Mặc dù lực lượng công an đã cố gắng nhưng chưa thể ngăn chặn được thực trạng cướp giữa ban ngày. Khách du lịch một đi không trở lại vì cách hành xử chụp giật, thiếu văn hóa của một số nhà hàng khách sạn”, ông Tiến nêu.
Vì vậy, đại biểu đề xuất bổ sung thêm tiêu chí an toàn thực phẩm, an ninh trật tự để đánh giá sự phát triển của một đô thị và toàn xã hội.
Ngoài ra, tình trạng bạo lực học đường cũng nhan nhản khiến phụ huynh học sinh thấy bất an ở những môi trường mà người ta tưởng là an toàn nhất.
Vụ việc mới nhất một bé gái mới vào lớp 1 bị cô giáo đánh thâm tím mặt mày, phải nhập viện điều trị, hàng loạt bé gái khác bị thầy giáo xâm hại xảy ra ở Lào Cai. Ông Tiến coi những vụ việc vừa qua là “một biểu hiện tận cùng của môi trường đạo đức xã hội băng hoại”.
Bên cạnh đó, môi trường công vụ cũng như một điểm đen đau xót trên cơ thể nhiều bệnh của nền kinh tế đất nước. Đó là nạn tham nhũng.
“Tham nhũng lớn, tham nhũng vặt khắp nơi khiến ngay cả người đứng đầu Đảng cũng phải đặt câu hỏi “cái gì cũng chạy, chạy chức, chạy quyền, chạy luân chuyển, vậy ai chạy, chạy ai?”.
Chủ tịch nước khi tiếp xúc cử tri cũng phải đau xót nói với cử tri về vấn nạn tham nhũng. Thủ tướng thì đã phát biểu, dù đau đớn cũng phải cắt bỏ ung nhọt tham nhũng. Phó Chủ tịch nước thì nói “người ta ăn hết của dân không từ một cái gì”, đại biểu Lê Như Tiến dẫn ra hàng loạt các phát ngôn của các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước.
Đại biểu Tiến chia sẻ khi bước chân vào nghị trường, nhận trọng trách làm một đại biểu Quốc hội 2 nhiệm kỳ trước, ông đã được một vị lão thành cách mạng dặn dò và luôn lấy đó làm kim chỉ nam để hành động, để khỏi lạc bước.
Phạm Thịnh/ vtc.vn
Đại biểu Lê Như Tiến (Quảng Trị)
Phát biểu tại phiên thảo luận về kinh tế - xã hội tại hội trường sáng nay (1/4), đại biểu Lê Như Tiến (Quảng Trị) cho rằng cần phải tạo lập “môi trường sạch” cho Việt Nam cất cánh để hội nhập với quốc tế.
Mặc dù chủ trương của Nhà nước là tạo điều kiện để kêu gọi, thu hút đầu tư nước ngoài, tuy nhiên khâu thực hiện lại là rào cản để vô hiệu hóa chính sách.
Đại biểu Lê Như Tiến dẫn chứng, đến nay vẫn có tình trạng nhà đầu tư bị làm khó như như cắt nước, cắt điện, một số người thi hành công vụ đã vòi vĩnh trắng trợn, đòi tiền lót tay, bôi trơn làm cho doanh nghiệp khốn đốn, doan nhân nản lòng.
“Một vị đại biểu khi thảo luận đã nói rằng “đất lành chim đậu nhưng chim chưa đậu đã nhậu hết chim”. Tuy là mời gọi nhà đầu tư nhưng trên rải thảm, dưới rải đinh. Các nhà đầu tư đi trên thảm nhung nhưng vẫn nhức nhối vì thảm đinh ở dưới”, đại biểu Tiến ví von.
Bên cạnh đó, ông Tiến cho biết cử tri lo lắng vì tình trạng mất an toàn thực phẩm. Thay vì bổ sung dinh dưỡng thì lại bổ sung độc tố cho chính cơ thể.
Tuy là mời gọi nhà đầu tư nhưng trên rải thảm, dưới rải đinh
Đại biểu Lê Như Tiến
“Ở một số đô thị, môi trường an ninh trật tự, an toàn xã hội là mối lo thường trực của người dân. Một nữ du khách người nước ngoài nước mắt lưng tròng vì bị giật túi xách ngay giữa đô thị.
Mặc dù lực lượng công an đã cố gắng nhưng chưa thể ngăn chặn được thực trạng cướp giữa ban ngày. Khách du lịch một đi không trở lại vì cách hành xử chụp giật, thiếu văn hóa của một số nhà hàng khách sạn”, ông Tiến nêu.
Vì vậy, đại biểu đề xuất bổ sung thêm tiêu chí an toàn thực phẩm, an ninh trật tự để đánh giá sự phát triển của một đô thị và toàn xã hội.
Ngoài ra, tình trạng bạo lực học đường cũng nhan nhản khiến phụ huynh học sinh thấy bất an ở những môi trường mà người ta tưởng là an toàn nhất.
Vụ việc mới nhất một bé gái mới vào lớp 1 bị cô giáo đánh thâm tím mặt mày, phải nhập viện điều trị, hàng loạt bé gái khác bị thầy giáo xâm hại xảy ra ở Lào Cai. Ông Tiến coi những vụ việc vừa qua là “một biểu hiện tận cùng của môi trường đạo đức xã hội băng hoại”.
Bên cạnh đó, môi trường công vụ cũng như một điểm đen đau xót trên cơ thể nhiều bệnh của nền kinh tế đất nước. Đó là nạn tham nhũng.
“Tham nhũng lớn, tham nhũng vặt khắp nơi khiến ngay cả người đứng đầu Đảng cũng phải đặt câu hỏi “cái gì cũng chạy, chạy chức, chạy quyền, chạy luân chuyển, vậy ai chạy, chạy ai?”.
Chủ tịch nước khi tiếp xúc cử tri cũng phải đau xót nói với cử tri về vấn nạn tham nhũng. Thủ tướng thì đã phát biểu, dù đau đớn cũng phải cắt bỏ ung nhọt tham nhũng. Phó Chủ tịch nước thì nói “người ta ăn hết của dân không từ một cái gì”, đại biểu Lê Như Tiến dẫn ra hàng loạt các phát ngôn của các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước.
Đại biểu Tiến chia sẻ khi bước chân vào nghị trường, nhận trọng trách làm một đại biểu Quốc hội 2 nhiệm kỳ trước, ông đã được một vị lão thành cách mạng dặn dò và luôn lấy đó làm kim chỉ nam để hành động, để khỏi lạc bước.
Lời dặn đó, ông mong các vị đại biểu Quốc hội của khoá mới luôn nhớ rõ:
“Dân vạn đại quan nhất thời – Người xưa đã dạy xin người chớ quên”.
Phạm Thịnh/ vtc.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét