Vàng không đạt chất lượng theo công bố; sử dụng cân không kiểm định; cân 'điêu'... và đủ các kiểu móc túi người mua vàng nữ trang được Bộ Khoa học - Công nghệ phát hiện sau khi kiểm tra 1.718 đơn vị sản xuất, kinh doanh vàng và mỹ nghệ trên 51 tỉnh thành cả nước.
Có tới 432 cơ sở vi phạm với mức sai số gấp hàng chục lần tỷ lệ cho phép. Nhưng bên cạnh ăn gian tuổi vàng, nhiều đơn vị còn lách qua giá để móc túi người mua.
"Xén" đầu ra, "gọt" đầu vào
Trong vai một khách hàng đi bán vàng, chúng tôi ghé một tiệm vàng trên đường Lê Quang Định, Q.Bình Thạnh, TP.HCM bán một chiếc lắc tay. Nhân viên tiệm vàng nhận chiếc lắc, nhúng vào một dung dịch rồi lấy khăn lau khô trước khi bỏ lên cân. Sau một hồi bấm máy tính, người này nói: “Chiếc lắc này vàng thấp quá, chỉ có 55%”.
Chúng tôi mang chiếc lắc tay ấy kiểm tra tại Công ty SJC thì hàm lượng vàng là 60%. Phó tổng giám đốc một công ty sản xuất kinh doanh vàng cho biết, giá bóng (giá vàng nguyên liệu) trên thị trường hiện nay khoảng 33,4 triệu đồng. Với mức chênh lệch hàm lượng vàng 55% và 60%, người tiêu dùng nếu bán chiếc lắc tay này cho tiệm vàng đầu tiên đã bị thiệt hại khoảng 200.000 đồng. Đây là một kiểu móc túi phổ biến của các tiệm khi mua lại vàng.
Ở đầu bán ra, việc ăn gian còn phổ biến hơn. Năm 2015, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng đã có đợt thanh kiểm tra các đơn vị sản xuất, kinh doanh vàng trên địa bàn Hà Nội và đã phát hiện nhiều sai phạm. Cơ quan này đã lấy 19 mẫu vàng trang sức của 5 cơ sở thì phát hiện 4 mẫu không đạt chất lượng. 3 sản phẩm của Doanh nghiệp H.T gồm 2 lắc tay, 1 kiềng cổ được công bố hàm lượng vàng 24k (99,99%) nhưng khi kiểm tra ra chỉ đạt 99,54%, 99,29%, 99,45%. Một mẫu kiềng cổ của Doanh nghiệp T.Đ công bố vàng 24k (99,99%) nhưng kết quả chỉ đạt 99,45%. Vào thời điểm kiểm tra, giá vàng 99,99% trên thị trường khoảng 32,4 triệu đồng/lượng. Với sai số nói trên, những sản phẩm này bị ăn gian từ 150.000 - 230.000 đồng/lượng. Ngoài ra đoàn kiểm tra còn phát hiện 11/14 cân dùng để cân vàng tại các tiệm “có vấn đề”.
Là người có kinh nghiệm kinh doanh vàng nữ trang, ông Trần Thanh Hải - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần đầu tư và kinh doanh vàng VN (VGB) cho biết khi mua lại vàng của khách, các tiệm vàng thường dùng phương pháp cân tỷ trọng để thử vàng và phương pháp này thường dẫn đến sai số theo hướng có lợi cho tiệm.
Khi đề cập con số 25% đơn vị vi phạm các tiêu chuẩn đo lường về chất lượng vàng, ông Nguyễn Văn Dưng - Chủ tịch Hội Mỹ nghệ kim hoàn TP.HCM thừa nhận, dù Thông tư 22 về quản lý đo lường trong kinh doanh vàng và quản lý chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ đã có hiệu lực 1 năm nay nhưng các đơn vị sản xuất kinh doanh vàng khó thực hiện. Đơn giản nhất là quy định dán tem cũng là sai phạm phổ biến nhất. Hiện TP.HCM có hàng ngàn doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vàng nhưng chỉ có vài trăm doanh nghiệp sản xuất. Khi các tiệm vàng mua lại vàng từ các công ty sản xuất, các sản phẩm đã được dán tem đúng quy định nhưng nhiều tiệm lại về cắt bỏ thay vào tem của mình.
Kiểm soát tuổi, ăn gian giá
Ông Trần Thanh Hải cho rằng một tỷ lệ ăn chênh lệch tuổi vàng bất thành văn là 64% - 68% - 75%, tức đơn vị sản xuất vàng 64% nhưng đến chành (doanh nghiệp kinh doanh) là 68% và tiệm vàng bán sản phẩm này ra với giá vàng 75%. Ăn gian tuổi vàng là chiêu trò phổ biến từ xưa đến nay.
Tuy nhiên, nếu mua được vàng trang sức đúng tuổi thì người tiêu dùng vẫn bị móc túi như thường. Thậm chí, mức độ thiệt hại có khi còn cao hơn. Phó tổng giám đốc một công ty vàng trên địa bàn TP.HCM cho hay, sau khi Thông tư 22 có hiệu lực, nhiều đơn vị kinh doanh vàng "lách" bằng cách công bố đúng tuổi vàng trên sản phẩm nhưng tính giá cao hơn. Ví dụ công bố vàng hàm lượng 61% (tương đương giá 20,37 triệu đồng/lượng) nhưng bán với giá vàng hàm lượng 70% (tương đương 21,5 - 23,38 triệu đồng/lượng). Đơn cử ngày 24.4, giá vàng nguyên liệu hàm lượng 75% rao ở mức giá mua vào - giá bán ra 23,94 - 24,96 triệu đồng/lượng nhưng giá bán vàng nữ trang của một tiệm vàng trên đường Lê Quang Định, Q.Bình Thạnh, TP.HCM niêm yết là 25,8 triệu đồng/lượng; một tiệm vàng trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, Q.3 ở mức 25,18 triệu đồng/lượng... Với “chiêu” này, người tiêu dùng bị móc túi từ 1,1 - 3 triệu đồng/lượng. “Lách” qua giá bán, người tiêu dùng sẽ không biết được mình mua giá nào là đúng và không bị thiệt.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Dưng nhận xét Thông tư 22 chỉ quản lý về chất lượng, cân đo... nhưng không quy định kiểm soát giá nên bằng cách này, nhiều cửa hàng vàng vẫn ung dung móc túi người mua và người tiêu dùng cũng chịu thiệt hại, thậm chí lớn hơn “chiêu” ăn gian tuổi vàng truyền thống nói trên.
Bộ Khoa học - Công nghệ nhìn nhận trong thời gian gần đây xuất hiện nhiều hành vi vi phạm pháp luật về đo lường trong kinh doanh vàng nói chung; về tiêu chuẩn, chất lượng và nhãn hàng hóa gây ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng, gây thiệt hại cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chân chính, ảnh hưởng xấu đến văn minh thương mại.
Một tỷ lệ ăn chênh lệch tuổi vàng bất thành văn là 64% - 68% - 75%, tức đơn vị sản xuất vàng 64% nhưng đến chành (doanh nghiệp kinh doanh) là 68% và tiệm vàng bán sản phẩm này ra với giá vàng 75% Ông Trần Thanh Hải, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần đầu tư và kinh doanh vàng VN |
Chúng tôi mang chiếc lắc tay ấy kiểm tra tại Công ty SJC thì hàm lượng vàng là 60%. Phó tổng giám đốc một công ty sản xuất kinh doanh vàng cho biết, giá bóng (giá vàng nguyên liệu) trên thị trường hiện nay khoảng 33,4 triệu đồng. Với mức chênh lệch hàm lượng vàng 55% và 60%, người tiêu dùng nếu bán chiếc lắc tay này cho tiệm vàng đầu tiên đã bị thiệt hại khoảng 200.000 đồng. Đây là một kiểu móc túi phổ biến của các tiệm khi mua lại vàng.
Ở đầu bán ra, việc ăn gian còn phổ biến hơn. Năm 2015, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng đã có đợt thanh kiểm tra các đơn vị sản xuất, kinh doanh vàng trên địa bàn Hà Nội và đã phát hiện nhiều sai phạm. Cơ quan này đã lấy 19 mẫu vàng trang sức của 5 cơ sở thì phát hiện 4 mẫu không đạt chất lượng. 3 sản phẩm của Doanh nghiệp H.T gồm 2 lắc tay, 1 kiềng cổ được công bố hàm lượng vàng 24k (99,99%) nhưng khi kiểm tra ra chỉ đạt 99,54%, 99,29%, 99,45%. Một mẫu kiềng cổ của Doanh nghiệp T.Đ công bố vàng 24k (99,99%) nhưng kết quả chỉ đạt 99,45%. Vào thời điểm kiểm tra, giá vàng 99,99% trên thị trường khoảng 32,4 triệu đồng/lượng. Với sai số nói trên, những sản phẩm này bị ăn gian từ 150.000 - 230.000 đồng/lượng. Ngoài ra đoàn kiểm tra còn phát hiện 11/14 cân dùng để cân vàng tại các tiệm “có vấn đề”.
Là người có kinh nghiệm kinh doanh vàng nữ trang, ông Trần Thanh Hải - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần đầu tư và kinh doanh vàng VN (VGB) cho biết khi mua lại vàng của khách, các tiệm vàng thường dùng phương pháp cân tỷ trọng để thử vàng và phương pháp này thường dẫn đến sai số theo hướng có lợi cho tiệm.
Khi đề cập con số 25% đơn vị vi phạm các tiêu chuẩn đo lường về chất lượng vàng, ông Nguyễn Văn Dưng - Chủ tịch Hội Mỹ nghệ kim hoàn TP.HCM thừa nhận, dù Thông tư 22 về quản lý đo lường trong kinh doanh vàng và quản lý chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ đã có hiệu lực 1 năm nay nhưng các đơn vị sản xuất kinh doanh vàng khó thực hiện. Đơn giản nhất là quy định dán tem cũng là sai phạm phổ biến nhất. Hiện TP.HCM có hàng ngàn doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vàng nhưng chỉ có vài trăm doanh nghiệp sản xuất. Khi các tiệm vàng mua lại vàng từ các công ty sản xuất, các sản phẩm đã được dán tem đúng quy định nhưng nhiều tiệm lại về cắt bỏ thay vào tem của mình.
Kiểm soát tuổi, ăn gian giá
Sẽ thanh tra trên toàn quốc Bộ Khoa học - Công nghệ quyết định triển khai cuộc thanh tra các đơn vị sản xuất, kinh doanh vàng trang sức mỹ nghệ trên toàn quốc năm 2016 về đo lường, tiêu chuẩn, chất lượng. Kế hoạch thanh tra chuyên đề đã được xây dựng và thời gian thanh tra trong 3 tháng (7 - 8 - 9.2016). |
Tuy nhiên, nếu mua được vàng trang sức đúng tuổi thì người tiêu dùng vẫn bị móc túi như thường. Thậm chí, mức độ thiệt hại có khi còn cao hơn. Phó tổng giám đốc một công ty vàng trên địa bàn TP.HCM cho hay, sau khi Thông tư 22 có hiệu lực, nhiều đơn vị kinh doanh vàng "lách" bằng cách công bố đúng tuổi vàng trên sản phẩm nhưng tính giá cao hơn. Ví dụ công bố vàng hàm lượng 61% (tương đương giá 20,37 triệu đồng/lượng) nhưng bán với giá vàng hàm lượng 70% (tương đương 21,5 - 23,38 triệu đồng/lượng). Đơn cử ngày 24.4, giá vàng nguyên liệu hàm lượng 75% rao ở mức giá mua vào - giá bán ra 23,94 - 24,96 triệu đồng/lượng nhưng giá bán vàng nữ trang của một tiệm vàng trên đường Lê Quang Định, Q.Bình Thạnh, TP.HCM niêm yết là 25,8 triệu đồng/lượng; một tiệm vàng trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, Q.3 ở mức 25,18 triệu đồng/lượng... Với “chiêu” này, người tiêu dùng bị móc túi từ 1,1 - 3 triệu đồng/lượng. “Lách” qua giá bán, người tiêu dùng sẽ không biết được mình mua giá nào là đúng và không bị thiệt.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Dưng nhận xét Thông tư 22 chỉ quản lý về chất lượng, cân đo... nhưng không quy định kiểm soát giá nên bằng cách này, nhiều cửa hàng vàng vẫn ung dung móc túi người mua và người tiêu dùng cũng chịu thiệt hại, thậm chí lớn hơn “chiêu” ăn gian tuổi vàng truyền thống nói trên.
Bộ Khoa học - Công nghệ nhìn nhận trong thời gian gần đây xuất hiện nhiều hành vi vi phạm pháp luật về đo lường trong kinh doanh vàng nói chung; về tiêu chuẩn, chất lượng và nhãn hàng hóa gây ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng, gây thiệt hại cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chân chính, ảnh hưởng xấu đến văn minh thương mại.
Theo Thanh Xuân (Thanh niên)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét