08:31 | 25/04/2016
Tamnhin.net - Chiếc bánh mì, suất cơm chay tuy không lớn về giá trị vật chất đối với nhiều người nhưng với những người nghèo xứ Quảng, đó là một sự sẻ chia rất đáng trân trọng.
Chàng trai 32 và tủ bánh mì từ thiện
Cụ bà Trần Thị Quý, 73 tuổi, bắt đầu một ngày đi bán vé số vào lúc 6h sáng. Từ nơi ở - xã Nghĩa Trung, huyện Tư Nghĩa – bà mất khoảng một giờ đồng hồ để lên đến thành phố Quảng Ngãi, trên chiếc xe đạp cũ kỹ. Các con của bà đi làm ăn xa, nên dù ở cái tuổi “cổ lai hy” nhưng bà cũng phải bươn chải kiếm sống. “Con cái nó còn phải lo nuôi con của nó, mình còn “cựa quậy” được ngày nào thì cũng phải đi làm kiếm thêm chút tiền để sống chú à”, bà Đông chia sẻ.
Trưa nay, sau khi rong ruổi qua các ngã đường của thành phố cùng túi vé số, bà ghé lại trước Rạp phim Thuận Thiên, số 300-302 đường Phan Đình Phùng, thành phố Quảng Ngãi. Hôm nay, ngày Rằm tháng Ba, bà sẽ được nhận suất cơm chay từ thiện miễn phí của Hội Hạnh Từ Bi.
Hội Hạnh Từ Bi do anh Nguyễn Quốc Dũng (32 tuổi) sáng lập vào tháng 1/2016. Ngày 9/3, vừa qua anh bắt đầu khai trương tủ bánh mì từ thiện. Hôm nay, khi chúng tôi đến, anh đang cùng các thành viên khác của hội chuẩn bị các suất cơm chay để phát cho người nghèo. Cạnh đó, là một tủ kính đựng nhiều ổ bánh mì vàng rụm, phía mặt trước của tủ có dòng chữ: “Bánh mì từ thiện – Một người một ổ” như để nhắc nhớ mọi người hãy cũng san sẻ cho nhau trong lúc đói lòng.
“Mỗi ngày, chúng tôi phát khoảng 100 đến 150 ổ bánh mì. Riêng Rằm và Mùng 1 thì ngoài bánh mì còn phát cơm chay. Trung bình một ngày như vậy cũng phát khoảng từ 150 đến 200 suất cơm”, anh Dũng chia sẻ.
Ấm lòng người nghèo
Con đường Phan Đình Phùng nhộn nhịp người, xe qua lại. Chốc chốc lại thấy những chiếc xe đạp cà tàng chất đầy những tấm giấy bìa thải loại, những chiếc bao tải đựng ve chai, đồ nhựa cũ… ghé lại tủ bánh mì từ thiện. Những người phụ nữ dáng vẻ tảo tần, lam lũ, khăn che nắng trùm gần kín mặt, trông như những phụ nữ theo đạo Hồi. Vệt vội mồ hôi, tay run run đưa qua chiếc lổ tròn, mỗi người lấy một chiếc bánh. Đó là những chị buôn ve chai, đồng nát, rồi các bà, các chị bán vé số dạo, các bác xe ôm…
“Cô già rồi, không làm nổi nghề ve chai nên đi bán vé số kiếm thêm đồng mua rau, mua mắm. Nghe nói ở đây có phát bánh mì từ thiện, cơm chay nên hay ghé lại để xin bữa ăn đỡ đói lòng. Với những người nghèo như cô, cái bánh, hộp cơm tuy không lớn nhưng cũng đỡ cho mình một khoản tiền. Cô thấy việc làm từ thiện này quý hóa quá”, cô Lê Thị Đông, 66 tuổi, bán vé số dạo, quê xã Nghĩa Điền, huyện Tư Nghĩa, tâm sự.
Ngồi cạnh là cô Tuyết (57 tuổi), quê xã Nghĩa Thắng, làm nghề buôn ve chai. Thường vào buổi trưa, cô hay đến quán cơm từ thiện “Nụ cười sông Trà” ăn cơm với giá 2.000 đồng/suất. Nếu đến trễ, không còn cơm, cô lại qua đây xin một ổ bánh mì, nhai vội, uống ly nước cho xong bữa.
Cũng có những người khuyết tật ngồi trên xe lăn, không tự lấy bánh được. Anh Dũng tận tình mang ra vệ đường trao tận tay với thái độ rất ân cần, cảm thông.
Chia sẻ yêu thương
Trong bộ đồ của người Phật tử, anh Dũng vừa tiếp chuyện với tôi vừa cùng những bạn hữu trong Hội hạnh Từ Bi phát cơm cho những người đến nhận. Khi tôi hỏi từ đâu anh có ý tưởng làm bánh mì từ thiện, anh tâm sự: “Qua báo chí, mạng xã hội, tôi thấy ở Sài Gòn, Hà Nội có bánh mì từ thiện cho người nghèo nhưng Quảng Ngãi mình chưa có. Mà Quảng Ngãi mình lại còn nhiều người nghèo, nên tôi đã nảy ra ý tưởng làm công việc từ thiện này - như một sự chia sẻ yêu thương đến với mọi người, nhất là những người có hoàn cảnh khó khăn”.
Anh cho biết, ban đầu Hội Hạnh Từ Bi chỉ có một mình anh. Nhưng sau đó, nhận thấy đây là một việc làm có ý nghĩa, một số người bạn của anh đã cùng tham gia với anh. Họ vận động được một số nhà hảo tâm tài trợ cho hoạt động từ thiện này. Riêng tủ đựng bánh mì là do chủ rạp phim Thuận Thiên tài trợ. Anh Dũng nói rằng kế hoạch sắp tới của anh là tìm thêm những nhà hảo tâm để mở rộng việc làm từ thiện này hơn nữa.
Chúng tôi chia tay anh Dũng và những người bạn Hội Hạnh Từ Bi ra về. Hòa vào dòng người đang cuộn chảy trên những con phố nhộn nhịp của thành phố trẻ và chợt cảm thấy ấm lòng. Chiếc bánh mì, suất cơm chay tuy không lớn về giá trị vật chất đối với nhiều người nhưng với những người nghèo xứ Quảng, đó là một sự sẻ chia rất đáng trân trọng.
Nghĩa Sơn
Tamnhin.net - Chiếc bánh mì, suất cơm chay tuy không lớn về giá trị vật chất đối với nhiều người nhưng với những người nghèo xứ Quảng, đó là một sự sẻ chia rất đáng trân trọng.
TIN LIÊN QUAN NHỮNG CHUYẾN XE TÌNH NGHĨA
Cụ bà Trần Thị Quý, 73 tuổi, bắt đầu một ngày đi bán vé số vào lúc 6h sáng. Từ nơi ở - xã Nghĩa Trung, huyện Tư Nghĩa – bà mất khoảng một giờ đồng hồ để lên đến thành phố Quảng Ngãi, trên chiếc xe đạp cũ kỹ. Các con của bà đi làm ăn xa, nên dù ở cái tuổi “cổ lai hy” nhưng bà cũng phải bươn chải kiếm sống. “Con cái nó còn phải lo nuôi con của nó, mình còn “cựa quậy” được ngày nào thì cũng phải đi làm kiếm thêm chút tiền để sống chú à”, bà Đông chia sẻ.
Trưa nay, sau khi rong ruổi qua các ngã đường của thành phố cùng túi vé số, bà ghé lại trước Rạp phim Thuận Thiên, số 300-302 đường Phan Đình Phùng, thành phố Quảng Ngãi. Hôm nay, ngày Rằm tháng Ba, bà sẽ được nhận suất cơm chay từ thiện miễn phí của Hội Hạnh Từ Bi.
Hội Hạnh Từ Bi do anh Nguyễn Quốc Dũng (32 tuổi) sáng lập vào tháng 1/2016. Ngày 9/3, vừa qua anh bắt đầu khai trương tủ bánh mì từ thiện. Hôm nay, khi chúng tôi đến, anh đang cùng các thành viên khác của hội chuẩn bị các suất cơm chay để phát cho người nghèo. Cạnh đó, là một tủ kính đựng nhiều ổ bánh mì vàng rụm, phía mặt trước của tủ có dòng chữ: “Bánh mì từ thiện – Một người một ổ” như để nhắc nhớ mọi người hãy cũng san sẻ cho nhau trong lúc đói lòng.
“Mỗi ngày, chúng tôi phát khoảng 100 đến 150 ổ bánh mì. Riêng Rằm và Mùng 1 thì ngoài bánh mì còn phát cơm chay. Trung bình một ngày như vậy cũng phát khoảng từ 150 đến 200 suất cơm”, anh Dũng chia sẻ.
Ấm lòng người nghèo
Con đường Phan Đình Phùng nhộn nhịp người, xe qua lại. Chốc chốc lại thấy những chiếc xe đạp cà tàng chất đầy những tấm giấy bìa thải loại, những chiếc bao tải đựng ve chai, đồ nhựa cũ… ghé lại tủ bánh mì từ thiện. Những người phụ nữ dáng vẻ tảo tần, lam lũ, khăn che nắng trùm gần kín mặt, trông như những phụ nữ theo đạo Hồi. Vệt vội mồ hôi, tay run run đưa qua chiếc lổ tròn, mỗi người lấy một chiếc bánh. Đó là những chị buôn ve chai, đồng nát, rồi các bà, các chị bán vé số dạo, các bác xe ôm…
Những chiếc bánh mì, những hộp cơm chay từ thiện phần nào làm vơi đi nỗi nhọc nhằn của những lao động nghèo lam lũ
“Cô già rồi, không làm nổi nghề ve chai nên đi bán vé số kiếm thêm đồng mua rau, mua mắm. Nghe nói ở đây có phát bánh mì từ thiện, cơm chay nên hay ghé lại để xin bữa ăn đỡ đói lòng. Với những người nghèo như cô, cái bánh, hộp cơm tuy không lớn nhưng cũng đỡ cho mình một khoản tiền. Cô thấy việc làm từ thiện này quý hóa quá”, cô Lê Thị Đông, 66 tuổi, bán vé số dạo, quê xã Nghĩa Điền, huyện Tư Nghĩa, tâm sự.
Ngồi cạnh là cô Tuyết (57 tuổi), quê xã Nghĩa Thắng, làm nghề buôn ve chai. Thường vào buổi trưa, cô hay đến quán cơm từ thiện “Nụ cười sông Trà” ăn cơm với giá 2.000 đồng/suất. Nếu đến trễ, không còn cơm, cô lại qua đây xin một ổ bánh mì, nhai vội, uống ly nước cho xong bữa.
Cũng có những người khuyết tật ngồi trên xe lăn, không tự lấy bánh được. Anh Dũng tận tình mang ra vệ đường trao tận tay với thái độ rất ân cần, cảm thông.
Chia sẻ yêu thương
Trong bộ đồ của người Phật tử, anh Dũng vừa tiếp chuyện với tôi vừa cùng những bạn hữu trong Hội hạnh Từ Bi phát cơm cho những người đến nhận. Khi tôi hỏi từ đâu anh có ý tưởng làm bánh mì từ thiện, anh tâm sự: “Qua báo chí, mạng xã hội, tôi thấy ở Sài Gòn, Hà Nội có bánh mì từ thiện cho người nghèo nhưng Quảng Ngãi mình chưa có. Mà Quảng Ngãi mình lại còn nhiều người nghèo, nên tôi đã nảy ra ý tưởng làm công việc từ thiện này - như một sự chia sẻ yêu thương đến với mọi người, nhất là những người có hoàn cảnh khó khăn”.
Chàng trai 32 tuổi Nguyễn Quốc Dũng và tấm lòng thơm thảo san sẻ với người nghèo trên quê hương mình
Anh cho biết, ban đầu Hội Hạnh Từ Bi chỉ có một mình anh. Nhưng sau đó, nhận thấy đây là một việc làm có ý nghĩa, một số người bạn của anh đã cùng tham gia với anh. Họ vận động được một số nhà hảo tâm tài trợ cho hoạt động từ thiện này. Riêng tủ đựng bánh mì là do chủ rạp phim Thuận Thiên tài trợ. Anh Dũng nói rằng kế hoạch sắp tới của anh là tìm thêm những nhà hảo tâm để mở rộng việc làm từ thiện này hơn nữa.
Chúng tôi chia tay anh Dũng và những người bạn Hội Hạnh Từ Bi ra về. Hòa vào dòng người đang cuộn chảy trên những con phố nhộn nhịp của thành phố trẻ và chợt cảm thấy ấm lòng. Chiếc bánh mì, suất cơm chay tuy không lớn về giá trị vật chất đối với nhiều người nhưng với những người nghèo xứ Quảng, đó là một sự sẻ chia rất đáng trân trọng.
Nghĩa Sơn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét