Bài đọc liên quan: Sai lầm khi Bình Định kêu gọi đầu tư
Cá ngư dân đánh bắt ở biển về được chất thành đống tại chợ Đồng Hới
vì ế ẩm, không có người mua sau vụ cá chết do Formosa gây ra. Ảnh của Lê Phi Long báo Lao Động
Cách đây chỉ 2 hôm, 23/4/2016, tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York, 171 quốc gia, trong đó, có Việt Nam, đã ngồi vào ký kết Công ước bảo vệ môi trường thế giới vì lo ngại hiểm họa môi trường từ những tham vọng của con người đã gây ra từ sự phát triển công nghiệp.
Ba tháng nay, lần đầu tiên miền Tây Nam Việt Nam hạn hán ngập mặc
sâu đến hơn 90km vào đất liền, người dân Tây Nam Bộ không có nước để
uống, thủy hải sản nước ngọt cũng chết vì dịch, con người cũng khô vì
hạn, chỉ vì phá rừng, đắp đập thủy điện thượng nguồn sông Mekong, nhưng chính phủ cũng không lên tiếng.
Ngay cả Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương - TPP
TransPacific Partnership - của 12 thành viên vừa ký kết, và đang chờ
quốc hội Hoa Kỳ thông qua cũng phải cam kết bảo vệ môi trường.
Bảo vệ môi trường được thế giới cam kết không phải là chỉ cho riêng bất
kỳ quốc gia nào, mà là thế giới hiểu rằng trái đất là mái nhà chung. Ô
nhiễm ở Việt Nam hay bất kỳ quốc gia nào cũng là ô nhiễm của toàn cầu.
Bất kỳ một quốc gia nào muốn phát triển thì cũng phải bảo vệ môi trường.
Nếu quốc gia nào vi phạm vào những cam kết bảo vệ môi trường sẽ bị đưa
ra trọng tài tòa án quốc tế phân xử, cấm vận và tẩy chay.
Cá chết hàng loạt nghi can là do tập đooàn Formosa Đài Loan khu công nghiệp Vũng Áng
Câu chuyện cá chết trôi dạt từ Hà Tĩnh vào bờ biển kéo dài 250km trong 4
tỉnh Bắc Trung Bộ: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế
diễn ra hơn 1 tuần qua, không phải chỉ mới hơn một tuần, mà đã có thể là
hơn một tháng qua. Vì khu công nghiệp Vũng Áng do tập đooàn Formosa là
nơi cấm người dân Việt Nam vào, nó như một khu tự trị mà nhà đầu tư được quyền kiểm soát, ngay cả Sở Nông nghiệp và phát triển nông thông tỉnh Hà Tĩnh
cũng không được phép kiểm tra. Vì thế cho nên, sau khi cá chết do nhiễm
độc từ nước xả thải chưa được xử lý của nhà máy thép Formosa ra biển
trôi dạt hàng trăm kilomet vào bờ biển các tỉnh lân cạn thì dân mới phát
hiện, và câu chuyện mới được báo chí lên tiếng.
250km bờ biển cá chết vì Formosa xả thải theo Zing
Cách đây 4 hôm ngư dân Nguyễn Xuân Thành đã lặn xuống vùng biển Vũng Áng
- nơi dự án Formosa Đài Loan đang đầu tư và hoạt động - phát hiện ống
ngầm xả thái dưới đáy biển dài hơn 1500m, đường kính 140cm, nằm sâu dưới
17m biển, và đài truyền hình VTC14 đã làm cuộc khảo sát, xác minh, thì chính quyền Hà Tĩnh cũng chưa lên tiếng, vì bận lo sắp xếp nhân sự tỉnh.
Hôm nay kênh truyền hình VTC14, ông giám đốc khối ngoại của tập đoàn
Formosa Hà Tĩnh đã trả lời thẳng thừng rằng: "Hoặc anh chọn tôm cá, hoặc
anh chọn nhà máy thép. Anh không thể đòi hỏi cả hai!".(Xem clip kèm
theo)
Ông Chu Xuân Phàm giám đốc khối ngoại của Formosa thẳng thừng yêu cầu
phía Việt Nam chọn hoặc biển chết hoặc có nhà máy, mà không xem chính
quyền Việt ra ra trăm gờ ram nào!
Đây là một kiểu trả lời vô trách nhiệm và phá vỡ hợp đồng kiểu của kẻ xã
hội đen, chứ không phải của một tập đoàn kinh tế làm ăn có trách nhiệm.
Về luật, ngay cả một phòng khám tư nhân cũng phải thành lập hệ thống xử
lý nước thải đúng quy chuẩn quốc gia, sau khi đã nộp dự án thiết kế xây
dựng và được sở y tế, tài nguyên môi trường, phòng cháy chữa cháy, xây
dựng cho phép thực hiện, nhằm nước sinh hoạt, và nước thải y tế phải
được xử lý sạch trước khi hòa vào hệ thống cống xả nước chung của đô
thị. Đường ống xử lý nước thải trước khi xả vào hệ thống cống chung phải
nổi lên trên mặt đất, mặt sông, mặt biển để kiểm tra, không được đặt
chìm dưới đất, mặt sông, mặt biển.
Không lý do gì, một khu công nghiệp lớn như Formosa mà không có hệ thống
xử lý chất thải trước khi xả rác, nước bẩn ra môi trường. Năm năm trước
nhà máy bột ngọt Vedan đã từng làm chết sông Thị Vải ở Đồng Nai, nhưng
mức độ nghiêm trọng không thể so sánh với tập đoàn Formosa hiện nay.
Một điều rất phi khoa học trong kế hoạch phát triển kinh tế ở các địa phương, tỉnh, thành phố trong 20 năm qua mà tôi đã lên án
là, ở đâu cũng làm du lịch hòa lẫn vào khu công nghiệp ô nhiễm hóa chất
và khói bụi. Ngay cả thủ đô Hà Nội, nơi trung tâm hành chánh chính trị
văn hóa quốc gia công phát triển công nông nghiệp! Sài Gòn trung tâm
kinh tế tài chính lớn nhất nước cũng đầy ắp các khu công nghiệp hòa lẫn
các trụ sở ngân hàng, tài chính, khách sạn, khu du lịch đầy ô nhiễm.
Quay sang chuyện Formosa, việc lớn đến cả sự sống còn không chỉ ngư dân,
và Việt Nam, mà còn là cho cả môi sinh khu vực Đông Nam châu Á có đến
700 triệu dân sống cùng Biển Đông, cho đến nay đảng cầm quyền, nhà nước
và chính phủ hooàn toàn chưa lên tiếng, nhưng lại lên tiếng quán cà phê Xin Chào, một việc mà chỉ cần để chủ tịch xã phường giải quyết.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn công tác đã đến thăm một số công
trình, nhà máy thuộc Dự án Khu liên hợp gang thép và Cảng nước sâu Sơn
Dương Formosa Hà Tĩnh (FHS). Đây là dự án có tổng mức đầu tư giai đoạn 1
hơn 10,5 tỷ USD. Nguồn báo Hà Tĩnh
Formosa đã vi phạm về luật bảo vệ tài nguyên môi trường của Việt Nam, và
cả Công ước bảo vệ môi trường thế giới, tại sao đảng cầm quyền,
lãnh đạo nhà nước và cả lãnh đạo chính phủ chưa lên tiếng? Ngay cả ông
tổng bí thư vừa đi thăm Hà Tĩnh ngay trong lúc cá chết đầy bờ biển và
vào thăm khu công nghiệp Formosa tại Vũng Áng cũng không một tiếng về tình hình nguy hại này, mà chỉ khen?
Đến hôm nay, không chỉ chết có cá, mà ngay cả thợ lặn của Formosa cũng chết, có lẽ vì độc chất trong nước biển bị ô nhiễm?
Đến hôm nay, không chỉ chết có cá, mà ngay cả thợ lặn của Formosa cũng chết, có lẽ vì độc chất trong nước biển bị ô nhiễm?
Nếu chính quyền, chính phủ và đảng cầm quyền không lên tiếng vụ việc
Formosa Đài Loan làm nguy hại môi trường biển, hủy diệt mưu sinh của ngư
dân, ô nhiễm môi trường biển Đông, thì tôi xin đề nghị nhân dân Việt
Nam hãy thành lập một tổ chức bảo vệ môi trường cùng làm hồ sơ kiện
Formosa ra toà án quốc tế.
Sài Gòn, 17h27' ngày thứ Hai, 25/4/2016
Blog's Bs Hồ Hải
Điều 182: Tội gây ô nhiễm môi trường
1.
Người nào thải vào không khí, nguồn nước, đất các chất gây ô nhiễm môi
trường, phát tán bức xạ, phóng xạ vượt quá quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về chất thải ở mức độ nghiêm trọng hoặc làm môi trường bị ô nhiễm nghiêm
trọng hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác, thì bị phạt tiền từ năm mươi
triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm
hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Làm môi trường bị ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng khác.
3.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm
năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công
việc nhất định từ một năm đến năm năm.”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét