"Không thấy - Không nghe - Không nghi..."
((Trong kinh tạng đầy sạn đá, cách kiến giải sai lạc, ngụy tạo, tà pháp. Chân lý/sự thật lịch sử Bậc toàn giác biến tướng thành truyện thần thoại/truyền thuyết hoang đường... Trẻ sanh ra đã biết đi/nói... nào là thời Phật không có chữ viết, chưa cần bàn đến các nền văn minh đã tồn tại trước khi Thái tử đản sanh hàng ngàn ngàn năm: (Nghiên cứu... ghi nhận chữ & kinh điển Veda có trước thời thái tử Tất-đạt-đa chí ít đến vài ngàn năm TCN: https://nghiencuulichsu.com/2013/05/04/nguon-goc-kinh-veda/) - biết kinh tạng sai nhưng không vị nào đủ "năng lực" chỉnh sửa.
- Này các thầy Tỳ Kheo! Các thầy hãy sống tự mình làm ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa mình, không nương tựa vào một ai khác, lấy chánh pháp làm ngọn đèn, lấy chánh pháp làm nơi nương tựa, không nương tựa vào một ai khác!
- Này các thầy Tỳ Kheo! Các thầy hãy lấy mình làm hòn đảo, làm chỗ ở vững chắc, rồi các thầy hãy lấy giới luật của Ta làm rào tường bao quanh bảo vệ.
Hãy lấy giới luật của Ta làm khuôn phép, khép mình trong khuôn vàng, thước ngọc này. Hãy lấy giới luật của Ta làm kỷ luật cho chính mình, không hề vi phạm, trái phạm. Hãy lấy giới luật của Ta làm thầy chỉ đạo tu tập, đừng nương tựa vào ai, đừng lấy ai làm thầy, làm tổ của mình, mà phải chính mình lấy giới luật của Ta làm thầy, làm tổ cho chính mình.
- Không thấy: trong thức ăn có thân xác chúng sanh, không nhìn thấy người ta đang giết vật làm thực phẩm cúng dường cho mình.- Không nghe: không nghe nói chúng sanh bị giết để cúng dường, hay nghe nói trong thức ăn có thịt...- Không nghi. nghi (do thiếu đồ ăn) nên người ta giết vật cúng dường, nghi trong thức ăn không được thanh tịnh...
- Khi cả ba điều trên trên vẫn chưa rõ ràng để phòng vệ sáu căn, trì giới (phạm nghiệp xấu ác), thì cái sự nghi/cảnh giác cao cũng sẽ cảnh tỉnh người tu. Thịt chúng sanh có mùi tanh hôi bởi máu huyết, bằng vị giác & khứu giác người ăn dễ dàng nhận biết mà từ chối.
Việc ăn chay ngày (theo phong trào), còn nặng mùi cành lá, ăn để nguyện/cầu việc tư, ăn chay không lập niệm từ, bi, thiểu dục... trước mặt, thì việc ấy chẳng những không có chút công đức/phước báu mà vô minh lại chồng vô minh vậy.=> https://www.youtube.com/watch?v=MzX9EgHBNUQ
=> Thế giới văn minh, kinh tế xã hội phát triển nhưng những phẩm vật từ động vật vẫn khá cao so với nông phẩm thực vật. Từ đây đại chúng có thể nhìn lại/tin rằng những người có thiện duyên, phát/ngưỡng tín căn tuyệt đối với các vị Sa môn của Bậc toàn giác buổi sơ kỳ phần đa đều là người nông dân nghèo khó "bán mặt cho đất" & bị tín ngưỡng Ấn giáo (Balamôn) và các tôn giáo đa thần -Hindu, (https://thuvienhoasen.org/a22825/phan-3) cổ xưa chi phối, phân tầng, cực đoan nghiệt ngã. Việc quy ngưỡng, nương tựa nơi Phật (chuyển đổi tín căn) không hề là chyện đơn giản hoặc vì lòng "nhẹ dạ cả tin" mà là sự xác quyết rõ ràng nhất về tấm gương đạo hạnh, trường từ bi... trinh nguyên cao tột & tính hướng thượng từ thân khẩu ý của Bậc toàn giác. Sự tương ưng với tâm từ ái, lòng bi mẫn, xóa bỏ mọi tín điều mê lầm, cào bằng mọi ranh giới thân phận, gạt bỏ mọi trở ngại tâm linh, xé bỏ bức màn vô minh (che lấp) để sự thật chân lý hiển bày, giúp con người đoạn trừ mọi ngã chấp, tâm thức được thăng hoa, hướng thượng, cuộc sống không còn khổ đau do hiểu cội rễ & đoạn tận Khổ - Tập - Diệt - Đạo"*" mà được an vui, đó cũng chính là niềm hạnh phúc thiết thực ngay liền (...này Sivaka pháp là thiết thực, hiện tại, không có thời gian, người trí đến để mà thấy...)...
Vẫn những nơi Bậc toàn giác & tăng đoàn đi qua, trường từ bi, năng lượng thiện lành lan tỏa, Chân pháp được tin truyền, như Đại địa chuyển mình, như tiếng sấm giữa trời, như hào quang đêm tối/làm rúng động, bừng tỉnh, khai mở mọi tâm thức...
Phật dạy "dục lạc như khúc xương trơ đồ tể đã vứt đi, để những con chó đói tranh đoạt, là miếng thịt thối mà ác điểu xâu xé, là bó đuốc cỏ cháy rực`trên tay vì gió ngược,... nó là khổ/não, tai họa, cần xả ly - càng đắm nhiễm càng khổ đau". Giới Đức là phẩm hạnh cao quý nhất của người tu (giữ giới tức dẹp bỏ những thói quen bất thiện & ngăn ngừa những điều ác khởi sanh làm khổ mình, khổ người, khổ tất cả chúng sanh đồng thời phát triển những điều lành sẵn có và tạo thêm các điều thiện lành...), muốn giải thoát thì buộc phải giữ giới, không ai cấm được các ông ăn mặn (nhưng tu Phật thì phải gìn giữ phẩm hạnh thanh tịnh cao quý) đừng ngụy tạo rằng y pháp thọ thực thời Phật tại thế & đưa những đoạn trích dẫn ngụy kinh tạng để diễn trò, giữ lối sống phàm tục, phạm giới khác gì người sơ cơ, thế tục.
Không riêng gì Đạo Phật, mà khắp cả đại chúng và khoa học đều tin có sự luân hồi, nghiệp quả, có vay có trả... Ngạn ngữ Anh có câu "Bạn ăn gì thì bạn là thứ ấy - You are what you eat" -https://youtube.com/shorts/0NeZJKxE06s?feature=share... (ví như chúng ta "kẻ phàm phu" nuôi một thú cưng, thương yêu chúng, vì lý chủ quan làm nó chết đi, mọi người có thể lấy sinh linh ấy vặt lông, lột da chế biến thành thức ăn...).
Bậc toàn giác nhìn vạn pháp bằng con mắt Tam minh, thấu rõ hằng hà sa kiếp người thân, nhân thế chúng sinh hữu tình bị nhân quả nghiệp báo trôi lăn, hóa sanh ẩn tàng dưới lớp da/lông trong hình tướng của muôn chủng loài...sử dụng vật nuôi làm phượng tiện còn không, nhai nuốt sao đây.
- Chúng ta là kẻ sơ cơ, tuy không hiểu chân tơ hơn 26tk trước, nhưng ngày nay khoa học phát triển, internet phổ quát mọi người đều có thể tra cứu, tìm/biết... Thời ấy đạo Hindu rất thịnh và người theo đạo Hindu cũng cấm sát và đều ăn chay. Sau mấy thế kỷ Phật nhập diệt, hoàng đế A Dục, từ một bạo chúa gặp được vị Thánh tăng ẩn tu truyền dạy cho Chân Pháp mà trở thành vị vua nhân từ, xiển dương Chánh Pháp. Với việc ăn năn, rải từ tâm đến mọi sinh linh, ban bố pháp lệnh cấm sát trên toàn đế quốc, đồng thời lập nhiều cơ sở bệnh viện chăm sóc sức khỏe cho động vật. => (https://www.youtube.com/watch?v=AGH2jQ3UgUQ)
- Kỳ Na giáo (Jaina) gần như cùng thời với Đức Phật không chỉ ăn thuần chay, cấm sát và ban tặng sự bình an đến cho muôn loài sinh linh, không những vậy còn cấm tiệt người trong đạo không sử dụng hoặc trưng bày tất cả các sản phẩm được chế tác có nguồn gốc từ động vật ví như da, lông... (không lẽ đạo Phật là đạo từ, bi, trí tuệ, tu, ni, cư sĩ... lại vô tri, thiếu từ tâm so với những đạo khác).=> https://www.youtube.com/watch?v=_r1PDlvKY0w&ab_channel=%C4%90%E1%BB%A8ATR%E1%BA%BATRONGT%C3%82MCHANNEL
- Còn trong kinh điển, phim ảnh lấy hình ảnh Đề Bà Đạt Đa - tạo dựng một kẻ vô minh, thủ ác, sân hận, đố kỵ... đưa ra năm điều, khác với lời Phật, là sự ngụy tạo (thuyết tam tịnh nhục- câu chữ kiểu lập lờ nước đôi.... có thể cũng thuộc dạng này), việc so sánh này là hành động thô tục, phi pháp, phạm sự bất kính, phỉ báng Phật, trong đó có nêu những việc "cỏn con, dễ òm, nực cười so với sáu năm khổ hạnh, thiểu dục tri túc trong rừng già của thái tử Tất Đạt Đa" - như cấm ăn mạng, phải ăn thuần chay... ngủ dưới gốc cây. Chúng ta dùng tuệ quán để soi chiếu, suy tư hướng thượng sẽ hiểu ngay đây là lời ngụy tạo, dối trá, ngụy biện nhằm che chắn sự giải đãi, phạm/phá giới...
"Này Sāriputta, trong khi Ta sống chỉ ăn một trái táo, thân thể của Ta trở thành hết sức ốm yếu. Vì Ta ăn quá ít, tay chân Ta trở thành như những cọng cỏ hay những đốt cây leo khô héo. Vì Ta ăn quá ít, bàn trôn của Ta trở thành như móng chân con lạc đà. Vì Ta ăn quá ít, các xương sống phô bày của Ta giống như một chuỗi banh. Vì Ta ăn quá ít, các xương sườn gầy mòn của Ta giống như rui cột nhà sàn hư nát. Vì ta ăn quá ít, nên con ngươi của Ta long lanh nằm sâu thẳm trong lỗ con mắt, giống như ánh nước long lanh nằm sâu thẳm trong một giếng nước thâm sâu. Vì Ta ăn quá ít, da đầu Ta trở thành nhăn nheo khô cằn như trái bí trắng và đắng bị cắt trước khi chín, bị cơn gió nóng làm cho nhăn nheo khô cằn. Này Sāriputta, nếu Ta nghĩ: “Ta hãy sờ da bụng”, chính xương sống bị Ta nắm lấy. Nếu Ta nghĩ: “Ta hãy sờ xương sống”, thì chính da bụng bị Ta nắm lấy. Vì Ta ăn quá ít, nên này Sāriputta, da bụng của Ta bám chặt xương sống. Này Sāriputta, nếu Ta nghĩ: “Ta đi đại tiện hay đi tiểu tiện”, thì Ta ngã quỵ, úp mặt xuống đất, vì Ta ăn quá ít. Này Sāriputta, nếu Ta muốn thoa dịu thân Ta, lấy tay xoa bóp chân tay, thì này Sāriputta, trong khi Ta lấy tay xoa bóp chân tay, các lông tóc hư mục rụng khỏi thân Ta, vì Ta ăn quá ít..." - Đại Kinh Sư Tử Hống
Vật tụ theo loài, người chia theo loại (Có 4 loại: Thứ nhất, hạng người từ bóng tối đi vào bóng tối; thứ hai, hạng người từ bóng tối đi ra ánh sáng; thứ ba, hạng người từ ánh sáng đi vào bóng tối; thứ tư, hạng người từ ánh sáng tiếp tục đi trong ánh sáng), ngưu tầm ngưu... vậy). => (https://blogdacthoi.blogspot.com/2022/02/ong-thanh-tuong-ung-ong-khi-tuong-cau.html#more)
Rồi đến những ngày gần đây, khi bạn tôi, nhà khoa học Gấu Phệ cũng theo Phật, ngày ngày cúi lạy Ngài, bề ngoài là xin giác ngộ nhưng tôi biết mong muốn thực sự của Gấu Phệ là giảm cân mà không phải ăn kiêng. Tôi lại càng muốn tiếp cận để hỏi Ngài có đi đái hay không.
Thứ nhất, Phật không phải vị thần, cũng không phải thượng đế, cũng chẳng phải giáo chủ gì hết. Phật là trạng thái tỉnh, còn chúng sinh hiện nay đang trong trạng thái mê. Phật là người đã giác ngộ. (Giác là tỉnh, Ngộ là nhận ra). Còn chúng sinh là những người chưa tỉnh. Đức Phật là người tỉnh, truyền cách tỉnh lại cho nhân gian. Đơn giản vậy thôi. Tớ tỉnh rồi, tớ nhận ra và muốn giúp các bạn tỉnh. Không phải sáng lập phái, cũng không áp đặt. Loài người mới (văn minh) tiến bộ tới mức chấp nhận sự bình đẳng của mọi người từ màu da sắc tộc đến xuất thân.
Tất cả những gì quyền năng và sự khủng khiếp nhân gian nói về Đức Phật là họ gán như vậy. Và tôi cũng biết luôn rằng, Ngài chẳng cho ai được cái gì. Làm gì có mà cho. Một xu dính túi cũng không. Những gì cầu khẩn từ một vị thần ban phát là người đời tự tưởng vậy. Họ kính, họ cầu, và họ tự nghĩ vậy.
Đức Phật tuy không cho đời một xu. Nhưng cái cho đời chính là một con đường. Nôm na, Ông là bậc thầy về chỉ dẫn. Làm hay không là do thằng nghe, Ông không liên quan, không cấp vốn, không gò ép, không chiêu dụ, không tiếp tay. Cái thấy và cái biết của Đức Phật không được Ngài nói hết kể hết, vì theo Ngài đó là vô nghĩa. Sau này, chúng sinh ngộ sẽ tự biết. Cái mà Đức Phật truyền duy nhất đó là: con đường diệt Khổ.
Đầu tiên, Ngài xác định đối tượng cần giải quyết. Đó là Khổ. Chiết nghĩa được từ này chắc cả vạn quyển không xong. Đơn giản, ta cứ gọi là Khổ đã. Tiếng Anh dịch là suffering (sự chịu đựng). Sau này, bạn sẽ hiểu Khổ không phải khổ đau ta hay dùng mà Khổ đơn giản là sự sai lệch giữa kì vọng và thực tế. Thực tế mưa, bạn muốn nắng, đó là khổ. Thực tế nóng, bạn muốn lạnh, đó là khổ. Khi nào, thực tế mưa bạn thấy vui, nắng cũng thấy vui, đi qua đống rác thấy thối, nhưng vẫn vui và chấp nhận rác thì phải thối, thì bạn là Phật.
Phật không dạy Cân Đẩu Vân, không dạy biến hình, không dạy thần thông. Ngồi thiền 49 ngày, rồi quyết định theo con đường Trung Đạo và soạn ra Tứ Diệu Đế cho đời. Xác định được Khổ, Ngài viết là Khổ Đế.
Đức Phật biết rất nhiều, nhưng không nói hết vì không liên quan. Phật chỉ truyền cho nhân gian bốn điều trên (tức Tứ Diệu Đế, bốn chân lý kỳ diệu). Chúng sinh nắm được và thực hành bốn điều kì diệu trên là đạt tới con đường tiệm tu đắc quả A La Hán. Tuy chậm nhưng chắc chắn.
Tức là trước khi ngộ, chẻ củi gánh nước. Sau khi ngộ, cũng chẻ củi gánh nước. Không có biến hình, không có bay lượn, không có siêu giàu. Tất cả vẫn y nguyên chỉ là trước đây Vô Minh tức ngu, giờ sáng, biết và hiểu quy luật nó thế. Trước khi ngộ, sờ tay bị điện giật. Sau khi ngộ, sờ tay điện vẫn giật, chỉ là biết rồi nên không sờ nữa. Vũ trụ đất trời vẫn vận hành như trước, chỉ là kẻ ngộ rồi không còn khổ vì thấy nó bình thường, quy luật nó phải thế. Không còn ái li biệt khổ (cái khổ vì xa cách người mình yêu). Không còn oán tăng hội khổ (cái khổ vì gặp kẻ mình ghét). Không còn cầu bất đắc khổ, (cái khổ vì cầu không được ước không thấy)...
Tức là nếu Đức Phật uống nhiều nước, Ngài vẫn đi đái, nhưng Ngài hiểu điều đó.
Ngàn năm mặt trời vẫn thế là bản thể mặt trời. Nhưng nhận thức về mặt trời của con người luôn thay đổi, ngày càng sáng rõ hơn. Thay đổi mãi, đổi mãi để tiệm cận đến bản thể thực sự của mặt trời. Cho dù nhận ra rồi, thì mặt trời vẫn thế, chỉ là con người đó đỡ khổ vì ngu vì vọng tưởng mặt trời thôi. Chứ đừng mong dịch chuyển hay bắn rụng mặt trời.
Có nghĩa là gì? Nghĩa là nếu không làm thì không bao giờ có. Không làm thì Việt Nam không thành siêu cường được đâu, ngồi đó mà lạy, mà ê_a... Chỉ là nếu làm, thì hãy làm theo quy luật vận hành tự nhiên thì sẽ thành công. Nhắm mắt làm bừa làm ẩu thì chỉ có xuống hố. Vì khi Đức Phật uống nhiều nước, Ngài cũng phải đi đái mà thôi.
- St. Bài viết tương ưng: Pháp của Như Lai là chân lý hằng hữu, là sự thật minh bạch/giản đơn mà vĩnh hằng.
Chúa Giê-su dạy Quán Âm và ăn chay
Trích từ bản tin THVTS
Quan điểm cho rằng Chúa Giê-su Ki-tô là Minh Sư dạy pháp môn Quán Âm và là người khuyến khích ăn chay đã được xác minh bởi nhiều đoạn trong sách Phúc Âm Hòa Bình: Quyển một và sách Phúc Âm Hòa Bình: Quyển bốn — Giáo lý của Người được Chọn, do Hội Quốc tế Sinh-vật-học xuất bản. Những quyển này được ông Edmond Bordeaux Szekely dịch sang từ tiếng cổ Do Thái và từ những bản viết Aramaic trong Tài liệu Mật của Vaticăn và từ những bài viết cổ tiếng Xla-vơ trong thư viện Hoàng gia Hapsburgs (hiện thuộc vào tay của chính phủ Áo quốc). Bạn cũng có thể đọc phần tóm tắt của những quyển sách này trong mạng lưới truyền thông:
Chúa Giê-su khuyến khích ăn chay
Sách Phúc Âm Hoà Bình: Quyển một gồm nhiều đoạn biểu lộ quan điểm ăn chay của Chúa Giê-su một cách rất rõ ràng. Ví dụ như, vào một lúc, có người hỏi Chúa rằng: “Môsê là người vĩ đại nhất Do Thái, đã cho phép tổ tiên chúng tôi ăn thịt thú vật sạch, và chỉ cấm ăn thịt thú vật không sạch mà thôi, sao ngài cấm chúng được ăn tất cả loài vật? Luật nào là của Thượng Đế — luật của Môsê hay luật của ngài?”
Chúa Giê-su trả lời câu hỏi trên như sau: Thượng Đế ra lệnh cho tổ tiên của các ngươi rằng: Không được giết. Nhưng lòng họ sắt đá và họ cứ giết. Cho nên Môsê muốn ít ra là họ không giết người, và ngài mới cho phép giết thú vật. Rồi sau đó trái tim của tổ tiên các ngươi càng sắt đá hơn nữa, họ đã giết người cũng như giết thú. Nhưng ta cho ngươi biết: Chớ có giết người hay giết thú vật, hoặc giết để làm thức ăn cho vào miệng của các ngươi.
Vì nếu ăn thức ăn có sự sống, thì thức ăn đó sẽ khiến ngươi tươi tốt, nhưng nếu ngươi giết để ăn, thì thức ăn chết đó sẽ giết lại ngươi. Vì sự sống chỉ có từ sự sống, và từ sự chết luôn luôn là cái chết”. Chúa Giê-su giảng rõ thêm, đề cập tới một số thức ăn mà tín đồ của ngài nên tiêu thụ: “Vì cơ thể của ngươi là những gì ngươi ăn vào, và tâm hồn của ngươi là những gì ngươi nghĩ. Cho nên, hãy chuẩn bị và ăn tất cả hoa trái trên cây, tất cả rau cỏ ngoài đồng, và tất cả loại sữa của thú vật mà tốt cho thân thể. Vì tất cả những thứ này được nuôi nấng và chín đỏ bởi ngọn lửa của sự sống, tất cả những thứ này là món quà của thiên thần trên Đất Mẹ. Nhưng đừng ăn cái gì mà ngọn lửa của sự chết cho mùi thơm, vì đó là của Sa-tăng.
Cho nên hãy luôn luôn ăn từ bàn của Thượng Đế: Trái của cây, lúa và cỏ của đồng ruộng, sữa của thú vật, và mật của ong. Vì ngoài những thứ này ra tất cả chỉ là của Sa-tăng, là con đường tội lỗi, bệnh tật, đưa đến sự chết. Nhưng những thứ mà ngươi ăn từ bàn ăn phong phú của Thượng Đế sẽ làm cho thân thể ngươi trẻ trung, khỏe mạnh, và ngươi sẽ không bao giờ thấy bệnh tật”.
Những đoạn văn trích từ bộ kinh Essene đã xác minh truyền thống ăn chay của Chúa Giê-su: “Chúa Giê-su ăn chay từ lúc lọt lòng, ngay cả từ trong bụng mẹ. Ngài ra đời trong một gia đình ăn chay, có truyền thống ăn chay, truyền thống Essene. Điều này quý vị có thể tìm hiểu trong quyển sách nói về đời sống của Chúa Giê-su.
Quý vị nên nghiên cứu về đời sống của Ngài trong một quyển sách khác, chứ không phải Kinh thánh”. Nơi đây dường như Ngài muốn nhắc đến quyển Phúc Âm Essene — “một quyển sách khác, chứ không phải Kinh thánh”.
Thiền quán Âm thanh và Ánh sáng
Hơn nữa, như đã nói trên, Chúa Giê-su tiết lộ Ngài là Minh Sư dạy thiền Ánh sáng và Âm thanh trong nội dung của quyển Essene. Ví dụ như, trong quyển Phúc Âm Essene Hoà Bình: Quyển bốn — Giáo lý của ngừơi được chọn, Chúa Giê-su nhắc đến giòng Âm lưu nội tại như sau: “Ta nói thật cho các ngươi biết, có Mạch Sống thiêng liêng sinh ra Đất Mẹ và tất cả thiên thần. Mạch Sống này không thấy được bằng mắt, đối với những đứa con của thế gian, nhưng những đứa con của Ánh sáng được ban cho bí quyết câu thông với thiên thần. Và mắt tâm linh của ngươi sẽ được mở ra, và ngươi sẽ thấy, sẽ nghe và sẽ liên lạc được với Mạch Sống thiêng liêng mà đã sanh ra Đất Mẹ. Và ngươi sẽ hội nhập vào Mạch Sống thiêng liêng ấy, và với sự êm dịu vô biên, Nó sẽ mang ngươi trở về đời sống vĩnh cửu trên Thiên Quốc của Đức Chúa Cha”.
Trong cùng quyển này, Chúa Giê-su có bàn về sự cần thiết phải tĩnh lặng hoặc đạt đến trạng thái thiền định trước khi có thể nghiệm Âm thanh: “Vì từ thời khởi thủy tất cả chúng ta đã cùng ở trong Mạch Sống thiêng liêng này, Nó đã sanh ra tất cả muôn loài. Và khi mặt trời lên cao trên những tầng trời, lúc đó ngươi để cho Giòng Âm Lưu thiêng liêng vào tai mình; vì nó chỉ được nghe thấy trong im lặng. Nghĩ tới giòng suối sinh ra trong sa mạc sau cơn bão bất ngờ và tiếng nước ầm ầm tuôn chảy. Quả thật, đây là tiếng nói của Thượng Đế.
Vì có câu rằng: khởi đầu là Âm thanh, Âm thanh ở cùng với Thượng Đế, và Âm thanh là Thượng Đế. Nó luôn ở trong tai mà chúng ta không nghe thấy. Hãy lắng nghe, rồi sau đó, trong sự im lặng của thủy triều ban trưa; tắm trong Nó, và để âm nhạc của Thượng Đế nhịp nhàng trong tai ngươi, cho tới khi nào ngươi nhập một với Giòng Âm Lưu thiêng liêng ấy để Nó đưa ngươi tới cảnh giới vô hạn của Đức Chúa Cha, nơi âm điệu thế giới lên xuống nhịp nhàng”.
Hơn nữa, trong quyển Giáo lý của nguời được chọn, Chúa Giê-su khuyên nên thiền quán Ánh sáng: “Những giây phút trước khi ngủ, ngươi hãy nghĩ tới những ngôi sao sáng, huy hoàng, những ngôi sao trắng, chiếu sáng, thấy từ xa, chiếu rọi thật xa. Hãy để tâm vào những ngôi sao trước khi ngủ; bởi vì sao là Ánh sáng, và Đức Chúa Cha là Ánh sáng, thậm chí Ánh sáng đó sáng hơn một ngàn lần độ sáng của một ngàn mặt trời. Hãy bước vào Giòng Ánh sáng thiêng liêng để vĩnh viễn không còn bị xiềng xích của cái chết, và thoát ra khỏi những trói buộc của thế gian, bay lên cao qua hào quang sáng chói của các ngôi sao, vào thiên quốc bất tận của Đức Chúa Cha. Vì từ thuở phôi thai, Thánh giới nói rằng: hãy có Ánh sáng, và Ánh Sáng có. Và ngươi sẽ nhập một vào Nó, và lực lượng của Giòng Ánh Sáng thiêng liêng ấy sẽ chan hòa toàn thân ngươi, và ngươi sẽ run rẩy trước sức mạnh của Nó”.
Cuối cùng, để kết luận rằng lực lượng của Ánh sáng và Âm thanh là nguồn tối hậu để được giải thoát và khai ngộ, Chúa Giê-su nói với đệ tử của Ngài rằng:
“Ta nói thật với các ngươi, tai của ngươi được sinh ra không phải chỉ để nghe tiếng người nói, tiếng chim hót, và nhạc khúc mưa rơi, mà nó còn dùng để nghe Giòng Âm Lưu thiêng liêng. Và mắt của ngươi không phải chỉ để nhìn bình minh và hoàng hôn, nhìn sóng lúa lăn tăn, và lời trong cuộn sách thánh, mà nó còn được tạo ra để nhìn Giòng Ánh Sáng thiêng liêng. Hãy bước vào những giòng Thiêng liêng đó, ngay cả sự Sống đó, Âm thanh đó, và Ánh sáng đó, là những cái đã sinh ra ngươi; để ngươi có thể trở về với Thiên Quốc của Đức Chúa Cha và trở thành một thể với Ngài”.
Đọc những tài liệu như quyển Phúc Âm Essene Hoà Bình: Cuốn một và quyển Phúc Âm Essene Hoà Bình: Cuốn bốn — Giáo lý của người được chọn, với những lời giảng giải thời xưa của Chúa Giê-su về Ánh sáng và Âm thanh nội tại cũng như phép ăn chay, giúp chúng ta củng cố niềm tin vào thông điệp thời nay, vì Giê-su dạy rằng thiền Ánh sáng và Âm thanh (pháp môn Quán Âm) và ăn chay mới thật là con đường thánh thiện đưa đến bờ giải thoát và đi vào ngưỡng cửa Thiên Quốc.
Giáo lý của Chúa Giê-su là thông điệp Chân lý muôn đời được tất cả các bậc Đại Minh Sư truyền bá qua nhiều thời đại.
=> https://timhieutinlanh.org/2023/01/31/the-five-precepts-and-the-ten-commandments/?gclid=CjwKCAjw-KipBhBtEiwAWjgwrDchw5ZztXhcxS5e54x8x6k1x2rN7NYTcRT-r7xNOPlVrB82usTawRoCG2UQAvD_BwE
Ðạo đức Phật giáo và hạnh phúc con người
Hòa thượng Thích Minh ChâuÐây là một vấn đề quan trọng, vấn đề đạo đức Phật giáo, vì chúng ta có thể nói tất cả những lời dạy của đức Phật đều trực tiếp hay gián tiếp liên hệ đến vấn đề đạo đức và chúng ta cần phải định nghĩa đạo đức Phật giáo như thế nào trước hết cho phù hợp với dụng ý thuyết pháp độ sanh của Ngài, sau để ứng dụng nền đạo đức ấy vào thế giới loài người của chúng ta, đặc biệt là con người hiện đại của chúng ta.
Khi Ngài tuyên bố: “Này các Tỳ kheo, xưa cũng như nay Ta chỉ nói lên sự khổ và sự diệt khổ” (Trung Bộ I, 140), lời tuyên bố xác nhận Ngài chỉ dạy cho loài người biết đến khổ và sự diệt khổ trong suốt 45 năm thuyết pháp của Ngài. Chúng ta được biết trong kinh Chuyển Pháp Luân, bản kinh đầu tiên của Ngài thuyết pháp cho 5 vị trước kia cùng tu khổ hạnh với Ngài, Ngài đã tuyên bố: “Ðây là khổ, đây là khổ cần phải được biết, đây là khổ đã được biết; đây là khổ tập, đây là khổ tập cần được đoạn diệt; đây là khổ diệt, đây là khổ diệt cần phải chứng ngộ, đây là khổ diệt, đây là khổ diệt đã được chứng ngộ; đây là con đường đưa đến khổ diệt, đây là con đường đưa đến khổ diệt cần phải hành trì, đây là con đường đưa đến khổ diệt đã được hành trì”. Không những vậy, Ngài còn khuyên các đệ tử xuất gia của Ngài: “Này các Tỳ kheo, hãy du hành, vì hạnh phúc cho quần sanh, vì an lạc cho quần sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài người” (Tương Ưng I, 128).
Những lời tuyên bố trên của đức Phật nêu rõ hoài bão tha thiết của Ngài là cứu khổ độ sanh, diệt khổ ưu, đem lại hỷ lạc cho tất cả loài hữu tình. Và như vậy chúng ta có thể định nghĩa, đạo đức Phật giáo là một nếp sống đem lại hạnh phúc và an lạc cho mọi loài chúng sanh, đặc biệt là loài người chúng ta. Tôi đặc biệt nhấn mạnh đây là một nếp sống, không phải là những lời dạy luân lý hạnh kiểm cần phải theo một cách máy móc thụ động. Và nếp sống ấy phải được đem ra hành trì, thực hiện, không phải là để lễ bái, cầu xin. Có thực hiện, người hành trì mới được hưởng hạnh phúc, an lạc, thiết thực hiện tại và ngay trong đời này (Sanditthiko akàliko), có thể thấy biết được (ehipassiko), không phải là một cảnh giới thiên đường xa xăm tưởng tượng.
Một số lời dạy sau đây của đức Phật càng chứng minh rõ những lời dạy của Ngài là hướng đến diệt khổ và đem vui cho chúng sanh: “Thành tựu 5 pháp này, này các Tỳ kheo, Tỳ kheo ngay trong hiện tại sống đau khổ, với tổn não, với ưu não, với nhiệt não, sau khi thân hoại mạng chung được chờ đợi là ác thú. Thế nào là 5? Ở đây này các Tỳ kheo, Tỳ kheo không có lòng tin, không có lòng xấu hổ, không có lòng sợ hãi, biếng nhác và ác tuệ. Thành tựu 5 pháp này, này các Tỳ kheo, Tỳ kheo ngay trong hiện tại sống an lạc, không có tổn não, không có ưu não, không có nhiệt não; và sau khi mạng chung, được chờ đợi là cõi lành. Thế nào là 5? Này các Tỳ kheo. Tỳ kheo có lòng tin, có lòng hổ thẹn, có lòng sợ hãi, tinh cần, tinh tấn, có trí tuệ… ” (Tăng Chi I, 11).
Một lời dạy tiếp, càng nhấn mạnh thêm: “Thành tựu 5 pháp này, này các Tỳ kheo, Tỳ kheo đem lại hạnh phúc cho mình, và đem lại hạnh phúc cho người. Thế nào là 5? Ở đây này các Tỳ kheo, Tỳ kheo tự mình đầy đủ giới hạnh và khuyến khích người khác đầy đủ giới hạnh. Tự mình đầy đủ thiền định và khuyến khích người khác đầy đủ thiền định. Tự mình đầy đủ trí tuệ và khuyến khích người khác đầy đủ trí tuệ. Tự mình đầy đủ giải thoát và khuyến khích người khác đầy đủ giải thoát. Tự mình đầy đủ giải thoát tri kiến và khuyến khích người khác đầy đủ giải thoát tri kiến. Ðầy đủ 5 pháp này, này các Tỳ kheo, tỳ kheo đem lại hạnh phúc cho mình và đem lại hạnh phúc cho người” (Tăng Chi II, 20).
Nếu đạo đức Phật giáo là một nếp sống đem lại hạnh phúc an lạc, nếp sống ấy cũng là một nếp sống đề cao con người, đưa con người vào một vị trí tối thượng, xác định con người có khả năng đoạn trừ mọi khổ não, chấm dứt sanh tử luân hồi. Lời của Ngài là cả một hình ảnh linh động của một con người dựa trên sức mạnh con người, tự mình đi tìm đạo, tự mình tu khổ hạnh, tự mình hành thiền cho đến khi chứng quả, không nhờ một thần lực nào, không ỷ lại một thiên lực nào. Khi đến tìm đạo với ngài Alarakalama, vị đã chứng thiền Vô sở hữu xứ, Ngài suy nghĩ: “Không phải chỉ Alarakalama có lòng tin, Ta cũng có lòng tin. Không phải chỉ Alarakalama có tinh tấn, Ta cũng có tinh tấn. Không phải chỉ Alarakalama có niệm, Ta cũng có niệm. Không phải chỉ Alarakalama có định, Ta cũng có định. Không phải chỉ Alarakalama có tuệ, Ta cũng có tuệ”. Với những suy nghĩ như vậy, và với khả năng tự lực tự cường, Ngài kiên trì tu tập và chứng được quả Vô sở hữu xứ như Alarakalama đã chứng.
Khi Ngài tự chứng nghiệm trên bản thân rằng khổ hạnh không đưa đến giác ngộ, Ngài liền từ bỏ khổ hạnh, hành trì thiền định, chứng được sơ thiền, thiền thứ hai, thiền thứ ba, thiền thứ tư, chứng được túc mạng minh, thiên nhãn minh, lậu tận minh, giải thoát khỏi các lậu hoặc, thành bậc Chánh đẳng Chánh giác. Như vậy đời Ngài từ khi tầm đạo đến khi giác ngộ, chứng minh một cách cụ thể rằng, với thân con người, với ý chí nỗ lực con người, với niệm lực, định lực và tuệ lực con người, không nhờ và ỷ lại một ai, Ngài đã đạt được cứu cánh phạm hạnh tối thượng, Ngài chứng minh rằng, không quá đau khổ trong cảnh giới địa ngục, không quá sung sướng trong cảnh giới chư Thiên, chỉ với thân con người, tuệ tri được đau khổ để vượt qua đau khổ, tuệ tri được lạc để giải thoát khỏi thiên lạc, đạt được giải thoát lạc để thành bậc Chánh giác.
Như vậy đạo đức Phật giáo là một nếp sống đề cao vị trí con người và chứng minh rằng con người có khả năng đạt đến giải thoát tối thượng nếu con người có đủ ý chí và nỗ lực của con người, nếu con người tăng trưởng được niệm lực, định lực và thiền lực của con người, nếu con người phát huy được tuệ lực, giải thoát lực của con người. Bước thêm bước nữa, đạo đức Phật giáo là một nếp sống trong sạch, thanh tịnh và lành mạnh, vì chỉ có một đời sống thanh tịnh mới bảo đảm được một đời sống hạnh phúc.
Trong kinh Ví Dụ Tấm Vải (Trung Bộ I, số 7), đức Phật xác nhận một tấm vải cẩu uế đem nhuộm sẽ được một màu nhuộm không tốt đẹp. Cũng vậy, cõi ác chờ đợi một tâm cẩu uế. Trái lại, một tấm vải thanh tịnh, trong sạch đem nhuộm sẽ được một màu nhuộm tốt đẹp. Cũng vậy, cõi thiện chờ đợi một tâm thanh tịnh. Như vậy hạnh phúc chỉ đến với một tâm trong sạch, không đến với một tâm cẩu uế. Rồi đức Phật kể 16 cẩu uế tâm, trong ấy tham sân si là chính, cần phải tẩy sạch và đoạn trừ, nhờ lòng tịnh tín bất động đối với Ba Ngôi Báu (Tam Bảo), nhờ chứng được nghĩa tín thọ và pháp tín thọ. “Từ nơi đây, hân hoan liên hệ đến pháp sanh; từ hân hoan, hỷ khởi lên. Từ hỷ thân được khinh an. Thân khinh an, cảm giác được lạc thọ. Với lạc thọ, tâm được thiền định”. (Trung Bộ I, 37a-37b). Muốn chứng được thiền định phải đoạn trừ 5 triền cái được xem như là cấu uế của tâm và thay thế bằng 5 thiền chi tầm tứ, hỷ, lạc và nhứt tâm. Muốn chứng quả A la hán, phải đoạn trừ ba lậu hoặc: dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu; phải tẩy sạch mười kiết sử: thân kiến, nghi, giới cầm thủ, tham, sân, sắc ái, vô sắc ái, mạn, trạo cử và vô minh. Cũng phải đoạn trừ 7 tùy miên: tham tùy miên, sân tuỳ miên, kiến tùy miên, nghi tùy miên, mạn tùy miên, hữu tham tùy miên, vô minh tùy miên; và các triền cái, kiết sử, lậu hoặc, tùy miên được xem như cấu uế của tâm. Và như vậy một tâm trong sạch chờ đợi là hạnh phúc, an lạc; một tâm cấu uế chờ đợi là khổ đau, sầu muộn. Nói đến cẩu uế tức là nói đến bất thiện, nói đến trong sạch tức là nói đến thiện lành, như biết bao nhiêu lời dạy của đức Phật về vấn đề này. Chúng ta đều nhớ câu:
Không làm mọi điều ác,
Thành tựu các hạnh lành,
Tâm ý giữ trong sạch,
Chính lời chư Phật dạy.– (Pháp Cú 183)
Số phận chờ đợi kẻ ác và bậc thiện được phân biệt rõ ràng:
Một số sinh bào thai,
Kẻ ác sinh địa ngục,
Người thiện lên cõi trời,
Vô lậu chứng Niết bàn — (Pháp cú 126)
Hay câu:
Ác hạnh không nên làm
Làm xong chịu khổ lụy.
Thiện hạnh ắt nên làm,
Làm xong không ăn năn. — (Pháp Cú 319)
Sự sai khác giữa người ác và bậc thiện cũng được phân biệt rõ:
Người lành dầu ở xa,
Sáng tỏ như núi tuyết.
Kẻ ác dầu ở gần
Như tên bắn đêm đen. — (Pháp Cú 309)
Khi được du sĩ Vacchagota yêu cầu giảng vắn tắt các pháp thiện và các pháp bất thiện, Thế Tôn phân tích rõ như sau: “Tham là bất thiện, vô tham là thiện. Sân là bất thiện, vô sân là thiện. Si là bất thiện, vô si là thiện. Như vậy ba pháp là bất thiện, ba pháp là thiện. Sát sanh là bất thiện, từ bỏ sát sanh là thiện, Lấy của không cho là bất thiện, từ bỏ lấy của không cho là thiện. Tà hạnh trong các dục là bất thiện, từ bỏ tà hạnh trong các dục là thiện. Nói láo là bất thiện, từ bỏ nói láo là thiện. Nói hai lưỡi là bất thiện, từ bỏ nói hai lưỡi là thiện. Nói ác khẩu là bất thiện, từ bỏ nói ác khẩu là thiện. Nói lời phù phiếm là bất thiện, từ bỏ nói lời phù phiếm là thiện. Xan tham là bất thiện, từ bỏ xan tham là thiện. Sân là bất thiện, từ bỏ sân là thiện. Tà kiến là bất thiện, từ bỏ tà kiến là thiện. Như vậy này Vacchagota, mười pháp là bất thiện, mười pháp là thiện”. (Trung Bộ II, 135 bộ mới). Trong kinh Song Tầm, Trung Bộ I số 19, đức Phật phân chia các tầm ra hai loại: Dục tầm, sân tầm, hại tầm thuộc bất thiện tầm vì các tầm này đưa đến tự hại, đưa đến hại người, đưa đến hại cả hai, diệt trí tuệ, dự phần vào phiền não, không đưa đến Niết bàn. Ly dục tầm, vô sân tầm, bất hại tầm thuộc thiện tầm, vì các tầm này không đưa đến tự hại, không đưa đến hại người, không đưa đến hại cả hai, tăng trưởng trí tuệ, không dự phần vào phiền não, hướng đến Niết bàn. Vì sao có sự phân biệt này? Ðức Phật nêu rõ: “Ta thấy sự nguy hại, sự hạ liệt, sự uế nhiễm của các pháp bất thiện, và thấy sự viễn ly, sự lợi ích, sự thanh tịnh của các pháp thiện”. (Trung Bộ I, 116). Ở nơi đây chúng ta hiểu vì sao đức Phật khuyên chúng ta:
Chớ thân với bạn ác,
Chớ thân kẻ tiểu nhân;
Hãy thân người bạn lành,
Hãy thân bậc thiện nhân. — (Pháp Cú 78)
Hay câu:
Ai dùng các hạnh lành,
Làm xóa mờ nghiệp ác,
Sẽ chói sáng đời này,
Như trăng thoát mây che. — (Pháp Cú 173)
Ðức Phật dùng một hình ảnh tuyệt đẹp để diễn tả sự sai khác giữa pháp của bậc thiện và pháp của kẻ ác: “Thật là xa, thật xa, khoảng cách giữa mặt đất và bầu trời. Thật là xa, thật xa, khoảng cách giữa bờ biển bên này với bờ biển bên kia. Thật là xa, thật xa, khoảng cách chỗ mặt trời mọc và chỗ mặt trời lặn. Nhưng còn cách xa, cách xa hơn nữa là khoảng giữa pháp của bậc thiện và pháp của kẻ ác.”
Ðạo đức Phật giáo là một nếp sống đi đôi với lạc, không đi đôi với khổ, đề cao một kinh nghiệm bản thân của đức Phật là đau khổ không đưa đến giải thoát. Vương tử Bồ Ðề trong kinh số 85 Trung Bộ II đã bày tỏ cảm nghĩ của mình: “Lạc được chứng đắc không phải do lạc, lạc được chứng đắc do khổ. (Trung Bộ II, 403). Ðây cũng là quan điểm của các Ni Kiền Tử, khi các vị này tu khổ hạnh để thiêu đốt các nghiệp ác quá khứ. Quan niệm đức Phật khác hẳn khi ngài đã có kinh nghiệm 6 năm khổ hạnh của mình. Và lời dạy hay pháp môn nào của ngài cũng đem lại an lạc và hạnh phúc cho người hành trì. Trước hết Ngài so sánh hai loại lạc: Lạc được đức Phật gọi là lạc như phân, tức là thụy miên lạc, lợi dưỡng lạc, cung kính lạc, danh văn lạc (Tăng Chi II, 334-335), mà đức Phật khuyên các Thánh đệ tử của Ngài lánh xa. Ngài đề cao lạc các bậc Thánh là viễn ly lạc, an ổn lạc, an tịnh lạc, chánh giác lạc, Niết bàn lạc. Ngài khuyên các đệ tử của Ngài thường đi nghe pháp để được hưởng pháp lạc, thường ngày hành thiền để hưởng được thiền lạc, thường giữ 5 giới, tu tập 8 quan trai giới để hưởng được thanh tịnh lạc, an tịnh lạc. Ngài gọi hành thiền là pháp môn hiện tại lạc trú. Sơ thiền đem lại hỷ lạc do ly dục sanh, thiền thứ hai đem lại hỷ lạc do định sanh, thiền thứ ba đem lại xả niệm lạc trú, thiền thứ tư đem lại xả niệm thanh tịnh. Như vậy người hành thiền làm cho sung mãn tràn đầy hỷ lạc do định sanh, không có chỗ nào trên toàn thân là không do hỷ lạc ấy thấm nhuần. Một nếp sống đề cao an lạc như vậy, nhưng không hiểu sao, có người lại hiểu lầm Phật giáo là bi quan yếm thế, trong khi đúng lý người Phật tử phải là người lạc quan nhất đời, luôn luôn được thấm nhuần pháp lạc, thiền lạc, viễn ly lạc và an tịnh lạc.
Một đặc điểm của đạo đức Phật giáo là đề cao một nếp sống giải thoát mọi ràng buộc, mở đầu là các ràng buộc đối với 5 dục trưởng dưỡng tức là sắc đẹp, tiếng hay, hương thơm, vị ngon, xúc êm dịu. Ðức Phật thường hay chỉ rõ sự nguy hiểm của dục: “Sợ hãi, này các Tỳ kheo, là đồng nghĩa với các dục. Bệnh, này các tỳ kheo, là đồng nghĩa với các dục… Cục bướu… tham dính… bùn lầy, này các tỳ kheo, đồng nghĩa với các dục . Và này các tỳ kheo, vì sao sợ hãi là đồng nghĩa với các dục? Này các tỳ kheo, say đắm bởi tham dục, bị trói buộc bởi tham muốn, ngay trong hiện tại không thoát khỏi sự sợ hãi, đời sau cũng không thoát khỏi sợ hãi. Do vậy sợ hãi là đồng nghĩa với dục. (Tăng Chi II, 309).
Trong Tiểu Kinh Khổ Uẩn, Trung Bộ số 14, Mahanàma hỏi Ngài vì sao tuy vẫn biết tham, sân, si là cấu uế của tâm, nhưng tham, sân, si, thỉnh thoảng vẫn khởi lên, đức Phật trả lời: “Này Mahanàma, vì pháp ấy trong ngươi chưa được đoạn trừ nên ngươi sống trong gia đình và thô hưởng các dục”. Ðức Phật giải thích rõ thêm: “Này Mahanàma, khi nào vị Thánh đệ tử khéo thấy như vậy với như thật chánh trí tuệ: “Các dục, vị ngọt ít, khổ nhiều, não nhiều; sự nguy hiểm ở đây lại nhiều hơn”. Và vị này chứng được hỷ lạc do ly dục, ly các bất thiện pháp sanh, hay một pháp nào cao thượng hơn, như vậy vị ấy không bị các dục chi phối.” (Trung Bộ I, 92-93). Ở đây chúng ta thấy tí tuệ đi đôi với thiền định mới có khả năng giải thoát được lòng dục của con người, và chúng ta mới hiểu rõ vì sao đức Phật dùng danh từ tâm giải thoát, tuệ giải thoát để diễn tả một vị được giải thoát giác ngộ, vì tâm giải thoát là giải thoát nhờ thiền định và tuệ giải thoát là giải thoát nhờ trí tuệ. Hai giải thoát này cộng lại với nhau mới là một sự giải thoát toàn diện.
Một điểm nổi bật trong đạo đức Phật giáo là vai trò trí tuệ trong tất cả các pháp môn đưa đến giải thoát và giác ngộ. Như vậy cũng dễ hiểu vì trí tuệ mới có công năng đoạn trừ các ác bất thiện pháp, các lậu hoặc, các kiết sử, các tùy miên v.v… và vì vậy, trong mọi pháp môn Phật dạy đều có vai trò nổi bật của trí tuệ. Trong ba Vô lậu học giới, định, tuệ, trí tuệ đóng vai trò tuệ tri khổ, khổ tập, khổ diệt, con đường đưa đến khổ diệt, tuệ tri các lậu hoặc, các lậu hoặc tập khởi, các lậu hoặc đoạn diệt, con đường đưa đến lậu hoặc đoạn diệt. Nhờ tuệ tri như vậy nên nhàm chán sanh, do nhàm chán nên ly tham, do ly tham đưa đến đoạn diệt, đưa đến tâm giải thoát và tuệ giải thoát. Trí tuệ có khả năng giúp phân biệt đâu là pháp thiện, đâu là pháp bất thiện, đâu là pháp đen, đâu là pháp trắng, đâu là pháp thanh tịnh, đâu là pháp cấu uế, đâu là chánh pháp, đâu là tà pháp. Nhờ sự phân biệt này, chúng ta mới có thể từ bỏ các pháp ác, thành tựu các pháp lành. Chính nhờ trí tuệ, chúng ta tuệ tri được vị ngọt, sự nguy hiểm, sự xuất ly của các dục.
Ðức Phật xác định: “Này các Tỳ kheo, những Sa môn, Bà la môn nào chưa thật tuệ tri vị ngọt các dục là vị ngọt như vậy, sự nguy hiểm là sự nguy hiểm như vậy, sự xuất ly là sự xuất ly như vậy, những vị này sẽ như thật tuệ tri các dục của chúng, chúng có thể đặt người khác trong địa vị tương tự, nghĩa là như thật tuệ tri các dục, sự kiện như vậy có xảy ra”. (Trung Bộ I, 87C). Trong 37 pháp trợ đạo, pháp môn nào cũng có trí tuệ. Trong bốn niệm xứ, có quán pháp trên các pháp đối với 5 triền cái, 5 thủ uẩn, 8 nội ngoại xứ; trong 5 căn, 5 lực, có tuệ căn, tuệ lực, trong 7 giác chi, có trạch pháp giác chi; trong 8 chánh đạo, có chánh tri kiến, chánh tư duy thuộc về trí tuệ. Tác động của trí tuệ trong tiến trình giải thoát phong phú và đa dạng đến nỗi có nhiều danh từ khác nhau để đặt tên cho các trí. Như thức tri biết ngang qua ý, thắng tri biết ngang qua thiền, tuệ tri biết ngang qua trí tuệ, liễu tri là hiểu biết của một vị đã giải thoát. Như vậy trí tuệ trong tiến trình giác ngộ chân lý là yếu tố căn bản để được giác ngộ và giải thoát.
Một đặc điểm nữa của đạo đức Phật giáo là một nếp sống hài hòa với thiên nhiên và làm cho môi trường sống vừa lành vừa đẹp. Chúng ta nhận thấy đức Phật đản sanh ở ngoài trời, dưới một gốc cây, thành đạo ở ngoài trời, dưới một gốc cây, thuyết pháp lần đầu tiên ở ngoài trời, tại vườn nai, và thị tịch cũng ở ngoài trời dưới gốc cây Ta la Song thọ. Ðời sống của Ngài rất gần gũi với thiên nhiên, thân cận với núi rừng, hoa viên và cành lá. Ðời sống của các vị xuất gia, đại đệ tử của Ngài cũng thường là đời sống trong rừng núi, xa chốn thị thành, và hiện các hang động còn lại như động Ajanta, Ellora, Kanheri đều nằm sâu trong núi thẳm, xác định đời sống đạo đức tu hành bao giờ cũng hài hòa với thiên nhiên, với núi rừng. Ở Việt nam chúng ta, chùa Yên Tử, chùa Hương được xây dựng cheo leo trên núi đá hoặc ẩn sâu trong rừng rậm. Phần lớn chùa chiền Việt nam đều có vườn cảnh, vườn hoa, có hòn non bộ, có hồ nước, có các loài cá bơi qua bơi lại. Những hình ảnh này chứng minh một điều là đời sống của các nhà xuất gia theo đạo Phật được gắn trong môi trường thiên nhiên trong sạch, hài hoà với phong cảnh xung quanh, tĩnh tâm hài hoà với tĩnh vật, trăng sao soi sáng thiền tâm.
Ðạo đức Phật giáo đã là một nếp sống hài hòa với thiên nhiên, đồng thời cũng là một nếp sống hài hòa với con người. Cho nên ta không lấy làm lạ, khi thấy Dandapàni hỏi Ngài có quan điểm thế nào và giảng dạy những gì, đức Phật đã trả lời: “Theo lời dạy của Ta, trong thế giới với chư Thiên, ác ma và Phạm thiên, với các chúng Sa môn, Bà la môn, chư Thiên, và loài người, không có tranh luận với một ai ở đời.” (Trung Bộ III, 109-109a). Một câu tuyên bố nữa nói lên thái độ không tranh chấp của đức Phật.
“Này các Tỳ kheo, Ta không có tranh chấp với đời, chỉ có đời tranh chấp với Ta. Này các Tỳ kheo, người nói pháp không tranh chấp với một ai ở đời” (Tương Ưng III, 165)
Ðặc tánh cuối cùng của đạo đức Phật giáo là một nếp sống vô ngã, một triết lý uyên thâm vi diệu, vừa giúp con người tự chủ, thoát ly sự chi phối của thân người và thế giới, vừa vượt qua được cái khổ đau, sầu muộn, do tánh vô thường của tự ngã và thế giới gây ra, vừa là con đường đưa đến tâm giải thoát và tuệ giải thoát. Trước hết đức Phật nêu lên 6 kiến xứ của con người như đã được trình bày trong kinh Xà Dụ (22, Trung Bộ), tức xem sắc, thọ, tưởng hành, thức là của ta, là ta, là tự ngã của ta, và xem tự ngã và thế giới sau khi chết là sẽ thường hằng, thường tồn mãi mãi. Trước hết đức Phật phân biệt giữa người phàm phu ít nghe và vị thánh đệ tử nghe nhiều, người phàm phu thời chấp thủ 6 kiến xứ này, còn vị Thánh đệ tử nghe nhiều thời không.
Tiếp đến đức Phật nói đến sự vô lý của chấp ngã như đã trình bày trong kinh Sáu Sáu số 148 Trung Bộ III: “Nếu mắt là tự ngã, như vậy không hợp lý. Sự sanh và diệt của mắt đã được thấy nên phải đưa đến kết luận “Tự ngã sanh và diệt” ở nơi tôi. Do vậy, nếu ai nói: mắt là tự ngã, như vậy không hợp lý” (Trung Bộ III, 474-475). Cũng vậy đối với các pháp khác, kinh “Vô Ngã Tướng” lại nói thêm, xem 5 uẩn là tự ngã không thể chấp nhận được vì đối với thân của ta, ta không có quyền lực muốn thân của ta phải như ý ta muốn. Do vậy, không thể xem 5 thủ uẩn là tự ngã.
Rồi đức Phật nói lên những nguy hiểm đau khổ do chấp ngã gây ra: “Ai khởi lên ý nghĩ, cái gì chắc chắn là của ta, nay chắc chắn không còn là của ta, cái gì chắc chắn có thể là của ta, chắc chắn ta không có được cái ấy. Suy nghĩ như vậy, nó sầu muộn than van, khóc lóc, đập ngực, đi đến bất tỉnh” (Trung Bộ I, 136a). Nếu nó không suy nghĩ như vậy, thời nó đâu có sầu muộn than van. Còn những ai tin tưởng rằng sau khi chết, ta sẽ thường hằng, thường tồn, thường tại mãi mãi, và khi nghe đức Phật hay đệ tử của đức Phật giảng pháp, bạt trừ tất cả kiến xứ, tịnh chỉ các hành, từ bỏ mọi sanh y, đoạn trừ khát ái, thời vị ấy sầu muộn, than van, khóc lóc, đập ngực, đi đến bất tỉnh, vì nghĩ rằng mình sẽ bị hoại diệt, không có tồn tại. Cho nên mọi khổ đau khởi lên đều chính do chấp 5 thủ uẩn này là của ta, là ta, là tự ngã của ta.
Ðể mọi người ý thức rõ 5 thủ uẩn là vô ngã, đức Phật đặt một số câu hỏi: “Sắc là thường hay vô thường? Cái gì vô thường, khổ hay lạc? Cái gì vô thường là khổ, chịu sự biến hoại thì có hợp lý chăng nếu xem: “Sắc là của tôi, là tôi, là tự ngã của tôi?”. Các câu trả lời tất nhiên xác nhận sắc là vô thường, là khổ, là vô ngã, cũng như các thủ uẩn khác. Rồi đức Phật đi đến kết luận, khích lệ các vị Tỳ kheo cần phải quán sát: “Này các Tỳ kheo, bất cứ sắc pháp nào… cảm thọ nào… tưởng nào… hành nào… thức nào quá khứ, vị lai, hiện tại, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần tất cả đều là: cái này không phải của tôi, không phải là tôi, không phải tự ngã của tôi” (Trung Bộ I, 138a). Nhờ quán như vậy, vị Thánh đệ tử nhàm chán đối với sắc… đối với thọ… đối với tưởng… đối với hành… đối với thức. Do nhàm chán nên ly tham, do ly tham nên được giải thoát. Trong sự giải thoát có trí biết được đã giải thoát. Vị ấy biết: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, việc nên làm đã làm, không còn trở lại trạng thái này nữa (Trung Bộ I, 139).
Như vậy chính nhờ quán vô ngã mà vị hành giả chứng được Thánh quả. Và đã chứng được Thánh quả, thời mọi đau khổ đều được tiêu diệt hoàn toàn. Như vậy đạo đức Phật giáo là một nếp sống mang lại hạnh phúc cho con người, đề cao giá trị con người, một nếp sống trong sạch thanh tịnh, lành mạnh, loại bỏ các pháp bất thiện, thành tựu các thiện pháp, một nếp sống đi đôi với lạc, không đi đôi với khổ, giải thoát các triền phược, các dục, các dục trưởng dưỡng, một nếp sống trong ấy trí tuệ đóng vai then chốt, sống hài hòa với thiên nhiên, với con người, một nếp sống vô ngã vị tha.
Ở đây chúng ta phân tích rõ, trong 45 năm thuyết pháp của Ngài, Ngài không bao giờ rời bỏ mục tiêu cứu khổ độ sanh, đem lại hạnh phúc cho mọi người, mọi loài. Và đối tượng thuyết pháp của Ngài bao trùm mọi loài hữu tình, từ chư Thiên đến loài người, từ cỏ cây hoa lá đến các sinh vật bé nhỏ, từ các hoàng tộc vua chúa đến các Bà la môn, Phệ xá, Thủ đa v.v… Ở nơi đây, trong bài thuyết giảng này, chúng tôi lựa chọn loài người làm đối tượng chính. Ðức Phật là con người đã giác ngộ, chúng ta là con người chưa giác ngộ. Trong đối tượng loài người, chúng tôi phân biệt có ba hạng người. Hạng người nói chung chưa được nghe chánh pháp, chưa phải là Phật tử. Hạng thứ hai là hội chúng tại gia, gồm các nam cư sĩ, nữ cư sĩ; hạng thứ ba là hội chúng xuất gia, gồm các vị Tỳ kheo, Tỳ kheo ni.
Trước hết, đối với hạng người chưa được nghe chánh pháp, chưa phải là Phật tử, chưa phải là hàng đệ tử xuất gia và tại gia, đức Phật cũng có những lời giảng dạy không ngoài mục đích đem lại hạnh phúc cho những người này.
Trong kinh Dighajànu (Tăng Chi III, 119, bộ mới), Dighajànu hỏi, đối với các gia chủ có vợ, có con, hưởng thọ các dục lạc, chất chứa tiền bạc, cần phải hành trì những pháp gì để có thể đem lại an lạc trong hiện tại, và hạnh phúc an lạc trong tương lai. Ðức Phật trả lời có 4 pháp đưa đến hạnh phúc an lạc trong hiện tại, tức là: đầy đủ sự tháo vát, đầy đủ phòng hộ, làm bạn với thiện, sống thăng bằng điều hòa. Ðầy đủ sự tháo vát là thiện xảo trong nghề nghiệp của mình, vừa đủ để làm, vừa đủ để chỉ cho người khác làm. Nói cách khác, mọi người phải có một nghề trong tay để sinh sống và thiện xảo trong nghề ấy. Thứ hai là đầy đủ sự phòng hộ, tức là phải khéo phòng hộ tài sản thâu hoạch được, do sức mạnh cánh tay làm ra, do mồ hôi đổ ra đúng pháp, thâu hoạch đúng pháp, không có dùng sức mạnh, không có dùng mua chuộc, lường gạt. Tài sản tạo ra đúng pháp ấy cần phải được hộ trì, bảo vệ, không để cho lửa thiêu đốt, không để cho nước cuốn trôi, không để cho kẻ cướp mang đi, không bị các người thừa tự chiếm đoạt. Làm bạn với thiện nghĩa là làm bạn với người có lòng tin để học tập lòng tin, làm bạn với người giới đức để học tập giới đức, làm bạn người bố thí để học tập bố thí, làm bạn với người có trí để học tập trí tuệ. Sống thăng bằng điều hòa tức là sống như thế nào để tiền nhập nhiều hơn tiền xuất, khỏi phải mắc nợ, sống như thế nào cho vừa phải, không có quá keo kiệt bỏn xẻn, cũng không quá phung phí tài sản, sống một đời sống thăng bằng điều hòa. Sống như vậy sẽ được hạnh phúc an lạc trong hiện tại. Ðức Phật lại dạy thêm: “Có 4 pháp đưa đến hạnh phúc an lạc trong tương lai, tức là: đầy đủ lòng tin, đầy đủ giới đức, đầy đủ bố thí, đầy đủ trí tuệ”.
Một đời sống đầy đủ 8 pháp như vậy, được xem là bảo đảm hạnh phúc và an lạc trong hiện tại cũng như trong tương lai. Khi đã có tài sản trong tay, đức Phật khuyên nên dùng tài sản ấy như thế nào để đem lại hạnh phúc an lạc cho mình, cho vợ con mình, cho những người phục vụ mình, cho bạn bè bà con thân hữu của mình. Có tài sản, không phải là chất chứa để làm giàu, không phải nhịn ăn nhịn uống để tích trữ. Ðức Phật khuyên nên dùng số tiền thâu hoạch để đem lại hạnh phúc an lạc cho mình và cho mọi người xung quanh. Thật là một lời dạy thiết thực sáng suốt, giới thiệu một nếp sống đạo đức, đem lại sự an lạc cho mình và cho mọi người.
Trong kinh Giáo Thọ Thi Ca La Việt, hay kinh Lễ Sáu Phương (Trường Bộ IV, 188B), đức Phật đề cập đến đạo đức trong xã hội, nói lên trách nhiệm giữa cha mẹ và con cái chỉ cho phương Ðông; giữa sư trưởng và đệ tử chỉ cho phương Nam; giữa vợ và chồng chỉ cho phương Tây; giữa bạn bè với nhau chỉ cho phương Bắc; giữa chủ nhà và lao công chỉ cho phương dưới; giữa Sa môn, Bà la môn với các thiện nam tử chỉ cho phương trên.
Như vậy con cái có 5 trách nhiệm đối với cha mẹ: “Ðược nuôi dưỡng, tôi sẽ nuôi dưỡng cha mẹ, tôi sẽ làm bổn phận đối với cha mẹ, tôi sẽ giữ gìn gia đình và truyền thống, tôi sẽ bảo vệ tài sản và thừa tự, tôi sẽ làm tang lễ khi cha mẹ qua đời”. Còn cha mẹ có 5 trách nhiệm đối với con: “Ngăn chặn con làm điều ác, khuyến khích con làm điều thiện, dạy con nghề nghiệp, cưới vợ xứng đáng cho con, đúng thời trao của thừa tự cho con”. Cha mẹ làm tròn trách nhiệm đối với con cái, con cái làm tròn trách nhiệm đối với cha mẹ, thời phương Ðông được xem là an ổn, yên lành, hạnh phúc, an lạc. Giữa sư trưởng và đệ tử, đức Phật nêu lên 5 mối tương quan đem lại an ổn thanh bình cho phương Nam: “Ðệ tử đứng dậy để chào thầy, hầu hạ thầy, hăng hái học tập, tự phục vụ thầy, chú tâm học hỏi nghề nghiệp”. Còn sư trưởng có 5 trách nhiệm đối với đệ tử: “Huấn luyện đệ tử những gì mình được khéo huấn luyện, dạy cho bảo trì những gì mình được khéo bảo trì; dạy cho thuần thục mọi loại nghề nghiệp; khen đệ tử với các bạn bè quen biết; bảo đảm nghề nghiệp cho đệ tử về mọi mặt”. Thầy làm tròn trách nhiệm đối với đệ tử, đệ tử làm tròn trách nhiệm đối với thầy, thời phương Nam, biểu trưng cho tình thầy trò, được an ổn, yên lành, sống trong hạnh phúc an lạc. Cũng vậy, đối với phương Tây biểu trưng cho vợ chồng, phương Bắc biểu trưng cho tình bạn bè, phương dưới biểu trưng cho liên hệ giữa gia chủ và người phục vụ, phương trên biểu trưng cho liên hệ giữa Sa môn, Bà la môn với chúng đệ tử. Dẫu tại phương hướng nào, trách nhiệm giữa các đối tượng liên hệ được kiện toàn, được thực hiện tốt đẹp, thời phương hướng ấy được an lạc hạnh phúc. Ở đâu có đạo đức, ở đấy có hạnh phúc, ở đâu có hạnh phúc, ở đấy có đạo đức. Ðối với đạo Phật, đạo đức hòa mình với hạnh phúc như nước với sữa.
Từ xã hội mở rộng đến quốc gia, đức Phật dạy rằng khi nào dân chúng trong một nước sống đúng theo 7 pháp bất thối, thời quốc gia ấy sẽ được lớn mạnh, không có thối giảm. Bảy pháp này được đức Phật nêu rõ trong kinh Ðại Bát Niết Bàn, trang 74: “Dân chúng Vajji thường hay tụ họp và tụ họp đông đảo với nhau; dân chúng Vajji tụ họp trong niềm đoàn kết; giải tán trong niềm đoàn kết và làm việc trong niềm đoàn kết; dân chúng Vajji không ban hành những luật lệ không được ban hành, không hủy bỏ những luật lệ đã được ban hành, sống đúng với truyền thống của dân Vajji đã ban hành thời xưa; dân chúng Vajji tôn sùng, kính trọng, đảnh lễ, cúng dường các bậc trưởng lão và nghe theo những lời dạy của các vị này; dân chúng Vajji không có bắt cóc và cưỡng ép những phụ nữ và thiếu nữ phải sống với mình; dân chúng Vajji tôn sùng, kính trọng, đảnh lễ, cúng dường các tự miếu ở Vajji, ở tỉnh thành và ở ngoài tỉnh thành, không bỏ phế các cúng lễ đã có từ trước đúng với qui pháp; dân Vajji bảo hộ, che chở, ủng hộ đúng pháp các vị A la hán ở tại Vajji, khiến các vị A la hán chưa đến sẽ đến ở tại trong xứ, và những vị đã đến được sống an lạc”.
Khi nào dân chúng Vajji sống đúng theo 7 pháp bất thối này hay khi nào 7 nguyên tắc đạo đức này được dân chúng Vajji tôn trọng, thời dân Vajji sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm, sống trong hạnh phúc an lạc, vì 7 nếp sống đạo hạnh này bảo đảm hạnh phúc và an lạc cho dân chúng Vajji, vì chính sức mạnh đạo đức này xây dựng hạnh phúc an lạc cho quốc gia xứ sở, cho toàn thể dân chúng Vajji.
Ðối với hội chứng nam cư sĩ và nữ cư sĩ, những người tại gia có gia đình, sống hưởng thọ các dục, đức Phật có những lời dạy đặc biệt hơn, với chủ đích giúp các đệ tử của Ngài sống hiện tại không có tâm khổ tâm ưu, khí mạng chung tâm trí được sáng suốt, và sau khi chết, được sanh lên các cõi lành. Sống không sát sanh tức tôn trọng sự sống, không lấy của không cho tức tôn trọng tài sản của người khác, không tà hạnh trong các dục tức tôn trọng hạnh phúc gia đình của mình và gia đình của người, không nói láo tức tôn trọng sự thật, và không đắm say rượu men rượu nấu là tôn trọng lý trí. Trong kinh Ðại Bát Niết Bàn trang 86, đức Phật xác định rõ ràng: “Có 5 lợi ích cho những ai giữ giới, sống theo giới luật: Một là sẽ có tiền của dồi dào vì sống không phóng dật; hai là được tiếng tốt đồn xa; ba là khi đi vào đồ chúng nào, tâm thần không sợ hãi; bốn là khi chết tâm hồn không rối loạn; năm là sau khi chết, sẽ được sanh thiện thú, thiên giới.” Ðể tránh khổ đau gây ra cho tự thân và cho người khác, đức Phật khuyên người cư sĩ không nên làm năm nghề buôn bán: “Buôn bán đao kiếm, buôn bán người, buôn bán thịt, buôn bán rượu, buôn bán thuốc độc.” (Tăng Chi II, 214).
Ðức Phật lại khuyên các người cư sĩ nên hành thiền để chứng được hỷ lạc do viễn ly sanh như kinh Tăng Chi II, trang 213 nêu rõ: “Khi vị Thánh đệ tử đạt được và an trú hỷ do viễn ly sanh, trong thời gian ấy 5 sự kiện không xảy ra cho người ấy: Khổ và ưu liên hệ đến dục trong thời gian ấy không xảy ra cho người ấy; lạc và hỷ liên hệ đến dục, khổ và ưu liên hệ đến bất thiện; lạc và hỷ liên hệ đến bất thiện; khổ và ưu liên hệ đến bất thiện trong thời gian ấy không xảy ra cho người ấy. Ðức Phật lại còn dạy hàng cư sĩ Phật tử thỉnh thoảng tu tập tám Trai giới tức là tu tập hạnh xuất gia trong một ngày một đêm. Trong kinh Vàsettha, Tăng Chi II, trang 103, đức Phật xác chứng: “Nếu các Sát đế ly… Bà la môn… Phệ xá… Thủ đà… thế giới chư Thiên với ác ma, Phạm thiên hay quần chúng Sa môn, Bà la môn thực hành ngày trai giới với đầy đủ 8 chi phần, như vậy thế giới chư Thiên với ác ma, Phạm thiên, hay quần chúng Sa môn, Bà la môn sẽ được hạnh phúc an lạc lâu dài… ” Như vậy, những lời dạy đạo đức của Thế Tôn bao giờ cũng đưa đến hạnh phúc an lạc cho người thực hành.
Ðức Phật còn muốn các đệ tử tại gia của Ngài tiến lên cao hơn trên con đường hành đạo, chứng được các Thánh quả như Dự lưu, Nhất lai. Ngài dạy trong kinh Sợ hãi và Hận thù, Tăng Chi III, trang 468: “Khi nào vị Thánh đệ tử làm cho lắng dịu 5 sợ hãi hận thù thành tựu 4 Dự lưu chi phần, khéo thể nhập thánh lý với trí tuệ, nếu vị ấy muốn có thể tự trả lời với mình rằng: Ta đã đoạn tận địa ngục, bàng sanh, ngạ quỷ. Ta đã đoạn tận các quả dữ, ác thú, đọa xứ, đã chứng Dự lưu, không còn bị đọa lạc, quyết chắc cứu cánh được giác ngộ”. Làm cho lắng dịu 5 sợ hãi hận thù là bỏ sát sanh, lấy của không cho, tà hạnh trong các dục, nói láo và đắm say rượu men rượu nấu. Thành tựu 4 Dự lưu chi phần là thành tựu tịnh tín bất động đối với Phật, đối với Pháp, đối với Tăng, đối với giới. Khéo nhập thể nhập thánh lý với trí tuệ nghĩa là khéo thấy công thức duyên sanh và duyên diệt của 12 pháp, bắt đầu từ vô minh cho đến già chết, sầu bi khổ ưu não. Như vậy đây cũng là một nếp sống đạo đức đi đôi với trí tuệ, đưa đến Thánh quả, giải thoát mọi khổ đau.
Còn đối với hội chúng xuất gia, tức các vị Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, đức Phật đặt cứu cánh Phạm hạnh trên vị trí giải thoát sự đau khổ luân hồi, và do vậy phương pháp giải thoát cho hội chúng đệ tử xuất gia của Ngài nhấn mạnh đời sống Phạm hạnh, đoạn diệt ái, thủ, hữu, chấm dứt sanh, lão, tử, sầu bi khổ ưu não.
Ðức Phật dạy pháp môn Giới Ðịnh Tuệ là nếp sống dành cho các hàng xuất gia. Giới là một đời sống có tàm, có quý, thân hành, khẩu hành, ý hành, mạng sống thanh tịnh, hộ trì các căn, tiết độ trong ăn uống, chú tâm cảnh giác, chánh niệm tĩnh giác. Như vậy, giới là một nếp sống trong sạch, hộ trì các căn, không bị các dục trưởng dưỡng chi phối, ăn uống vừa phải, giữ gìn 4 uy nghi, chánh niệm tĩnh giác, nhờ vậy tâm được phấn khởi, hân hoan khinh an, an lạc và từ an lạc đưa đến thiền định. Chính ở nơi đây, vị hành giả đoạn diệt tham, sân, hôn trầm thụy miên, trạo hối và nghi và thành tựu 5 thiền chi: tầm, tứ, hỷ, lạc, nhất tâm. Nhờ tâm tư thanh lọc khỏi các triền cái, vị hành giả chứng được các cảnh giới thiền định, hưởng thọ hỷ lạc do ly dục sanh, do định sanh, xả niệm lạc trú, xả niệm thanh tịnh, với tâm định tỉnh, thuần tịnh, trong sáng, không cấu nhiễm, không phiền não, vị hành giả hướng tâm đến túc mạng trí, trí hiểu biết về quá khứ; thiên nhãn trí, trí hiểu biết về tương lai và lậu tận trí, trí hiện tại có khả năng đoạn tận các lậu hoặc, chứng ngộ, chứng đạt tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Như vậy nếp sống tu hành của hội chứng Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, bắt đầu từ Giới học, tức là sống với thân hành, khẩu hành, ý hành, mạng sống thanh tịnh. Với nếp sống thanh tịnh đạo đức này, vị hành giả hướng tâm tư vào những đối tượng lựa chọn, chứng được thiền định, phát huy trí tuệ để trở thành bậc giác ngộ.
Kinh Niệm Xứ, Trung Bộ I, trang 56 giới thiệu một pháp môn dành cho hội chúng xuất gia, được xem là “con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu bi, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh lý, chứng ngộ Niết Bàn”. Như vậy 4 niệm xứ là một nếp sống giúp cho chúng sanh được thanh tịnh trong sạch, khỏi các cấu uế.. Với nếp sống như vậy, vị hành giả vượt khỏi sầu bi, chấm dứt khổ ưu, tức là sống an lạc hạnh phúc trong chánh pháp. Với nếp sống hỷ lạc định tĩnh, vị hành giả phát triển trí tuệ, tuệ tri được chánh lý duyên sanh, duyên diệt của các pháp, và cuối cùng chứng ngộ Niết bàn.
Một pháp môn nữa dành cho các vị xuất gia là pháp môn 5 tinh cần chi, (Trung Bộ II, trang 95), tức là một nếp sống đạo đức gồm 5 chi phần, giúp đệ tử xuất gia có khả năng chứng được Thánh quả:
“Ở đây vị Tỳ kheo có lòng tin, tin tưởng ở sự giác ngộ của Như Lai. Vị ấy ít bệnh ít não, với bộ tiêu hóa được điều hòa, không quá lạnh, không quá nóng, trung bình hợp với tinh tấn. Vị ấy không có gian trá, không có xảo trá, tự mình xử sự như chân đối với bậc Ðạo sư, đối với các vị có trí hay đối với vị đồng Phạm hạnh. Vị ấy sống tinh cần tinh tấn, từ bỏ các pháp bất thiện, thành tựu các thiện pháp, thuần trí dũng mãnh, không bỏ rơi các thiện pháp. Vị ấy có trí tuệ, tuệ tri sự sanh diệt của các pháp, thành tựu thánh thể nhập, đưa đến chơn chánh đoạn diệt khổ đau.”
Nếp sống đạo đức ở đây bắt đầu với một lòng tin chơn chánh, tiếp đến là một sức khoẻ lành mạnh, tiếp đến là sự tôn trọng sự thật, thứ đến là tinh tấn loại bỏ các pháp bất thiện, thành tựu các thiện pháp, và cuối cùng là trí tuệ, tuệ tri được sự sanh diệt của các pháp, thể nhập với chánh tri kiến để đoạn tận khổ đau. Ở đây khổ đau được đoạn tận tức đã được an lạc hạnh phúc hoàn toàn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét