- Ns Ngày ấy - bây giờ

Chuyện dài của sao

 Cô ca sĩ xuất thân từ trường Tây này không chỉ nổi tiếng trên sân khấu, trên phim ảnh mà còn nổi tiếng trên tình trường.Liveshow Lâu đài tình ái được tổ chức vào 20h ngày 12/3 tại Hà Nội với các tác phẩm của nhạc sĩ Anh Bằng và Trần Thiện Thanh. Đạo diễn âm nhạc của chương trình - nạc sĩ Nguyễn Quang - chia sẻ: "Trong liveshow lần này, tôi sẽ tạo nên bức tranh âm nhạc với những miền kỷ niệm, khung trời âm nhạc thật êm đềm và sâu lắng. Sân khấu được xây dựng với màu sắc lãng mạn phù hợp những câu chuyện tình yêu trắc trở, đau thương nhưng vẫn ngọt ngào về tình đời, tình người bao dung, ấm áp. Đó cũng là tâm tư, trăn trở của hai nhạc sĩ trong cuộc sống".

Quang Lê hào hứng khi được tham gia chương trình tôn vinh hai nhạc sĩ Anh Bằng và Trần Thiện Thanh. 

Quang Lê rất hào hứng khi tham gia chương trình. Nam ca sĩ cho biết nhạc của Trần Thiện Thanh có mối liên hệ mật thiết với sự nghiệp của anh từ thời gian đầu. Quang Lê sẽ thể hiện một loạt tác phẩm nổi tiếng của ông như Hoa trinh nữ, Chuyện hẹn hò, Lâu đài tính ái, Ngọn trúc đào hay Chuyện giàn thiên lý.Còn Khánh Hà thể hiện những bài hát quen thuộc như Nỗi lòng người đi, Khúc thuỵ du, Anh còn nợ em, Bảy ngày đợi mong, Khi người yêu tôi khóc.

Ca sĩ Khánh Hà. 

Ngoài Khánh Hà và Quang Lê, chương trình còn có sự tham gia của các nghệ sĩ: Đức Long, Nguyên Vũ, Ngọc Châm, Tuấn Hiệp, Minh Thu, Hồng Mơ, Tuấn Phương, Bách Nguyễn, Top 4 cuộc thiThần tượng Bolero - Thúy Huyền.Nguyên Vũ tâm sự đã khá lâu anh không biểu diễn trên sân khấu miền Bắc. Nam ca sĩ nhận lời xuất hiện trong liveshow bởi là fan trung thành của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh. Anh sẽ hát một ca khúc yêu thích của mình từ hồi còn nhỏ là Gặp nhau làm ngơ với bản hòa âm phối khí mới.Đức Trí Nền báo chí Sài Gòn trước 1975 đã ghi nhận nhiều vụ scandal động trời của các “sao”, khiến thiên hạ “sôi sục” và các báo kiếm bộn tiền.Khánh Ly và nghi án nghiện ma túy

Khi còn ở Sài Gòn, một hôm Khánh Ly đi cùng ô tô của một lãnh đạo cảnh sát quận 1 công cán tới Thủ Đức, nhưng đang đi thì bị một nhóm cảnh sát thuộc quyền của một “ông cò” đối nghịch chặn lại kiểm tra, khám xét cốp sau xe và phát hiện có một bộ bàn đèn hút thuốc phiện. Trên xe của một tướng lĩnh cảnh sát mà có bàn đèn hút thuốc phiện là chuyện không thể chấp nhận, nếu đến tai báo chí thì sự nghiệp của ông này coi như tiêu tan. Để cứu ông bạn của mình, Khánh Ly liền nhanh nhảu nhận bộ bàn đèn đó là của cô, nhưng không phải để hút thuốc phiện mà là để trang trí cho vui. Khánh Ly vốn là một ca sĩ nổi tiếng toàn miền Nam, đụng tới cô không phải là dễ. Hơn nữa, các nhân viên công lực chỉ phát hiện được bộ bàn đèn mà không bắt được quả tang người đang hút thì cũng chẳng có cơ sở nào để xử lý. Vậy nên chuyện được cho qua.


Nhưng cánh báo chí thì không chịu để yên cho cô ca sĩ nổi như cồn này. Như bắt được vàng, họ loan ầm lên là Khánh Ly… nghiện thuốc phiện, đi xa phải mang theo bộ bàn đèn để thỏa phê khi tới cữ. Dư luận càng sốc thì doanh số của các tờ báo tung tin này càng tăng lên đột biến. Chỉ khổ ca sĩ Khánh Ly phải vất vả cậy nhờ một số nhà văn, nhà báo thân tình tìm cách viết bài đính chính.Các báo lại được dịp bán chạy nhờ các bài cải chính. Nhưng nỗ lực “gột rửa” bản thân của cô không thành. Tin đồn về việc Khánh Ly nghiện ma túy kết hợp với giọng hát khàn khàn đặc trưng như người lên cơn phê của cô khiến báo chí gán luôn cho cô cái mác “giọng hát ma túy”. Thanh Lan “hồn nhiên” đóng phim sex Trước năm 1975, trong nền sân khấu - điện ảnh Sài Gòn , Thanh Lan là một hiện tượng đặc biệt vì cô thành công trên cả 3 lĩnh vực sân khấu, điện ảnh, âm nhạc. Cô cũng được xem như “một quả bom sex” có cuộc sống tình ái phóng túng. Chính lối sống này dẫn cô đến một thảm họa suýt tiêu tan sự nghiệp. Theo đó, một hôm, đạo diễn Lưu Bạch Đàn gặp Thanh Lan mời đóng phim mang tên “Tình khúc thứ 10” do hãng phim của Nhật Bản sản xuất thực hiện những cảnh quay tại Sài Gòn. Nghe nói hãng phim danh tiếng của Nhật mời đóng phim, cô vui vẻ nhận lời. Thế là có một nhóm người Nhật vác máy 18 ly (máy quay phim nghiệp dư) tới một căn phòng kín đáo được thuê để làm “phim trường” và Thanh Lan được đưa tới đây để thực hiện những cảnh quay khỏa thân trong mọi tư thế.

Ca sĩ, diễn viên Thanh Lan. 

Phim chẳng có đạo diễn, chẳng có kịch bản, chỉ có người điều khiển máy và 2, 3 ông Nhật “chỉ đạo diễn xuất” . Suốt 1 tuần lễ như thế, và cứ 2, 3 hôm lại có một số đàn ông Nhật kéo tới ngôi biệt thự để ngắm nghía Thanh Lan “đóng phim”. Cánh báo chí mới đầu còn viết bài ca ngợi Thanh Lan đóng phim cho nước ngoài, nhưng sau khi “đánh hơi” thấy sự việc này thì nhảy vào điều tra và phanh phui toàn bộ sự việc. Hóa ra “đoàn làm phim” người Nhật kia chỉ là một đám khách làng chơi lắm tiền thèm “của lạ”. Đám người này đã nhanh chóng lủi về nước sau khi sự cố vỡ lở. Sau này, mới rõ lúc đó đạo diễn Lưu Bạch Đàn đang thất nghiệp nên phải hợp tác với “đoàn làm phim Nhật” để kiếm sống. Còn Thanh Lan bị một vố nặng, nếu không nhờ tài ngoại giao với báo giới của ông bầu Ngọc Chánh, thân bại danh liệt gần như là điều chắc chắn. Sau sự cố “Tình khúc thứ mười”, Thanh Lan hầu như chẳng còn ngại ngùng gì khi phải khỏa thân trước máy quay. Cô đã cởi đồ trong hàng loạt phim về sau và luôn nhận là mình đóng, trong khi các nữ diễn viên khác thì luôn biện hộ rằng đã nhờ người đóng thế. Phương Hồng Quế biến ca sĩ người Hoa thành “nô lệ” Phương Hồng Quế là một giọng ca nổi tiếng Sài Gòn trước 1975 với biệt hiệu là "Tivi chi bảo". Cô là đệ tử ruột của nhạc sĩ Nguyễn Đức và chính ông bầu này đã dựng lên một vụ scandal “khủng khiếp” để đánh bóng thương hiệu của Phương Hồng Quế. Câu chuyện bắt đầu khi tờ tuần báo Sân Khấu Mới do ký giả Văn Lương làm chủ bút loan tin Phương Hồng Quế đang yêu và đeo bám Thanh Phong, một ca sĩ người Hoa nổi tiếng, bất chấp việc vợ anh này phản đối dữ dội. Tờ báo này còn cho biết Phương Hồng Quế đã đi thuê nhà riêng tại khu chung cư Nguyễn Kim rồi nhốt ca sĩ Thanh Phong tại đó trong nhiều ngày không cho ra khỏi cửa. Bài viết không miêu tả hai người đã làm gì trong căn nhà đó, vì vậy mà làm nảy sinh vô số những đồn đoán “bậy bạ” trong thiên hạ. Dĩ nhiên là với câu chuyện này, Sân Khấu Mới đột nhiên bán chạy hơn cả tôm tươi.

Một đĩa nhạc của Phương Hồng Quế. 

Sau khi đã hốt bạc đủ với mấy số báo scandal, tờ Sân Khấu Mới lên tiếng đính chính rằng chuyện Phương Hồng Quế giam Thanh Phong chỉ là tin đồn thất thiệt. Một lần nữa, tờ báo này lại “hết veo” tại tất cả các sạp ở Sài Gòn. Sau này, theo lời kể của người trong cuộc, đúng là Phương Hồng Quế có cảm tình với Thanh Phong, nhưng chuyện cô nhốt anh này trong nhà đóng kín cửa chỉ là chuyện bịa đặt. Chính ông chủ bút tuần báo Sân Khấu Mới tiết lộ, loạt bài này là do… thầy của Phương Hồng Quế - nhạc sĩ Nguyễn Đức - gợi ý và tung ra nhằm đánh bóng lại tên tuổi học trò mình, vốn đang chìm trước sự nổi lên của nhiều “ngôi sao” mới.

Theo Kienthuc

Khi mới vào nghề ca hát, Thanh Lan vốn là một cô gái xinh đẹp, giọng hát trong trẻo, phong cách rất Tây, đôi mắt gợi tình hồn nhiên, gương mặt nhí nhảnh nên được tặng biệt danh “Tiếng hát học trò”. Nhưng cũng vì sớm nổi tiếng, sớm thành người của công chúng nên Thanh Lan cũng sớm vướng những chuyện thị phi khó đỡ. Đúng là hồng nhan đa truân, tạo hóa đã sắp bày cho cô gái xinh đẹp, tài hoa này một số phận nghiệt ngã.

Chuyện tình với Dũng Long Biên

Ca sĩ Thanh Lan

Trước năm 1975 ở Sài Gòn có một số tiệm chụp hình nổi tiếng và hầu hết đều tập trung ở khu vực Q.1 là quận trung tâm của “Hòn ngọc Viễn Đông”. Một trong số những tiệm chụp hình nổi tiếng này là tiệm Long Biên nằm cạnh khách sạn Caravelle cũng rất nổi tiếng nằm ngay góc đường Tự Do-Lê Lợi (đối diện với Nhà hát Thành phố ngày nay). Ông chủ tiệm chụp hình này có một người con trai tên Dũng, ăn chơi nổi tiếng Sài Gòn đến nỗi chết danh là Dũng Long Biên.

Không biết trời xuôi đất khiến thế nào mà cậu thiếu gia Dũng trong một lần đi du hí Đà Lạt đã gặp ca sĩ Thanh Lan lúc bấy giờ mới đi hát và đi đóng phim. Hai người quen nhau thật chóng vánh và trở thành đôi tình nhân ý hợp tâm đầu giữa thành phố ngàn hoa.

Đà Lạt thủa ấy rất đẹp chứ không như bây giờ, rừng thông bạt ngàn, hồ Xuân Hương nước trong vắt, hoa mimosa tím những nhà đồi và dã quỳ vàng rực những chân dốc. Do đó, Đà Lạt ngoài những cái tên quen thuộc như thành phố mộng mơ, thành phố tình yêu, thành phố hẹn hò còn có tên là thành phố ngàn hoa. Tất nhiên, những cái tên này đều do giới trẻ và những người có đầu óc lãng mạn đặt ra trong lúc ngẫu hứng nhưng đã nhanh chóng được mọi người đồng tình.

Dũng Long Biên là một anh chàng điển trai, con nhà giàu với cái mả bề ngoài hào hoa phong nhã nên dễ dàng thu hút các cô gái trẻ, trong khi đó Thanh Lan là một cô gái mới bước vào đời, sống phóng khoáng theo phong cách “Tây” nên bị Dũng Long Biên “cưa đổ” ở lần gặp đầu tiên cũng không có gì lạ.

Sau những ngày dung dăng dung dẻ ở Đà Lạt, trở về Sài Gòn cặp đôi này càng gắn bó hơn và mỗi lần hẹn hò, gặp nhau ở chốn riêng tư, có cơ hội là Dũng Long Biên lại lao vào Thanh Lan như con hổ đói. Kết quả, cả hai thành một cặp đôi “ăn cơm trước kẻng” nên phải nhanh chóng tổ chức đám cưới… chạy bầu. Hồi ấy, hai gia đình khá môn đăng hộ đối nên đám cưới Dũng Long Biên và ca sĩ Thanh Lan phải nói là khá hoành tráng, không chỉ trong giới văn nghệ sĩ biết mà hầu như mọi người ở Sài Gòn cũng đều biết đến đám cưới của cặp đôi này.

Bi kịch sau hôn nhân không đoạn kết



Nhưng Thanh Lan lại là người sớm thất vọng về Dũng Long Biên. Hóa ra anh chàng này chỉ được cái tốt mã, ngoài chuyện ăn chơi bạt mạng ra không được tích sự gì với gia đình. Đã vậy Dũng còn mang một chứng bệnh rất nặng: cả ghen. Phải nói là Dũng Long Biên ghen một cách mù quáng, ghen ngoài đời rồi còn ghen cả…trong phim.

Suốt hai năm ròng rã sống trong cảnh ghen tuông và hứng chịu những trận đòn ghen của Dũng Long Biên, Thanh Lan hoàn toàn vỡ mộng trước chàng “Bạch mã hoàng tử” mà những ngày đầu khi mới yêu thương cô đã lãng mạn tưởng tượng ra. Khi Thanh Lan đóng phim Tiếng hát học trò, ngày chiếu ra mắt, Thanh Lan rủ Dũng đi xem.

Trong phim có cảnh Thanh Lan “tình tứ” với Bảo Ân, nhân vật đóng cặp với Thanh Lan. Về nhà không cần biết phim hay đời Dũng Long Biên nổi ghen tẩn cho Thanh Lan một trận nhừ tử rồi bỏ mặc vợ với tấm thân bầm giập lê lết trong phòng, Dũng đi trút cơn phiền muộn bằng việc nốc rượu say khướt.

Đâu chỉ có thế, Thanh Lan còn phải chịu đựng những trận đòn ghen sau hậu trường khi tan xuất diễn, hoặc những trận phục kích, rình rập bắt ghen như đàn bà của Dũng Long Biên khiến hai năm chung sống - có với nhau một đứa con - mà Thanh Lan không có lấy một ngày hạnh phúc, ngược lại cuộc sống của cô và Dũng giống như địa ngục.

Trong lúc Thanh Lan đi hát, đi đóng phim, diễn kịch kiếm tiền nuôi con với hy vọng có ngày Dũng Long Biên sửa đổi thói vũ phu, nhưng với bản tính ghen tuông mù quáng - “giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời”, càng ngày Dũng càng tác tệ hơn. Chuyện phải đến đã đến, Thanh Lan đành nói lời chia tay với Dũng Long Biên ôm con về ở với mẹ là bà Thái Chi Lan.

Sau này, khi đi hát hoặc đi diễn, người ta thấy Thanh Lan rất mau nước mắt trong những vai bi, đầy số phận hoặc khi đứng trên sân khấu hát những bản nhạc buồn. Đó không phải là Thanh Lan nhập vai trên sân khấu kịch hay cảm xúc với bài hát khi đứng hát trước mọi người mà chính vì lúc ấy tâm trạng Thanh Lan đã liên tưởng tới số phận nghiệt ngã của mình mà không cầm được nước mắt.

Nghi án tình ái chưa được giải mã



Sau khi về ở với mẹ, Thanh Lan không bị ràng buộc với Dũng Long Biên nên cô bắt đầu tập trung cho sự nghiệp ca hát. Lúc ấy Thanh Lan vẫn chưa đến 20 tuổi, người mẹ một con hãy còn quá trẻ và vẫn giống như một sinh viên. Tôi còn nhớ đã gặp Thanh Lan trong thời điểm này ở cà phê Hầm Gió của Nam Lộc ở đường Võ Tánh (Nguyễn Trãi bây giờ). Lúc đó Thanh Lan mặc áo dài lụa màu vàng chanh, theo nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng tới đây để hát. Cà phê Hầm Gió của nhóm Nam Lộc-Trường Kỳ lúc ấy nổi lên như một hiện tượng cà phê nhạc của Sài Gòn thời chiến tranh.

Giới trí thức, sinh viên, học sinh thường đến đây vào những đêm cuối tuần để uống cà phê và nghe nhạc sống để quên hết ưu tư, phiền muộn, những lo lắng về chiến cuộc đã tác động mạnh mẽ đến đời sống xã hội. Quán cà phê Hầm Gió thu hút một số lượng khách đông đảo nhờ nhóm Nam Lộc có ý tưởng kinh doanh lạ, làm quán cà phê dưới hầm thay vì làm lộ thiên như quán Thằng Bờm, quán Văn, hay quán Lú…

Và theo tôi, lúc khởi nghiệp ca hát, Thanh Lan đã tìm cho mình một nhạc sĩ để thành một cặp đôi người đàn-người hát như phong trào lúc bấy giờ, và người nhạc sĩ đã đưa tiếng hát Thanh Lan bay lên từ quán cà phê Hầm Gió chính là Trầm Tử Thiêng, mặc dù về tuổi tác và sắc vóc thì nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng khá khập khiễng khi đứng chung với Thanh Lan.

Sau thời kỳ hát chung với Trầm Tử Thiêng, Thanh Lan mới cặp đôi với Vũ Thành An, Nhật Trường, Từ Công Phụng (trước khi có sự xuất hiện của Từ Dung). Đây là thời kỳ bùng phát của hàng loạt quán cà phê nhạc có sân khấu nhỏ để ca sĩ trình diễn những đêm cuối tuần. Trước hết là Thằng Bờm ở góc đường Phạm Ngũ Lão-Đề Thám của nhóm sinh viên luật, Hầm Gió, hội quán Văn của nhóm CPS ở sau Trường đại học Văn khoa cũ đường Lê Thánh Tôn-Công Lý (nay là Nam Kỳ Khởi Nghĩa), hội quán Cây Tre số 2bis đường Đinh Tiên Hoàng của Khánh Ly…

Với Vũ Thành An, lúc ấy nổi lên Những bài không tên coi như một hiện tượng trong làng âm nhạc. Thanh Lan không chỉ hát những ca khúc không tên của Vũ Thành An mà còn những ca khúc có tên như bài Em đến thăm anh đêm 30 phổ thơ của Nguyễn Đình Toàn. Một ca khúc rất trữ tình, dành cho tình yêu đôi lứa cứ phát vào lúc giao thừa Tết Nguyên đán của Sài Gòn trước năm 1975 khiến người nghe ngậm ngùi hoài niệm một mối tình đã mất.

Vũ Thành An là nhạc sĩ, từng làm Trưởng ty Thông tin-chiêu hồi tỉnh Gia Định cho đến ngày giải phóng Sài Gòn. Sau đó, Vũ Thành An đi học tập rồi đi định cư ở Mỹ. Chính trong giai đoạn đi hát cùng Vũ Thành An với những bài không tên, Thanh Lan mới dính nghi án quan hệ tình ái với nhạc sĩ này. Đây là chuyện thị phi của giới giải trí, chỉ có người trong cuộc mới hiểu.

Với ca sĩ Nhật Trường, tức nhạc sĩ Trần Thiện Thanh, có lẽ Thanh Lan là người gắn bó nhất vì Thanh Lan không chỉ hát đơn những ca khúc của Nhật Trường mà còn hát chung với anh trên sân khấu đồng thời còn đóng phim ca nhạc cùng với Nhật Trường trên tivi. Có lẽ mọi người đã rất lấy làm tiếc cho Thanh Lan ở giai đoạn này, vì chất giọng của Thanh Lan nếu nói sang trọng để so sánh với giọng hát Thái Thanh thì không bằng, nhưng không đến nỗi “sến” để hát những ca khúc “sến” tệ của Nhật Trường, đặc biệt là khi Thanh Lan đóng chung với Nhật Trường trong những ca nhạc cảnh nói về lính chế độ Sài Gòn.

Với Từ Công Phụng - chàng nhạc sĩ Trên ngọn tình sầu - thì Thanh Lan chỉ gắn bó giai đoạn đầu vì sau đó có sự xuất hiện của Từ Dung. Từ Công Phụng và Từ Dung mới là một cặp đôi hoàn hảo cho những đêm diễn trên sân khấu nhỏ của các quán cà phê nhạc ở Sài gòn dạo ấy. Từ Dung và Từ Công Phụng cũng giống như Lê Uyên-Phương là hiện tượng của nhóm nhạc mang chất “du ca” trình diễn ở sân trường đại học, ở các quán cà phê nhạc chứ không phải ở phòng trà, vũ trường thời đó. Và họ đúng là một cặp đôi, vừa là bạn diễn vừa là tình nhân công khai trước khán giả.

Còn Thanh Lan vẫn cứ là một nghi án tình ái chưa được giải mã với những nhạc sĩ này.

Theo Dòng Đời

Những mối tình đình đám của giới nghệ Sài Gòn trước 1975

Phòng trà và vũ trường xưa không chỉ là nơi thành danh của những giọng ca, đây còn là nơi nảy nở những mối tình đình đám của tướng tá và các cô ca sĩ, vũ nữ.

Nhuốm mùi a-xit, lựu đạn

Những ai đã từng lui tới phòng trà- vũ trường của đất Sài Gòn trước năm 1975, đều phải công nhận rằng: Dạo đó, vũ nữ chỉ đứng dưới ca sĩ một nấc thang giá trị trong xã hội. Không ít tướng, tá, những chàng phi công, sĩ quan hoa tiêu… một số luật sư, bác sĩ, kỹ sư trẻ, có được một người tình ca sĩ, hay vũ nữ là lấy làm hãnh diện lắm, coi đó như là đẳng cấp của một tay chơi thượng lưu, trí thức!

Điều này cũng chẳng có gì làm lạ. Ngày trước, ngay cả cựu hoàng Bảo Đại, ông vua cuối cùng của các triều đại phong kiến Việt Nam, cũng một thời dính chặt với các vũ nữ Mộng Điệp, Lý Lệ Hà. Sau này, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu còn chết mê, chết mệt cô ca sĩ Kim Loan đến quên ăn bỏ ngủ thì đã làm sao?

Kim Loan, người tình của Nguyễn Văn Thiệu.

Nhắc đến những chuyện tình nổi đình, nổi đám trong giới ca sĩ và vũ nữ Sài Gòn trước năm 1975, người ta thường nghĩ đến bi kịch của vũ nữ Cẩm Nhung và trung tá Trần Ngọc Thức.

Thật ra, chuyện tình này được dân gian truyền tụng nhiều là do sau khi bị trận đòn ghen, do vợ ông Thức thuê người tạt nguyên một ca a-xit đậm đặc, tàn phá hết dung nhan. Vũ nữ Cẩm Nhung đã phóng to tấm hình chụp chung với ông Thức một thuở mặn nồng, đeo trước ngực đi ăn xin khắp các tỉnh, thành miền Nam, kéo dài gần 3 thập kỷ.

Trong khi đó, có những chuyện tình khác, trong giới này, xem ra ly kỳ và tàn bạo không kém, nhưng đã bị lãng quên theo năm tháng. Ví như, chuyện thiếu tá Minh gài lựu đạn để giết chết vợ, được ngụy trang bằng một vụ ám sát, để tự do chung sống với ca sĩ T.P. Hay trung tướng Vĩnh Lộc bỏ vợ con để chạy theo ca sĩ Minh Hiếu.

Tệ hơn nữa là tướng quân Lê Văn Tư, phải chịu cảnh thân bại, danh liệt chỉ vì mê mệt nhan sắc cô vũ nữ Ánh Hoa của vũ trường Văn Cảnh.

Trung tướng Vĩnh Lộc và ca sĩ Minh Hiếu
Trung tướng Vĩnh Lộc có tên đầy đủ là Nguyễn Phước Vĩnh Lộc, sinh năm 1926 tại Huế. Ông là anh em họ của Vĩnh Thụy, tức là vua Bảo Đại. Vốn dòng dõi hoàng tộc, lại được sinh ra trong một gia đình giàu có nên Vĩnh Lộc quen với nếp sống hưởng thụ, xa hoa. Từ nhỏ đã được ăn học tử tế, ông nói tiếng Pháp chẳng thua gì tiếng mẹ đẻ.

Tháng 6.1965, Vĩnh Lộc được cất nhắc lên làm tư lệnh Quân đoàn 2, kiêm tư lệnh Vùng 2 chiến thuật. Lãnh thổ do ông cai quản, bắt đầu từ đèo Bình Đê, giáp ranh hai tỉnh Quãng Ngãi-Bình Định, chạy dọc duyên hải Nam Trung bộ, đến hết tỉnh Bình Thuận và cả một vùng Tây Nguyên rộng lớn. Bản doanh của ông đặt tại Pleiku.

Đến thời điểm này Vĩnh Lộc đã có một vợ, 4 con, nhưng khi phải lòng ca sĩ Minh Hiếu, ông đã rũ bỏ tất cả để rước nàng về dinh.

Bài báo về vũ nữ Cẩm Nhung những ngày cuối đời.

Theo hồi tưởng của ông Phán Ba, nguyên trưởng ty Kinh tế tỉnh Bình Long thời đó, và là bác ruột của nữ ca sĩ Mai Lệ Huyền, thì Minh Hiếu tên thật là Đỗ Thị Lài, chào đời vào khoảng năm 1936, trong một gia đình lao động nghèo tại vùng đất đỏ cao su nắng bụi mưa buồn này.

Thân sinh của Minh Hiếu làm chủ một quán hớt tóc xập xệ ở dốc chợ cũ, gần ngã 3 Quản Lợi. Ông ta là người thích ca hát, nên tài sản quý giá nhất trong quán chỉ là cây đàn guitar cũ kỹ treo trên vách, và Minh HIếu bắt đầu sự nghiệp từ đó. Vốn được trời phú cho giọng hát khàn đục, khá đặc biệt, nên nhiều khách đến hớt tóc thường yêu cầu Minh Hiếu hát một vài bài theo nhịp đờn của cha.

Trong số khách đó có nhạc sĩ Mạnh Giác, lúc bấy giờ là trưởng ban văn nghệ của ty Thông tin Bình Long. Nghe Minh Hiếu hát cũng khá, nhạc sĩ Mạnh Giác đã thu nạp làm đệ tử để luyện âm rồi tìm cách đưa về lập nghiệp ở phòng trà Anh Vũ.

Ngoài Minh Hiếu ra, tại Bình Long, nhạc sĩ Mạnh Giác còn đào tạo 2 học trò nữa, đều lấy nghệ danh có chữ Minh đứng đầu, nhưng không mấy thành công. Đó là ca sĩ Minh Thanh của ban văn nghệ LLĐB ở Nha Trang và ca sĩ Minh Trí của đoàn văn nghệ Chí Linh.

Ca khúc đầu tiên đưa giọng ca Minh Hiếu lên đài danh vọng là Mảnh tình thương của Mạnh Giác, chứ không phải là bài Quen nhau trên đường về của Thăng Long sau này, như nhiều người lầm tưởng.

Năm 1965, nhân một chuyến lên Pleiku biểu diễn, Minh Hiếu đã gặp Vĩnh Lộc tại câu lạc bộ Phượng Hoàng của quân đoàn 2. Ngay lần đầu tiên, thấy đôi mắt lẳng lơ của Vĩnh Lộc nhìn mình một cách say đắm, Minh Hiếu biết ngay Vĩnh Lộc đã lọt vào bẫy tình.

Quả nhiên, sau khi về Sài Gòn được mấy hôm, Minh Hiếu đã thấy Vĩnh Lộc kéo theo một đám quần thần đến tận phòng trà mà cô đang cộng tác. Ông ta tỏ ra là một tay chơi hào sảng, coi tiền như giấy và hết mực ga lăng, đã làm cho Minh Hiếu rúng động tâm can.

Cuối đêm vui, Vĩnh Lộc đã đem quân đoàn của ông ta ra làm quà tỏ tình bằng lời hứa như đinh đóng cột, sẽ phong cho Minh Hiếu cấp bậc hạ sĩ danh dự của quân đội. Ông ta nói về Pleiku sẽ ký quyết định và thông báo với Bộ Tổng tham mưu. Đồng thời yêu cầu Minh Hiếu chuẩn bị sẵn, khi nào được thông báo sẽ lên Pleiku làm lễ gắn lon. Ông ta sẽ cho một máy bay C.47 đón.

Người tình của Vĩnh Lộc, Minh Hiếu, ca sĩ đầu tiên được phong hàm hạ sĩ danh dự của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa

Chỉ bấy nhiêu là Vĩnh Lộc đủ hạ gục Minh Hiếu ngay tối hôm đó. Chưa kể trong đầu cô ta đang vẽ ra giấc mơ trở thành mệnh phụ với giàu sang, phú quý đang chờ đợi ở ngày mai.

Đúng như thế, sau đó Minh Hiếu là ca sĩ đầu tiên được phong hàm hạ sĩ danh dự của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Không dừng lại ở đó Minh Hiếu không muốn mình chỉ là một thứ phòng nhì, mà đã buộc Vĩnh Lộc phải bỏ vợ con để nâng mình lên vị trí chính thức là phu nhân tư lệnh quân đoàn.

Tết Mậu Thân (1968) đánh hơi được tình hình bất ổn Nguyễn Văn Thiệu đã ra lệnh cho chỉ huy các đơn vị trên toàn lãnh thổ miền Nam không được rời nhiệm sở để đề phòng bất trắc. Thế nhưng vì quá mê mệt Minh Hiếu, Vĩnh Lộc đã bất chấp, ngang nhiên bay về Sài Gòn ăn tết với người đẹp. Giống như hầu hết những đô thị khác, Pleiku cũng bị quân Giải phóng tấn công trong chiến dịch này.

Sau mấy ngày ăn tết hả hê, Vĩnh Lộc quay trở lại Pleiku trong mệt mỏi. Ông ta không vào ngay nhiệm sở mà về tư dinh dưỡng sức. Đang ngon giấc, thì viên đại tá Mỹ J.W.Barnes, cố vấn trưởng Quân đoàn 2 cho người đến mời Vĩnh Lộc vào để cùng giải quyết nhiều vấn đề cấp bách. Bị đánh thức, Vĩnh Lộc đã nổi nóng, đuổi viên sĩ quan liên lạc ra ngoài và nói ông ta không nghe lệnh ai hết ngoài tổng thống Thiệu.

Nói thế, nhưng Vĩnh Lộc cũng vội vàng chạy vào quân đoàn. Như chưa đã cơn giận, lại thấy đại tá Barnes không chào hỏi mình trước, ông ta hằn học nói bằng tiếng Anh: “Tôi không phải là một trung sĩ, tôi là tướng tư lệnh Quân đoàn 2”. Rồi đi thẳng lên lầu. Một bản báo cáo đã được Barnes gởi lên Bộ tư lệnh quân đội Mỹ tại Việt Nam ngay sau đó. Lập tức Vĩnh Lộc bị cách chức, cho về Sài Gòn làm Chỉ huy trưởng trường Cao đẳng quốc phòng.

Năm 1973, Vĩnh Lộc lại bị Nguyễn Văn Thiệu tước sạch mọi chức vụ vì trong một chuyến công du Thổ Nhĩ Kỳ ông ta đã tự ý bay sang Pháp để liên hệ với người anh họ là cựu hoàng Bảo Đại.

Vũ nữ Ánh Hoa và chuẩn tướng Lê Văn TưNăm 1971, khi mang hàm đại tá, Lê Văn Tư được giữ chức vụ tỉnh trưởng Long An, nằm sát bên cạnh Sài Gòn hoa lệ. Sẵn tiền của trong tay, không tuần nào Lê Văn Tư không về thành phố một hai hôm để du hí. Ông ta có mặt ở hầu hết những vũ trường sang trọng, nơi tập trung những vũ nữ trẻ đẹp nhất.

Ở đâu, Lê Văn Tư cũng vung tiền ra như nước, lại có một vài quân lính theo hầu, oai phong lẫm liệt, nên nhiều vũ nữ đã coi ông ta như thần tượng. Ấy vậy mà cuối cùng Lê Văn Tư lại phủ phục dưới gót chân vũ nữ Ánh Hoa của vũ trường Vân Cảnh đến nỗi thân bại danh liệt.

Dạo đó, Ánh Hoa vừa tròn 23 tuổi. Bên cạnh nhan sắc lộng lẫy, cô ta còn có một thân hình bốc lửa, đầy quyến rũ. Ánh Hoa không chỉ là đào nhất của Vân Cảnh mà còn được đồng nghiệp xếp loại vũ nữ hạng nhất của Sài Gòn dạo đó. Kể ra thì Lê Văn Tư cũng đã rất dày công săn đón và lấy lòng người đẹp bằng những món quà đắt giá mà những cô gái bình thường có nằm mơ cũng không thấy.

Ví như, những chuyến du lịch Hong Kong, Tokyo, để rồi mang về những vòng vàng, xuyến ngọc, hột xoàn không dưới 7 ly… Dĩ nhiên, Ánh Hoa không tài nào thoát được cái mạng lưới vô hình nhưng đầy uy lực này. Có điều, cô ta dám chơi trò bắt cá hai tay. Bên cạnh Lê Văn Tư là người tình chung chi, Ánh Hoa còn có một người tình trẻ để tung tăng phố xá.

Tháng 1.1972, Lê Văn Tư được điều về làm tư lệnh sư đoàn 25 bộ binh, bản doanh đóng tại căn cứ Đồng Dù, bên cạnh Củ Chi, rồi được thăng hàm chuẩn tướng. Bấy giờ, ông ta đã là vua một cõi. Ngang nhiên gạt vợ con ra ngoài để rước vũ nữ Ánh Hoa về làm áp trại phu nhân.

Biết mình được tướng quân sủng ái, muốn gì cũng được đáp ứng, Ánh Hoa coi trời bằng vung.
Nhiều buổi chiều, Ánh Hoa thỏ thẻ với Lê Văn Tư muốn lên trực thăng bay một vòng thư giãn. Ngay lập tức, tướng quân cho gọi viên phi công lái máy bay riêng cho ông ta, luôn túc trực ngoài bãi, chở Ánh Hoa đi chơi. Có lần, bay gần đến Tây Ninh, bị súng phòng không dưới đất bắn lên viên phi công phải bay vòng trở lại. Từ đó, Ánh Hoa không còn dám chơi trò này nữa.
Đám lính hầu của Lê Văn Tư kể lại, lâu lâu Ánh Hoa thèm ăn ngỗng quay Hong Kong, Lê Văn Tư vội cho người tháp tùng máy bay dân dụng sang tận bên đó, chỉ để mua 2 con ngỗng quay mang về trong ngày.

Nhiều đêm, không ngủ được, Ánh Hoa thấy nhớ tô mì La-Cai ở Chợ Lớn mà trước đây, khi còn làm vũ trường cô ta vẫn thường ghé ăn khuya. Thế là Lê Văn Tư lệnh cho một xe quân cảnh lên đường ngay. Đi về hơn trăm cây số giữa khuya, nhưng khi mang được mì về thì áp trại phu nhân đã say giấc nồng, đành bỏ vào tủ lạnh. Sáng mai mang ra thì người đẹp lắc đầu: “Không muốn ăn mì La-Cai nữa mà chỉ thèm bồ câu quay Thiên Nam”. Xe quân cảnh lại lên đường.

Một bước thành bà, vài ba tháng Ánh Hoa lại rủ bạn bè thân thiết sang tận Paris mua sắm cho ngang tầm với đẳng cấp của mình. Tất nhiên là mọi chi phí đã có Lê Văn Tư bao trọn gói.

Để cung phụng cho người đẹp tiêu xài còn hơn cả bà hoàng, Lê Văn Tư trượt dài trên con đường tha hóa. Ông ta tổ chức lính ma, lính kiểng, có tên nhưng không có người để lãnh lương của họ, đút túi riêng. Cho thuộc cấp bán quân trang, quân dụng và nhu yếu phẩm (ăn chặn của lính) ra ngoài thị trường. Lê Văn Tư còn nhắm mắt cung cấp thuốc tây, gạo, xăng nhớt…cho những đường dây mà ông ta biết chắc là tiếp tế cho chiến khu.


Lê Văn Tư vơ vét quá lộ liễu. Bất cứ việc gì hái ra tiền là tướng quân đều hăng hái tham gia. Cuối cùng Nguyễn Văn Thiệu đã đem Lê Văn Tư ra làm vật tế thần. Tháng 11.1973, Lê Văn Tư bị cách chức và giáng cấp, đành ngậm đắng nuốt cay nhìn vũ nữ Ánh Hoa ca bài từ biệt để ra đi không hẹn ngày trở lại.

Theo Duyen dang VietNam

Ngày ấy - bây giờ của những nữ danh ca Sài Gòn

Sau khi ra nước ngoài định cư, phần lớn ca sĩ trở về Việt Nam ca hát, có người ở lại hẳn quê nhà để tiếp tục hoạt động âm nhạc.

Thập niên 1950, Thái Thanh nổi tiếng ở Sài Gòn với nhạc tiền chiến, quê hương hay nhạc tình của các nhạc sĩ đương thời. 

Giọng ca của bà phủ sóng chương trình văn nghệ các đài phát thanh, truyền hình. Những năm 1970, Thái Thanh là giọng ca chủ lực của vũ trường "Đêm màu hồng". Bà cùng các anh chị em của mình là Thái Hằng, Hoài Bắc, Hoài Trung, Khánh Ngọc, Phạm Duy lập nên ban Hợp ca Thăng Long nổi tiếng. Thái Thanh tên thật là Phạm Thị Băng Thanh, sinh năm 1934 tại Hà Nội. Năm 1985, ca sĩ theo gia đình qua Mỹ định cư. Tại hải ngoại, bà tiếp tục trình diễn và ghi âm CD. Thái Thanh giải nghệ năm 2002. Năm 2014, trong lễ mừng thọ 80 tuổi, danh ca hòa giọng cùng con gái Ý Lan trong các ca khúc "Nửa hồn thương đau", "Nụ tầm xuân", "Tình ca"...

Ca sĩ Khánh Ngọc thành danh từ giữa thập niên 1950 đến đầu thập niên 1960 với những bản tình ca nước ngoài phổ lời Việt. 

Khánh Ngọc đi hát từ năm 12 tuổi tại Sài Gòn. Năm 13, 14 tuổi, bà đã được mời hát trong các đại nhạc hội Sài Gòn và các tỉnh thành miền Trung, sau đó gia nhập Hợp ca Thăng Long. Ngoài giọng hát, Khánh Ngọc còn nổi tiếng bởi nhan sắc rực rỡ và các vai diễn điện ảnh. Sau khi ly hôn với nhạc sĩ Phạm Đình Chương, năm 1961 Khánh Ngọc sang Mỹ học thêm về điện ảnh rồi kết hôn với một du học sinh Việt Nam. Bà tham gia vài bộ phim, sau đó dành thời gian chăm sóc ba người con. Hiện Khánh Ngọc sống với gia đình ở Los Angeles, Mỹ. Thỉnh thoảng nữ ca sĩ góp mặt trong những chương trình từ thiện tại hải ngoại.

Năm 1957, Bạch Yến nổi danh ở các sân khấu Sài Gòn khi là người đầu tiên chuyển ca khúc "Đêm đông" của nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương từ điệu Tango sang Slow Rock. 

Bạch Yến tên thật là Quách Thị Bạch Yến, sinh năm 1942 tại Sóc Trăng. Bà đi hát từ năm 14 tuổi với các ca khúc nhạc Pháp lời Việt. Từ năm 1961, ca sĩ hoạt động âm nhạc tại Pháp và Mỹ. Năm 1978, ở tuổi 36, Bạch Yến kết hôn cùng con trai cố giáo sư Trần Văn Khê và sống cùng gia đình tại Pháp. Năm 2009, nữ ca sĩ lần đầu về Việt Nam biểu diễn tại phòng trà Văn Nghệ (nay là Tiếng Xưa), từ đó bà thường xuyên về nước hát tại nhiều phòng trà và các sự kiện âm nhạc. Năm 2014, Bạch Yến cùng lúc xuất hiện trong chương trình "Tình khúc vượt thời gian", đồng thời tổ chức liveshow mang tên "Đêm đông". Cuối năm 2015, bà thể hiện lời hát ru trong kịch "Bao giờ sông cạn" trên sân khấu Hoàng Thái Thanh.

Giọng hát Lệ Thu gắn liền sáng tác của các nhạc sĩ Phạm Duy, Phạm Đình Chương, Đoàn Chuẩn, Trịnh Công Sơn, Trường Sa... vào những năm 1960 - 1970. 

Bà tên thật là Bùi Thị Oanh, sinh năm 1943 tại Hải Phòng. Năm 1979, Lệ Thu sang Mỹ định cư. Từ đó đến nay, bà vẫn tích cực hoạt động âm nhạc. Năm 2007, Lệ Thu lần đầu về nước làm liveshow tại TP HCM. Từ đó đến nay, ngoài hát phòng trà, Lệ Thu làm thêm hai liveshow tại quê hương vào năm 2008 và 2014. Cuối năm 2015, ca sĩ tái ngộ khán giả Việt Nam trong đêm nhạc vinh danh các ca khúc của nhạc sĩ Ngô Thụy Miên, diễn ra tại Hà Nội, đồng thời làm giám khảo chương trình "Solo cùng Bolero". 

Khánh Ly tên thật là Nguyễn Thị Lệ Mai, sinh năm 1945 tại Hà Nội

Bà bắt đầu sự nghiệp ca hát tại Sài Gòn năm 1962 ở phòng trà Anh Vũ. Từ năm 1967, Khánh Ly nổi tiếng với biệt danh "Nữ hoàng chân đất" khi diễn cùng Trịnh Công Sơn trong những đêm nhạc ngoài trời. Thập niên 1960 - 1970, Khánh Ly hợp tác với nhiều hãng đĩa thu âm các ca khúc của Trịnh Công Sơn và một số nhạc sĩ. Trong thời gian này, ca sĩ nhiều lần được mời sang Nhật, châu Âu, châu Mỹ biểu diễn.Sau năm 1975, Khánh Ly cùng các con sang Mỹ định cư và kết hôn với nhà báo Hoàng Đoan. Bà tiếp tục cộng tác với nhiều trung tâm ca nhạc hải ngoại. Năm 2012, Khánh Ly được cấp phép biểu diễn trong nước. Tháng 5/2014, ca sĩ tổ chức liveshow đầu tiên trên quê hương. Từ đó, bà thường xuyên về nước biểu diễn. Hồi đầu tháng 4, Khánh Ly góp mặt trong chuỗi đêm nhạc kỷ niệm 15 năm ngày mất Trịnh Công Sơn.

Phương Dung sinh năm 1946 tại Gò Công, Tiền Giang, nổi tiếng năm 17 tuổi với ca khúc "Nỗi buồn gác trọ". 

Từ đó, tên tuổi bà gắn liền với những tình khúc Bolero như "Những đồi hoa sim", "Tạ từ trong đêm", "Sương lạnh chiều đông"... Năm 1974, ca sĩ cùng gia đình sang Australia định cư rồi tiếp tục ca hát. Phương Dung nhiều lần về Việt Nam nhưng đến năm 2009 mới tái ngộ khán giả TP HCM tại phòng trà Văn Nghệ cùng chương trình "Nụ cười và thời trang". Từ đó đến nay, bà dành nhiều thời gian ở Việt Nam để ca hát, song song với hoạt động từ thiện. Gần đây, Phương Dung nổi tiếng với vai trò giám khảo cuộc thi "Solo cùng Bolero".

Thanh Lan được coi là ca sĩ tiêu biểu cho phong trào nhạc trẻ Sài Gòn những năm 1970 khi trình bày những tình khúc nhạc Pháp. 

Bà cũng thành danh trong điện ảnh và trên sân khấu kịch. Nữ ca sĩ sinh năm 1948 từng góp mặt trong nhiều bộ phim nổi tiếng như "Ván bài lật ngửa", "Tình không biên giới", "Cao nguyên F.101"... Năm 1993, Thanh Lan sang định cư tại Mỹ, tiếp tục hoạt động ca hát cho đến nay.

Báo chí Sài Gòn trước năm 1975 gọi Giao Linh là "Nữ hoàng sầu muộn" để nói về giọng ca và phong cách biểu diễn trầm buồn của bà. 

Theo một số nhạc sĩ thời kỳ đó, giọng hát Giao Linh đã khiến một số nhạc phẩm như "Lòng mẹ", "Thầm kín", "Mười năm tái ngộ"... trở nên nổi tiếng. Giao Linh tên thật là Đỗ Thị Sinh, sinh năm 1949 tại Sài Gòn. Năm 1982, ca sĩ sang Canada đoàn tụ cùng gia đình. Tại hải ngoại, bà thành lập trung tâm băng nhạc Giao Linh, kết hợp cùng ca sĩ Tuấn Vũ ra các CD ăn khách như "Đôi mắt người xưa", "Giọng ca dĩ vãng"... Năm 2000, Giao Linh về Việt Nam biểu diễn rồi định cư tại quê hương. Năm 2014, Giao Linh, Phương Dung kết hợp làm liveshow. Hiện nay, ngoài hát trong chương trình "Sol vàng", ca sĩ thường xuyên biểu diễn tại các phòng trà, hội chợ và đi hát từ thiện.

Hương Lan tên thật là Trần Thị Ngọc Ánh, sinh năm 1956 tại Sài Gòn, là con gái ruột của nghệ sĩ cải lương Hữu Phước. 

Cô khởi nghiệp ca hát bằng thể loại vọng cổ. Năm 1966, Hương Lan chuyển sang tân nhạc dưới sự dìu dắt của nhạc sĩ Trúc Phương. Năm 1972, cô kết hôn với nghệ sĩ Chí Tâm rồi cùng gia đình sang Pháp định cư vào năm 1978. Năm 1982, nữ ca sĩ ly hôn chồng. Hai năm sau, cô lần đầu xuất hiện trong một chương trình âm nhạc của một trung tâm âm nhạc lớn ở hải ngoại và sau đó trở thành một trong số các ca sĩ trụ cột của trung tâm này. Năm 1996, Hương Lan được cấp phép biểu diễn tại Việt Nam. Tháng 5/2009, cô tổ chức liveshow trong nước với tên "Ơn đời một khúc dân ca". Từ đó đến nay, nghệ sĩ thường xuyên về nước biểu diễn. Năm 2013, Hương Lan cùng người chồng sau kỷ niệm 25 năm ngày cưới tại TP HCM.

Châu Mỹ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét