- Biển miền Trung: 'Tình hình rất nghiêm trọng'

Hậu quả môi trường Vũng Áng: Nhiễm độc, cá chết trắng biển miền Trung

Thứ Tư, 20-04-2016 | 22:27:57
Gần nửa tháng nay, cá biển các loại chết trắng biển miền Trung, từ Hà Tĩnh đến Quảng Bình. Nhiều tàu thuyền đã phải kéo lên bờ phơi nắng và người dân về nhà ngồi chơi. Bởi cá chết trắng biển gây hoang mang cho người dân trước hiện tượng lạ này. Hàng loạt bè cá nuôi và cá tự nhiên chết tấp vào bờ dày đặc.
cachetomientrung
Cá chết dày đặc bờ biển. Ảnh: Internet
Theo văn bản Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I (Trung tâm quan trắc môi trường và bệnh thủy sản miền Bắc) gửi tới Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh báo cáo kết quả quan trắc đột xuất cá chết bất thường tại Khu kinh tế Vũng Áng (thị xã Kỳ Anh, nơi có giáo xứ Đông Yên) cách đây một tuần, thì nguyên nhân trực tiếp khiến cá chết hàng loạt nhiều khả năng là các yếu tố gây độc trong môi trường nước. Yếu tố này có thể bắt nguồn từ nguồn nước thải chưa được xử lý, trực tiếp đổ ra sông, biển, hòa lẫn vào nước biển và khi thủy triều lên theo nước biển tiến sâu vào đất liền gây độc cho cá.
Người dân ở đây cho biết, nguyên nhân là các nhà máy ở đây xả thẳng nước thải ra biển, dù ở đây cảng nước sâu hơn 25 mét, nhưng nước vẫn bị nhiễm độc nghiêm trọng gây chết cho cá và hủy hoại môi trường thủy sinh ở đây.
Người ta vẫn nhớ, rất nhiều khu công nghiệp, nhà máy được đầu tư bởi công nghệ Trung Quốc thường đổ thẳng nước thải độc hại ra môi trường; các nhà máy xi măng, nhiệt điện phát tán một lượng bụi rất lớn vào không khí và gây hại môi trường khủng khiếp.
duonghamformosa
Báo chí báo động về đường hầm ở Formosa. Ảnh: Chụp màn hình.
Đặc biệt, tại khu kinh tế Vũng Áng, trong vụ sụp đổ giàn giáo năm trước gây thiệt hại nhiều mạng người, khi lực lượng cứu hộ đến mới phát hiện ra những đường hầm bê tông đi từ khu công nghiệp thẳng ra biển.
Người ta không rõ và chưa ai giải thích những đường hầm ấy để làm gì, là đường ngầm cho người và phương tiện di chuyển hay là nơi đổ nước thải thẳng ra biển. Nhà cầm quyền VN làm ngơ, bỏ qua vụ này, dù báo chí đã phản ánh. Nên nhớ, Vũng Áng chỉ cách căn cứ quân sự Tam Á của Trung Quốc có 300 km và sự thâm hiểm của người Tàu thì xưa nay có tiếng.
Người dân cũng đã phát hiện một đường hầm khác dài hơn 50 mét, đổ thẳng nước ra biển và đã quay video lại.
Kể từ khi một số nhà máy ở Vũng Áng đi vào hoạt động, nhiều cơ sở chung quanh đã nhiễm bụi khói của nhà máy hết sức nặng nề. Nhiều công ty phải kêu trời vì khói bụi ô nhiễm, ví dụ vụ Công ty cổ phần khí hóa lỏng miền Bắc ở gần đó đã được báo chí nói đến cách đây cả năm.
Thực ra, những chuyện tương tự không chỉ xảy ra ở Vũng Áng, mà là ở bất cứ nơi nào trên đất nước này có các nhà máy sử dụng công nghệ Trung Quốc hoạt động. Năm trước, người dân Bình Thuận đã phải có một cuộc phản kháng dữ dội, chặn đường để phản đối khói bụi do nhà máy nhiệt điện với công nghệ Trung Quốc làm ô nhiễm môi trường không thể chấp nhận được. Và cuối cùng, nhà nước bó tay và bàn biện pháp đẩy dân đi nơi khác.
Cũng tại khu công nghiệp Vũng Áng, ngoài Đông Yên còn có giáo xứ Dũ Lộc bị bố trí bãi thải xỉ than trên đất của họ. Bãi xỉ than chiếm của dân diện tích 131 ha, chiều cao của bãi xỉ 30 mét. Công suất của bãi xỉ là hơn một triệu tấn xỉ than mỗi năm. Nơi gần nhất của bãi xỉ cách nhà dân chỉ 20m, chỗ xa nhất cũng chỉ có 500 mét. Khi người dân gửi đơn kêu cứu khắp nơi, nhà cầm quyền đã không giải quyết bằng luật pháp mà sử dụng bạo lực để nói chuyện với họ. Ngày 6/4/2015, nhà cầm quyền Hà Tĩnh đã gây ra vụ đánh đập người dân giáo xứ Dũ Lộc, khi họ ngăn chặn việc thi công đường dây điện để làm bãi thải mà chưa đền bù hoa màu cho người dân nơi đây.
Tương lai của những người dân và môi trường ở Vũng Áng là một tương lai mù mịt, chưa có hướng giải quyết và hầu như không được quan tâm, dù đã được báo động từ rất lâu.
Sự tăng trưởng kinh tế, sự ổn định xã hội và một môi trường lành mạnh, chính là ba yếu tố căn bản làm nên sự phát triển bền vững, theo giáo huấn của Hội thánh Công giáo.
Ở Vũng Áng nói riêng và trên cả nước nói chung, cả ba yếu tố ấy đều không được ưu tiên tính đến trong việc hoạch định và thi hành chính sách của nhà cầm quyền, trừ khi những yếu tố đó làm lợi cho một hay những nhóm lợi ích nắm quyền. Còn ngoài ra, người ta sẽ bất chấp quy luật môi trường và bất chấp lòng dân, để hậu quả cuối cùng sẽ không phải là một sự phát triển bền vững, mà trái lại, là tiêu diệt môi trường sống của con người và làm suy tổn nòi giống Việt Nam.
20/1/2016
Song Hà

http://dantri.com.vn/xa-hoi/ngu-dan-tu-lan-bien-truy-tim-nguon-xa-thai-doc-khien-ca-chet-hang-loat-2016042210520221.htm

http://www.kinhtenongthon.com.vn/O-nhiem-moi-truong-o-KCN-Vung-Ang-Bao-dong-do-122-56145.html

Vũng Áng là “lãnh thổ” của Trung Quốc?

22/04/2016 11:38:04

Một khu công nghiệp nằm trên đất Việt Nam lại ngang nhiên xả nước thải thẳng ra biển khiến cá chết hàng loạt, ngư dân Việt Nam điêu đứng. Nghịch lý là đại diện cơ quan chức năng lại phát biểu rằng: “Đoàn công tác không vào kiểm tra tại KCN Vũng Ánh vì đây là KCN có yếu tố nước ngoài, đoàn công tác không có thẩm quyền, chức năng kiểm tra tại khu vực này”. 

Chuyện gì đang xảy ra trên mảnh đất miền Trung?
Vụ phó Vụ Nuôi trồng thủy sản Phạm Khánh Ly. Ảnh: Dân Việt

Cá biển chết hàng loạt và trôi dạt vào bờ do ngộ độc, cả ngư dân và người lái buôn tại các tỉnh miền Trung chỉ biết “ôm nhau khóc ròng” vì không ai dám mua cá, bán không được mà ăn cũng không xong do độc tố quá cao. Con đường sống của người dân dường như đi vào ngõ cụt bởi hành động hủy hoại môi trường vô tội vạ của các nhà đầu tư tại KCN này.

Lạ một điều rằng, trước thông tin cá chết hàng loạt vì nước biển ô nhiễm nặng, đoàn công tác lại không thể vào KCN Vũng Áng kiểm tra và lập biên bản vì … “KCN có yếu tố nước ngoài, đoàn không có thẩm quyền” – như chia sẻ của ông Phạm Khánh Ly, Vụ phó Vụ Nuôi trồng thủy sản, Bộ NN&PTNT.

Ông Ly thông tin thêm: “Chúng tôi vào làm việc với Sở Nông nghiệp PTNT tỉnh Hà Tĩnh với tư cách là cơ quan quản lý theo ngạch dọc. KCN Vũng Áng bao gồm nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng và KCN Formosa có yếu tố nước ngoài nên cần thành lập đoàn công tác liên ngành, có chỉ đạo của Thủ tướng thì mới tiến hành kiểm tra được”.
Ảnh chụp Google Earth thời điểm ngày 19/4/2015 ở độ cao 698m cho thấy, kênh nước thải chảy thẳng ra biển từ khu gang thép Formosa Vũng Áng (Ảnh FB Hào Song Trần)
Ảnh chụp Google Earth thời điểm ngày 19/4/2015 ở độ cao 3.38km (Ảnh FB Hào Song Trần)
Hình ảnh Google Earth thời điểm ngày 19/08/2015 ở độ cao >3km dễ dàng nhìn thấy nước thải xả thẳng ra biển từ các kênh lộ thiên (thời điểm đường hầm chưa xây xong). (Ảnh FB Hào Song Trần)

Tại sao ngay trên lãnh thổ Việt Nam lại có cứ điểm nước ngoài “không thể xâm phạm” như thế? Ai đã đặt ra “luật rừng” là phải có chỉ đạo của Thủ tướng mới được tiến hành kiểm tra Vũng Áng?

Nhìn lại vụ xả chất thải ra sông Thị Vải của công ty Vedan , vốn đầu tư Nhật Bản, đã được Cục Cảnh sát môi trường (Bộ Công an) phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hiện năm 2008, vi phạm luật về bảo vệ môi trường Việt Nam. Khi đó, lực lượng chức năng đã nhanh chóng vào cuộc, “không có vùng cấm”, “không có ngoại lệ” và buộc Vedan chịu phạt và bồi thường thiệt hại cho người dân. Tại sao chúng ta có thể “thẳng tay” đối với công ty Vedan mà KCN Vũng Áng lại là ngoại lệ? Có điều gì mờ ám ở dự án này? Liệu có “ông lớn” nào đang chống lưng đằng sau hay không? Hay các dự án của Trung Quốc thì không cần tuân theo luật pháp Việt Nam? 
Cá chết hàng loạt trôi dạt vào bờ mà các cấp chính quyền “bất lực” ư?

Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam

Chưa kể, Điều 69 Luật Đầu tư 2014 quy định rõ: “Cơ quan quản lý nhà nước phải tiến hành “giám sát, đánh giá mục tiêu, sự phù hợp của dự án với quy hoạch và chủ trương đầu tư đã được cấp có thẩm quyền chấp thuận, tiến độ đầu tư, việc thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường, sử dụng đất đai, tài nguyên khác theo quy định của pháp luật” .

Phải chăng Vụ Nuôi trồng thủy sản, Bộ NN&PTNT và Sở Nông nghiệp PTNT tỉnh Hà Tĩnh không phải là “cơ quan quản lý nhà nước” theo điều luật này? Đáng lẽ ngay từ đầu, khi chuẩn bị cấp phép đầu tư dự án, chúng ta phải kiểm tra và đặt trạm quan trắc môi trường từ các nhà máy ra biển Đông; chưa kể lên lịch kiểm tra định kỳ hàng năm. Tại sao lại xảy ra hệ lụy hủy hoại môi trường không thể kiểm soát như thế? Ai sẽ chịu trách nhiệm khi cuộc sống của người dân vì thế nào lâm vào khốn cùng, môi trường bị hủy hoại?
Ảnh chụp từ Google. Khoanh tròn màu đỏ là một đường dẫn xả thải lộ thiên có thể thấy từ Google. Sao chúng ta vẫn chưa xử lý? Có điều gì mờ ám trong vụ KCN này?

Nếu doanh nghiệp nước ngoài biến khu vực đầu tư của mình thành cứ điểm “bất khả xâm phạm” gây hại môi trường, làm hại cuộc sống người dân như thế thì có cần “trải thảm đầu tư” chào đón họ không? “Yếu tố nước ngoài” ở đây là gì?

Đã có những cửa hàng chỉ dành riêng cho người Trung Quốc, cấm người Việt; đã có những “làng Trung Quốc” chỉ sử dụng bảng hiệu viết bằng tiếng Trung Quốc mọc lên nhan nhản khắp mảnh đất hình chữ S do hệ lụy từ các dự án đầu tư mà Trung Quốc làm chủ; bây giờ đến chuyện các cơ quan chức năng “không có quyền” vào kiểm tra tại Vũng Áng… Phải chăng, chúng ta đã mất “chủ quyền” ngay trên chính lãnh thổ Việt Nam?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét