Bắt ấn để chữa bệnh
Thủ Ấn là những hình thù đặc biệt của bàn tay như ở các tượng phật, thường dùng trong lúc ngồi thiền, người việt hay gọi là phật thủ.
Từ ngàn xưa người ấn độ đã có truyền thống dùng ấn trong lúc ngồi thiền, trong các nghi lễ tôn giáo và để chữa bệnh.
Có ba loại ấn: thủ ấn, nhãn ấn và thân ấn.
Ấn có thể điều hòa năng lượng trong người để chữa các bệnh mãn tính (chronic) mà thuốc tây không chữa được.
Phép bắt ấn dựa vào tạng người và thuyết 5 yếu tố (5 elements) của Ayurveda.
Tạng người
Cách Thủ Ấn & Công Dụng
1. Gyan Mudra
Cách thủ ấn này còn được xem là mudra của sự hiểu biết, bởi nó giúp tăng sức mạnh của sự tập trung, trí nhớ và còn giúp não bộ nhạy bén hơn.
Bên cạnh đó, Gyan Mudra còn chữa chứng mất ngủ và nếu thực hiện thường xuyên sẽ giúp giảm tình trạng rối loạn tâm lí, tinh thần như giận dữ, buồn bã, lo lắng, căng thẳng…
Để bài tập Gyan Mudra có hiệu quả nhất, bạn nên tập vào buổi sáng sớm, khi tâm trí còn minh mẫn, sáng suốt và ai cũng có thể tập bài tập này.
Cách tập: đầu ngón tay cái và ngón trỏ chạm nhau, ba ngón còn lại giữ thẳng hoặc để tự do.
2. Vayu Mudra
Vayu Mudra sẽ giúp cân bằng luồng khí trong cơ thể, giải thoát khí dư khỏi cơ thể, giảm thấp khớp, đau cổ.
Với bài tập này, bạn có thể tập trong tư thế đứng, ngồi hoặc nằm. Đầu tiên, ngó trỏ gập lại và lúc này, dùng ngón cái nhấn vào đốt ngón thứ hai của ngón trỏ. Ba ngón tay còn lại cố gắng giữ thẳng.
Các chuyên gia yoga thiền khuyên rằng khi đã đạt được mục đích luyện tập của Vayu Mudra thì nên dừng lại, bởi việc tập luyện trong thời gian dài có nguy cơ gây ra mất cân bằng trong cơ thể.
3. Agni Mudra
Cách thủ ấn này giúp hòa tan chất béo, thúc đẩy sự trao đổi chất, tiêu hóa, hạn chế nguy cơ béo phì.
Bên cạnh đó, Agni Mudra còn cải thiện sức khỏe rất hiệu quả, giảm căng thẳng, mệt mỏi và quan trọng là giúp kiểm soát lượng cholesterol trong cơ thể rất tốt.
Agni Mudra nên được tập vào sáng sớm lúc còn đói bụng và ai mắc bệnh khó tiêu thì không nên tập thủ ấn này.
Để tập động tác này, đầu tiên bạn gập ngón áp út rồi lấy ngón cái nhấn vào đốt thứ hai của ngón áp út, các ngón tay còn lại giữ thẳng.
Mỗi khi tập động tác thủ ấn này nên giữ nguyên tư thế ít nhất 15 phút mỗi ngày.
4. Prithvi Mudra
Prithvi Mudra giúp cải thiện, thúc đẩy quá trình lưu thông máu trong cơ thể.
Cải thiện hệ xướng yếu. Những ai đang muốn tăng cân nên tập thủ ấn này bởi Prithvi Mudra có tác dụng kích thích tăng cân.
Bên cạnh đó, về mặt tinh thần, Prithvi Mudra giúp tăng tính kiên nhẫn, sức chịu đựng, tập trung, giảm thiểu tình trạng kiệt sức, trì trệ của tinh thần.
Quan trọng hơn, thủ ấn này còn giúp bạn sở hữu làn da đẹp mịn màng, tươi trẻ.
Đầu tiên, bạn ngồi tư thế hoa sen, hai bàn tay giữ thẳng, đặt ngửa trên đầu gối. Sau đó, chạm đầu ngón cái vào đầu ngón tay áp út rồi giữ chặt, những ngón còn lại giữ thẳng.
Tư thế này có thể tập vào mọi lúc trong thời gian tùy thích.
5. Varun Mudra
Với những ai còn đang loay hoay tìm phương pháp cải thiện làn da thì nên tập thủ ấn này càng sớm càng tốt.
Lí do là vì Varun Mudra giúp cân bằng nước trong cơ thể, kích hoạt chất lỏng lưu thông, giữ ẩm cho cơ thể, chữa các vấn đề về da như nhiễm khuẩn da, và ngăn ngừa mụn.
Bên cạnh đó, Varun Mudra còn giúp giảm những cơn đau cơ vốn vẫn hay hành hạ bạn.
Varun Mudra không quy định thời gian tập, thế nên bạn có thể áp dụng bất kì lúc nào mình muốn.
Việc bạn cần làm chỉ là chạm ngón tay cái vào đầu ngón tay út mà thôi, các ngón tay còn lại vẫn giữ thẳng.
Trong khi tập, bạn cần lưu ý tranh nhấn vào phần gần mong tay út bởi sẽ gây ra tình trạng mất nước của cơ thể.
6. Shunya Mudra
Tư thế này có thể giúp bạn thoát khỏi những cơn đau bằng cách thư giãn toàn bộ cơ thể. Bên cạnh đó, Shunya Mudra còn giúp giảm hoàn toàn chứng đau tai trong khoảng 5 đến 10 phút.
Theo các chuyên gia yoga thiền, thủ ấn này rất có tác dụng với những người bị điếc, nhưng với trường hợp điếc bẩm sinh thì thủ ấn này không mang lại hiệu quả.
Bạn chỉ cần lấy ngón cái nhấn vào đốt thứ hai của ngón giữa, những ngón khác vẫn giữ thẳng. Khi các triệu chứng bệnh đã hết thì không cần tập thủ ấn này nữa.
7. Surya Mudra
Với những ai đang quan tâm đến việc giảm cân đều có thể tập thủ ấn này. Ngoài ra, Surya Mudra còn giúp giảm cholesterol, tăng khả năng tiêu hóa và giảm tình trạng căng thẳng, lo lắng.
Để thực hiện được động tác này rất đơn giản, bạn chỉ việc gập ngón áp út lại rồi dùng ngón tay cái nhấn vào đốt thứ hai của ngón áp út.
8. Prana Mudra
Đây có thể xem là một trong những động tác thủ ấn quan trọng của yoga thiền bởi nó giúp kích hoạt năng lượng trong cơ thể và tăng cường hệ miễn dịch.
Bên cạnh đó, Prana Mudra còn giúp khỏe mắt, chữa bệnh về mắt và giảm căng thẳng, mệt mỏi.
Đầu tiên, bạn ngồi ở tư thế hoa sen, sau đó chạm đầu ngón tay áp với ngón út vào đầu ngón tay cái.
Các tạng kia là tổng hợp của ba tạng chính:
* Tạng Khí (vata) là loại người cao gầy, nhanh nhẹn, có đầu óc sáng tạo. Người tạng này thường ăn ngủ không đều, da hay bị khô, hay lo lắng, sình bụng và hay bị viêm khớp xương. Vata bao gồm hai yếu tố khí (kinetic energy) và thinh không (space).
* Tạng Hỏa (pitta) là loại người trông quân bình, mặt hồng hào, mắt sáng, rất thông minh, thích phê bình chỉ chích; có tham vọng và làm việc suốt ngày. Tạng này hay bị rụng tóc, nhức đầu, loét bao tử và bệnh cao máu. Pitta bao gồm hai yếu tố hỏa và thủy.
* Tạng Thủy (kapha) là loại người to lớn, khỏe mạnh, bình tĩnh nhưng hơi chậm chạp, hay nản lòng, thích ăn ngọt. Tạng này hay bị bệnh tiểu đường, cao mỡ và hay buồn rầu (depression). Kapha bao gồm hai yếu tố thủy và thổ.
5 yếu tố (5 elements)
Phép bắt ấn muốn điều hòa 5 yếu tố hỏa, khí, thủy, thổ và thinh không trong cơ thể. Hỏa là nhiệt năng. Khí là động năng. Thủy là nước có tính kết hợp với các năng lượng khác. Thổ là đất, là phần cứng của cơ thể. Thinh không là khoảng trống (space) giúp cho các yếu tố khác có thể biểu lộ ra. Mỗi người chúng ta nhờ sự kết hợp của các yếu tố này mà tạo thành một típ người. Khi các yếu tố này bị mất căn bằng thì cơ thể sinh ra bệnh tật.
Sơ đồ của ấn:
Mỗi ấn là là một sự kết hợp của các năng lượng trong người qua năm ngón tay:
- Ngón tay cái là biểu tượng của hỏa
- Ngón trỏ là biểu tượng của khí, tức là động năng
- Ngón giữa là biểu tượng của thinh không (ngược với áp lực) trong cơ thể
- Ngón áp út là biểu tượng của thổ, tức là sức tiêu hóa
- Ngón út là biểu tượng của thủy
Bằng cách kết hợp của năm yếu tố đó tất cả các năng lượng trong cơ thể đều có thể điều khiển được (phép tu hành của mật tông dùng cả thủ ấn, nhãn ấn và thân ấn để điều khiển các năng lượng rất vi tế). Đây chính là lý do ấn có thể chữa được nhiều bệnh mà thuốc tây không chữa được.
Khi nào dùng được ấn:
Sau đây là bảng tóm tắt các ấn thông dụng cho mỗi tạng người:
Tạng người Tên Ấn Chữ phạn Lợi ích
Khí
2. Phong ấn (Vayu mudra): Da bớt khô, đầu óc bớt căng thẳng
5. Thổ ấn (Prithvi mudra): Trị mệt mỏi, hốc hác, rụng tóc
7. Thủy ấn (Varun mudra): Tăng thủy, tươi da, đen tóc
10. Sinh khí ấn (Prana mudra): Tăng thủy và thổ, chống mệt mỏi
13. Giảm phong ấn (Vata-naashak): An tâm, người bớt khô khan
14. Tiêu hóa ấn (Pushan mudra): Trị chứng ăn uống khó tiêu
20. Bổ tạng ấn (Garuda mudra): Tăng sinh khí, bổ nội tạng
Hỏa
3. Thinh không ấn (Akash mudra): Giảm áp huyết, giảm stress
4. Thiên ấn (Shunya mudra): Trị đau tai, tê liệt cơ thể
16. Ấn Rudra (Rudra mudra): Kiệt sức, chóng mặt, nội tạng bị xệ
17. Tâm ấn (Apanavayu mudra): Trị bệnh tim
18. Đại đầu ấn (Mahasirs mudra): Chữa nhức đầu
Thủy
1. Tuệ ấn (Gyan mudra): Tập trung tinh thần
6. Hỏa ấn (Surya mudra): Làm ấm người, giảm mỡ, xuống cân
8. Đàm ấn (Varuna mudra): Tiêu đàm, giảm thủy, trị phù thủng
9. Thái dương ấn (Aditya mudra): Trị cảm lạnh
11. Bài tiết ấn (Apana mudra): Khử độc trong nội tạng
12. Tăng Khí ấn (Vyan mudra): Tăng khí, vững tâm
15. Giảm thủy ấn (Kapha-naashak): Giảm thủy, xuống cân
19. Ấn Linga (Linga mudra): Làm ấm người, trị ho
Nói tóm lại người tạng thủy phải lo giảm thủy, bổ hỏa; tạng hỏa phải giảm hỏa, và bổ thủy cho bớt rụng tóc; tạng khí phải lo giảm khí và bổ thủy cho người bớt khô khan. Ai giữ được như vậy thì bệnh tật sẽ lui, còn các ấn khác chỉ là ấn phụ.
Các điều cần biết về ấn
Bổ pháp: Khi đầu ngón tay cái chạm vào một đầu ngón khác năng lượng của ngón đó, thay vì thoát ra ngoài, sẽ tăng lên.
Thí dụ như Tuệ ấn (Gyan mudra).
Tả pháp: Khi đầu một ngón nào chạm vào bắp thịt ở chân ngón cái thì năng lượng của nó sẽ giảm suống.
Thí dụ như Phong ấn (Vayu mudra).
Khi bắt ấn lòng bàn tay nên soay lên.
Ấn tay mặt ảnh hưởng tới nửa người bên trái và ngược lại ấn tay trái ảnh hưởng tới nửa người bên mặt.
Rảnh lúc nào bắt ấn lúc đó, từ 5 tới 50 phút.
Các đầu ngón tay chỉ nên chạm nhau, không nên bấm mạnh.
Nếu có thì giờ bắt được 4 ấn này (tuệ ấn, thổ ấn, sinh khí ấn, bài tiết ấn) mỗi ngày, mỗi thứ 20 phút, thì người sẽ luôn luôn khỏe mạnh.
Cách bắt ấn
* Nên bắt ấn cả hai bàn tay
* Những ngón tay không dùng tới trong ấn nên duỗi thẳng ra, nhưng không để cứng quá.
* Đi, đứng, ngồi, nằm lúc nào cũng bắt được ấn
Lúc nào nên bắt ấn
Lúc sáng sớm rất tốt cho việc bắt ấn vì nó sếp đặt cho một lối sống tự nhiên, không vội và và khỏe mạnh cho cả một ngày. Buổi tối trước khi ngủ cũng rất tiện cho việc bắt ấn.
1 tiếng sau mỗi bữa ăn không nên bắt ấn
Trong ngày có thể chia thời gian bắt ấn làm 3 lần, mỗi lần 20 phút.
Các ấn căn bản
Có nhiều loại ấn được dùng trong việc tu hành và chữa bệnh. Khi bắt ấn người ta hay ngồi kiết già (ngồi thiền) để tập trung tinh thần, nhưng thực sự ta chỉ cần có một chỗ ngồi cho thoải mái và yên tịnh. Một khi đã quen ấn thì đi, đứng, ngồi nằm lúc nào cũng làm được.
Có 8 ấn đơn chỉ dùng 2 ngón tay dể điều hòa các năng lượng căn bản trong người và nhiều ấn kép phức tạp hơn. Nếu bạn hiểu các ấn đơn thì bạn sẽ hiểu các ấn kép. Các ấn đơn có đủ khả năng giữ cho người khỏe mạnh.
Người mới tập ấn lên làm quen với các ấn đơn trước khi tập các ấn kép có uy lực hơn, nhưng cũng phức tạp hơn.
Sau đây là các ấn theo thứ tự từ căn bản tới phức tạp:
1. Tuệ ấn (Gyan mudra), Gyan là trí tuệ
Mục tiêu: Tập trung tinh thần
Cách làm: Đầu ngón cái (hỏa) bấm nhẹ vào đầu ngón trỏ (khí). Các ngón khác duỗi thẳng ra. Ngồi ngay ngắn, hai tay bắt ấn để trên đầu gối. Có thể bắt ấn lúc ngồi, nằm, đi, đứng lúc nào cũng được.
Thời gian: 15 phút, 3 lần một ngày.
Lợi ích:
Vững tâm, trị được các bệnh tâm thần
Trị bịnh trầm mặc (depression)
Giảm chứng mất ngủ
Ấn này thường được dùng lúc ngồi thiền để tịnh tâm. Người tạng khí không nên dùng ấn này nhiều vì sẽ làm tăng khí, người thêm khô cằn.
2. Phong ấn (vayu mudra), vayu là gió
Mục tiêu: Giảm khí
Cách làm: Ngón tay trỏ đặt vào bắp thịt dưới ngón tay cái, dùng ngón cái kẹp nhẹ xuống. Duỗi thẳng các ngón kia.
Thời gian: 15 phút, 3 lần một ngày. Cứ tập mỗi 45 phút thì cơn đau sẽ dịu đi trong khoảng 12 tiếng.
Lợi ích:
Làm đầu óc bớt căng thẳng, đứng ngồi không yên
Trị bệnh run tay (Parkinson)
Trị chứng tim đập nhanh, hồi hộp, khó thở
Làm da và tóc bớt khô
Ấn này rất tốt cho người tạng khí.
3. Thinh không ấn (akash mudra), akash là thinh không
Mục tiêu: Điều hòa thinh không, giảm áp lực trong cơ thể và tâm hồn.
Cách làm: Bấm nhẹ ngón tay cái (hỏa) vào đầu ngón tay giữa (thinh không), duỗi thẳng các ngón khác.
Thời gian: Tập 15 phút, ba lần một ngày. Chỉ cần khoảng 10 phút là thấy dễ chịu.
Lợi ích:
Trị bệnh cao áp huyết, bệnh tim
Giúp cho đầu óc thoải mái
Giảm áp suất của nghiệp lực (thói quen)
Rất tốt cho những người bị bệnh tim, không chịu được áp lực, hay bị stress.
4. Thiên ấn (Shunya mudra hay sky mudra)
Mục tiêu: Trị các bệnh về tai, bệnh tê liệt cơ thể
Cách làm: Ngón tay giữa (thinh không) đặt vào bắp thịt dưới ngón tay cái, dùng ngón cái (hỏa) kẹp nhẹ xuống, duỗi thẳng các ngón khác.
Thời gian: Tập 10 tới 15 phút, 3 lần một ngày, khoảng 10 phút là thấy tai bớt đau.
Lợi ích:
Trị chứng điếc tai
Trị các chứng đau tai
Trị chứng cơ thể bị tê liệt
Vì thinh không là một phần của tạng khí, ấn này rất tốt cho những người tạng khí quá vượng.
5. Thổ ấn (prithvi mudra), prithvi là thổ
Mục tiêu: Tăng thổ, giảm hỏa
Cách làm: Ngón cái (hỏa) bấm nhẹ vào đầu ngón tay đeo nhẫn (thổ). Các ngón khác duỗi thẳng ra.
Thời gian: Tập 10-15 phút, ba lần một ngày. Khoảng một tuần thì thấy hiệu quả.
Lợi ích
Trị chứng hao gầy, hốc hác, hay chóng mặt
Trị chứng mệt mỏi kinh niên
Trị tóc và móng tay hay bị khô và gẫy
Trị bệnh hyperthyroid
Ấn này rất thích hợp cho những người hỏa quá vượng.
6. Hỏa ấn (Surya mudra hay Agni mudra), surya là mặt trời, agni là hỏa
Mục tiêu: Tăng hỏa, giúp người mập xuống cân.
Cách làm: Ngón tay đeo nhẫn đặt vào bắt thịt dưới ngón cái, dùng ngón cái kẹp nhẹ xuống. Các ngón khác duỗi thẳng ra.
Thời gian: Tập 10 tới 15 phút, ba lần một ngày.
Lợi ích
Làm cho người ấm áp
Giúp người mập xuống cân
Trị chứng thiếu thyroids, cơ thể luôn luôn lạnh
Làm giảm chất béo cholesterol trong máu
Hữu ích cho người mập cần xuống cân, các tạng khác không dùng được ấn này vì người sẽ quá nóng.
7. Thủy ấn (Varun mudra) - Varun là thủy
Mục tiêu: Tăng sức chuyển hóa của nước (water metabolism) trong cơ thể.
Cách làm: Ngón cái (hỏa) bấm nhẹ vào đầu ngón tay út (thủy). Các ngón khác duỗi thẳng ra.
Thời gian: Tập 10-15 phút, ba lần một ngày. Tập cỡ 1 tháng thì thấy da bớt khô.
Lợi ích
Quân bằng mức nước trong cơ thể
Trị chứng lúc nào cũng khát nước
Làm da bớt khô, bớt vết nhăn, bớt rụng tóc
Làm chậm sự lão hóa
Rất tốt cho những người gầy ốm khô khan.
8. Đàm ấn (Varuna mudra) - varuna là thủy, nhưng đây là nói về đờm dãi, phù thủng; một tên khác là
Mục tiêu: Giảm thủy
Cách làm
Ngón tay út đặt vào bắt thịt ngón cái, ngón cái kẹp nhẹ xuống. Các ngón khác duỗi thẳng ra.
Thời gian: Tập 10-15 phút, ba lần một ngày cho đến khi hết đờm. Sau 20 phút là thấy bớt ho.
Lợi ích
Tiêu đờm, giảm ho
Trị chứng chảy nước mũi
Trị các bệnh phù thủng, đọng nước trong cơ thể
Trị các bệnh dị ứng. Đờm sinh ra do thần kinh bị kích thích quá độ
9. Thái dương ấn (Aditya mudra), Aditya là mặt trời
Mục tiêu: Tăng hỏa và tăng thổ
Cách làm: Bấm ngón cái vào chỗ chân ngón đeo nhẫn
Thời gian: Tập 10 tới 15 phút, ba lần một ngày. Sau 10 phút thấy bớt lạnh và bớt ắt sì.
Lợi ích
Làm cho người ấm áp
Trị chứng hắt sì vì lạnh
Lên cân rất nhanh nếu tập đều với Sinh khí ấn (prana mudra)
Người hỏa vượng không dùng được ấn này.
10. Sinh Khí ấn (Prana mudra), prana là sinh khí.
Mục tiêu: Tăng thủy, giảm hỏa, tăng sinh khí
Cách làm: Ngón cái bấm nhẹ vào đầu ngón tay út và ngón đeo nhẫn. Các ngón khác duỗi thẳng ra.
Thời gian: Tập 10-15 phút, ba lần một ngày. Sau 10 phút thì thấy bớt lờ đờ.
Lợi ích
Tăng sức
Giảm mệt mỏi, người bớt khô cằn
Trị da khô, rụng tóc tại hỏa vượng
Tốt cho mắt
Rất tốt cho người tạng khí và tạng hỏa.
11. Bài Tiết ấn (Apana mudra), apana là âm khí, đây dịch là bài tiết vì apana kiểm xoát sự bài tiết trong cơ thể.
Mục tiêu: Khử độc trong nội tạng
Cách làm: Ngón cái bấm nhẹ vào đầu ngón giữa và ngón đeo nhẫn. Các ngón khác duỗi thẳng ra.
Thời gian: Tập 10-15 phút, ba lần một ngày. Khoảng 1 tuần sẽ thấy kết quả.
Lợi ích
Tăng cường hệ thống bài tiết
Khử độc trong nội tạng
Đều hòa kinh kỳ
12. Tăng khí ấn (Vyan mudra), Vyan là khí, giúp máu lưu chuyển trong cơ thể.
Mục tiêu: Tăng khí huyết, vững tâm
Cách làm: Ngón cái bấm nhẹ vào đầu ngón giữa và ngón trỏ. Các ngón khác duỗi thẳng ra.
Thời gian: Tập 10-15 phút, ba lần một ngày.
Lợi ích:
Giúp khí huyết lưu thông
Người bớt lờ đờ
Đầu óc trở nên mạnh mẽ
Nhanh nhẹn, hăng hái
Làm da, tóc bớt ướt
13. Giảm phong ấn (Vata-naashak), vata-naashak là giảm phong (khí)
Mục tiêu: Giảm khí cho người bớt bồn chồn, da bớt khô
Cách làm: Co ngón trỏ và ngón giữa lại, dùng ngón cái giữ xuống
Thời gian: 10 phút tới 15 phút, 3 lần một ngày
Lợi ích:
Da và tóc bớt khô
Bớt khát nước
Trị chứng gầy còm, nước tiểu ít
Bồn chồn, khó ngủ
Hay quên
Chú ý: Những người bị tê liệt (thiếu khí) không dùng được ấn này
14. Tiêu Hóa ấn (Pushan mudra), puhsan là thần mặt trời
Mục tiêu: Tăng cường hệ thống tiêu hóa và bài tiết
Cách làm Có 2 cách:
1.
* Tay trái bắt Bài Tiết ấn (Apana mudra)
* Tay mặt bắt Sinh Khí ấn (Prana mudra)
2.
* Tay trái giống như trên
* Tay mặt bắt Tăng Khí ấn (Vyan mudra)
Thời gian: Tập 10 phút trước mỗi bữa ăn, hay 1 tiếng sau khi ăn.
Lợi ích
Tăng sức tiêu hóa, trị chứng phân loãng
Điều hòa hệ thống bài tiết
Giúp hơi thở sâu và dài
Nguồn: Sưu tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét