Tờ The Nation của Thái Lan không chỉ bóc mẽ thủ đoạn của Trung Quốc ở Biển Đông mà còn hiến kế cho ASEAN “ứng phó” với cường quốc này.
Căng thẳng một lần nữa đang leo thang trong cuộc tranh chấp Biển Đông. Với tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ khu vực, Trung Quốc phải chịu trách nhiệm vì đã tạo ra và kéo dài các xung đột không cần thiết và thực sự hết sức nguy hiểm.
Việt Nam và Philippines cùng các nước khác đã tuyên bố rõ rằng Trung Quốc đang khơi lên cuộc tranh cãi nguy hiểm. Bắc Kinh nên lùi bước và tránh một thảm kịch với các hành động biết điều và biết quan tâm đến cảm xúc của nước khác.
Vấn đề bắt nguồn từ việc Trung Quốc bồi đắp tạo ra các đảo nhân tạo trong khu vực quần đảo Trường Sa đang có tranh chấp. Trong năm 2015, nước này đã nạo vét và bồi đắp biến các bãi đá ngầm thành nhưng hòn đảo lớn. Trên các đảo nhân tạo này, Trung Quốc đã xây dựng các công trình nhà cửa, cầu cảng và đưa quân đến đóng giữ.
Những hành động trên đã dẫn đến các phản đối mạnh mẽ từ phía Hà Nội và Manila. Phillippines thậm chí còn kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế.
Mối nguy hiện nay lại là các chuyến bay qua lại giữa lãnh thổ nước này và đảo Hải Nam đến khu vực nước này mới chiếm giữ (trái phép) ở quần đảo Trường Sa. Nhà cầm quyền ở Bắc Kinh, trong một động thái cực kỳ nguy hiểm, đang xem đó là các tuyến bay nội địa. Không quân Trung Quốc và các hãng hàng không dân sự nước này đang thực hiện các chuyến bay ngang qua khu vực Biển Đông rộng lớn, sát đến vùng duyên hải Phillippines mà không hề thông báo cho các nước.
Hành động này đã tạo ra một thực tế nguy hiểm đến tính mạng con người.
Hôm 9/1 vừa qua, Việt Nam đã đưa ra một cảnh báo. Cục Hàng không dân dụng Việt Nam (CAAV) đã đúng khi tuyên bố rằng các chuyến bay của Trung Quốc "đe dọa an toàn tất cả các chuyến bay trong khu vực". Việt Nam đã chính thức đưa ra các phản đối với Bắc Kinh và Cơ quan Hàng không dân dụng Quốc tế thuộc Liên Hợp Quốc (ICAO).
Phillippines thậm chí còn đi xa hơn. Ngoại trưởng Albert del Rosario tuyên bố rằng ông sẽ đưa vấn đề an toàn hàng không này ra thảo luận ở ASEAN. Ông cũng sẽ nêu lên mối quan ngại có cơ sở của Manila rằng Trung Quốc có thể đang xem xét liệu có tuyên bố lập Khu vực Nhận diện Phòng không (ADIZ) tại Biển Đông.
Tờ The Nation.
Quan điểm của Trung Quốc là không thể nào chấp nhận được. Tuyên bố của Bắc Kinh, với các bằng chứng lịch sử đáng ngờ, nói rằng nước này có chủ quyền đối với toàn bộ khu vực trên. Nước này còn đòi hỏi chủ quyền toàn bộ khu vực Biển Đông, sát gần vùng 12 hải lý của Phillippines, Malaysia, Indonesia và Việt Nam.
Trung Quốc đã gây ra các nguy cơ lớn cho an toàn hàng không với các chuyến bay qua lại và trên bầu trời quần đảo Trường Sa để củng cố các đòi hỏi chủ quyền của nước này. Đó là cách hành động sai lầm.
Các chuyến bay của Trung Quốc sẽ đi qua vùng trời đông đúc nơi hàng chục hãng hàng không của rất nhiều nước đang hoạt động. Mỗi máy bay bay qua khu vực này mà không thông báo sẽ khi khiến tất cả các máy bay khác đối mặt với nguy hiểm. Đó là một quyết định sai lầm khủng khiếp của Bắc Kinh và nên được chấm dứt ngay lập tức.
Một lần nữa, Trung Quốc đã gây ra căng thẳng và nguy cơ mà không có bất kỳ lý do hợp pháp nào. Các quốc gia ven biển và toàn bộ ASEAN hoàn toàn hiểu rõ các đòi hỏi của Trung Quốc. Vượt xa khỏi hành động củng cố đòi hỏi chủ quyền đáng ngờ đối với Biển Đông, việc thực hiện các chuyến bay mà không cung cấp thông tin đúng đắn sẽ chỉ tạo thêm các phản đối.
Trung Quốc, ít nhất, phải nhận thức được sai lầm này và thực hiện an toàn hàng không tối đa hết mức có thể. Không quốc gia nào khác trong khu vực được làm khác.
Đây cũng là tình thế mà Cộng đồng ASEAN mới ra đời phải chứng tỏ khát vọng và khả năng hành động. ASEAN phải tiếp cận Trung Quốc với vị thế là một nhóm các quốc gia, để gây sức ép buộc Bắc Kinh phải trở lại tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn hàng không./.
Quan điểm của Trung Quốc là không thể nào chấp nhận được. Tuyên bố của Bắc Kinh, với các bằng chứng lịch sử đáng ngờ, nói rằng nước này có chủ quyền đối với toàn bộ khu vực trên. Nước này còn đòi hỏi chủ quyền toàn bộ khu vực Biển Đông, sát gần vùng 12 hải lý của Phillippines, Malaysia, Indonesia và Việt Nam.
Trung Quốc đã gây ra các nguy cơ lớn cho an toàn hàng không với các chuyến bay qua lại và trên bầu trời quần đảo Trường Sa để củng cố các đòi hỏi chủ quyền của nước này. Đó là cách hành động sai lầm.
Các chuyến bay của Trung Quốc sẽ đi qua vùng trời đông đúc nơi hàng chục hãng hàng không của rất nhiều nước đang hoạt động. Mỗi máy bay bay qua khu vực này mà không thông báo sẽ khi khiến tất cả các máy bay khác đối mặt với nguy hiểm. Đó là một quyết định sai lầm khủng khiếp của Bắc Kinh và nên được chấm dứt ngay lập tức.
Một lần nữa, Trung Quốc đã gây ra căng thẳng và nguy cơ mà không có bất kỳ lý do hợp pháp nào. Các quốc gia ven biển và toàn bộ ASEAN hoàn toàn hiểu rõ các đòi hỏi của Trung Quốc. Vượt xa khỏi hành động củng cố đòi hỏi chủ quyền đáng ngờ đối với Biển Đông, việc thực hiện các chuyến bay mà không cung cấp thông tin đúng đắn sẽ chỉ tạo thêm các phản đối.
Trung Quốc, ít nhất, phải nhận thức được sai lầm này và thực hiện an toàn hàng không tối đa hết mức có thể. Không quốc gia nào khác trong khu vực được làm khác.
Đây cũng là tình thế mà Cộng đồng ASEAN mới ra đời phải chứng tỏ khát vọng và khả năng hành động. ASEAN phải tiếp cận Trung Quốc với vị thế là một nhóm các quốc gia, để gây sức ép buộc Bắc Kinh phải trở lại tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn hàng không./.
Quang Trung/VOV-Bangkok Theo Bangkok Post
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét