Đại hội XII, ĐCSVN. Nguồn: Kham / AFP / Getty Images
Việt Nam là một mô hình lưỡng tính. Nheo mắt bên phải thì đó là một một xã hội đầy khát vọng tương lai. Nheo mắt bên trái, người ta lại thấy một tên cai ngục lạc hậu bỏ tù của bất cứ ai từ chối đi theo bảng chỉ đường của đảng. Nhóm vận động của chính phủ tập trung vào những bãi biển đáng yêu, thực phẩm, và sức hấp dẫn của Việt Nam như một điểm đến du lịch. Ký giả vì Nhân quyền lại quan tâm vào những sự đàn áp của chính quyền.
Đúng, Việt Nam mở cửa đón phương Tây và đang phát triển nhanh chóng. Và – dù có tất cả những nét quyến rũ xinh tươi đó – Việt Nam là một nền văn hóa đổ nát. Kiểm duyệt đã bịt miệng hoặc lưu đầy những người viết văn hay nhất. Những tiểu thuyết gia và người làm thơ nổi tiếng của Việt Nam không còn viết nữa, trừ một số đang lưu hành tác phầm của họ bằng cách xuất bản lậu sách bị cấm. Báo chí là một xí nghiệp tham nhũng do chính phủ kiểm soát. Những nhà xuất bản cũng thế. Lịch sử là một môn quá nguy hiểm để nghiên cứu. Tự do tôn giáo, tư tưởng, lời nói – đã bị Bộ trưởng Tuyên truyền ngăn chặn tất cả.
Từ ngày 20 đến 28 tháng 1, Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) đang tổ chức kỳ họp mỗi năm năm lần thứ 12 của nó được gọi là Đại hội toàn quốc. Khoảng 1.500 đảng viên sẽ tập trung tại Hà Nội để thông qua kế hoạch kinh tế năm năm và phê duyệt một liên danh ứng cử viên vào Ban Chấp hành Trung ương, 16 thành viên Bộ Chính trị, và Tổng Bí thư của đảng (nhân vật ngồi ở đầu bàn). Tham nhũng từ trên xuống dưới, cồng kềnh vì sự bảo trợ và dành đặc lợi cho đám thủ hạ, ĐCSVN bẻ quặt tay chính phủ, quân đội, phương tiện truyền thông của Việt Nam, và 93 triệu người Việt Nam. Người tị nạn và tác giả Nga Vladimir Nabokov nói,
“Chủ nghĩa Mác-xít cần một nhà độc tài, và một nhà độc tài cần đám công an chìm, và đó là ngày tận thế.”
Quan sát viên quốc tế theo dõi đại hội Đảng CSVN đang tìm các dấu hiệu xem phe này hay nhóm khác đang lộ diện. Trong vài tuần tới, người ta sẽ đọc những bài viết về phe có cảm tình với phương Tây chế ngự phe theo Trung Quốc, hoặc ngược lại. Tự quá chú ý đến những khác biệt nhỏ làm người ta lệch nhãn quan. Khoảng 4,5 triệu đảng viên ĐCSVN đều muốn có phần của họ. Nhà thơ Nguyễn Quốc Chánh nhận xét về các cuộc họp kín bầu lãnh tụ đảng cộng sản Việt Nam, “Nó giống như xem bọn họ đấu đá dưới tấm thảm.”
Đúng, ĐCSVN đã phát triển kể từ khi thống nhất đất nước sau chiến tranh Việt Nam từ năm 1975. Đối đầu với nạn đói ở nông thôn, Đại hội Đảng lần thứ sáu năm 1986 đã từ bỏ nền kinh tế chỉ huy theo kiểu Liên Xô để chọn đi theo nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. ĐCSVN cho phép thị trường tự do phát triển mạnh ở dưới đáy xã hội và khuyến khích “tư bản đỏ” trỗi lên ở khúc giữa, trong khi họ dành lấy phía trên cùng của xã hội: những ngành công nghiệp đóng tàu, ngân hàng, khai thác mỏ, và các doanh nghiệp nhà nước khác.
Cùng với những cải cách kinh tế, đã có một giai đoạn ngắn có cải cách văn hóa. Mạng lưới theo dõi của nhà nước đã được tạm cất đi trong một khoảng thời gian đủ lâu để cho bốn tác giả lớn sau chiến tranh xuất bản những tác phẩm nổi tiếng nhất của họ: nhà văn viết truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (“Tướng về hưu”), Tiểu thuyết gia Bảo Ninh (“Nỗi buồn chiến tranh”), Dương Thu Hương (“Tiểu thuyết vô đề”), và Phạm Thị Hoài (Thiên sứ”). Nhưng mạng lưới xám đó đã được đưa vào lại vị trí cũ trong năm 1991, khi công an văn hóa ập vào khám xét nhà Nguyễn Huy Thiệp và phá hủy những bản thảo của ông. Kể từ đó, Nguyễn Huy Thiệp và Bảo Ninh đã sống đời lưu đầy ngay trong nước, xuất bản những câu chuyện đã bị kiểm duyệt do nhóm bồi bút viết lại. Sau tám tháng tù giam năm 1991, Dương Thu Hương hiện đang sống ở Paris, và Phạm Thị Hoài đang sống lưu vong ở Berlin.
Những điều chỉnh khác của ĐCSVN xảy ra sau khi đã khôi phục quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ vào năm 1995 và sự kiện Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2007. Sau 2007 vòi nước của đầu tư nước ngoài đã mở, nhưng cũng đã chóng bốc hơi ngay năm sau đó vì cuộc Đại Khủng hoảng. Không biết chuyện gì đang xẩy ra, ĐCSVN tiếp tục bơm tiền vào các doanh nghiệp nhà nước. Điều này khiến lạm phát tăng vọt lên tới 60 %/năm, bong bóng địa ốc đã vỡ một cách nhanh chóng và sự phá sản của các doanh nghiệp nhà nước khác, gồm cả hãng đóng tàu quốc doanh, công ty Vinashin, mắc nợ lên đến 4,5 tỷ USD.
Xì căng đan này gần như đủ lớn để lật đổ thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Dũng đã được tay chân trong Bộ Chính trị cứu thoát và bắt đầu vận động dành ghế Tổng Bí thư ĐCSVN, nhưng dường như Dũng đã thất bại. Trong thực tế, Việt Nam vào lúc này dường như được trải qua một cuộc đảo chính chiếu chậm trong đó Nguyễn Phú Trọng, 71 tuổi, người đang đứng đầu ĐCSVN – dù đã quá tuổi về hưu – đang chạy đua để duy trì quyền lực, ít nhất là thêm một vài năm nữa.
Bên cạnh ĐCSVN, hằng số khác ở Việt Nam là ảnh hưởng của Trung Quốc. Trong năm 2008, Tổng công ty Nhôm giàu xụ của Trung Quốc mua quyền khai thác mỏ bauxite của Việt Nam ở Tây Nguyên. Năm sau, Bắc Kinh cho hồi sinh chủ nghĩa bá quyền trên hầu hết vùng biển Đông. Đến năm 2014, Bắc Kinh đã đưa một giàn khoan dầu khổng lồ vào vùng biển ngoài khơi Việt Nam và xây dựng phi đạo cho phản lực cơ trên các đảo nhân tạo được tạo ra quanh vùng đá san hô. (Hà Nội vừa cáo buộc Bắc Kinh đã đưa giàn khoan dầu trở lại vào vùng biển Việt Nam vài ngày trước khi bắt đầu Đại hội XII.) Lực lượng công an không còn có thể kiềm chế được phong trào chống Trung Quốc đã bùng phát. Hồi tháng 5, 2014, hàng trăm nhà máy được cho là của Trung Quốc đều bị cướp hoặc bị đốt, và 21 người đã chết. Và chẳng có gì ngạc nhiên phe thân Trung Quốc ở Việt Nam đã phải đi núp.
Tuy nhiên, phong trào chống Trung Quốc chưa làm ảnh hưởng của Trung Quốc giảm đi ở Việt Nam. Trung Quốc tiếp tục xây dựng đảo, khai thác mỏ ở cao nguyên, và làm bất cứ điều gì khác cần thiết để giữ chú em Việt Nam nằm yên trong quỹ đạo của đại ca Trung Quốc. Vì vậy, liên minh này chặt chẽ đến nỗi một số lượng lớn đáng ngạc nhiên người Việt – luôn dẫn chứng bằng cái gọi là Hiệp định Thành Đô – để cho rằng đất nước của họ đã thực sự thuộc về Trung Quốc (Ở một cuộc họp bí mật năm 1990 tại Thành Đô, Trung Quốc, ĐCSVN đã đổi dầu khí ngoài biển, mỏ bauxite, và những khoáng sản khác của đất nước lấy món tiền hối lộ khổng lồ của Trung Quốc, v.v. và cứ thế người ta tin và tiếp tục phổ biến đi.)
Hà Nội giỏi hơn trong việc nhào nặn mối quan hệ với Hoa Kỳ hơn là uốn nắn mối quan hệ với người láng giềng khổng lồ ở phía bắc. ĐCSVN sẽ có khả năng sẽ thi hành thỏa thuận Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định thương mại mà 12 nước đã ký tắt hồi tháng Mười, 2015. TPP là thiết kế của Washington dùng làm một bức tường thương mại xanh để ngăn chặn làn sóng đỏ của Trung Quốc, hiệp định này đem một vận may bất ngờ đến cho Việt Nam. Thỏa thuận này có một số quy định khó chịu về quyền lao động, nhưng Hà Nội có thể sẽ ngoảnh mặt làm ngơ – như các giao thức quốc tế khác mà họ đã ký kết và coi không ra gì. Việt Nam đứng gần cuối bảng ở tất cả những chỉ số về quyền con người. Việt Nam có số tù nhân chính trị bình quân đầu người cao nhất trong bất kỳ quốc gia nào ở khu vực Đông Nam Á, nhưng họ vẫn thanh nghênh ngang như một con công ngồi vào ghế ở Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Ai sẽ quan tâm đến một vài người tổ chức công đoàn đang bị giam giữ cạnh khoảng 300 tù nhân chính trị khác của Việt Nam?
Sau khi thực hiện TPP, Việt Nam sẽ muốn Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu bãi hủy bỏ vị trí một nền kinh tế “phi thị trường” của mình. (Một “nền kinh tế thị trường” được bảo vệ tốt hơn để chống lại các vụ kiện chống bán phá giá). Đây là một vấn đề lớn đối với Việt Nam, hy vọng rằng TPP sẽ mở ra thị trường Mỹ cho các sản phẩm của Việt Nam, trong đó có một sản phẩm mà hai nước đã tranh tụng trong vài năm qua – cá ba sa. Hồi tháng Bẩy, 2015, để bôi trơn cho hiệp định thương mại thông qua, Tổng thống Barack Obama đã mời Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng tới Nhà Trắng và sau này được gọi là một “cuộc họp lịch sử”. Và tại sao chuyến thăm đầu tiên tới Nhà Trắng của người lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam lại là “lịch sử”? Bởi vì [như thế là] “Tòa bạch ốc đã thừa nhận cấu trúc chính trị và sự lãnh đạo của đảng CS tại Việt Nam” – do đó đã hợp pháp hóa, theo Nguyễn Phú Trọng, sự cầm quyền của Đảng CSVN.
Nhưng hãy coi lại, sự cầm quyền này giống như: Ban tuyên giáo trung ương có vòi xuyên qua Bộ Thông tin và Truyền thông, tới “cục an ninh” Phòng PA 25 – và từ đó vào mỗi tổ của ĐCSVN điều khiển tất cả các phương tiện truyền thông ở Việt Nam. Ở vị trí đứng đầu ban kiểm duyệt của Việt Nam, Trọng chịu trách nhiệm điều hành cái mà tổ chức Phóng viên Không Biên giới, trong một báo cáo tháng 9 năm 2013, gọi là một “nhà nước xã hội đen”, có đầy đủ những “đợt sóng bắt bớ, xử án, các cuộc tấn công và quấy rối thể chất.” Theo một bản tin tháng 7 năm 2015 của RSF, “Chỉ riêng năm 2012,” tay sai của tư pháp của Trọng “truy tố không ít hơn 48 blogger và người bảo vệ nhân quyền, kết án họ tổng cộng 166 năm tù giam và 63 năm quản chế.”
Nhóm vận động cho nhà nước nói, chuyện như thế này là gieo hoang mang. Thật vậy, nó có vẻ lỗi thời, giống như một cái gì đó thuộc thời của những năm 1950. Nhưng những tin tức từ Việt Nam thực đáng báo động. Đáng báo động đối với Việt Nam, một quốc gia phải đối phó với một đống văn hóa đổ nát, và nó cũng đáng báo động cho tất cả chúng ta, những người cũng đang phải đương đầu với những áp lực của kiểm duyệt, sự gia tăng của các giám sát quần chúng, và sự thống trị của các lợi ích thương mại để loại trừ tất cả các giá trị khác trong xã hội của chúng ta. Từ quan điểm này, Việt Nam không phải là một hình ảnh của thời gian từ quá khứ, nhưng là một cửa sổ nhìn về tương lai của chúng ta. Khung sườn quái đản này có thể trở thành sự bình thường mới hay chăng?
Một điều chúng ta biết về đại hội đảng lần thứ 12 của Cộng sản Việt Nam là nó sẽ không chấm dứt sự thô bạo của công an. Hồi đầu tháng 12, công an mặc thường phục đã hành hung người vận động nhân quyền luật sư Nguyễn Văn Đài bằng một thanh kim loại. Mười ngày sau đó, Đài bị bắt trên đường đi gặp đoàn đại biểu Liên minh châu Âu đang đến thăm Hà Nội trong cuộc đối thoại nhân quyền EU–Việt Nam lần thứ năm. Blogger nổi tiếng nhất và nhà báo Nguyễn Hữu Vinh (aka Anh Ba Sam) hiện đang ở trong tù, với tội danh “lợi dụng tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích của nhà nước.” Phiên tòa xử Vinh, trước đây định sẽ khai mạc vào ngày 20 tháng 1 – cùng ngày với Đại hội XII – nên đã bị hoãn lại vô thời hạn.
Một nền văn hóa đổ nát trong một nhà nước công an hành hung những người ủng hộ dân chủ bằng những thanh sắt, Việt Nam vẫn thoát được tiếng xấu trên trường quốc tế vì nhiều người muốn kinh doanh với người dân dám làm ở đó, hay tận hưởng những thú vui ở Việt Nam. Không có vấn đề gì hết, Việt Nam sẽ tiếp tục đón khách du lịch và mặc cả về tài chính toàn cầu và chủ nghĩa tư bản xuyên quốc gia. Nhưng nếu bạn muốn đi dự tiệc, hãy quên đi. Chỉ dành riêng cho Đảng viên.
Thomas A. Bass
Trà Mi chuyển ngữ
Nguồn: Thomas A. Bass, The Ugly Thugs Running Vietnam Aren’t Experimenting With Democracy . Foreign Policy, January 22, 2016.
(DCVOnline.net)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét