Thể chế quốc phòng của Israel là độc nhất vô nhị, nó hầu như đưa toàn bộ công dân vào tổ chức phòng vệ, đã thực hiện “toàn dân là chiến sĩ”.
Israel sẽ giúp Ấn Độ chế tạo tên lửa phòng không, trang bị cho lục quân"Việt Nam chọn vũ khí Israel vì trải qua chiến đấu thực tế"Trung Quốc có được công nghệ nhiều loại tên lửa hành trình từ Israel?
China News ngày 22/1 đăng bài viết của tác giả Lương Thao – Đại học Quốc phòng Trung Quốc bình luận về chính sách quốc phòng của Israel. Theo tác giả, chính môi trường an ninh hiện thực bị đe dọa nghiêm trọng đã thúc đẩy Israel xác định "tìm kiếm an ninh tuyệt đối cho mình" làm quốc sách nhất quán.
Israel cực kỳ coi trọng xây dựng quốc phòng và cải cách, phát triển quân đội, thực hiện chiến lược phát triển sức mạnh quốc phòng kết hợp quân-dân dụng, kết hợp thời bình-thời chiến, làm cho một nước nhỏ về địa lý biến thành một "siêu cường" về thực lực.
China News ngày 22/1 đăng bài viết của tác giả Lương Thao – Đại học Quốc phòng Trung Quốc bình luận về chính sách quốc phòng của Israel. Theo tác giả, chính môi trường an ninh hiện thực bị đe dọa nghiêm trọng đã thúc đẩy Israel xác định "tìm kiếm an ninh tuyệt đối cho mình" làm quốc sách nhất quán.
Israel cực kỳ coi trọng xây dựng quốc phòng và cải cách, phát triển quân đội, thực hiện chiến lược phát triển sức mạnh quốc phòng kết hợp quân-dân dụng, kết hợp thời bình-thời chiến, làm cho một nước nhỏ về địa lý biến thành một "siêu cường" về thực lực.
Tên lửa phòng không Arrow-2 do Israel chế tạo
Tình hình thay đổi, kịp thời điều chỉnh chiến lược quân sự và tư tưởng chỉ đạo tác chiến
Từ lâu, Israel đã thực hiện chiến lược an ninh tấn công chủ động, ngăn chặn kẻ thù từ ngoài lãnh thổ, kiên trì phương châm chiến lược đánh đòn phủ đầu, không nhân nhượng một tấc đất.
Học thuyết an ninh quốc gia mới của Israel làm nổi bật 4 nguyên tắc cơ bản: Chiến bại ắt diệt vong, phòng thủ tích cực, coi trọng răn đe để tránh chiến tranh, đánh nhanh thắng nhanh. Trên cơ sở đó quốc gia này đã xây dựng một quân đội có phản ứng nhanh nhạy, hoàn thành nhiệm vụ đa dạng hóa, có tính tiến công rất mạnh.
Với tư tưởng chiến lược này, Israel đã áp dụng một loạt hành động quân sự hiệu quả cao, ví dụ như:
Năm 1981, Không quân Israel phá hủy lò phản ứng hạt nhân của Iraq; tháng 6/1982 quét sạch lực lượng quân sự Syria và lực lượng giải phóng Palestine ở Lebanon; tháng 10/1985, Không quân Israel bay đường dài 2.400 km, trong 3 phút đã phá hủy trụ sở tổ chức giải phóng Palestine ở Tunisia.
Những hành động này đã tạo ra uy hiếp mạnh đối với các nước Israel xác định là thù địch ở khu vực xung quanh, đã đảm bảo môi trường an ninh tương đối ổn định.
Nếu xem xét hoạt động tổng thể của quân đội các nước trên thế giới hiện nay thì có thể thấy, ngoài Quân đội Mỹ thì Quân đội Israel là bận rộn nhất. Cùng với sự thay đổi sâu sắc của tình hình quốc tế và trong nước những năm gần đây, đối thủ của Israel cũng chuyển sang các tổ chức vũ trang nhỏ mà đại diện là Hezbollah và Hamas.
Hiện nay, đối thủ của quân đội Israel là những đội quân du kích và tổ chức khủng bố. Chúng hoặc là chia thành tốp nhỏ, có thể tập kích các trạm kiểm soát và lực lượng tuần tra biên phòng của Israel bất cứ lúc nào, hoặc là từ khu vực biên giới bắn tên lửa tới Israel. Quân đội Israel nhiều lần tấn công, nhưng hiệu quả không cao.
Sự thay đổi của đối tượng tác chiến làm cho Quân đội Israel phải xác định lại mô hình nhiệm vụ, cải cách cơ bản đối với Quân đội cũng như chính sách quốc phòng.
Lý luận quân sự của họ cuối cùng từ tác chiến liên hợp lục-không quân quy mô lớn trong điều kiện dã chiến truyền thống chuyển thành tác chiến liên hợp chính xác cao trong môi trường hiện đại.
Hệ thống phòng thủ tên lửa Iron Dome của Israel
3 trụ cột trong chính sách quốc phòng của Israel
Quân đội chính quy tinh nhuệ, tác chiến binh chủng hợp thành, linh hoạt, đa năng; Thể chế động viên quốc phòng và lực lượng dự bị toàn dân là chiến sĩ, phản ứng nhanh; Hệ thống tình báo mạnh, hiệu quả cao trở thành “3 trụ cột lớn” của thể chế quốc phòng Israel.
Từ khi thành lập nước đến nay, Israel đã không ngừng tiến hành cải cách, hoàn thiện thể chế lực lượng quốc phòng lấy “3 trụ cột lớn” làm cốt lõi, nhằm ứng phó có hiệu quả với nhiều cuộc chiến tranh và khủng hoảng cục bộ.
Từ năm 1999 trở đi, quân đội chính quy Israel đã bắt đầu điều chỉnh, cải cách cơ cấu, đưa ra các thứ tự ưu tiên để tăng cường năng lực tác chiến của lực lượng thường trực, tăng cường thực lực không quân, tăng cường năng lực tình báo và tăng cường tối đa hiệu quả của hỏa lực, coi đây là mục tiêu cơ bản.
Lịch sử xây dựng đất nước của Israel là một bộ lịch sử chiến tranh. Ngày 14/5/1948, sau khi Israel tuyên bố thành lập nước vài giờ, đã nổ ra Chiến tranh Trung Đông lần thứ nhất.
Trong cuộc chiến tranh dài 15 tháng, Israel tận dụng thời gian ngừng bắn 4 tuần, không ngừng bổ sung và động viên lực lượng, đã làm xoay chuyển cục diện bị động. Trong cuộc chiến tranh lần này, Israel cảm nhận sâu sắc được tầm quan trọng của động viên quốc phòng.
Từ thập niên 50 của thế kỷ 20 trở đi, Israel coi thể chế động viên chiến tranh là bộ phận quan trọng của thể chế quốc phòng, coi trọng đặc biệt. Israel đã tiến hành các cải cách và xây dựng trọng điểm, đặc biệt là chính sách tổng động viên, động viên quốc phòng.
Do nước nhỏ dân số ít, thiếu nguồn nhân lực bổ sung binh lính, không thể duy trì một đội quân thường trực có số lượng to lớn. Vì vậy, Israel kiên trì phát triển thể chế vũ trang toàn dân, ra sức tăng cường xây dựng lực lượng dự bị.
Điều này giúp cho Israel trong thời bình chỉ duy trì một lực lượng thường trực tinh gọn 176.000 quân, nhưng trong thời chiến có thể nhanh chóng huy động được hơn 600.000 quân dự bị có tố chất đưa ra tiền tuyến.
Trung tâm động viên sư đoàn là hạt nhân của thể chế động viên quân dự bị Israel, mỗi trung tâm động viên có thể trong khoảng 4 – 6 giờ huy động được 4.000 – 16.000 người, huy động 1 sư đoàn thiết giáp đầy đủ chỉ cần 24 giờ.
Pháp luật quy định, Quân đội Israel mỗi năm gọi nhập ngũ 3 lần, công dân đủ 18 tuổi phải làm nghĩa vụ quân sự (ngoài các trường hợp đặc biệt), nam giới đi nghĩa vụ 36 tháng, nữ giới 24 tháng, bảo đảm trong năm có 90% nam giới và 50% nữ giới đủ tuổi trở lên của Israel tham gia nghĩa vụ quân sự. Điều này được tiến hành hàng năm và họ được huấn luyện quân sự.
Israel kiên trì mô hình cơ cấu lực lượng lấy lực lượng quân dự bị làm nòng cốt, lấy quân thường trực làm chủ thể, thực hiện chế độ “xây dựng đồng bộ, phát triển đồng bộ, động viên và sử dụng đồng bộ” của lực lượng dự bị và lực lượng tại ngũ.
Hiện nay, tỷ lệ giữa lực lượng tại ngũ và lực lượng dự bị của Quân đội Israel khoảng 1:3,2.
Nhiệm vụ chính của lực lượng tại ngũ là trong thời bình cung cấp cốt cán được đào tạo cho lực lượng dự bị của quân đội chính quy, trong thời chiến ngăn chặn và làm chậm tiến công của quân địch, giành thời gian cho lực lượng dự bị bước vào chiến đấu.
Lực lượng dự bị là chủ thể của tác chiến và chủ lực của chiến tranh, hoàn toàn không phải lực lượng “phụ” của lực lượng tại ngũ.
Trừ lực lượng dự bị, Israel cũng đã xây dựng các tổ chức bán quân sự như GADNA, NAHAL, lực lượng cảnh sát biên phòng và lực lượng dân phòng để bổ sung, thực hiện các nhiệm vụ như huấn luyện, giáo dục trước khi tham gia quân đội, bảo vệ biên giới, chống khủng bố, giữ ổn định, cứu nạn.
Thể chế quốc phòng của Israel là độc nhất vô nhị, nó hầu như đưa toàn bộ công dân vào tổ chức phòng vệ, đã thực hiện “toàn dân là chiến sĩ” với ý nghĩa thực sự, đã phát huy tối đa tiềm lực con người.
Máy bay không người lái Heron của Ấn Độ, do Israel sản xuất
Phát triển công nghiệp quốc phòng, kết hợp quân-dân dụng
Do Israel từ lâu ở trong tình trạng chiến tranh hoặc thù địch với các nước xung quanh, làm cho họ buộc phải duy trì cỗ máy chiến tranh khổng lồ, đồng thời đầu tư rất nhiều nhân lực, vật lực và tài lực vào lĩnh vực quốc phòng.
Nhiều năm qua, chi tiêu quân sự của Israel chiếm khoảng 1/3 tổng ngân sách quốc gia. Cơ cấu ngành nghề đặc biệt “cần đại pháo, không cần bơ” phần lớn đã trói buộc “chân tay” của kinh tế Israel.
Làm thế nào để tìm sự cân bằng giữa tăng cường sức mạnh quân sự và thúc đẩy phát triển kinh tế trở thành vấn đề nan giải phải giải quyết cấp bách.
Để giải quyết vấn đề này, Israel đã tìm ra một con đường phát triển đặc sắc kết hợp quân-dân dụng, lấy công nghiệp quốc phòng làm trụ cột, lấy quân dụng thúc đẩy dân dụng, hiện đại hóa quân đội, thúc đẩy phát triển đất nước.
Trước cuộc chiến tranh năm 1967, Pháp cấm vận vũ khí đối với Israel đã thúc đẩy các nhà lãnh đạo Israel quyết tâm tăng cường công nghiệp quốc phòng.
Chính phủ Israel gia tăng đầu tư cho công nghiệp quốc phòng, đã tăng cường hợp tác với các nước như Mỹ trên các phương diện như hợp tác nghiên cứu phát triển hệ thống vũ khí tiên tiến. Điều này đã giúp cho Israel có thể chia sẻ thành quả khoa học công nghệ quân sự mới nhất của thế giới, đã đóng vai trò thúc đẩy to lớn đối với công nghiệp quốc phòng.
Đến giữa thập niên 70 của thế kỷ 20, trong hệ thống vũ khí chính của Quân đội Israel, tỷ lệ sản xuất trong nước ngày càng lớn, những vũ khí tự nghiên cứu phát triển và sản xuất đã tăng cường rõ rệt trình độ tự cung tự cấp của họ, đã hình thành một hệ thống sản xuất công nghiệp quân sự phát triển nhanh chóng.
Cuối thập niên 80 của thế kỷ 20, Israel có trên 250 doanh nghiệp công nghiệp quân sự, nổi lên mười mấy doanh nghiệp công nghiệp quân sự có quy mô to lớn và nổi tiếng thế giới như Cục phát triển vũ khí trang bị Israel, Tập đoàn công nghiệp máy bay Israel, Công ty công nghiệp quân sự Israel, Công ty Rafael.
Đồng thời, Israel cũng phát triển trở thành nước lớn tiêu thụ vũ khí của thế giới, kim ngạch tiêu thụ vũ khí hàng năm đạt 1,5 tỷ USD, chiếm 1/3 giá trị xuất khẩu công nghiệp.
Vào thập niên 90 của thế kỷ 20, sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, tình hình khu vực Trung Đông có sự thay đổi to lớn, Israel bắt đầu xem xét lại chiến lược quốc phòng, đã tiến hành một loạt cải cách, gia tăng hỗ trợ cho các doanh nghiệp công nghiệp quân sự lớn, trao chủ quyền kinh doanh công nghiệp quân sự cho các công ty, doanh nghiệp, lấy quản lý vận hành của doanh nghiệp thay thế cho quản lý hành chính tập trung của Trung ương.
Cùng với việc phát huy đầy đủ tiềm năng lớn nhất của các doanh nghiệp công nghiệp quân sự nước mình, Israel áp dụng các phương thức như sản xuất theo giấy phép, mua sắm bằng sáng chế phát minh, hợp tác nghiên cứu chế tạo và hợp tác sản xuất, tăng cường hợp tác kỹ thuật quân sự với các nước như Mỹ, Anh, Pháp, Đức; khoa học công nghệ cao quốc phòng Israel đạt được trình độ dẫn đầu thế giới trên rất nhiều lĩnh vực.
Như cùng với Tổ chức phòng thủ tên lửa đạn đạo Mỹ (hiện là Cục Phòng thủ tên lửa Lầu Năm Góc) nghiên cứu phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa Arrow, cùng Công ty Zeiss Đức hợp tác phát triển hệ thống định vị laser máy bay.
Do đó, Israel đã xây dựng hệ thống công nghiệp quốc phòng với sự tồn tại song song của các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp liên doanh về công nghiệp quân sự, chủng loại vũ khí trang bị đầy đủ, đa dạng, do Chính phủ và Bộ Quốc phòng cùng quản lý.
Các doanh nghiệp công nghiệp quân sự nhà nước do Bộ Quốc phòng lãnh đạo, là những doanh nghiệp nòng cốt trong công nghiệp quốc phòng. Chính phủ cũng đã tiến hành đầu tư đối với một số doanh nghiệp công nghiệp quân sự tư nhân quan trọng, làm cho họ trở thành doanh nghiệp liên doanh.
Nền tảng công nghệ vững chắc và môi trường tài chính tốt đẹp đã cung cấp hỗ trợ vật chất mạnh cho phát triển công nghiệp quân sự của Israel, vì vậy Israel đã đi một con đường phát triển công nghiệp quân sự hỗn hợp và độc đáo “độc lập tự chủ, hợp tác nghiên cứu phát triển, sao chép-cải tiến, viện trợ của nước ngoài và nhập khẩu, kết hợp quân-dân dụng”, làm cho trình độ công nghiệp quân sự của Israel không ngừng tăng lên.
Phát triển công nghiệp quốc phòng, kết hợp quân-dân dụng
Do Israel từ lâu ở trong tình trạng chiến tranh hoặc thù địch với các nước xung quanh, làm cho họ buộc phải duy trì cỗ máy chiến tranh khổng lồ, đồng thời đầu tư rất nhiều nhân lực, vật lực và tài lực vào lĩnh vực quốc phòng.
Nhiều năm qua, chi tiêu quân sự của Israel chiếm khoảng 1/3 tổng ngân sách quốc gia. Cơ cấu ngành nghề đặc biệt “cần đại pháo, không cần bơ” phần lớn đã trói buộc “chân tay” của kinh tế Israel.
Làm thế nào để tìm sự cân bằng giữa tăng cường sức mạnh quân sự và thúc đẩy phát triển kinh tế trở thành vấn đề nan giải phải giải quyết cấp bách.
Để giải quyết vấn đề này, Israel đã tìm ra một con đường phát triển đặc sắc kết hợp quân-dân dụng, lấy công nghiệp quốc phòng làm trụ cột, lấy quân dụng thúc đẩy dân dụng, hiện đại hóa quân đội, thúc đẩy phát triển đất nước.
Trước cuộc chiến tranh năm 1967, Pháp cấm vận vũ khí đối với Israel đã thúc đẩy các nhà lãnh đạo Israel quyết tâm tăng cường công nghiệp quốc phòng.
Chính phủ Israel gia tăng đầu tư cho công nghiệp quốc phòng, đã tăng cường hợp tác với các nước như Mỹ trên các phương diện như hợp tác nghiên cứu phát triển hệ thống vũ khí tiên tiến. Điều này đã giúp cho Israel có thể chia sẻ thành quả khoa học công nghệ quân sự mới nhất của thế giới, đã đóng vai trò thúc đẩy to lớn đối với công nghiệp quốc phòng.
Đến giữa thập niên 70 của thế kỷ 20, trong hệ thống vũ khí chính của Quân đội Israel, tỷ lệ sản xuất trong nước ngày càng lớn, những vũ khí tự nghiên cứu phát triển và sản xuất đã tăng cường rõ rệt trình độ tự cung tự cấp của họ, đã hình thành một hệ thống sản xuất công nghiệp quân sự phát triển nhanh chóng.
Cuối thập niên 80 của thế kỷ 20, Israel có trên 250 doanh nghiệp công nghiệp quân sự, nổi lên mười mấy doanh nghiệp công nghiệp quân sự có quy mô to lớn và nổi tiếng thế giới như Cục phát triển vũ khí trang bị Israel, Tập đoàn công nghiệp máy bay Israel, Công ty công nghiệp quân sự Israel, Công ty Rafael.
Đồng thời, Israel cũng phát triển trở thành nước lớn tiêu thụ vũ khí của thế giới, kim ngạch tiêu thụ vũ khí hàng năm đạt 1,5 tỷ USD, chiếm 1/3 giá trị xuất khẩu công nghiệp.
Vào thập niên 90 của thế kỷ 20, sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, tình hình khu vực Trung Đông có sự thay đổi to lớn, Israel bắt đầu xem xét lại chiến lược quốc phòng, đã tiến hành một loạt cải cách, gia tăng hỗ trợ cho các doanh nghiệp công nghiệp quân sự lớn, trao chủ quyền kinh doanh công nghiệp quân sự cho các công ty, doanh nghiệp, lấy quản lý vận hành của doanh nghiệp thay thế cho quản lý hành chính tập trung của Trung ương.
Cùng với việc phát huy đầy đủ tiềm năng lớn nhất của các doanh nghiệp công nghiệp quân sự nước mình, Israel áp dụng các phương thức như sản xuất theo giấy phép, mua sắm bằng sáng chế phát minh, hợp tác nghiên cứu chế tạo và hợp tác sản xuất, tăng cường hợp tác kỹ thuật quân sự với các nước như Mỹ, Anh, Pháp, Đức; khoa học công nghệ cao quốc phòng Israel đạt được trình độ dẫn đầu thế giới trên rất nhiều lĩnh vực.
Như cùng với Tổ chức phòng thủ tên lửa đạn đạo Mỹ (hiện là Cục Phòng thủ tên lửa Lầu Năm Góc) nghiên cứu phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa Arrow, cùng Công ty Zeiss Đức hợp tác phát triển hệ thống định vị laser máy bay.
Do đó, Israel đã xây dựng hệ thống công nghiệp quốc phòng với sự tồn tại song song của các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp liên doanh về công nghiệp quân sự, chủng loại vũ khí trang bị đầy đủ, đa dạng, do Chính phủ và Bộ Quốc phòng cùng quản lý.
Các doanh nghiệp công nghiệp quân sự nhà nước do Bộ Quốc phòng lãnh đạo, là những doanh nghiệp nòng cốt trong công nghiệp quốc phòng. Chính phủ cũng đã tiến hành đầu tư đối với một số doanh nghiệp công nghiệp quân sự tư nhân quan trọng, làm cho họ trở thành doanh nghiệp liên doanh.
Nền tảng công nghệ vững chắc và môi trường tài chính tốt đẹp đã cung cấp hỗ trợ vật chất mạnh cho phát triển công nghiệp quân sự của Israel, vì vậy Israel đã đi một con đường phát triển công nghiệp quân sự hỗn hợp và độc đáo “độc lập tự chủ, hợp tác nghiên cứu phát triển, sao chép-cải tiến, viện trợ của nước ngoài và nhập khẩu, kết hợp quân-dân dụng”, làm cho trình độ công nghiệp quân sự của Israel không ngừng tăng lên.
Máy bay cảnh báo sớm Phalcon Ấn Độ mua của Israel
Các loại vũ khí trang bị do Israel nghiên cứu, chế tạo, sản xuất với đại diện là máy bay không người lái, máy bay cảnh báo sớm, thiết bị điện tử hàng không, tên lửa đất đối không có tính năng thậm chí vượt các sản phẩm cùng loại của các nước Âu-Mỹ.
Israel thông qua xây dựng hệ thống công nghiệp quân sự mạnh, đã cung cấp bảo đảm của cải vật chất và công nghệ trang bị đáng kể, đồng thời đã tăng tốc cải cách, hoàn thiện biên chế thể chế và quy mô, cơ cấu quân đội, đã thúc đẩy tăng cường toàn diện sức chiến đấu tổng thể của quân đội.
Đông Bình (GDVN)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét