- Một nhát rìu


An ninh quốc gia có thể bị đe dọa nghiêm trọng!
Chuyện đó thật dễ dàng, chỉ một nhát rìu dưới đáy biển, hay tại bãi biển nông, nơi các bó cáp ngầm cập bờ có thể khiến an ninh quốc gia rơi vào tình trạng khẩn nguy.

Phương tiện tạo ra lượng vật chất khổng lồ.

Xem hải đồ, nhìn rõ vô vàn những “luồng cáp biển” dưới các đại dương dày và rối hơn cả mạng nhện, cho ta thấy đâu chỉ trên bờ, trên không, trên mặt nước mà dưới đáy biển cũng “chật chội” lắm thay.

Hội nhập toàn cầu, một vấn đề phát sinh, không kém phần gay cấn là an ninh viễn thông cáp biển, trong một thế giới đầy biến động, bất trắc, khó lường.

Viễn thông toàn cầu 25 năm trở lại đây đã có một sự tăng trưởng ấn tượng nhờ cáp ngầm dưới biển tạo cuộc cách mạng thông tin liên lạc kích hoạt từ internet.

Hầu như tất cả các viễn thông xuyên đại dương bây giờ được định tuyến thông qua mạng cáp sợi quang, có thể mang tới 30 triệu kênh điện thoại mỗi phút.

Theo Daily mail năm 2014 cáp ngầm đã “tải” khoảng 95 phần trăm lưu lượng truy cập. Các loại cáp dài nhất, kéo dài hàng ngàn dặm dưới biển Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, “chạy” ở tốc độ tuyệt vời: Tổng băng thông 19 Terabit mỗi giây.

Cáp ngầm dưới biển thực hiện 95% lưu lượng thoại và dữ liệu quốc tế, phục vụ các lĩnh vực quân sự, chính trị, ứng phó khẩn cấp, kiểm soát không lưu, tàu điện ngầm, đường sắt, cảng và giao thông. Về tài chính, cáp ngầm tham gia giao thương rộng lớn chưa từng có.

Hiện nay có hơn 200 loại cáp tàu ngầm chôn trong các đại dương trên toàn thế giới, tạo thành xương sống của nền kinh tế thế giới của thế kỷ 21.
Bạn đò cáp biển Thế giới. Ảnh: Diễn đàn Kinh tế Thế giới.

Rất dễ bị tổn thương
Trên bản đồ cáp quang xuyên đại dương, từ Phương Tây sang Đông Bắc Á, nút thắt cổ chai được xác định là khu vực gần đảo Lu-zon thuộc Philippines, và vùng eo biển Ma-lắc-ca. Tại đây, có hàng chục tuyến cáp biển nằm gần nhau.

Khu vực này hằng năm có hàng chục cơn bão nhiệt đới, động đất, sóng thần, ảnh hưởng vành đai núi lửa Thái Bình Dương.

Đây lại là tuyến đường biển quan trọng xuyên Thái bình dương, từ Ấn Độ Dương đi Hồng Công, Macao, Ninh Ba, Thượng Hải, Đài Bắc, Kobe - Nhật Bản….

Lưu lượng tàu biển hoạt động với tần suất rất cao, các tàu đánh cá với lưới đáy, lưới cào hoặc tàu hàng thả neo đã làm đứt cáp nhiều lần, mỗi lần làm gián đoạn liên lạc nhiều ngày, thiệt hại về đường truyền không kể xiết…

Cáp ngầm dưới đáy biển trở thành cơ sở hạ tầng thiết yếu cho nền kinh tế toàn cầu. Bất kỳ sự gián đoạn của các loại cáp sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng ngân hàng toàn cầu, hiện truyền dữ liệu trên 200 quốc gia.

Douglas Burnett, một chuyên gia pháp lý về cáp biển quốc tế lưu ý rằng, thế giới chuyển hàng nghìn tỷ đô la mỗi ngày giữa các châu lục.

Cố vấn pháp lý thuộc Ủy ban Bảo vệ (ICPC) ước tính rằng sự gián đoạn của viễn thông dưới nước mỗi giờ sẽ tổn hại tài chính tới 1.500.000 USD.

Cáp ngầm viễn thông, bao gồm cáp sợi đồng và sợi quang, về cấu tạo, khi “nằm yên tĩnh”, nó rất bền, ổn định, truyền dẫn tin cậy. Alan Mauldin, một nhà nghiên cứu TeleGeography cho biết.

"Cáp biển rất đáng tin cậy, vì cấu tạo rất bền chắc, có luồng dự phòng, vu hồi, nếu bạn xem xét các môi trường khắc nghiệt mà nó vận hành."

Nhưng trước con người và thiên nhiên, cáp biển rất dễ bị đứt do không cố ý, và cố ý, như các tàu đánh cá lưới đáy, lưới cào vướng vào.

Trong thế kỷ trước, Mỹ và Liên Xô đã có nhiều “điều qua tiếng lại” liên quan đến cáp, vào năm 1959 khi một tàu đánh cá của Liên Xô, Novorossilsk gây ra sự đứt đoạn cáp xuyên tắt của Newfoundland trong mười hai năm.

Thời đại công nghệ cao, những sợi thủy tinh mang một dạng sóng của ánh sáng, di chuyển dữ liệu với tốc độ lên đến 100 Gbps.

Một cáp ngầm dưới biển có thể có hàng trăm bước sóng trên vài sợi. Một cáp ngầm đường kính, khoảng 0,75-2,5 inch. Cáp dài nhất Southern Cross, chạy dưới Thái Bình Dương, kéo dài 18.500 dặm.

Có 10 phần trăm đứt cáp có nguyên nhân từ tàu nhỏ của ngư dân kéo cáp lên trong khi đánh cá.

Ngoài ra tàu hàng thả neo cũng đã làm đứt cáp nhiều lần, cá cắn cũng là nguy cơ, mỗi lần làm gián đoạn liên lạc nhiều ngày, thiệt hại về đường truyền không kể xiết… cáp quang ngầm dưới biển mang theo điện cao áp để lặp tín hiệu.

Những sợi cáp thủy tinh mong manh này dù đã được đặt trong một lớp vỏ bảo vệ bằng polyurethane và Kevlar để ngăn chặn cá mập tấn công.

Thiên tai cũng có thể gây vụ đứt cáp lớn, chẳng hạn ngày 26 tháng 12 năm 2006, một trận động đất mạnh tại Nam Vùng lãnh thổ Đài Loan cắt 9 cáp biển.

Phải mất 11 tàu sửa chữa 49 ngày để khôi phục. Những gì đã xảy ra tại Nhật Bản qua vụ sóng thần Fukushima, it nhất bảy dây cáp đã bị đứt trong trầm tích.

Người ta dự tính, cáp bị phá vỡ bên ngoài lãnh hải của Mỹ, thậm chí trong một vài giờ, khả năng tác chiến của Mỹ tuy rất hiện đại, bao gồm thông tin liên lạc, không lưu…sẽ bị phá vỡ nghiêm trọng.

Chỉ còn bảy phần trăm lưu lượng viễn thông Mỹ có thể được phục hồi bằng “đường” vệ tinh. Định tuyến qua vệ tinh rất hạn chế về dung lượng, nó chiếm một vài GHz trong dải thông tần.

Giờ đây, không thể coi nhẹ vấn đề an ninh cáp biển, khi tình hình xung đột khu vực ở các vùng biển, xa hơn Ấn Độ Dương, nơi mà nhiều hệ thống cáp quang đi qua về châu Phi và Tây Âu.

Tại vùng Vịnh, Châu Phi, nơi còn nạn cướp biển, khủng bố, tranh chấp khu vực…Tóm lại, duy trì khả năng tồn tại an toàn của các loại cáp là cực kỳ quan trọng. Cần đề phòng nguy cơ từ lực lượng khủng bố.

Việt Nam không nằm ngoài nguy cơ chung, Viettel cho biết, liên tục gần đây, tuyến cáp quang biển quốc tế AAG gặp sự cố làm ảnh hưởng đến kết nối đi quốc tế của Viettel và nhiều doanh nghiệp viễn thông khác của Việt Nam.

Hiện Viettel có khoảng 30% lưu lượng Internet quốc tế qua tuyến cáp quang AAG.
Một thợ lắn thực hiện công tác kiểm tra cáp biển.

Cảnh báo!

Không còn nghi ngờ gì cả, ngày nay một sự cố nghẽn mạng truyền thông quốc tế có thể tàn phá ổn định kinh tế toàn cầu. Trong hầu hết các quốc gia, có rất nhiều các cơ quan có trách nhiệm liên quan tới các loại cáp ngầm.

Tại Mỹ có một danh sách dài của nhà nước, bộ quốc phòng, bộ hải quân, cơ quan an ninh quốc gia, ủy ban truyền thông liên bang, cơ quan tình báo trung ương.

Tuy nhiên, mỗi cơ quan này đang sở hữu từng mảng liên quan cáp ngầm mà không có bất kỳ cơ quan “duy nhất chịu trách nhiệm”.

Tại Mỹ, Lực lượng Bảo vệ bờ biển chịu trách nhiệm thực hiện các kế hoạch an ninh tại các giàn khoan ngoài khơi lớn nhất và bảo vệ các cấu trúc dưới đáy biển tại một số hải cảng.

Tuy nhiên, cũng chưa có cơ quan nào của chính phủ chịu trách nhiệm bảo vệ toàn bộ cơ sở hạ tầng cáp quang và khai thác năng lượng dưới đáy biển.

Do vậy, viễn thông và năng lượng - hai lĩnh vực then chốt của nhiều nền kinh tế, vẫn có thể dễ dàng là con mồi của một âm mưu khủng bố tinh vi hoặc các vụ tấn công của nước

Trang tin cil.nus.edu.sg, cho biết, Ủy ban Bảo vệ cáp quốc tế (ICPC) trong hội thảo năm 2011 đã đề cập đến một sự vụ đứt cáp đã được phát hiện ở vùng biển ngoài khơi Đông Nam Á vào ngày 23 tháng 3, 2007.

Vụ này được xác định là hơn 180 km cáp ngầm dưới biển đã được gỡ bỏ từ đáy biển bằng tàu đánh cá của Việt Nam.

Kẻ cắp đã có ý định bán các loại cáp lõi đồng trên thị trường chợ đen. Vụ trộm cáp mất hơn ba tháng để sửa chữa với chi phí khoảng 8.000.000 USD. Nó làm mất gián đoạn truy cập dữ liệu điện tử giữa Mỹ và Đông Nam Á.

Năm 2010, những kẻ khủng bố cắt cáp gần Cagayan de Oro ở Philippines. Trong đầu năm 2008, ba dây cáp (bao gồm cả SEA-ME-WE-4) bị cắt giữa Ai Cập và Ý. Hơn mười bốn nước đã mất kết nối website. Lãnh thổ Maldives bị cắt hoàn toàn.

Hơn tám mươi phần trăm lưu lượng của Ấn Độ đã bị ảnh hưởng cùng các quốc gia vùng Vịnh bao gồm Qatar, Saudi Arabia, và UAE.

Các hệ thống cáp ngầm dưới biển bị gián đoạn vài trăm mỗi năm. Ngay cả khi đáp ứng nhanh, thì việc sửa chữa cáp là một quá trình phức tạp và tốn thời gian. Nó vẫn là cơn đau đầu thường xuyên, thành một mối đe dọa nghiêm trọng với hạ tầng viễn thông.

Không chỉ giữa đại dương, mà điểm cập bờ của cáp biển cũng rất cần bảo đảm an ninh, không thể khinh suất. Nó rất dễ dàng để lực lượng khủng bố “dòm ngó” tới.

Những kẻ cuồng tín cho rằng việc cắt cáp chỉ là cách “để các ngăn chặn suy đồi văn hóa phương Tây gây ô nhiễm tâm trí dân địa phương” như Ai Cập, Saudi Apgani-xtan hay Pakistan…

Tại bờ biển phía đông Hoa Kỳ, hầu như tất cả dây cáp xuyên Đại Tây Dương đến bờ tại ba địa điểm giữa Long Island và phía nam New Jersey.

Trên bờ Tây nước Mỹ, phần lớn trong số các lưu lượng truy cập cáp được tập trung ở hai địa điểm, một ở miền Trung California và một ở Oregon. Phòng ngừa khủng bố “cáp tặc” đang đặt ra thách thức với an ninh Mỹ.

Một trong những điểm cập bờ dày đặc nhất thế giới là Ai Cập, nơi gần Địa Trung Hải và Biển Đỏ, hầu như tất cả các loại cáp nối châu Âu tới Trung Đông và châu Á đến cập bờ tại đây.

Số lượng băng thông đi qua Ai Cập thật ngoạn mục: Chỉ riêng cáp SEA-ME-WE-4 có tổng công suất 1.28Tbit/s, nếu nhân lên 14 cáp ra khỏi Alexandria và Cairo thì con số băng thông thật kinh khủng. 8 trong số đó kết nối đến các bờ biển Alexandria.

Cáp bị cắt trong khu vực này sẽ có một hiệu ứng domino làm tổn thương kết nối ở nhiều nước. Nên Ai Cập là một nơi thuận tiện để “bọn xấu” hành sự.

Trang wired.co.uk/news/archive cảnh báo: Cáp ngầm dưới biển là thực sự dễ bị tổn thương nhiều hơn bạn có thể nghĩ.

Giám đốc điều hành của hãng SEACOM, nói với Wired, họ sở hữu năm dòng cáp quang ngầm dưới biển chạy từ Nam cùng Đông Phi với châu Á và châu Âu. Bị phá một đường như vậy có thể dễ dàng giết bạn.

Quân đội Ai Cập đã bắt giữ ba người đàn ông bị cáo buộc đã cố gắng để cắt cáp ngầm dưới biển ngoài khơi bờ biển Alexandria. Coi đó là một "hoạt động tội phạm.".

Công ty nghiên cứu thị trường viễn thông TeleGeography vừa mới phát hành một bản đồ phức tạp (trớ trêu thay, nó được tài trợ bởi Telecom Ai Cập) tiết lộ dấu vết lộ trình các tuyến cáp theo. Một cáp biển bị cắt rời Ai Cập, Ấn Độ, Pakistan và Kuwait.

Trước đó một người phụ nữ Gruzia tấn công một sợi cáp quang, cắt đứt đường dây internet tới nước láng giềng Armenia trong 5 giờ. Câu chuyện về nghe trộm thông tin qua cáp ngầm là có thật.

Thông tin mà tờ Suddeutsche Zeitung có được do cựu nhân viên NSA Edward Snowden tiết lộ, ở đó GCHQ (Cơ quan Tình báo điện tử của Anh) bí mật thu thập mọi dữ liệu được truyền đến từ nước Anh và khu vực Bắc Âu qua hệ thống cáp viễn thông ngầm dưới biển.

Hệ thống này có tên mã là SEA-ME-WE-3 – chạy từ vùng bờ biển phía bắc nước Đức đến eo biển Gibralta và từ đó đến Suez, Djibouti và Singapore trước khi đến Nhật Bản và Australia. GCHQ làm được thì nhiều kẻ xấu cũng tiếp cận được cáp ngầm.

Giải pháp còn mỏng

Mỹ có hệ thống an toàn và bảo mật thông tin hàng hải (MSSIS), được phát triển bởi Hải Quân Hoa Kỳ và Sở Giao thông vận tải của Trung tâm Volpe.

Hệ thống chia sẻ, nhận dạng tự động, theo dõi vị trí của tàu buôn, như thế mới chỉ để cảnh báo tránh xa luồng cáp ven bờ, trên đại dương, chưa thấy nói đến chống khủng bố. Hiện nay, có 69 quốc gia trên toàn cầu chia sẻ dữ liệu thông qua MSSIS.

Một số công ty viễn thông và các chính phủ sử dụng hệ thống theo dõi radar giám sát các khu vực xung quanh các dây cáp. Sử dụng công nghệ phát hiện khi theo dõi một con tàu được coi là nguy hiểm gần luồng cáp.

Phải cảnh báo gấp, nhưng động thái này chẳng khác nào " mang lợi ích cho những kẻ phá hoại", vì chúng đang mò mẫm tìm kiếm các vị trí chính xác của luồng cáp.

Trang cryptome.org/fiber-weak cũng cho biết, trong ngắn hạn, khả năng gửi và nhận dữ liệu qua cáp tàu ngầm của lãnh thổ Đài Loan có thể sẽ bị ảnh hưởng đáng kể bởi một cuộc tấn công trên dây cáp dẫn vào một trong hai khu vực đấu nối cập bờ.

Một bài viết của Burnett đã viết cho tờ Proceedings của Viện Hải quân Mỹ như một lời kêu gọi hành động cho đến nay không ai để ý đến.

"Nó là ngây thơ, khi coi thường các kho hàng hải trên bờ và các điểm cáp quang vào bờ làm sao thoát khỏi cuộc tấn công khủng bố đối xứng".

Bởi đã có tiền lệ. Trong tháng 6 năm 2010, những kẻ khủng bố ở Philippines đã phá một trạm cáp cập bờ. Một cáp Indonesia cũng bị tấn công thời điểm đó.

Theo trang thedailybeast.com/articles/2013/03/30 “Càng nhiều người được tiếp cận với Internet thì càng cần phải có cơ sở hạ tầng vững chắc.Thế giới cần sẵn sàng chuẩn bị cho kịch bản lực lượng khủng bố phá hoại hệ thống cáp quang hoặc giàn khoan.

Trung tâm Luật Quốc tế (CIL) tại Đại học Quốc gia Singapore (NUS) và Ủy ban Bảo vệ cáp quốc tế (ICPC) đã phối hợp tổ chức Hội thảoBảo vệ dây cáp ngầm tháng 4 năm 2011.

Mục tiêu của hội thảo là để tăng nhận thức cho các chính phủ trong khu vực về các vấn đề trong việc bảo vệ cáp quang dưới biển. Điều này nhằm thực hiện nghĩa vụ của các nước theo UNCLOS.

Ví dụ như, Điều 113 yêu cầu các quốc gia thành viên hình sự hóa việc ai đó làm đứt, gãy, phá một tuyến cáp ngầm cố ý hoặc do sơ suất. Tuy nhiên, rất ít quốc gia thành viên UNCLOS đã triển khai thực hiện quy định này.

Tuy nhiên quốc tế thiếu các thoả thuận, theo từng cấp chương trình bảo vệ cho toàn cầu tuyến cáp dưới biển, hiện đang là nguy cơ, hơn cả nạn cướp biển, nó nguy hại như bệnh dịch, rò rỉ hạt nhân.

Về kỹ thuật, cấu trúc mạng, cần đặt các luồng song song, đó là hệ thống "point-to-point", được cấu hình như mạch vòng, kết nối hai trạm cập bờ, cách xa ít nhất 100 cây số trong một nước kiểu hai trong một.

Chi phí cho những biện pháp phòng ngừa này chắc hẳn sẽ thấp hơn nhiều so với những thiệt hại tiềm tàng mà các vụ tấn công khủng bố có thể gây ra đối với dòng chảy viễn thông và năng lượng toàn cầu.

Để bảo vệ hạ tầng dưới đáy biển, các nước như Australia, New Zealand đã ra lệnh cấm xâm phạm khu vực có luồng cáp, phòng ngừa tấn công hạ tầng đáy biển.

Họ sử dụng các thiết bị cảm ứng để phát hiện tần số sóng sonar, để kịp thời báo động cho các lực lượng bảo vệ bờ biển.

Nhân viên bảo vệ và cảnh sát hàng hải không chỉ tuần tra khu của họ với các tàu và máy bay trực thăng, trong một số trường hợp chúng hoạt động lên đến 24 giờ một ngày.

Vào năm 2017, bản đồ cho thấy số lượng cáp dự kiến sẽ tăng lên 849 luồng. Google sẽ xây dựng tiếp 11 dây cáp kéo dài 61.727 dặm (99.340 km).

Ngày nay, bằng phương tiện tính toán, các nhà viễn thông đã biết rõ tần suất đứt cáp ở từng vùng biển và khu vực nguy hiểm.

Hiện nay, các gói dữ liệu gửi từ Anh sang Nhật Bản phải đi qua các đường cáp châu Âu, Trung Đông và Ấn Độ Dương, hoặc qua Đại Tây Dương, Mỹ và Thái Bình Dương, cả hai tuyến đường khoảng 15.000 dặm.

Người Nhật tính toán, gửi một gói tin đi từ London cho tới Tokyo theo đường này, mất khoảng 230 mili giây. Với khách hàng, thời buổi tin học, tiết kiệm được vài chục mili giây là rất đáng quý.

Mấy năm qua, dự án cáp quang xuyên Bắc cực, là nơi lạnh nhất hành tinh, quanh năm ngày tháng chỉ có lớp băng dày, đang được các nhà đầu tư Anh và Nhật Bản thực hiện.

Ẩn chứa trong dự án này, có cả những phòng ngừa về mất an ninh cáp biển, trước nguy cơ khủng bố.

Dự án đường cáp quang từ Nhật bản tới Anh, xuyên Bắc Cực, nếu nối mạng xong, một gói tin đi từ London gửi tới Tokyo, qua đường này chỉ mất 170 mili giây, tăng 30% tốc độ đường truyền.

Công suất (dung lượng) rất cao, đạt 9.6Tbps (tetabit/giây) đổi ra bằng 10066329.6 Mbps (megabits/giây). Còn vấn đề an toàn thì có thể yên tâm, bởi khu vực này tần suất tàu biển thấp, tuy lạnh nhưng ổn định.

Nếu tổ chức tốt các tuyến mạch vòng, vu hồi với các luồng tuyền thống, thì an ninh truyền dẫn của thế giới từ đây sẽ tốt hơn rất nhiều.

Tại Việt Nam, để đảm bảo cho kết nối quốc tế ổn định lâu dài, Tập đoàn Viettel đang đẩy nhanh tiến độ đầu tư vào tuyến cáp quang biển châu Á - Thái Bình Dương APG Asia Pacific Gateway (nối từ Việt Nam đi các nước châu Á và Mỹ).

Bên cạnh đó, Viettel còn đầu tư vào tuyến cáp quang biển AAE1-Asia Africa Euro 1 (nối các nước châu Á đến châu Âu, châu Phi). Hai tuyến cáp mới này dự kiến hoạt động trong năm 2016.

Khi đó, Viettel sẽ có 5 hướng kết nối quốc tế (IA, AAG, đối tác Trung Quốc, APG và AAE1), đảm bảo hệ thống dự phòng cho tất cả sự cố ở bất kỳ hướng nào.

Khi tuyến cáp này được tạm ngắt để bảo dưỡng từ ngày 7/6 - 17/6/2015, Viettel chủ động bổ sung thêm dung lượng qua hướng cáp quang biển Liên Á (IA) và hướng đất liền.

Việc sở hữu tuyến cáp Liên Á (IA) tại Việt Nam với dung lượng rất lớn đã giúp Viettel duy trì dịch vụ ổn định ngay cả khi tuyến cáp AAG có sự cố.

Trong thời đại thông tin bùng nổ, một sự cố sập lưới điện ở thành thành phố cũng gây ồn ào khắp cả ngàn trang mạng. Nhưng thế giới còn dửng dưng khi nguy cơ khủng bố, phá hoại cáp ngầm…

Chuyện đó thật dễ dàng, chỉ một nhát rìu dưới đáy biển, hay tại bãi biển nông, nơi các bó cáp cập bờ.

Theo Soha

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét