Dân bỏ tiền làm đường, chính quyền ngồi 'rung đùi' lập hồ sơ khống rút tiền ngân sách
"Một con đường bằng bê-tông với chiều dài hơn 1km do chính người dân tự huy động nhân công và đóng góp tiền để mua vật tư xây dựng. Thế nhưng sau khi hoàn thành, chính quyền địa phương lại cấu kết với nhà thầu lập khống hồ sơ thi công để rút tiền ngân sách của tỉnh và huyện hàng trăm triệu đồng để chia nhau".
Bức xúc khi bao nhiêu tiền của và công sức của người dân bị người khác lợi dụng, hàng trăm hộ dân tại ấp Phú Ngọc (xã Phú Trung, huyện Tân Phú, Đồng Nai) đã gửi đơn đến cơ quan chức năng để yêu cầu làm rõ về nguồn tiền ngân sách mà tỉnh đã chi để làm con đường Đá Trắng nối từ QL20 vào địa bàn ấp.
Theo một số người dân tại ấp Phú Ngọc, vào khoảng thời gian từ năm 2005, con đường nhỏ vào ấp nằm thoai thoải trên triền dốc đất đỏ, nắng bụi mưa lầy khiến người dân đi lại hết sức khó khăn.
Sau nhiều lần họp bàn, ấp đã quyết định quyên góp tiền để mua vật tư, đồng thời huy động nguồn nhân công tại chỗ để xây dựng con đường bằng bê-tông với tổng chiều dài khoảng 1.200m.
Ban đầu nguồn kinh phí hạn hẹp nên người dân chỉ làm khoảng 200m đoạn tiếp giáp QL20, với thảm bê-tông dày 15cm, rộng 3m.
Tiếp tục huy động nguồn đóng góp năm 2008, đường Đá Trắng được làm một nửa với chiều rộng 1,5m kéo dài đến cuối ấp.
Đến cuối năm 2009 - đầu năm 2010, nửa còn lại cũng được thi công hoàn thiện.
Tất cả kinh phí đều từ người dân tự nguyện đóng góp và huy động nguồn nhân lực tại chỗ thi công.
Con đường hoàn thiện đã cải tạo bộ mặt nông thôn mới của vùng đất đồi núi xa xôi, giúp người dân đi lại thuận tiện. Thế nhưng có một nghịch lý là trong khi người dân ấp Phú Ngọc tự bỏ công sức và tiền của ra làm đường, thì chính quyền địa phương xã Phú Trung sau đó lại lập hồ sơ thi công để được thanh toán tiền từ nguồn ngân sách Nhà nước.
Cụ thể vào ngày 30.9.2010, UBND xã Phú Trung ra quyết định thành lập Ban quản lý công trình đường Đá Trắng, do ông Bùi Ngọc Sơn - Chủ tịch xã làm Trưởng ban.
Theo đó, Ban quản lý gồm 7 thành viên, có nhiệm vụ “Làm chủ đầu tư dự án, sử dụng nguồn huy động vốn góp của nhân dân để đầu tư cơ sở hạ tầng”; “Tổ chức theo dõi thi công đảm bảo đúng thiết kế, tiến độ và dự toán được duyệt”; “Quản lý vật tư, tài sản, tiền vốn đầu tư cho công trình, đôn đốc giải phóng mặt bằng”… Mặc dù thực tế tại thời điểm này đường Đá Trắng đã hoàn thành và đưa vào sử dụng được gần một năm.
Cùng với việc bổ sung một số thủ tục khác, chính quyền xã Phú Trung sau đó đã làm hồ sơ quyết toán xây dựng đường Đá Trắng và được thanh toán số tiền hơn 300 triệu đồng từ nguồn ngân sách xây dựng nông thôn mới của huyện Tân Phú và tỉnh Đồng Nai.
Sau khi vụ việc vỡ lỡ, cơ quan thanh tra huyện Tân Phú đã vào cuộc và phát hiện toàn bộ hồ sơ quyết toán công trình này đều được chính quyền xã lập khống.
Theo kết luận thanh tra ngày 6.1.2016, trước đó UBND xã này cũng đã lập các hồ sơ thủ tục và ký hợp đồng lập báo cáo KTKT với Công ty TNHH tư vấn giao thông, Hợp đồng thi công với xây dựng với Cty TNHH Thành Hưng Phúc, Hợp đồng giám sát thi công với Cty TNHH tư vấn xây dựng Hưng Lộc, nhưng thực tế không khảo sát, không thi công vì công trình đã được nhân dân đóng góp làm xong từ đầu năm 2010.
Giải thích về vấn đề này, ông Bùi Ngọc Sơn, nguyên Chủ tịch xã Phú Trung, nay là Bí thư xã Phú Trung đã thừa nhận việc lập hồ sơ quyết toán công trình nêu trên để rút tiền ngân sách.
Tuy nhiên, ông Sơn cho rằng đó chỉ là sai quy trình và khẳng định cán bộ xã không hề tư túi trong việc thanh quyết toán này.
Cũng theo ông Sơn, sau khi rút được số tiền trên, xã đã thanh toán một phần tiền vật tư còn nợ của đường Đá Trắng, phần còn lại gần 200 triệu đồng thanh toán cho Cty TNHH Thành Hưng Phúc là đơn vị thi công 2 con đường khác trên địa bàn xã là đường liên ấp Phú Yên - Phú Thắng và đường ấp Phú Yên.
Mặc dù ông Bùi Ngọc Sơn luôn khẳng định cán bộ xã không tư túi, song người dân ấp Phú Ngọc vẫn rất bức xúc vì sự không minh bạch của chính quyền địa phương xã. Không thể lấy một con đường do dân tự bỏ tiền bạc và công sức ra thi công rồi lập hồ sơ thanh toán để rút tiền ngân sách cho UBND xã lấy tiền chi cho mục đích riêng.
Theo một số người dân tại ấp Phú Ngọc, vào khoảng thời gian từ năm 2005, con đường nhỏ vào ấp nằm thoai thoải trên triền dốc đất đỏ, nắng bụi mưa lầy khiến người dân đi lại hết sức khó khăn.
Sau nhiều lần họp bàn, ấp đã quyết định quyên góp tiền để mua vật tư, đồng thời huy động nguồn nhân công tại chỗ để xây dựng con đường bằng bê-tông với tổng chiều dài khoảng 1.200m.
Ban đầu nguồn kinh phí hạn hẹp nên người dân chỉ làm khoảng 200m đoạn tiếp giáp QL20, với thảm bê-tông dày 15cm, rộng 3m.
Tiếp tục huy động nguồn đóng góp năm 2008, đường Đá Trắng được làm một nửa với chiều rộng 1,5m kéo dài đến cuối ấp.
Đến cuối năm 2009 - đầu năm 2010, nửa còn lại cũng được thi công hoàn thiện.
Tất cả kinh phí đều từ người dân tự nguyện đóng góp và huy động nguồn nhân lực tại chỗ thi công.
Con đường hoàn thiện đã cải tạo bộ mặt nông thôn mới của vùng đất đồi núi xa xôi, giúp người dân đi lại thuận tiện. Thế nhưng có một nghịch lý là trong khi người dân ấp Phú Ngọc tự bỏ công sức và tiền của ra làm đường, thì chính quyền địa phương xã Phú Trung sau đó lại lập hồ sơ thi công để được thanh toán tiền từ nguồn ngân sách Nhà nước.
Cụ thể vào ngày 30.9.2010, UBND xã Phú Trung ra quyết định thành lập Ban quản lý công trình đường Đá Trắng, do ông Bùi Ngọc Sơn - Chủ tịch xã làm Trưởng ban.
Theo đó, Ban quản lý gồm 7 thành viên, có nhiệm vụ “Làm chủ đầu tư dự án, sử dụng nguồn huy động vốn góp của nhân dân để đầu tư cơ sở hạ tầng”; “Tổ chức theo dõi thi công đảm bảo đúng thiết kế, tiến độ và dự toán được duyệt”; “Quản lý vật tư, tài sản, tiền vốn đầu tư cho công trình, đôn đốc giải phóng mặt bằng”… Mặc dù thực tế tại thời điểm này đường Đá Trắng đã hoàn thành và đưa vào sử dụng được gần một năm.
Cùng với việc bổ sung một số thủ tục khác, chính quyền xã Phú Trung sau đó đã làm hồ sơ quyết toán xây dựng đường Đá Trắng và được thanh toán số tiền hơn 300 triệu đồng từ nguồn ngân sách xây dựng nông thôn mới của huyện Tân Phú và tỉnh Đồng Nai.
Sau khi vụ việc vỡ lỡ, cơ quan thanh tra huyện Tân Phú đã vào cuộc và phát hiện toàn bộ hồ sơ quyết toán công trình này đều được chính quyền xã lập khống.
Theo kết luận thanh tra ngày 6.1.2016, trước đó UBND xã này cũng đã lập các hồ sơ thủ tục và ký hợp đồng lập báo cáo KTKT với Công ty TNHH tư vấn giao thông, Hợp đồng thi công với xây dựng với Cty TNHH Thành Hưng Phúc, Hợp đồng giám sát thi công với Cty TNHH tư vấn xây dựng Hưng Lộc, nhưng thực tế không khảo sát, không thi công vì công trình đã được nhân dân đóng góp làm xong từ đầu năm 2010.
Giải thích về vấn đề này, ông Bùi Ngọc Sơn, nguyên Chủ tịch xã Phú Trung, nay là Bí thư xã Phú Trung đã thừa nhận việc lập hồ sơ quyết toán công trình nêu trên để rút tiền ngân sách.
Tuy nhiên, ông Sơn cho rằng đó chỉ là sai quy trình và khẳng định cán bộ xã không hề tư túi trong việc thanh quyết toán này.
Cũng theo ông Sơn, sau khi rút được số tiền trên, xã đã thanh toán một phần tiền vật tư còn nợ của đường Đá Trắng, phần còn lại gần 200 triệu đồng thanh toán cho Cty TNHH Thành Hưng Phúc là đơn vị thi công 2 con đường khác trên địa bàn xã là đường liên ấp Phú Yên - Phú Thắng và đường ấp Phú Yên.
Mặc dù ông Bùi Ngọc Sơn luôn khẳng định cán bộ xã không tư túi, song người dân ấp Phú Ngọc vẫn rất bức xúc vì sự không minh bạch của chính quyền địa phương xã. Không thể lấy một con đường do dân tự bỏ tiền bạc và công sức ra thi công rồi lập hồ sơ thanh toán để rút tiền ngân sách cho UBND xã lấy tiền chi cho mục đích riêng.
Đăng Hòa - Công an TP.HCM
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét