Tết Nguyên đán là sự kiện trọng đại với người Việt. Các phong tục truyền thống trong dịp này đều có ý nghĩa sâu sắc, với mong muốn đem lại may mắn, phúc lộc cho một năm mới an khang, thịnh vượng.
1. Tục chưng hoa Tết
Các gia đình miền Bắc thường không thể thiếu cành đào trong nhà mỗi dịp Tết. Màu hồng đỏ rực rỡ của hoa đào vừa tạo không khí mùa xuân tươi vui, vừa có ý nghĩa xua đuổi tà ma, đem lại may mắn vào năm mới. Loại đào phổ biến nhất là đào bích với bông to, nhiều cánh, màu đậm.
Ở miền Nam, do đặc trưng khí hậu, người dân thường chơi mai thay cho đào. Màu vàng tươi sáng của hoa mai là biểu tượng của sự vinh hiển, thành đạt, sinh sôi nảy nở. Người dân thường chọn cây có nhiều nụ và lộc trước Tết, do quan niệm hoa nở đúng lúc giao thừa hay sớm mùng một sẽ mang lại nhiều may mắn, thịnh vượng và hạnh phúc cho gia đình trong năm đó. Hoa mai thông thường có 5 cánh, nhưng có những bông 6 - 7, thậm chí là 10 cánh. Cây càng nhiều bông, nhiều cánh thì gia chủ càng gặp nhiều may mắn trong năm mới.
2. Tục bày mâm ngũ quả
Ở miền Nam, do đặc trưng khí hậu, người dân thường chơi mai thay cho đào. Màu vàng tươi sáng của hoa mai là biểu tượng của sự vinh hiển, thành đạt, sinh sôi nảy nở. Người dân thường chọn cây có nhiều nụ và lộc trước Tết, do quan niệm hoa nở đúng lúc giao thừa hay sớm mùng một sẽ mang lại nhiều may mắn, thịnh vượng và hạnh phúc cho gia đình trong năm đó. Hoa mai thông thường có 5 cánh, nhưng có những bông 6 - 7, thậm chí là 10 cánh. Cây càng nhiều bông, nhiều cánh thì gia chủ càng gặp nhiều may mắn trong năm mới.
2. Tục bày mâm ngũ quả
Mâm ngũ quả là phong tục không thể thiếu của người dân Việt Nam trong dịp đón Năm mới. “Ngũ” là số 5, con số biểu trưng của sự sống như ngũ hành, ngũ vị, ngũ sắc, ngũ tạng… Quả (trái cây) thể hiện sự sung túc, dồi dào, ra hoa kết trái. Mỗi miền, mỗi vùng có một cách bày ngũ quả khác nhau, nhưng đều chọn các loại quả có ý nghĩa đặc biệt.
Người miền Nam thường bày các loại quả chính là mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, đọc chệch thành “cầu vừa đủ xài” với mong muốn có một Năm mới nhiều tài lộc, thêm quả sung tượng trưng cho sự sung mãn về sức khỏe, tiền bạc. Ngoài ra, trên mâm còn có thêm các loại quả đẹp mắt như dưa hấu, táo, đào tiên…
Mâm ngũ quả của miền Bắc không thể thiếu nải chuối xanh, tượng trưng cho mùa xuân, hành mộc, và có ý nghĩa như bàn tay che chở, bao bọc, hứng lấy may mắn. Quả phật thủ hay quả bưởi là hành thổ, cầu mong phúc lộc đầy nhà. Các loại quả đỏ như cam, quýt, hồng thể hiện hành hỏa, quả trắng như roi, đào là hành kim và quả đen như mận, hồng xiêm, nho tượng trưng cho hành thủy. Mâm ngũ quả viên mãn, tròn đầy, đủ ngũ hành cho mọi sự thuận lợi, may mắn.
3. Tục xông đất
Tục lệ xông đất đã có từ lâu đời ở nước ta. Người dân Việt Nam quan niệm ngày mồng 1 là ngày mở đầu của một năm, và nếu mọi việc xảy ra suôn sẻ, may mắn trong ngày này thì cả năm cũng sẽ được tốt lành thuận lợi. Người khách đến thăm nhà đầu tiên trong một năm cũng vì thế mà quan trọng. Cho nên cứ cuối một năm, mọi người có ý tìm xem những người nào vui vẻ, linh hoạt, đạo đức và thành công trong bà con hay láng giềng để nhờ sang thăm. Người khách đến xông đất phải đến thăm sáng sớm ngày mùng Một (vì muốn là người khách đầu tiên), mang theo quà biếu như trái cây, bánh mứt và tiền lì xì cho trẻ con trong nhà. Chủ nhà, do đã sắp đặt trước, sẽ tiếp đón niềm nở và nhận những lời chúc tốt lành.
Người đến xông đất thường chỉ đến thăm, chúc Tết chừng năm mười phút chứ không ở lại lâu, hầu cho mọi việc trong năm của chủ nhà cũng được trôi chảy thông suốt. Người đi xông đất xong có niềm vui vì đã làm được việc phước. Người được xông đất cũng sung sướng vì tin tưởng gia đạo mình sẽ may mắn trong suốt năm tới.
4. Tục xuất hành đầu năm
Đầu năm mới, người Việt có tục xuất hành. Xuất hành là đi ra khỏi nhà trong ngày đầu năm để đi tìm cái may mắn cho mình và gia đình. Trước khi xuất hành, người ta phải chọn ngày, giờ và các phương hướng tốt để mong gặp được các quý thần, tài thần.
5. Tục lì xì, chúc thọ đầu năm
5. Tục lì xì, chúc thọ đầu năm
Sáng mùng một Tết thường là thời điểm con cháu quây quần chúc thọ ông bà, bố mẹ, bày tỏ lòng hiếu thảo và kính trọng người lớn tuổi trong gia đình. Trẻ em sẽ nhận được những phong bao đỏ lì xì đựng những đồng tiền mới gọi là “tiền mở hàng” để hay ăn chóng lớn, có nhiều niềm vui, may mắn trong năm mới.
6. Tục tống cựu nghinh tân
6. Tục tống cựu nghinh tân
Những ngày cuối năm, người Việt có phong tục quét dọn nhà cửa sạch sẽ, mua sắm đồ dùng, quần áo mới. Người lớn cũng dặn dò con cháu, trong giây phút chuyển giao sẽ không cãi cọ, không trách phạt hay mắc lỗi. Những người có hiềm khích với nhau cũng xí xóa hết, giây phút năm mới chỉ chúc tụng nhau những gì tốt lành và may mắn.
7. Tục khai bút đầu năm
7. Tục khai bút đầu năm
Tục “Khai bút đầu xuân” không phải là một nghi lễ bắt buộc trong ngày Tết. Nhưng từ lâu, nó đã được duy trì như một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt. Trước đây thường chỉ có những ông đồ, thầy đồ, học sĩ… mới thực hiện nghi thức khai bút. Sau lễ cúng giao thừa, họ sẽ đốt lư trầm bên bàn viết và cầm cây bút thảo những câu đối hay, những chữ có ý nghĩa lên giấy đỏ hoặc giấy hoa tiên.
Ngày nay, tục “khai bút đầu xuân” đã có nhiều thay đổi. Nó không còn phổ biến mà mang đậm ý nghĩa như xưa nữa. Tuy nhiên, với nhiều gia đình, đặc biệt là các học sinh, giới văn sĩ, thi sĩ, người làm nghề viết lách… phong tục này vẫn rất được coi trọng. Bởi ngoài những giá trị chân thiện mỹ, việc “khai bút đầu xuân” còn có ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Nó không chỉ tượng trưng cho sự khởi đầu một sự nghiệp, sự học mà còn gửi gắm rất nhiều tâm tư, nguyện vọng về một năm mới suôn sẻ, hạnh phúc và thành công.
8. Tục hái lộc đầu năm
Theo quan niệm cổ truyền, vào thời khắc giao thừa hoặc sớm mồng một Tết, xin một cành lộc nhỏ nơi đền, chùa, miếu... sẽ được Thần, Phật ban cho tài lộc, may mắn suốt năm. Cành lộc ấy chỉ cần rất nhỏ của các loại cây có sức sống mạnh mẽ như xanh, si, sung, đa với ý nghĩa tượng trưng là mang lộc chồi, mang sự sinh sôi nảy nở về nhà
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét