Sau khi xử lý xong những đối tượng gây cản trở cho việc nắm quyền của mình thì ông Tập Cận Bình sẽ đưa Trung Quốc đi về hướng nào, vẫn tiếp tục “thoát Trung” hay quay trở về với nguồn cội gốc rễ, đó là vấn đề quốc tế đang quan tâm.
Học giả Nho giáo thuyết giảng tại Trung Nam Hải
Ngày 30/12/2015, Giáo sư Trần Lai, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quốc học Thanh Hoa đã được mời đến Trung Nam Hải thuyết giảng. Truyền thông Trung Quốc Đại Lục không đưa tin nhiều. Báo mạng Nhân dân đưa một vài thông tin về ông Trần Lai sau sự kiện này. Những vấn đề thuyết giảng của ông Trần Lai bao gồm: khởi nguồn, hình thành, phát triển, nội dung và đặc điểm của “tinh thần chủ nghĩa yêu nước dân tộc Trung Hoa”.
Theo thông tin, ông Trần Lai đã nhắc lại những câu cách ngôn thời cổ đại có nội dung về chủ nghĩa yêu nước, đồng thời nhấn mạnh câu “Cẩu lợi quốc gia sinh tử dĩ, khởi nhân họa phúc tị xu chi” (làm lợi cho quốc gia không màng chuyện sinh tử, không trốn tránh vì sợ tai họa), câu danh ngôn mà học giả Lâm Tắc Từ từng nhiều lần nhắc này có nguồn gốc từ «Tả truyện».
Ông Trần Lai còn cho rằng, chủ nghĩa yêu nước biểu hiện cụ thể như yêu quê, luyến đất, kính tổ tiên, giữ văn hóa Trung Hoa, bảo vệ thống nhất quốc gia, lo cho dân cho nước, chống lại ngoại bang, vì lý tưởng dân giàu nước mạnh. Nhưng điểm nổi bật trong chủ nghĩa yêu nước của người Trung Quốc nhấn mạnh hòa bình, và giao lưu hội nhập.
Hết khoảng một giờ diễn thuyết còn có thêm 20 phút trả lời câu hỏi. Sau buổi diễn thuyết, ông Tập Cận Bình khen ngợi ông Trần Lai “giảng giải vấn đề rất hay”. Ông Tập nhấn mạnh, nêu cao tinh thần chủ nghĩa yêu nước cần tôn trọng và quảng bá nền văn hóa – lịch sử của người Trung Hoa.
Ông Trần Lai là người có thâm niên nghiên cứu văn hóa truyền thống Trung Quốc. Hiện giữ chức Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quốc học Thanh Hoa. “Tứ đại quốc học đạo sư” nổi danh của Viện Quốc học Thanh Hoa trước thập niên 80 thế kỷ trước lần lượt là: Vương Quốc Duy, Lương Khải Siêu, Triệu Nguyên Nhậm, Trần Diễn Cách.
Tại sao ông Tập Cận Bình lại mời học giả Nho giáo đến Trung Nam Hải diễn giảng?
Học giả Ngô Tộ Lai, một cán bộ cũ của Viện Nghệ thuật Trung Quốc đã chia sẻ:
“Họ muốn dựa vào văn hóa truyền thống để quản trị xã hội hiện đại, đặc biệt là đẩy mạnh giáo dục đạo đức trong nhân dân, vì đây là đại nạn của xã hội Trung Quốc ngày nay.”
Ông Ngô Tộ Lai cho rằng, xã hội Trung Quốc ngày nay không còn pháp luật, không còn chính nghĩa, không còn đạo đức, chính phủ hủ bại, tham quan khắp nơi, tư pháp mục nát, mua quan bán chức, tất cả đều xuất phát từ nội bộ ĐCSTQ.
“Nếu không có tam quyền phân lập, không có xã hội công dân, không có Nghị viên theo đúng nghĩa, không có đa đảng cạnh tranh, không có những yếu tố cơ bản cần có của văn minh hiện đại, chỉ nói đạo đức thì không giải quyết được gì”.
“Hình thái ý thức hệ của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tan rã, phương pháp duy nhất của họ hiện nay là giương bài thuốc văn hóa truyền thống để rao giảng đạo đức, cách làm này không có triển vọng gì”.
Quan điểm trị quốc của Nho giáo khác với chuyên chính của ĐCSTQ
Trong buổi diễn thuyết của ông Trần Lai tại Hoài Nhân Đường có bàn đến quan niệm trị quốc trong Nho giáo không? Báo Nhân dân không nói rõ. Vào ngày 31/7 năm ngoái, trang mạng của Ủy ban Kỷ luật Trung ương (UBKLTƯ) phỏng vấn ông Trần Lai liên quan đến cục diện chống tham nhũng hiện nay. Nội dung phỏng vấn nhắc đến nhiều vấn đề nhạy cảm, được nhiều báo chí đăng lại dùng tựa đề “Đảng đẩy mạnh Trung Quốc hóa, phát huy văn minh Trung Hoa truyền thống”.
Giáo sư Trần Lai trả lời phỏng vấn của trang mạng UBKLTƯ ngày 31/7/2015 (Ảnh: Mạng UBKLTƯ Trung Quốc)
Khi người phỏng vấn hỏi, nội dung chính trong tư tưởng trị quốc của Nho gia là thế nào? Có giúp gì trong tình hình hiện nay không? Ông Trần Lai trả lời, đặc điểm nổi bật của văn hóa truyền thống Trung Hoa là “lấy Đức trị làm gốc”, tư tưởng này trái với tư tưởng “lấy hình pháp làm gốc” đương thời. Khổng tử cho rằng, “Làm chính trị thiên dùng hình luật, dân sợ mà không biết liêm sỉ” (Đạo chi dĩ chính, tề chi dĩ hình, dân miễn nhi vô sỉ), đây không phải phương pháp trị quốc lý tưởng; chỉ có “Chính trị thiên dùng đạo đức, lễ nghĩa, dân mới phát triển nhân cách” (Đạo chi dĩ đức, tề chi dĩ lễ, hữu sỉ thư cách), đây mới là con đường lý tưởng.
Ông Trần Lai cho biết, trong thực tiễn Nho gia nhấn mạnh sự phối hợp của cả Đức trị, Lễ trị và Pháp trị.
Trang mạng của UBKLTƯ còn dẫn ra nhiều quan điểm của Nho gia không cùng hướng với thể chế chuyên chính của ĐCSTQ hiện nay.
Ví dụ:
– Kẻ làm chính trị không phải là hàng ngày nghĩ ngợi làm thế nào sửa người khác, mà phải nghĩ đến sửa mình trước.
– Nhiều vấn nạn hiện nay, trong đó quan trọng nhất là sự suy thoái đạo đức cán bộ là do xem nhẹ phát huy văn hóa truyền thống.
– Trong văn hóa truyền thống chúng ta có hệ thống giám sát, có sự chế ước quyền lực, giám sát quan chức.
– Trong lịch sử chế độ quan lại các nước trên thế giới thì hệ thống của Trung Quốc có từ lâu đời nhất, nên tổng kết chọn lọc những điều tốt để áp dụng cho thời đại hiện nay.
Bàn về đạo đức và pháp trị trong xã hội truyền thống, học giả Ngô Tộ Lai chia sẻ: “Xã hội Trung Quốc cổ đại có 3 nhà tham gia quá trình quản trị, bao gồm Hoàng gia, Nho gia, và Gia đình, đây là kết cấu rất vững chắc.”
“Văn minh truyền thống là văn minh của xã hội nông dân, trên cùng là Hoàng đế, còn Nho gia là tư tưởng dẫn dắt, mọi người phải học theo và qua con đường thi cử mới trở thành người tham gia vào quản lý đất nước”, ông Ngô Tộ Lai nói, “Tầng thấp nhất là tự trị. Nhưng điều này không áp dụng trong hệ thống quản trị của ĐCSTQ, không có cơ chế chọn người ưu tú, vì chỉ phụ thuộc Ban Tổ chức bổ nhiệm nên dễ hình thành tệ nạn mua quan bán chức. Cách làm kiểu khoa cử thời xưa rất khó làm bậy, nên chọn được nhiều người ưu tú, có đạo đức tham gia vào bộ máy quản trị quốc gia, nó là chế độ rất tiến bộ. Chế độ của ĐCSTQ ngày nay là chế độ hỗn loạn”.
Có thể thấy nội dung quan trọng trong tư tưởng trị quốc của Nho gia là “nền chính trị nhân từ bằng Đức trị”, nó hoàn toàn khác với hệ thống chuyên chính của ĐCSTQ.
Văn hóa truyền thống trái ngược với “triết học” của ĐCSTQ
Những nội dung ông Giáo sư Trần Lai giảng công khai ở Đại Lục cho thấy, văn hóa truyền thống Trung Quốc hoàn toàn không phù hợp với mô hình cai trị hiện nay của ĐCSTQ. Khi nhắc đến quan hệ giữa Nho giáo và xã hội Trung Quốc đương đại, ông Trần Lai nhắc đến 10 câu, trong đó ít nhất có 4 câu phê phán sự chuyên chính, chủ nghĩa duy vật, triết học đấu tranh, và lý luận giai cấp của ĐCSTQ:
Từ “Hòa hợp” ĐCSTQ cũng thường sử dụng, từ này trong Nho gia gọi là “hòa vi quý”, không cổ súy “đấu tranh”. ĐCSTQ bàn về duy vật luận, trong đó vật chất giữ vị trí đứng đầu, thậm chí là duy nhất; tinh thần là thứ yếu, thậm chí còn bị phủ nhận.
«9 bình luận về Đảng Cộng sản» chỉ rõ: “Triết học” của Đảng Cộng sản có thể nói là đi ngược lại với văn hóa truyền thống Trung Quốc. Văn hóa truyền thống Trung Quốc kính sợ Thiên mệnh, là văn hóa thần luận, Khổng tử cho rằng “Sinh tử có mệnh, phú quý tại trời”, còn Đảng Cộng sản thì không những tin “vô thần luận” mà còn “vô pháp vô thiên”; Nho gia xem trọng gia đình, còn «Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản» thì cho rằng phải “hủy bỏ gia đình”; văn hóa Nho gia xem trọng “nhân giả ái nhân” (người nhân yêu người), còn Đảng Cộng sản chủ trương đấu tranh giai cấp; Nho gia chủ trương “trung quân ái quốc”, còn «Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản» thì chủ trương “vô tổ quốc”.
“Nỗi buồn” “thoát Trung”
Sau khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền đã thể hiện thái độ “kiên quyết không bỏ rơi văn hóa truyền thống ưu tú của dân tộc Trung Hoa”. Ngày 9/9/2014, khi tham dự ngày Nhà giáo ở Đại học Sư phạm Bắc Kinh, ông Tập đã phát biểu nhấn mạnh không tán thành việc loại bỏ thơ ca kinh điển và tản văn cổ đại Trung Quốc ra khỏi sách giáo khoa, ông cho rằng “thoát Trung” là rất đáng buồn.
Hai ngày sau, Nhân dân Nhật báo có bài lấy chủ đề “thoát Trung”, phê bình Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam, và “Đài Loan độc lập” bỏ Hán văn để “thoát Trung”. Thực ra “thoát Trung” triệt để nhất chính là bản thân Trung Quốc.
Vào tháng 5/2004, trên tạp chí Hoàn Hoa Cương (HuangHuaGang) có bài viết phân tích cho rằng, con đường của ĐCSTQ đi trong hơn nửa thế kỷ qua là “thoát Trung”. Họ quay lưng với văn hóa truyền thống Trung Quốc, phá hủy di sản, sửa lại văn tự, giết hại người Trung Quốc… Vì muốn “thoát Trung” nên họ cho rằng “người công nhân không có tổ quốc”, lấy quốc hiệu của Xô-Viết làm của mình, phá hoại đạo đức luân lý truyền thống Trung Quốc; quay lưng với phẩm chất ôn hòa, khiêm tốn mà văn hóa truyền thống quý trọng.
Vì tôn thờ Chủ nghĩa Mác, nên họ thường nói sau khi chết thì gặp Mác, họ không nói gặp “liệt tổ liệt tông”.
Đại Cách mạng Văn hóa là phong tráo “thoát Trung” hừng hực khí thế, chưa từng có tiền lệ lịch sử, hủy diệt đến tận cùng các di sản văn hóa truyền thống.
Vào năm 2013, Giáo sư Trần Lai chi sẻ về không khí học thuật trên Tuần báo Thời đại: “Chiến tranh thời kỳ quân phiệt (1916 – 1928), rồi các cuộc chiến giữa quân Quốc dân Đảng và Cộng sản, cuộc chiến kháng Nhật, đều ảnh hưởng với những mức độ khác nhau đối với tình hình học thuật. Nhưng Cách mạng Văn hóa không phải chiến tranh mà hủy hoại nặng nề nhất”.
ĐCSTQ có muốn “trở về với Trung Quốc”?
Hơn 30 năm sau Cách mạng Văn hóa, trên trang mạng của UBKLTƯ cho đăng bài viết hô hào “Đảng cầm quyền muốn trở về với Trung Quốc, kế thừa văn minh truyền thống Trung Hoa”. Học giả Ngô Tộ Lai cho rằng, đây là vấn đề chính trị quan trọng mà Trung Quốc đương đại phải đối diện, vấn đề này cùng với phát biểu về tính hợp pháp trong nắm quyền của ĐCSTQ mà ông Vương Kỳ Sơn đưa ra đều rất đáng phải cân nhắc.
Về kết cục của Đảng Cộng sản, ông Mao Trạch Đông cũng có dự kiến trước. Trên mạng từng có bài viết được nhiều người chia sẻ, nhan đề “Mao Trạch Đông bàn về lịch sử: nếu quay lại với Khổng tử thì Đảng Cộng sản sẽ nhanh chóng suy sụp”. Bài viết này dựa theo đối thoại với người con Mao Trạch Đông là Mao Viễn Tân, được chỉnh lý hoàn thành, chưa rõ thật giả thế nào, nhưng cho thấy sự xung khắc giữa tư tưởng Đảng Cộng sản và Khổng tử.
Ông Mao Trạch Đông cho rằng, trong lịch sử Trung Quốc, các cuộc khởi nghĩa nông dân và tạo phản đều nhắm vào việc phê bình Khổng Tử, vì đây là cái cớ để tạo phản, tuy nhiên sau khi giành được quyền thống trị thì họ lại bê Khổng Tử về, dùng lý luận của ông để quản trị quốc gia.
“ĐCSTQ khởi nghiệp bằng cách phê Khổng, nhưng chúng ta không thể đi theo con đường trước đây, đã phê rồi lại tôn lên”, Mao Trạch Đông nói, “nếu Đảng Cộng sản không thể tự theo con đường của mình, phải quay lại với Khổng tử thì có thể nói nó cũng sẽ mau chóng biến mất”.
Nhà bình luận thời sự Lý Lâm cũng cho rằng, văn hóa Trung Hoa truyền thống và Chủ nghĩa Cộng sản là như nước với lửa, không thể cùng tồn tại.
Là người nắm quyền ở Trung Quốc, ông Tập Cận Bình phải ý thức được điều này, phải biết con đường mình muốn đi là như thế nào?
Ông Tập Cận Bình muốn đi đường nào?
Theo ông Ngô Tộ Lai, tư tưởng ông Tập Cận Bình chưa rõ ràng, cả người cha cùng gia đình ông ấy là đối tượng bị bức hại trong Cách mạng Văn hóa.
“Lý tưởng của chế độ này hiện không còn sức sống, đó là con đường tà đạo, có vứt bỏ được không phải xem trí tuệ của ông ta như thế nào”.
Liệu ông Tập Cận Bình có từ bỏ thể chế chuyên chế không?
“Nếu ông ta tiếp tục theo con đường này, có nghĩa sẽ trở thành nhà chính trị thất bại”, ông Ngô Tộ Lai nói, “nếu như dám làm cuộc cách mạng thay đổi thể chế, ông Tập Cận Bình sẽ trở thành vĩ nhân lưu danh sử sách. Hiện nay ông Tập đang đối diện cuộc chiến trong nội bộ nên chưa thay đổi được hệ thống Tư pháp hủ bại, cục diện kinh tế thì khó khăn. Trong tình cảnh rối loạn này chúng ta chưa thể biết được ông ta muốn đi như thế nào. Chỉ khi loại bỏ được đối thủ trong hệ thống xong, lúc đó chúng ta mới có thể biết ông ấy muốn quay về xã hội truyền thống hay thực hiện chế độ văn minh hiện đại”.
Ông Ngô Tộ Lai không chỉ tán dương văn minh Trung Hoa mà còn ca ngợi Hiến pháp dân chủ của Đài Loan.
Ông nói: “Văn minh Trung Hoa là nền văn minh hàng ngàn năm, dù sao cũng vĩ đại hơn nhiều so với chủ nghĩa Marx. Nếu biết vận dụng hợp lý với lịch sử thời đại thì có thể đưa Trung Quốc vào thế giới văn minh”.
“Đài Loan nhờ có Hiến pháp dân chủ cộng thêm sự kế thừa văn minh Trung Hoa nên đã hòa nhập vào thế giới, đây là con đường cần phải đi, kế thừa văn hóa đa dạng của văn minh Trung Hoa nhưng kết cấu chính trị phải theo chuẩn mực của văn minh thế giới”.
Liệu con đường dân chủ hóa ở Đài Loan có đi vào Trung Quốc Đại Lục được không?
Tinh Vệ biên dịch (Đại Kỷ Nguyên VN)
– Kẻ làm chính trị không phải là hàng ngày nghĩ ngợi làm thế nào sửa người khác, mà phải nghĩ đến sửa mình trước.
– Nhiều vấn nạn hiện nay, trong đó quan trọng nhất là sự suy thoái đạo đức cán bộ là do xem nhẹ phát huy văn hóa truyền thống.
– Trong văn hóa truyền thống chúng ta có hệ thống giám sát, có sự chế ước quyền lực, giám sát quan chức.
– Trong lịch sử chế độ quan lại các nước trên thế giới thì hệ thống của Trung Quốc có từ lâu đời nhất, nên tổng kết chọn lọc những điều tốt để áp dụng cho thời đại hiện nay.
Bàn về đạo đức và pháp trị trong xã hội truyền thống, học giả Ngô Tộ Lai chia sẻ: “Xã hội Trung Quốc cổ đại có 3 nhà tham gia quá trình quản trị, bao gồm Hoàng gia, Nho gia, và Gia đình, đây là kết cấu rất vững chắc.”
“Văn minh truyền thống là văn minh của xã hội nông dân, trên cùng là Hoàng đế, còn Nho gia là tư tưởng dẫn dắt, mọi người phải học theo và qua con đường thi cử mới trở thành người tham gia vào quản lý đất nước”, ông Ngô Tộ Lai nói, “Tầng thấp nhất là tự trị. Nhưng điều này không áp dụng trong hệ thống quản trị của ĐCSTQ, không có cơ chế chọn người ưu tú, vì chỉ phụ thuộc Ban Tổ chức bổ nhiệm nên dễ hình thành tệ nạn mua quan bán chức. Cách làm kiểu khoa cử thời xưa rất khó làm bậy, nên chọn được nhiều người ưu tú, có đạo đức tham gia vào bộ máy quản trị quốc gia, nó là chế độ rất tiến bộ. Chế độ của ĐCSTQ ngày nay là chế độ hỗn loạn”.
Có thể thấy nội dung quan trọng trong tư tưởng trị quốc của Nho gia là “nền chính trị nhân từ bằng Đức trị”, nó hoàn toàn khác với hệ thống chuyên chính của ĐCSTQ.
Văn hóa truyền thống trái ngược với “triết học” của ĐCSTQ
Những nội dung ông Giáo sư Trần Lai giảng công khai ở Đại Lục cho thấy, văn hóa truyền thống Trung Quốc hoàn toàn không phù hợp với mô hình cai trị hiện nay của ĐCSTQ. Khi nhắc đến quan hệ giữa Nho giáo và xã hội Trung Quốc đương đại, ông Trần Lai nhắc đến 10 câu, trong đó ít nhất có 4 câu phê phán sự chuyên chính, chủ nghĩa duy vật, triết học đấu tranh, và lý luận giai cấp của ĐCSTQ:
1- Đạo đức quan trọng hơn pháp luật;
2- Tinh thần quan trọng hơn vật chất;
3- Hòa hợp có giá trị hơn đấu tranh;
4- Gia đình có giá trị hơn giai cấp.
Từ “Hòa hợp” ĐCSTQ cũng thường sử dụng, từ này trong Nho gia gọi là “hòa vi quý”, không cổ súy “đấu tranh”. ĐCSTQ bàn về duy vật luận, trong đó vật chất giữ vị trí đứng đầu, thậm chí là duy nhất; tinh thần là thứ yếu, thậm chí còn bị phủ nhận.
«9 bình luận về Đảng Cộng sản» chỉ rõ: “Triết học” của Đảng Cộng sản có thể nói là đi ngược lại với văn hóa truyền thống Trung Quốc. Văn hóa truyền thống Trung Quốc kính sợ Thiên mệnh, là văn hóa thần luận, Khổng tử cho rằng “Sinh tử có mệnh, phú quý tại trời”, còn Đảng Cộng sản thì không những tin “vô thần luận” mà còn “vô pháp vô thiên”; Nho gia xem trọng gia đình, còn «Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản» thì cho rằng phải “hủy bỏ gia đình”; văn hóa Nho gia xem trọng “nhân giả ái nhân” (người nhân yêu người), còn Đảng Cộng sản chủ trương đấu tranh giai cấp; Nho gia chủ trương “trung quân ái quốc”, còn «Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản» thì chủ trương “vô tổ quốc”.
“Nỗi buồn” “thoát Trung”
Sau khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền đã thể hiện thái độ “kiên quyết không bỏ rơi văn hóa truyền thống ưu tú của dân tộc Trung Hoa”. Ngày 9/9/2014, khi tham dự ngày Nhà giáo ở Đại học Sư phạm Bắc Kinh, ông Tập đã phát biểu nhấn mạnh không tán thành việc loại bỏ thơ ca kinh điển và tản văn cổ đại Trung Quốc ra khỏi sách giáo khoa, ông cho rằng “thoát Trung” là rất đáng buồn.
Hai ngày sau, Nhân dân Nhật báo có bài lấy chủ đề “thoát Trung”, phê bình Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam, và “Đài Loan độc lập” bỏ Hán văn để “thoát Trung”. Thực ra “thoát Trung” triệt để nhất chính là bản thân Trung Quốc.
Vào tháng 5/2004, trên tạp chí Hoàn Hoa Cương (HuangHuaGang) có bài viết phân tích cho rằng, con đường của ĐCSTQ đi trong hơn nửa thế kỷ qua là “thoát Trung”. Họ quay lưng với văn hóa truyền thống Trung Quốc, phá hủy di sản, sửa lại văn tự, giết hại người Trung Quốc… Vì muốn “thoát Trung” nên họ cho rằng “người công nhân không có tổ quốc”, lấy quốc hiệu của Xô-Viết làm của mình, phá hoại đạo đức luân lý truyền thống Trung Quốc; quay lưng với phẩm chất ôn hòa, khiêm tốn mà văn hóa truyền thống quý trọng.
Vì tôn thờ Chủ nghĩa Mác, nên họ thường nói sau khi chết thì gặp Mác, họ không nói gặp “liệt tổ liệt tông”.
Đại Cách mạng Văn hóa là phong tráo “thoát Trung” hừng hực khí thế, chưa từng có tiền lệ lịch sử, hủy diệt đến tận cùng các di sản văn hóa truyền thống.
Vào năm 2013, Giáo sư Trần Lai chi sẻ về không khí học thuật trên Tuần báo Thời đại: “Chiến tranh thời kỳ quân phiệt (1916 – 1928), rồi các cuộc chiến giữa quân Quốc dân Đảng và Cộng sản, cuộc chiến kháng Nhật, đều ảnh hưởng với những mức độ khác nhau đối với tình hình học thuật. Nhưng Cách mạng Văn hóa không phải chiến tranh mà hủy hoại nặng nề nhất”.
ĐCSTQ có muốn “trở về với Trung Quốc”?
Hơn 30 năm sau Cách mạng Văn hóa, trên trang mạng của UBKLTƯ cho đăng bài viết hô hào “Đảng cầm quyền muốn trở về với Trung Quốc, kế thừa văn minh truyền thống Trung Hoa”. Học giả Ngô Tộ Lai cho rằng, đây là vấn đề chính trị quan trọng mà Trung Quốc đương đại phải đối diện, vấn đề này cùng với phát biểu về tính hợp pháp trong nắm quyền của ĐCSTQ mà ông Vương Kỳ Sơn đưa ra đều rất đáng phải cân nhắc.
Theo ông Ngô Tộ Lai, thứ nhất là cho thấy chính quyền ĐCSTQ đã tự “thoát Trung”; thứ hai là vấn đề khiến mọi người phải suy nghĩ chính quyền ĐCSTQ sẽ “trở về với Trung Quốc” như thế nào? Nếu muốn thực hiện điều này thì họ phải bỏ tư tưởng chủ nghĩa Marx làm chủ và thay bằng tư tưởng Nho gia, vậy thì không còn cái gọi là Đảng Cộng sản nữa.
Về kết cục của Đảng Cộng sản, ông Mao Trạch Đông cũng có dự kiến trước. Trên mạng từng có bài viết được nhiều người chia sẻ, nhan đề “Mao Trạch Đông bàn về lịch sử: nếu quay lại với Khổng tử thì Đảng Cộng sản sẽ nhanh chóng suy sụp”. Bài viết này dựa theo đối thoại với người con Mao Trạch Đông là Mao Viễn Tân, được chỉnh lý hoàn thành, chưa rõ thật giả thế nào, nhưng cho thấy sự xung khắc giữa tư tưởng Đảng Cộng sản và Khổng tử.
Ông Mao Trạch Đông cho rằng, trong lịch sử Trung Quốc, các cuộc khởi nghĩa nông dân và tạo phản đều nhắm vào việc phê bình Khổng Tử, vì đây là cái cớ để tạo phản, tuy nhiên sau khi giành được quyền thống trị thì họ lại bê Khổng Tử về, dùng lý luận của ông để quản trị quốc gia.
“ĐCSTQ khởi nghiệp bằng cách phê Khổng, nhưng chúng ta không thể đi theo con đường trước đây, đã phê rồi lại tôn lên”, Mao Trạch Đông nói, “nếu Đảng Cộng sản không thể tự theo con đường của mình, phải quay lại với Khổng tử thì có thể nói nó cũng sẽ mau chóng biến mất”.
Nhà bình luận thời sự Lý Lâm cũng cho rằng, văn hóa Trung Hoa truyền thống và Chủ nghĩa Cộng sản là như nước với lửa, không thể cùng tồn tại.
Là người nắm quyền ở Trung Quốc, ông Tập Cận Bình phải ý thức được điều này, phải biết con đường mình muốn đi là như thế nào?
Ông Tập Cận Bình muốn đi đường nào?
Theo ông Ngô Tộ Lai, tư tưởng ông Tập Cận Bình chưa rõ ràng, cả người cha cùng gia đình ông ấy là đối tượng bị bức hại trong Cách mạng Văn hóa.
“Lý tưởng của chế độ này hiện không còn sức sống, đó là con đường tà đạo, có vứt bỏ được không phải xem trí tuệ của ông ta như thế nào”.
Liệu ông Tập Cận Bình có từ bỏ thể chế chuyên chế không?
“Nếu ông ta tiếp tục theo con đường này, có nghĩa sẽ trở thành nhà chính trị thất bại”, ông Ngô Tộ Lai nói, “nếu như dám làm cuộc cách mạng thay đổi thể chế, ông Tập Cận Bình sẽ trở thành vĩ nhân lưu danh sử sách. Hiện nay ông Tập đang đối diện cuộc chiến trong nội bộ nên chưa thay đổi được hệ thống Tư pháp hủ bại, cục diện kinh tế thì khó khăn. Trong tình cảnh rối loạn này chúng ta chưa thể biết được ông ta muốn đi như thế nào. Chỉ khi loại bỏ được đối thủ trong hệ thống xong, lúc đó chúng ta mới có thể biết ông ấy muốn quay về xã hội truyền thống hay thực hiện chế độ văn minh hiện đại”.
Ông Ngô Tộ Lai không chỉ tán dương văn minh Trung Hoa mà còn ca ngợi Hiến pháp dân chủ của Đài Loan.
Ông nói: “Văn minh Trung Hoa là nền văn minh hàng ngàn năm, dù sao cũng vĩ đại hơn nhiều so với chủ nghĩa Marx. Nếu biết vận dụng hợp lý với lịch sử thời đại thì có thể đưa Trung Quốc vào thế giới văn minh”.
“Đài Loan nhờ có Hiến pháp dân chủ cộng thêm sự kế thừa văn minh Trung Hoa nên đã hòa nhập vào thế giới, đây là con đường cần phải đi, kế thừa văn hóa đa dạng của văn minh Trung Hoa nhưng kết cấu chính trị phải theo chuẩn mực của văn minh thế giới”.
Liệu con đường dân chủ hóa ở Đài Loan có đi vào Trung Quốc Đại Lục được không?
Tinh Vệ biên dịch (Đại Kỷ Nguyên VN)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét