ĐÀI LOAN, VẾT DAO TRÍ MẠNG SẼ LÀM VỤN VỠ LIÊN BANG TRUNG CỘNG TRONG TƯƠNG LAI GẦN
Lục địa Trung Hoa đất rộng người đông, nhưng lãnh thổ phần lớn đều cưỡng chiếm của thiên hạ nên sự tranh chấp cứ triền miên tiếp diễn bao đời và hiện nay vẫn đang sôi sục giữa Trung Cộng và các nước bị vong quốc như Mãn Châu, Mông Cổ, Tân Cương, Miêu Tộc trong các tỉnh Vân Nam, Quý Châu, Quảng Tây, Tứ Xuyên, Hải Nam và gây cấn nhất vẫn là Tây Tạng vì nước này đã có chính phủ lưu vong do Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14 lãnh đạo, được thế giới công nhận.
Qua lich sử, ngày nay ta mới biết được chính các dân tộc ngoại lai như Liêu-Tạng, Hồi-Miêu, Mông và gần nhất là người Mãn Thanh đã làm dùm cái việc thống nhất Trung Quốc cho người Tàu khi Họ vào làm chủ Trung Nguyên, chứ không phải người Hán, qua các thời kỳ Nam Bắc Triều, Nguyên-Mông và Đại Thanh.
Qua lich sử, ngày nay ta mới biết được chính các dân tộc ngoại lai như Liêu-Tạng, Hồi-Miêu, Mông và gần nhất là người Mãn Thanh đã làm dùm cái việc thống nhất Trung Quốc cho người Tàu khi Họ vào làm chủ Trung Nguyên, chứ không phải người Hán, qua các thời kỳ Nam Bắc Triều, Nguyên-Mông và Đại Thanh.
Người Hán ăn sò còn các dân tộc kia thì đổ vỏ, hay nói một cách văn hóa thì Hán Tộc bị ngoại nhân khuất phục bằng quân sự, ngược lại các dân tộc chiến thắng lại bị kẻ bại trận đồng hoá khiến phải mất chì lẫn chài mà ôm mối hận lớn nhất vẫn là người Mãn Châu. Đó là thực trạng của Liên Bang Tạp Chủng Trung Hoa ngày nay (thời Tập Cận Bình), giống như Liên Bang Sô Viết trước năm 1991, xa xa với nhìn thì thấy vững mạnh như núi Thái Sơn nhưng khi được rờ mó, mới biết mặt thật chẳng qua cũng chỉ là những lâu đài được xây bằng các tảng băng tuyết chờ rã diệt. Xét cho cùng cái danh từ Thiên Triều trong quá khứ hay Đại Cường Trung Cộng ngày nay, qua cái chính sách xâm lược cố hữu luôn vẫn là sự khoe khoang rung cây nhát khỉ các xứ yếu kém quanh vùng, hoặc giả đã cùng nhau đồng thuận để cùng chia nhau lợi lộc như mối tình Hoa-Việt ngày nay.
Tuy nhiên không phải ai cũng để cho Trung Cộng hoàng hành bá đạo, muốn làm gì thì làm; đó là vấn đề Đài Loan từ năm 1949 tới nay, luôn công khai đối đầu với kẻ thù có dân số trên một tỷ người, đã hoài công trong việc vói tay và được tháp tay bởi bọn tài phiệt da trắng chỉ biết có lợi nhuận, bất chấp đạo đức và lương tâm, qua trăm phương ngàn kế để chiếm lại cho được đảo quốc nhỏ bé nhưng giàu mạnh này như họ đã lấy lại các nhượng địa Hồng Kông và Ma Cau từ tay Anh và Bồ mà không phải tốn một viên đan. Nói như Andrew Tully trong tác phẩm Central Intelligence Agency thì từ năm 1949 tới nay, cho dù ai làm lãnh tụ tại Đài Loan thì mục tiêu và ý chí của Họ vẫn không thay đổi: “Quyết tâm tiêu diệt chế độ Cộng Sản, thống nhất Hoa Lục từ Đài Loan và trên hết tìm đủ mọi phương kế đẩy Hoa Kỳ vào vòng chiến với Trung Cộng...”. Do trên, qua nhiều đời tổng thống Mỹ như Truman, Eisenhower, Kennedy và sau này là Nixon.. luôn xếp Thống Chế Tưởng Giới Thạch giống như Tướng Franco của Tây Ban Nha là biểu tượng của sự nguy hại. Năm 1972, Hoa Kỳ bắt tay với Mao-Chu, hợp tác chiến lược liên minh bao vây Liên Sô. Tất cả những mưu mô trong canh bài bịp do Kissinger thao túng đạo diễn, kể luôn sự bán đứng Việt Nam Cộng Hòa và Đài Loan cho khối Cộng Sản Quốc Tế ngay từ thời điểm đó, mới đây đã được các chuyên gia thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu tại Đại Học G.Washington vận động Quốc Hội Mỹ giải cấm những tài liệu quá hạn giữa Hoa Kỳ-Trung Cộng, rồi soạn thành một tài liệu lịch sử, gọi là Bí Lục Kissinger, nói toạc móng heo tất cả mọi thủ thuật mà Hoa Kỳ đã làm để bảo vệ quyền lợi riêng tư của mình.
Ngày 30-4-1975, Việt Nam Cộng Hòa bị tan rã vì nghèo mạt rệp... nhưng Đài Loan thì không hề hấn gì tuy rằng bị Mỹ-Anh-Pháp toa rập đuổi ra khỏi Liên Hiệp Quốc để rước Trung Cộng vào thay thế chổ đứng mà Trung Hoa Dân Quốc đã chính thức hiện diện từ lâu đời. Cũng kể từ đó, Đài Loan đã sáng mắt trước những người bạn đồng minh sinh tử, và Họ đã quyết tâm tự lực, tự cường nên sớm trở thành một cường quốc đúng nghĩa tại Thái Bình Dương, khiến cho cả Mỹ-Nhật cũng phải nể nang huống gì là Trung Cộng. Tất cả cũng chỉ vì Đài Loan quá giàu và dĩ nhiên có tiền mua tiên cũng được. Đó cũng là cái lý do mà từ Tổng Thống Lý Đăng Huy cho tới Trần Thủy Biển,trước năm 2008 và hiện tại là tân Nữ Tổng Thống Thái Anh Vân (đắc cử ngày 16/1/2016), luôn quyết liệt tuyên bố rằng MỖI BÊN EO BIỂN là một nước độc lập, mặc cho Trung Cộng gào dọa, nhất là Tập Cận Bình.
Hiện nay, nhờ Mỹ giúp đỡ, Trung Cộng phát triển về mặt kinh tế nên có nhiều đô la. Giàu sinh ra kiêu căng phách lối, tung tiền mua vũ khí hiện đại, một mặt hù dọa các nước yếu quanh vùng, mặt khác nuôi mộng làm bá chủ Đông Nam Á, Thái Bình Dương và trở thành siêu cường số 1 trên thế giới. Trung Cộng ngày nay không khác gì thái độ của Hitler trong thế chiến 2, một mình một chợ, từ kinh tế, ngoại giao cho tới bá quyền nước lớn. Trước tình trạng trên, nhiều nhà chính trị quốc tế đã dí dõm tuyên bố: “Đây mới chính là con dao trí mạng, không biết bao giờ nó sẽ cắt miếng da beo Trung Hoa thành những mảng như thực trạng trước khi Khang Hy, Ung Chánh, Càn Long của Đại Thanh cưỡng chiếm lãnh thổ của các quốc gia độc lập quanh vùng”.
Mới đây, Trung Cộng lại ban hành Nghị Quyết ‘Cấm Ly Khai’ để tạo cớ xâm lăng và nuốt Đài Loan, nhưng hành động lố lăng trên đã bị người dân đảo quốc này biểu tình phản đối kịch liệt, đồng thời nhiều nước trên thế giới cũng bất bình và tỏ vẻ lo sợ, trong số này có Hoa Kỳ và Liên Âu. Tiếp theo, Trung Cộng lại dàn dựng biểu tình, phá phách Nhật vì sách giáo khoa, trong lúc Tàu muốn làm gì thì làm, kể cả sự cấm người Công Giáo Đài Loan tới Tòa Thánh Vatican La Mã.
Nhưng theo hầu hết các nhà nghiên cứu chính trị trên thế giới hiện nay, thì hiện tượng của Trung Cộng quậy phá nhân loại, độc chiếm Biển Đông.. ngoài việc báo hiệu mầm mống của Thế Chiến cũng là ngày tàn của nước Trung Hoa suốt đời khổ đau vì nạn nhân mản và tạp chủng. Đài Loan chính là vết dao trí mạng, cắt đế quốc Trung Cộng thành nhiều nước, như sự tan rã trong qua khứ của Liên Bang Sô Viết và Nam Tư.
1- ĐẢO QUỐC ĐÀI LOAN:
Qua các văn kiện tìm thấy trong cổ sử Trung Quốc từ các đời Hạ, Thương, Châu, Tần, Hán, Tam Quốc, Tấn, Tuỳ, Đường, Tống cho tới nhà Thanh, mỗi triều đại đều gọi Đài Loan bắng những tên khác nhau. Chỉ riêng thời nhà Minh, Đài Loan đã được gọi bằng nhiều tên như Tiểu Lưu Cầu, Tiểu Đông, Đạm Thủy, Đông Phan, Bắc Cảng, Đài Viên, Đông Đô… Còn cái tên Đài Loan chỉ mới xuất hiện từ đời nhà Thanh. Cuối đời Minh, người Hòa Lan chiếm đảo này và gọi là Formosa, có nghĩa là miền đất trân quý, thơ mộng.
Về cư dân nguyên thuỷ trên đảo đã được các nhà nhân chủng học xếp vào nhóm BÁCH VIỆT vì từ chủng tộc, cách ăn mặc, cho tới phong tục, tập quán… không khác bao nhiêu so với nhóm Việt Tộc trong đất liền, trên đảo Hải Nam và tại Việt Nam ngày nay. Người Đài Loan hiện nay là một tập thể gồm chín sắc tộc Thượng và nhóm Hán Tộc di cư từ đất liền ra đảo, mà tài liệu cho biết là đã tới cư ngụ ở đây vào thời nhà Tống, đa số thuộc các tỉnh ven biển nhưng nhiều nhất là Phúc Kiến và Quảng Đông. Năm 1660, tướng nhà Minh là Trịnh Thành Công đã dành lại Đài Loan trong tay người Hòa Lan sau 38 năm bị đô hộ. Năm 1683, đời Vua Khang Hy thứ 22, nhà Thanh chính thức chiếm Đài Loan. Năm 1874 đời Vua Đồng Trị, Đài Loan coi như một tiền đồn chống Nhật. Vào thời Quang Tự thứ 11, Đài Loan trở thành một tỉnh thuộc Thanh Triều, được Tỉnh Trưởng Lưu Minh Truyền thực tâm kiến thiết và xây dựng các cơ sở hạ tầng, mở màn cho sự văn minh tiến bộ của đảo quốc sau này. Từ năm 1895-1945, Đài Loan bị Nhật Bản đô hộ theo tinh thần hiệp ước Mã Quan. Năm 1945, Nhật bại trận nên trao trả Đài Loan lại cho Trung Hoa Dân Quốc và từ năm 1949 tới nay, Đài Loan coi như là một quốc gia độc lập, đã trải qua bốn đời tổng thống đều anh minh, đó là Tưởng Giới Thạch, Tưởng Kinh Quốc, Lý Đăng Huy và Trần Thủy Biển ngoại trừ Mã Anh Cửu (2008-2016). Thời kỳ 1949-1988 được gọi là thời kỳ chiến tranh do Trung Hoa Quốc Dân Đảng lãnh đạo. Từ năm 1988, Tổng Thống Lý Đăng Huy huỷ bỏ lệnh giới nghiêm, chính thức tuyên bố chấp nhận Đảng Cộng Sản như là một thể chế chính trị, cho phép dân chúng Đài Loan có quyền lựa chọn. Từ năm 1996 người dân trực tiếp đi bầu. Đây là một đòn sát thủ mà chính quyền Đài Loan dùng để đối phó với cường lực của Trung Cộng cũng như áp lực quốc tế chèn ép đảo quốc phải quay về một nước Trung Hoa Cộng Sản. Còn một lý do khác mà Đài Loan thường nêu ra để biện minh cho nền độc lập của mình, đó là việc có bao giờ Trung Quốc coi Đài Loan như là núm ruột của mình? Chỉ tới khi Trịnh Thành Công cùng đường mới chịu tới đảo hoang, giống như Tưởng Giới Thạch năm 1949, vậy Đài Loan và Trung Quốc có liên hệ gì? Còn vấn đề có một số người Hoa sinh sống tại đây, như vậy tất cả những nơi nào có người Hoa sinh sống đều là lãnh thổ của Trung Cộng?
Đài Loan chỉ là một vùng đất hẹp, dân số lại đông đảo còn tài nguyên thì hầu như không có gì đáng kể, gồm có một đảo lớn và 79 hòn đảo nhỏ, nằm giữa Đông Hải và cách bờ biển Phúc Kiến chừng 193 km. Riêng đảo lớn Đài Loan có hình dạng giống như một củ khoai lang, có chiều dài chừng 400 km, chiều ngang 200 km, diện tích toàn vùng là 13.971 sq.ml hay là 36.185 km2 với dân số theo World Atlas năm 2000, chừng 23 triệu người. Khắp đảo, núi non chiếm hơn 3/4 diện tích cả nước, có tới 62 ngọn núi cao trên 3000 m nhưng ngọn cao nhất là Tân Cao Sơn (3997m). Dài Loan có mực độ dân cư cao nhất thế giới (558 người/ trên 1 km2), 82 % dân số tập trung sống tại các thành phố lớn như Đài Bắc (thủ đô- trên 3 triệu dân), Cao Hùng, Đài Trung, Đài Nam, Cơ Long… Ngoài ra ở Đài Loan thường bị thiên tai như động đất, bão tố, lụt lội và hạn hán. Hiện nay Đài Loan được coi như một cường quốc kinh tế của Á Châu, có ngoại tệ thặng dư trên 80 tỷ Mỹ Kim, lợi tức trung bình là 13.000 Mỹ Kim/ 1 năm.
2-ĐÀI LOAN NGÀY NAY:
Tôn Dật Tiên là người đã khai sinh ra Trung Hoa Dân Quốc sau khi đã lật đổ được nhà Mãn Thanh trong cuộc Cách Mạng Tân Hợi 1911. Ông cũng là người đã khai sinh ra tam dân chủ nghĩa (dân tộc, dân quyền và dân sinh), mà quốc gia Đài Loan đã dựa vào đó để thiết lập hệ thống chính phủ, hiến pháp, cũng là một triết lý sống chẳng những cho người Đài Loan mà cả Hoa Kiều trên khắp thế giới, không chấp nhận chủ nghĩa vô thần đang bá đạo tại Hoa Lục và một vài phần đất còn sót lại trên thế giới như VN, Bắc Cao và Cu Ba.
Chính vì sự khác biệt rõ rệt giữa hai thể chế chính trị và mức sống của dân chúng hai nước quá chênh lệnh, cộng thêm cái gương mới sống chung hòa bình giữa Trung Cộng-Hồng Kông-Ma Cau, khiến cho Đài Loan nẩy sinh ý tưởng MUỐN ĐỘC LẬP THẬT SỰ, dù rằng dân chúng trong nước vẫn có các lập trường chính trị khác biệt như chỉ muốn THỐNG NHẤT khi có điều kiện hợp lý, Duy trì tình trạng cũ và đám đông muốn ĐỘC LẬP. Ngoài ra trên vấn đề ngôn ngữ cũng đã là một phức tạp tuy rằng cả hai nước đều lấy tiếng Quan Thoại làm Quốc Ngữ nhưng cách kết cấu mỗi nơi mỗi khác, trong lúc người Hồng Kông-Đài Loan dùng Quan Thoại-Phồn Thể, thì Trung Cộng xử dụng Quan Thoại-Giản Thể, đó là chưa kể tới các dị biệt phong thổ từ địa phương.
Trong thập niên cuối cùng của thế kỷ 20, Đài Loan đứng đầu trong bốn con rồng kinh tế Á Châu dù rằng đảo quốc đã bị Trung Cộng cô lập trên trường ngoại giao, nhưng sự thành công quá mức của Đài Loan, làm cho Âu-Mỹ và Nhật lúc đó đã phản trắc bỏ rơi Họ cũng đã phải muối mặt quay lại cầu cạnh trong sự giao dịch mua bán và tự nguyện bảo vệ ngấm ngầm Đài Loan trước sự xâm lăng võ lực, bởi vì có quá nhiều quyền lợi ở đây. Để phá giải thế gọng kềm chiến lược của Tàu đỏ, Đài Loan trong vòng 15 năm qua đã tung tiền rất nhiều để đầu tư vào các nước quanh vùng như Việt Nam, Phi Luật Tân, Thái Lan, Mã Lai Á. Thời gian từ 1997-2000, nhờ chính sách kinh tế năng động, góp vốn nên Đài Loan đã thoát được cuộc khủng hoảng kinh tế kinh khiếp đã làm cho Nam Dương, Thái Lan, Nam Hàn, Mễ Tây Cơ, Ba Tây… gần sập tiệm nếu như không có Quỹ Tiền Tệ Thế Giới tiếp hơi, giúp vốn. Trong lãnh vực thị trường chứng khoáng, nhờ chủ trương tự do hoá nên mấy năm gần đây đã thu hút được nhiều công ty ngoại quốc tham gia, trở thành liên mạng, chịu sự ảnh hưởng và biến động của các thị trường quốc tế tại Nữu Ước, Đông Kinh, Luân Đôn...
Ngày 18-3-2000, cuộc bầu cử tổng thống và phó tổng thống với 5 liên danh đã đem lại sinh khí mới cho Đài Loan. Liên danh thứ 5 của Trần Thủy Biển, cựu thị trưởng Đài Bắc và Lữ Tú Liên, nữ huyện trưởng Đào Viên đại diện cho Đảng Dân Chủ Tiến Bộ đã trúng tuyển với 4,4 triệu phiếu, đạt tỷ lệ 39% tổng số cử tri đi bầu. Như vậy Quốc Dân Đảng sau 50 năm cầm quyền đã bị thảm bại trước Đảng Dân Chủ Tiến Bộ. Điều này cho thấy dân chúng Đài Loan đã quyết tâm ủng hộ cương lĩnh của Đảng bằng lá phiếu để cùng xây dựng một nước Cộng Hòa Đài Loan chủ quyên, độc lập và tự chủ. Một luồng gió mới đã thổi vào sinh hoạt chính trị càng khiến cho dân chúng vững tâm hơn trước đe dọa hằng hằng của kẻ thù lúc nào cũng muốn ăn tươi nuốt sống Họ. Theo nhận xét của Giáo Sư Võ Chấn Tư tại Đại Học Quốc Gia Đài Bắc, thì đây là lần đầu tiên, có sự chuyển giao quyền lực một cách êm thắm giữa hai đảng chính trị và Ông cũng hy vọng một ngày nào đó, sự tái diễn của lịch sử lại xãy ra tại Hoa Lục, cũng giống như đã xãy ra tại Đài Loan. Để chấm dứt bài diễn văn đầu tiên trong ngày nhậm chức, Trần Tổng Thống đã hô to khẩu hiệu “Tự do dân chủ muôn năm”. Trong vấn đề này, LHQ đã làm một chuyện” vô duyên không thể tưởng tượng nổi “, đó là dùng áp lực ngoại giao cấm quốc tế liên hệ với Đài Loan, nên chỉ có 4 trong số 30 quốc gia công nhận Đài Loan, tới tham dự buổi lễ, đó là các nước Thụy Sĩ, Nicaragua, Palau và Nauru. Riêng Mỹ thì Tổng Thống Bill Clnton, cử Laura Andrea Tyson, một cựu cố vấn Toà Bạch Ốc, tham dự vì hai nước đang liên hệ mua bán vũ khí, quân dụng lên tới hàng tỷ mỹ kim. Phản ứng đầu tiên của Trung Cộng qua bài diễn văn nhậm chức của Trần Tổng Thống, ngoài sự dự liệu của mọi người, là Bắc Kinh chỉ nhắc tới việc Đài Loan thiếu thành thực hay cố tình tránh né để cùng với Trung Cộng tiếp nhận nguyên tắc một nước Trung Hoa.
Ngày 12-8-2002 tại Đài Bắc, tổng thống đã lên tiếng tại một cuộc họp của Liên Đoàn đoàn kết Đài Loan rằng Đảo Quốc chẳng bao giờ sợ hải trước hăm dọa của Trung Cộng nhưng để duy trì hoà khí giữa hai nước, ông không nhắc lại với Quốc Hội việc tổ chức trưng cầu dân ý về tương lai của Đài Loan, cũng như xin lỗi ví phải hủy bỏ chương trình tập trận chống tàu ngầm. Tuy nhiên thái độ của Cựu Tổng Thống Lý Đăng Huy thì khác, ông tuyên bố ủng hộ lập trường của Tổng Thống Trần rằng MỖI BÊN EO BIỂN ĐÀI LOAN, là một nước, đó là sự thật trong mối quan hệ đặc biệt giữa quốc gia và quốc gia. Như lửa chế thêm dầu, ngày 18-8-2002, nhiều đồng minh của Đài Loan lại hô hào LHQ phải cứu xét để cường quốc kinh tế Đài Loan được gia nhập tổ chức quốc tế này vì đó là quyền lợi chính đáng của 23 triệu người. Chắc chắn là đề nghị lại bị bác bỏ nhưng điều trên, ít ra cũng làm Trung Cộng nao núng vì uy thế của kẻ có tiền.
Theo tin từ Reuters, sở dĩ Đài Loan lúc đó dự định mở cuộc trưng cầu dân ý vì đã thấy rõ dã tâm của họ Giang qua việc đem mồi bắt bóng bọn thương buôn, trong hứa hẹn là sẽ bổ nhiệm một vài tên kinh doanh đang làm ăn tại Hoa Lục vào làm cố vấn cho đảng và nhà nước về vấn đề Đài Loan. Trò này, Giang đã thực hiện một lần thành công trong kế hoạch chia rẽ chánh quyền và dân chúng Hồng Kông trước đây, nhưng lần này Giang coi như thất bại khi tổng thống tuyên bố: “Đài Loan không phải là một phần lãnh thổ của một nước khác, không phải là chánh quyền địa phương”. Nói thẳng ra, Đài Loan và Trung Cộng, mỗi bên là một nước. Ngoài ra giới làm ăn buôn bán với Trung Cộng không phải là tiếng nói, cũng chẳng là đại diện cho ai cả mà quyết định là do toàn dân Đài Loan”
3-ĐÀI LOAN, VẾT DAO TRÍ MẠNG TRONG TIM PHỔI CỦA TRUNG CỘNG:
A- Chiến cuộc năm 1954-1955 tại eo biển Đài Loan:
Năm 1949 Tưởng Giới Thạch thua chạy ra Đài Loan nhưng nhờ đã chuẩn bị trước, cũng như đã di chuyển toàn bộ cuả cải vàng ngoc, bảo vật cuả Trung Hoa tới đảo, đồng thời được Hoa Kỳ viện trợ quân phí thêm 3 tỷ Mỹ Kim nên Tưởng đã nhanh chóng lập lại quân đội hơn 500.000 người, đủ sức phòng thủ đảo quốc, ngoài ra còn nuôi mộng đổ bộ tái chiếm Hoa Lục, lúc đó cũng đang vướng chân vào nhiều vũng lầy tại Bắc Cao, Đông Dương, Tây Tạng và vùng tam biên Miến-Lào-Vân Nam.
Tháng 12-1954, sau khi đã chuẩn bị xong, Tưởng Giới Thạch tuyên bố tái chiếm Hoa Lục, nhiều cuộc đụng độ giữa hai bên bằng hải và không quân rất ác liệt. Thật ra chiến tranh đã chính thức xãy ra vào lúc 1 giờ 45 sáng ngày 3-9-1954 do đại pháo của Hồng Quân, dưới quyền chỉ huy của Tướng Chu Đức, tổng tư lệnh, bắn từ bờ Hạ Môn, Phúc Châu trong tỉnh Phúc Kiến, vào các đảo thuộc Trung Hoa Quốc Gia như Bành Hồ, Đại Trần, Kim Môn và Mã Tổ… Tại Hoa Kỳ, tình trạng bất đồng ý kiến đã xảy ra giữa Tổng Thống Eisenhower và tư lệnh Thái Bình Dương là Đề Đốc Radford quanh vụ Mỹ sẽ oanh tạc Hoa Lục để giải cứu Đài Loan. Cuối cùng cả hai chịu theo phương cách của Ngoại Trưởng Dulles, nhờ Liên Hiệp Quốc kêu gọi hai bên ngưng bắn. Tuy nhiên lúc đó Liên Sô và Trung Cộng còn cùng phe nên đề nghị của Mỹ bị bác bỏ. Do trên cuộc chiến vẫn tiếp diễn, ngày 18-1-1955, cảm tử quân Trung Cộng đổ bộ lên đảo Ykian trong nhóm Tachen cách Đài Loan 350 km về hướng bắc, nhưng Mỹ đã thuyết phục được Tưởng Giới Thạch bỏ nhóm đảo này sau khi di chuyển hết 35.000 quân dân về Đài Loan. Cũng kể từ giờ phút này, Mỹ cảnh cáo là nếu Hồng Quân tiếp tục tấn công các lảnh thổ khác của Trung Hoa Quốc Gia, một cuộc chiến tranh sẽ phải xảy ra và Mỹ phải oanh tạc Hoa Lục để bảo vệ Đài Loan theo thỏa ước mà hai nước đã ký. Nói là làm, Đệ Thất Hạm Đội đã được điều động tới án ngữ kín vùng biển Phúc Kiến, được lệnh phản công khi Trung Cộng vượt qua vùng ranh đỏ giới hạn, đồng thời Hoa Kỳ còn nói xa nói gần là sẽ xử dụng nguyên tử nếu Trung Cộng xài biển người như tại Bắc Cao. Và rồi mọi việc đâu cũng vào đó, Trung Cộng qua lời cảnh cáo của Liên Sô và trên hết là đang hồi tô son trét phấn để tham dự đại hội các nước Á Phi đầu tiên tại Bandoung (Nam Dương), nên ngừng tấn công. Đài Loan qua áp lực của Hoa Kỳ cũng rút về các đảo Bành Hồ, Kim Môn, Mã Tổ và đảo Đài Loan cho tới ngày nay.
B-Đài Loan ám sát CHU ÂN LAI:
Trong lúc Mao và Tưởng giao chiến ác liệt tại eo bể Đài Loan, thì tại hải ngoại , chiến tranh gián điệp của cả hai phía cũng nhảy vọt. Hồng Kông được chọn làm nơi so tài và cuộc thử lửa đầu tiên đã xảy ra vào tháng 4-1955 , khi Chu Ân Lai Thủ Tướng kiêm Tổng Trưởng Ngoại Giao Trung Cộng, hướng dẫn một phái đoàn gồm 18 người , tham dự Hội Nghị Á Phi tại Bandong. Trung Cộng thuê một máy bay của Hảng Kashmir-Princess (Ấn Độ). Máy bay đã nổ trên không nhưng Chu Ân Lai vẫn sống và có mặt tại Hội nghị ngày 11-4-1955. Bí mật vụ nổ được giữ kín mãi 40 năm sau (1995), cả Trung Cộng và Đài Loan mới chịu vén bức màn bí mật.
Chính Steve Tsang (Tăng Vũ Sinh), một chuyên viên tại Đại Học Oxford, về Trung cộng, đã viết trên báo The China Quarterly, một tài liệu giải mật vụ án trên và kết luận thủ phạm là Cơ Quan đặc vụ của Tưởng Giới Thạch nhưng do CIA lãnh đạo.
Theo tài liệu của Trung Cộng thì đây là kế hoạch của Cục Bảo Mật Quốc Dân Đảng giao cho Tổ Tình Báo Hồng Kông thi hành, mà người đứng đầu là Chu Vũ Thành và kẻ thi hành đặt chất nổ trên máy bay là Chu Câu, tức Chu Tân Minh, một công nhân lau máy bay làm việc trong phi trường Hồng Kông. Theo tin tức thu nhận, Chu Ân Lai và các yếu nhân Trung Cộng trên đường từ Bắc Kinh tới Jakarta, máy bay sẽ ghé phi trường Khải Đức để tiếp nhiên liệu và Chu Câu đã đặt được chất nổ trong thời gian đó. Lúc 12 giờ 15 ngày 11-4-1955, máy bay lại cất cánh và đã nổ gần bờ biển Nam Dương khoảng 100 dặm, vào lúc 6 giờ 30 cùng ngày. Ngoại trừ 3 trong 5 phi hành đoàn còn sống sót, tất cả hành khách đều chết, trong số này có Hoàng Dương, Trưởng Ban Tân Hoa Xã tại Hồng Kông. Chu cùng nhiều cán bộ cao cấp thoát chết ? Riêng Chu Câu thoát đưọc sang Đài Loan. Sau này qua những tài liệu từ mọi phía, mới biết được là Trung Cộng đã nắm được kế hoạch phá máy bay giết Chu Ân Lai, thế nhưng Trung Cộng vẫn không thay đổi lộ trình, chịu hy sinh một vài con ngóe để có cớ chống Mỹ-Anh và Đài Loan, riêng Chu cùng nhân viên cao cấp lấy cớ bận họp nên phải đi Ngưỡng Quang rồi mới ghé Nam Dương. Tất cả sự việc vào năm 1994 được Cốc Chính Văn lúc đó đã 85 tuổi, người đã giữ chức tổ trưởng Tổ Bảo Mật Cục Tình Báo Quốc Dân Đảng, xác nhận do Tưởng Giới Thạch ra lệnh và ông cho biết tin Chu đổi lộ trình Đài Loan cũng biết nhưng vì thời giờ cấp bách nên không thể đổi kế hoạch. Riêng chất nổ TNT thuôc loại cao cấp, được đặc chế thành kem đánh răng do CIA Hồng Kông cung cấp. Chiếc máy bay sau đó đưọc Nam Dương trục vớt và ráp lại, theo nhân chứng còn sống thì cánh phải phi cơ phát nổ trước và do bộ phận điều khiển bị tháo gở, nên phi cơ đã rơi rất nhanh từ cao độ 18.000 mét Anh xuống biển.
Theo nhận xét của các nhà phân tích thời sự thì dù Trung Cộng không đánh Đài Loan nhưng Tàu đỏ vẫn gây chiến với các nước quanh vùng trong đó có Việt Nam, vì muốn độc chiếm các mõ dầu khí to lớn được phát hiện tại Hoàng Sa và Trường Sa. Đây là một hành động ngang ngược, vô duyên và ngu xuẩn đã tạo cớ cho các nước Châu Á Thái Bình Dương trở thành đồng minh của Mỹ, trong đó có Nhật, Úc, Ấn Độ.. Một thế chiến thứ 3 chắc chắn không sao tránh được tại biển Đông khi có sự hiện diện của các lực lưọng Hải Quân Hoa Kỳ, Nam Hàn, Nhật Bản, Úc… Bước vào đầu năm 2016, với một nền kinh tế tuột dốc không phanh kéo theo sự phá sản của thị trường tài chánh, chứng khoáng và ngân hàng. Thêm vào đó tình hình khắp Hoa Lục đang sôi sục vì đủ mọi lý do nên chắc chắn Tập Cận Bình sẽ liều mạng đẩy Trung Cộng vào một cuộc chiến không báo trước. Hai mặt trận đầu tiên hứng chịu là Việt Nam và Đài Loan do nữ Tổng Thống Thái Anh Vân của Đảng Dân Tiến, chủ trương độc lập, tự do dân chủ, vừa đắc cử ngày 16-1-2016 sau khi đánh bại đảng cầm quyền “Trung Hoa Quốc Dân Đảng” bằng lá phiếu.
Có người bảo Đài Loan hiện đang bỏ ra cả 70 tỷ đô la đầu tư vào Hoa Lục, hai bên đang làm ăn ngon lành thì làm sao có chiến tranh được. Chuyện này thật ra đâu có mới mẻ gì vì tuy không ra đời chính thức, khối kinh tế Trung Hoa (C.E.A Chinese Economic Area) cũng đã được thành lập giữa ba nước Trung Cộng, Đài Loan và Hồng Kông vào năm 1978, tức là sau khi Trung Cộng mở cửa, đổi mới kinh tế và kêu gọi đầu tư quốc tế. Khối gọi tên là Đại Trung Hoa hay Đại Hán vì nó chỉ gồm có ba nước nói tiếng Hoa. Riêng Tân Gia Ba không được vào vì chỉ có 70% gốc Trung Hoa và số dân này không nói tiếng Hán. Đặc biệt của khối kinh tế này là chỉ nói tới chuyện làm giàu mà thôi, còn về chính trị, lập trường, đường ai nấy đi cho nên Trung Cộng và Đài Loan vẫn giữ nguyên thái độ cứng rắn về quốc phòng, lãnh thổ và thể chế chính trị. Tuy nhiên để làm ăn chung cùng kiếm tiền, Trung Cộng đồng ý từ bỏ phần giáo điều của chủ thuyết Mác-Lê-Mao trong sinh hoạt kinh tế để chấp nhận kinh tế thị trường theo tư bản. Đài Loan qua Quốc Dân Đảng cũng chấp nhận từ bỏ độc quyền, cho phép nhà nước và quốc dân có quyền mang vốn để đầu tư vào Hoa Lục kiếm lời. Riêng chính phủ Anh cũng cho phép thương gia Trung Cộng và Hồng Kông hợp tác thương mại.
Cũng chính vì sự hòa giải hợp tác này, mà Giang Trạch Dân đã dùng mồi danh lợi khuyến dụ được một số lớn gian thương Hồng Kông phản bội, kết quả người Anh phải bỏ Cảng Thơm trong đắng cay. Bây giờ Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào, Tập Cận Bình bổn củ soạn lại nhưng đã bị Đài Loan chặn họng tức khắc khiến cho Bắc Kinh lại nổi nóng và hăm đánh như đã từng hăm đánh Đài Loan nhiều lần.. Có điều người Đài Loan đi du lịch hay thăm bà con, đi thì về chứ không ai xin ở lại Trung Cộng tị nạn chính trị, điều đó cho thấy đâu mới là thiên đàng xã nghĩa.
Nổi xấu hổ nhất của người Đài Loan hiện nay là sự phản bội của Trung Hoa Quốc Dân Đảng, chỉ vì thua đau trong các kỳ bầu cử nên mất chức mất quyền. Vì vậy khi Mã Anh Cửu làm tổng thống Đài Loan (2008-2016) chính quyền gần như công khai hòa hợp và đầu hàng Trung Cộng, Nhưng thời nay, kẻ quyết định vận mệnh quốc gia tại các nước văn minh dân chủ là người dân chứ không phải lãnh tụ, cho nên Quốc Dân Đảng đã chuốc lấy thảm bại.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Người Hoa Tại Việt Nam của Nguyễn văn Huy
Chân Dung Nước Nhật Ở Châu Á của Nigel Holloway và Phillip Bowring
Bí lục Kissinger của Bill Burr
Đài Loan của Nguyễn Hữu Vinh
Đài Loan, Tiến Trình Hóa Rồng của Hoàng Gia Thụ
C.I.A của Andrew Tully
Lịch Sử Chiến Tranh Lạnh của André Fontaine
Tội Ác Trên Thế Giới Kiêm Thêm
Việt Nam Và Trật Tự Trung Hoa của Nguyễn Xuân Nghĩa
Các báo Việt Báo, Người Việt, Diễn Đàn Phụ Nữ, Tiền Phong, Hồn Việt.
Viết từ Xóm Cồn Hạ Uy Di
Tháng 1-2016
Mường Giang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét