“Bí quyết trường thọ” không hoàn toàn nằm ở ăn uống và vận động
Bên cạnh những vấn đề cần đào sâu tìm hiểu trong nghiên cứu về lão hóa của 3 nhà khoa học đạt giải Nobel năm 2009, người ta đã phát hiện ra một sự thật rất hiển nhiên rằng “bí quyết trường thọ” nằm trong chính “trái tim” của mỗi người.
Tiến sĩ sinh học phân tử Elizabeth Blackburn. (Ảnh: UCSF)
Nobel y học 2009 được trao cho 3 nhà nhà khoa học nữ gồm: Elizabeth Blackburn – giáo sư sinh học và sinh lý học của Đại học California, Mỹ; Carol W. Greider – giáo sư di truyền và sinh học phân tử Đại học Y khoa John Hopkins và Jack W. Szostak – giáo sư di truyền của Đại học Y khoa Harvard, Mỹ. Họ là những người đầu tiên phát hiện telomerase, một enzym có nhiệm vụ giữ cho các nhiễm sắc thể không bị lão hóa. Nói cách khác, telomerase có thể kéo dài tuổi thọ của con người.
Telomerase bắt đầu hoạt động khi con người còn ở dạng bào thai – giai đoạn mà các tế bào phân chia cực nhanh. Từ 4 đến 5 tuổi, telomerase gần như ngừng hoạt động. Điều đó có nghĩa là nhiễm sắc thể sẽ thoái hóa theo thời gian, khiến các tế bào già đi và cuối cùng ngừng phân chia. Hậu quả là chúng ta sẽ chết vì già. Tuy nhiên nhờ có telomerase nên các tế bào chẳng những không chết mà còn sinh sôi theo từng ngày.
Theo AP , Blackburn, Szostak và Greider đã có bằng chứng để khẳng định rằng, nếu chúng ta đưa được telomerase vào tế bào thì tuổi thọ của con người sẽ kéo dài vô thời hạn.
Nghiên cứu của 3 nhà khoa học trên còn khá nhiều rủi ro cần phải nghiên cứu kỹ càng hơn, chẳng hạn như hậu quả của việc các tế bào ung thư cũng sẽ không bị lão hóa và được nhân bản liên tiếp.
Mặt trái của nghiên cứu ‘kéo dài tuổi thọ’ nhờ cơ chế sinh sôi tế bào ung thư
Tuy nhiên, nghiên cứu của họ đã nói lên một điều rằng nhân tố kéo dài tuổi thọ không hoàn toàn nằm ở chế độ ăn uống và vận động. Và thực tế cũng cho thấy yếu tố bên ngoài không ảnh hưởng 100% đến tuổi thọ.
Ví dụ, cụ Batuli Lamichhane 112 tuổi (Nepal) chia sẻ bí quyết sống thọ của mình là hút 30 điếu thuốc lá mỗi ngày suốt 95 năm. Tất nhiên bà khuyên chúng ta nên tránh xa “thuốc lá thương mại” mà thay vào đó sử dụng loại thuốc địa phương có tên “beedis” được cuốn trong lá tendu, một cây thuộc họ thị.
Ngoài thuốc lá, người phụ nữ 112 tuổi tin rằng còn có những bí mật khác kéo dài tuổi thọ. “Con người ngày nay quá căng thẳng. Những ai không làm việc hoặc nhàn rỗi ở tuổi trung niên sẽ không sống thọ. Bạn phải hoạt bát và thoải mái mới được. Hãy luôn hạnh phúc và bạn sẽ sống lâu”, Batuli kết luận.
Theo một cuộc khảo sát về các nhân tố giúp con người kéo dài tuổi thọ, người ta đã đưa ra kết luận rằng nếu muốn sống trên 100 tuổi, thì chế độ ăn uống hợp lý chiếm 25%; các mặt khác chiếm 25%; vai trò của sự cân bằng tâm lý chiếm 50%.
Hãy giữ cho trạng thái tâm lý được cân bằng vì “áp lực” sẽ gây tổn hại cho cơ thể
“Hoàng Đế nội kinh” có ghi: “Bách bệnh sinh vu khí dã. Nộ tắc khí thượng, hỉ tắc khí hoãn, bi tắc khí kết, kinh tắc khí loạn, lao tắc khí háo…”, tức là bách bệnh sinh ra là do khí, tức giận chính là khí nghịch xung lên, vui vẻ khiến khí trì trệ, đau thương làm khí ngưng kết, kinh sợ dẫn đến loạn khí, phiền muộn gây tổn thất khí …
Cho nên y bệnh không tách rời y tâm, vì tâm thái, tình cảm chính là dấu hiệu của các bệnh chứng.
Y học hiện đại cho thấy: trong số bệnh nhân ung thư, xơ cứng động mạch, tăng huyết áp, loét dạ dày tá tràng, kinh nguyệt không đều, có đến 65% – 90% người mắc trầm cảm và áp lực tâm lý liên quan.
“Mục tiêu” là động lực để kích thích sự sống
Xác định mục tiêu cuộc sống. (Ảnh: Internet)
Nghiên cứu mới cho thấy “ý thức về mục tiêu sống” ảnh hưởng mạnh mẽ đến sức khỏe, bởi nếu việc theo đuổi mục tiêu trong cuộc sống sẽ quyết định trạng thái tâm trí của một người, từ đó xác định tình trạng sinh lý của họ.
Các nhà khoa học Anh đã tiến hành khảo sát một nhóm người ở độ tuổi 40- 90 tuổi trong 7 năm, kết quả cho thấy: Những người không có mục tiêu sống có số bị bệnh chết hoặc tự sát cao gấp đôi, số lượng mắc bệnh tim mạch và xuất huyết não cũng vậy.
Hơn nữa, y học từ lâu đã biết rằng sau khi nghỉ hưu, họ đột nhiên mất đi mục tiêu cuộc sống, sức khỏe thể chất và tâm thần suy giảm mạnh.
Tại sao như vậy? Bởi mục tiêu duy nhất của họ hiện tại là cái chết. Như thế, tiềm ẩn trong ý thức bản thân, họ đã lên giây cót cho cơ chế tự hủy, lặng lẽ bắt đầu khiến cơ thể lâm vào tình trạng tồi tệ hơn.
Do đó, sống có mục tiêu là tâm thái cần có để kéo dài tuổi thanh xuân.
Việc “giúp đỡ người khác” cũng có tác dụng trị liệu?
Giúp đỡ người khác là một liệu pháp trị liệu. (Ảnh: Internet)
Vua dầu mỏ Rockefeller, Hoa Kỳ, sau một thời gian ngắn tận hưởng niềm vui giàu có đã nhận ra sự suy kiệt của cơ thể. Ông đào sâu suy nghĩ rồi quyết định để dùng tiền để tham gia các hoạt động từ thiện, giúp đỡ những người không may mắn trong cuộc sống. Điều này khiến ông cảm thấy đặc biệt thoải mái, nhẹ nhõm. Kỳ lạ hơn, sức khỏe cũng từ từ chuyển biến tốt.
Một trường hợp khác là ông Thiệu Dật Phu (1907-2014), thọ 107 tuổi, một doanh nhân hàng đầu trong lĩnh vực giải trí tại Hồng Kông, đồng thời cũng là một nhà từ thiện. Ông là một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất trong ngành công nghiệp giải trí châu Á. Ông còn sáng lập giải thưởng Thiệu Dật Phu, với quỹ ngân sách lên đến 5.000 triệu đô-la Hồng Kông.
Các nhà nghiên cứu tìm thấy rằng giúp đỡ người khác “về chất”, có thể làm giảm tỷ lệ tử vong 42%; số khác hỗ trợ tinh thần, làm cho tỷ lệ tử vong giảm 30%.
Vậy phải chăng:
Thanh xuân thường làm bạn với người lương thiện.
Và tại sao như vậy?
Một nhà nghiên cứu y khoa Mỹ muốn hiểu vấn đề này, ông đã thực hiện một nghiên cứu:
Giúp đỡ người khác, tại sao lại có tác dụng chữa bệnh? Bởi với những người thường xuyên làm việc tốt, nội tâm của họ thường tạo ra một cảm giác không thể diễn tả bằng lời. Điều này làm giảm mức độ của hormone gây căng thẳng, thúc đẩy việc tiết ra các “hormone có lợi”.
Các chuyên gia dịch tễ học tâm thần thậm chí còn nói: “Phát triển thói quen giúp đỡ người khác là phương thuốc giúp phòng ngừa và điều trị chứng trầm cảm”.
Bí mật đầu tiên của sự trường thọ là sự hài hòa trong gia đình
Gia đình hòa thuận. (Ảnh: Internet)
Tại Georgia, Hoa Kỳ có một người nông dân đã sống 132 năm và 91 ngày. Khi bà được 130 tuổi, một phóng viên hỏi bà về bí quyết sống lâu, bà trả lời: “Đầu tiên là gia đình hòa thuận”.
Nước Mỹ có 2 vị giáo sư tâm lý học suốt 20 năm nghiên cứu đã phát hiện: các yếu tố quyết định ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, đầu tiên là “các mối quan hệ”. Họ nhận định rằng: các mối quan hệ có thể quan trọng hơn so với các loại trái cây, rau quả, thường xuyên tập thể dục và việc kiểm tra y tế thường xuyên.
Một bác sĩ tâm thần khác người Mỹ trong theo dõi và khảo sát “Mối quan hệ giữa trái tim và tính cách” trong 25 năm cho thấy: người có lòng dạ nhỏ mọn, coi trọng danh lợi, cảm xúc căm thù người khác mạnh mẽ, thì tỉ lệ tử vong cao tới 14%; trong khi người có lòng dạ khoáng đạt, lấy việc giúp người làm niềm vui, tính cách hiền hoà, sẽ có tỉ lệ tử vong chỉ là 2,5%; tỉ lệ mắc các bệnh tim mạch cũng giảm 5 lần.
Phân tích các nguyên nhân, ông nói: “Hậu quả của các mối quan hệ bất hòa là sự lấp đầy cảm giác bực tức, oán giận, thù địch; và việc bất mãn thường xuyên sẽ gây ra trạng thái kích thích thần kinh giao cảm, tăng bài tiết hormone Adrenaline và chất gây căng thẳng khác”.
Tháp nhu cầu của Maslow. (Ảnh: Internet)
Hơn nữa, mỗi cá nhân con người nằm trong quần thể xã hội, bị ràng buộc trong các mối quan hệ. Maslow tóm tắt các 5 nhu cầu cuộc sống từ thấp đến cao: nhu cầu sinh lý, nhu cầu an toàn, nhu cầu xã hội, nhu cầu được tôn trọng và nhu cầu tự khẳng định.
Ngoài nhu cầu vật chất, 4 nhu cầu còn lại đều liên quan đến mối quan hệ giữa người với người, “nhu cầu” được thỏa mãn sẽ mang đến cho người đó sự hạnh phúc.
Một nhà tâm lý Mỹ kể lại câu chuyện về một nữ bệnh nhân: Vài năm trước đây, Alice bị trầm cảm do thất tình, cô rời khỏi nhà để đến sống ở miền Trung Tây, nơi cuộc sống ít nhộn nhịp hơn, các mối quan hệ giữa con người ôn hòa hơn. Nhiều lần, Alice lái xe ra khỏi bãi đậu, dẫu xe xếp một hàng dài, nhưng luôn có một người nào đó nhường đường cho cô. Hành động lịch sự này khiến Alice vô cùng xúc động.
Theo thời gian, Alice cũng dưỡng thành thói quen nhường đường cho người khác trong bãi đậu xe. Cô thích loại hành vi đáp lễ này, nó sẽ tạo ra cho bản thân một niềm vui không thể tả.
Một năm sau, chứng trầm cảm của Alice không điều trị mà đã khỏi.
Bí quyết tạo dựng các mối quan hệ hài hòa?
Quan hệ hòa đồng, không phân biệt màu da, sắc tộc. (Ảnh: Internet)
Chính trị gia Quản Trọng thời Xuân Thu nói:
“Thiện khí nghênh người, thân như huynh đệ;
Ác khí nghênh người, hại với binh thương”.
(Dùng thiện ý đối với người, sẽ thân như anh em; ác ý đối với người, hại như việc binh đao)
Các phản ứng của mối quan hệ giữa con người giống như một tiếng vọng trong núi rừng (echo – tiếng nhại). Nói “bạn tốt” thì tiếng vọng lại sẽ là “bạn tốt”; hét lên “bạn xấu xa”, thì tiếng vọng lại sẽ là “bạn xấu xa”.
Một số mối quan hệ giữa các cá nhân không hòa hợp, đơn giản đó là kết quả của việc đấu tranh giữa người với người. Khi đáp trả thân thiện bằng một nụ cười, bạn có biết nồng độ immunoglobulin nước bọt sẽ tăng lên, kháng thể này có thể tăng cường hệ thống miễn dịch.
Tạo dựng một mối quan hệ hài hòa, trong giao tiếp bạn cần chút “phó xuất” bao gồm: khen ngợi, hài hước, nụ cười, sự tôn trọng, lịch sự, hiền hòa, khoan dung, tha thứ, thông cảm, lòng từ bi, lòng trung thành, và lắng nghe. Hãy đối xử với người khác theo cách mà chính bạn cũng muốn được đối xử như vậy.
Nói thẳng ra rằng bí mật của tuổi thọ không phải là ở bên ngoài nhưng ẩn trong trái tim của tất cả mọi người, cũng có nghĩa chính bạn là người nắm giữ chìa khóa trong tay!
Bắt đầu từ ngày hôm nay, hãy làm cho cuộc sống của chính bạn cũng vậy!
Nhẫn Đông theo cmoney.tw
10 thói quen của những người sống lâu nhất thế giới
Bổ sung Carbohydrate: 83,6 là tuổi thọ trung bình của người dân Nhật Bản, chỉ đứng thứ 2 trên thế giới.
Một nghiên cứu tại đất nước này cho biết, những người có thói quen ăn kiêng có tỉ lệ mắc bệnh tim mạch và nguy cơ tử vong thấp.
Một chế độ ăn uống nhiều ngũ cốc, rau của quả cũng như cân bằng thịt cá, đậu nành giúp cơ thể khỏe mạnh.
Có mục đích sống: Theo hãng tin WJAC, Delphine Gibson, công dân sống 113 tuổi ở Mỹ luôn có lòng tin, mục đích sống của mình. Đối với những người trên 50 tuổi vẫn có những mục đích sống cũng ít có dấu hiệu lão hóa hơn.
Có lòng nhân từ: Con gái người phụ nữ Tây Ban Nha 115 tuổi Ana Vela Rubio đã nói về bí mật để có sức khỏe như người mẹ của cô. Đó chính là lòng tốt, sự nhân từ, giúp đỡ những người xung quanh hạnh phúc.
Sống cùng âm nhạc: Theo Daily Mail, Alimihan Seyiti người Trung Quốc được coi là sống lâu nhất thế giới ở tuổi 131, đã làm quen với âm nhạc từ nhỏ. Ngay cả khi nhiều tuổi, người phụ nữ này vẫn có thể hát những bài hát trên sóng truyền hình.
Uống nhiều nước: Theo nghiên cứu, những người ăn kiêng giảm cân sẽ uống nhiều nước hơn đồng thời giữ được sức khỏe cũng như bảo vệ cơ thể từ những điều kiện bên ngoài.
Ăn ít thịt: Không phải tất cả những người sống lâu đều không ăn thịt, nhưng bà Seyiti vẫn ăn chay và hạn chế thịt. Ở tuổi 131, người phụ nữ này vẫn giữ chế độ ăn uống của mình bằng cách chỉ ăn thịt 1 lần mỗi tuần.
Ăn trứng mỗi ngày: Emma Morano ở Italia sống 117 tuổi (những chị em trong nhà bà đều sống đến gần 100 tuổi). Trong suốt 90 năm, mỗi ngày người phụ này đều ăn 3 quả trứng, hai quả vào buổi sáng và 1 quả dành cho bữa trưa.
Sức mạnh tinh thần: Từng đổ vỡ gia đình, người con trai qua đời, bà Morano từng bị suy tim nhưng vẫn duy trì lối sống lành mạnh cùng tinh thần thoải mái để có thể sống tốt đến năm hơn 100 tuổi.
Có những người để yêu thương: Ông Mbah Ghoto, người sống 146 tuổi ở Indonesia. Mặc dù có thói quen hút thuốc nhưng ông rất thọ bởi có những người yêu thương chăm sóc. Đã có nghiên cứu chỉ ra, với những người luôn kết nối với xã hội liên quan chặt chẽ đến vấn đề thể chất và tinh thần của con người.
Ăn thức ăn dân dã: Violet Mosse Brown, 117 tuổi, đã chỉ ra một chế độ ăn uống hiệu quả cho bản thân. Bà thích những món ăn trồng tại quê hương Jamaica của mình như khoai lang, xoài, bánh mì và cam…
Theo Nguyễn Như/VOV
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét