- CÔ THẦN - QUẢ TÚ & Những Giờ Sanh Phạm Nên Tránh...

Cô Thần - Quả Tú là hai ngôi sao đại diện cho sự cô đơn. 

- Cô Thần (thần cô độc) là tính đơn độc do chính bản thân cá nhân tạo ra từ tính cách, lối sống, suy nghĩ, xúc cảm của mình. Cho dù có sống với ai, ở đâu cũng luôn bị cảm giác cô độc bao phủ. Không bao giờ tìm được sự đồng điệu, vui vẻ thực sự với bất cứ ai. Người có cô thần luôn cảm thấy những người xung quanh không phù hợp với mình. "Cô" là sự co lại, đóng lại, thu lại, giữ lại, chắt lọc lại. Vì vậy luôn khó khăn để đồng điệu với người khác. Cô thần phù hợp với các vị trí cấp cao (hiếm gặp bởi phải có các cách thật tốt trong tử vi). Người có mệnh/thân Cô thần thường khó làm việc chỗ đông người, khó làm nghề giao tế và khó là chỗ để người khác chia sẻ. Cho dù lá số đủ tốt để tìm được người kết hôn thì cũng khó tìm được niềm vui bởi bản tính là không dễ hòa hợp. Nên người có Cô thần khó tìm bạn đời và kết hôn khó thấy hạnh phúc. Người có cô thần thường rất khó tính, khó chịu hoặc lạnh lùng. Bản thân dễ bị thiệt thòi mất mát (mồ côi) làm cho đơn độc. 

Quả Tú là hình ảnh của người không vui vẻ, buồn rầu.

Cùng tính chất đơn độc nhưng Quả tú thường do ảnh hưởng bởi hoàn cảnh bên ngoài. Bản thân không muốn sự đơn độc nhưng dễ lâm vào tình thế đơn độc và bị hao tổn (ví dụ góa bụa, mất con, bị xa lánh, hàng xóm không thân thiện hoặc hàng xóm là dạng cô thần, ở nơi vắng vẻ....). Quả tú là sự cô đơn mang nhiều tính buồn rầu, lặng lẽ, ưu tư một mình. Người có Quả tú ít khó tính hơn người có Cô thần nhưng rất khó làm cho họ vui. Người Quả tú cũng ít tạo ra (hoặc có) những thứ mà người khác thấy hay ho, đẹp đẽ. Cho nên những người này khi sống với người khác dễ gây cảm giác buồn tẻ, nặng nề, trì trệ, tiêu cực, bi quan, ngại thay đổi, ít hấp dẫn, dễ chán. Người có Quả tú luôn cho rằng mình là nạn nhân của thế giới bên ngoài nhưng không cho rằng mình thay đổi được hoàn cảnh. Vì thế họ sống có tính chịu đựng nhiều hơn. Khác với Cô thần là không muốn chấp nhận, Quả tú có tính cam chịu. 

- Người có Cô Thần, Quả tú nếu gặp lá số tốt vẫn có thể kết hôn và lập gia đình nhưng khó thể toan tính cuộc sống hạnh phúc như mình mong muốn. Hoặc là ước muốn thường quá cao xa, cầu kỳ hoặc không phù hợp thực tế (cô thần) hoặc là kém may mắn và thiếu chủ động tích cực nên không được như ý (quả tú). Nếu gặp các bộ sao xấu có tính chất tang tóc, buồn rầu, đơn độc khác (Tang môn, Vũ khúc, Phi liêm, Kình Dương, Tuyệt ....) thì càng gia tăng cái xấu. Nếu gặp được một số bộ sao đẹp thì cũng phát huy được vài điểm tốt. 

- Để hóa giải, người Cô Thần phải cố gắng tiếp cận với nhiều tri thức, mở rộng cái nhìn, tập chấp nhận cái nhìn của người khác, tìm lẽ vui trong niềm vui của người khác, hạn chế đánh giá, suy xét theo các góc độ duy ý chí cá nhân và giảm bớt các yêu cầu cá nhân với mọi thứ xung quanh, chấp nhận cuộc sống không có sự hoàn hảo. Nếu không tìm được niềm vui với mọi người xung quanh thì nên tìm đến sự tu hành (cần có thêm một số sao khác như Thiên không....). 

Người có Quả Tú thực tế khó hóa giải hơn Cô Thần mặc dù đời sống tinh thần ít căng thẳng hơn. Bởi vì sự cô đơn của người Quả Tú phụ thuộc nhiều vào hoàn cảnh. Người Quả Tú cần nhất là sống tích phúc đức để hóa giải nghiệp. Sống thân thiện, nhân ái, bao dung để nhận thêm về sự quan tâm và yêu thương. Người Quả Tú (gương mặt thường buồn tẻ) cần học cách cười để tạo ra năng lượng vui vẻ cho mình và cho người xung quanh. Quả tú cần tìm cách làm cuộc sống của mình sinh động, hấp dẫn và đẹp đẽ hơn để thu hút sự quan tâm của người khác.

Bởi vậy, nếu lá số tử vi của bạn đúng là cô quả thì cho dù các bạn lễ lạt, cúng bái, hầu đồng, cắt duyên... cỡ nào cũng khó lòng hóa giải được. Cách hóa giải tốt nhất chỉ là tự mình cải số. Hiểu cái hay dở để mà tiết giảm, gia tăng những thứ cần thiết nhằm cân đối lại cuộc sống của mình. Đồng thời cũng tự hiểu số phận trời cho là trò chơi thử thách của cuộc đời. Đó cũng là bài thi mỗi người bốc thăm được và phải trải  nghiệm trong suốt cuộc đời. Khó đưa ra lời oán trách nhân gian. Tất cả đều là nhân quả, oan gia, tạo tác nhiều đời của chính mình...

 Thi qua được từng phần, rồi ngẫm lại cũng thấy có những thứ hay thú vị, có khi lại thấy thán phục bản thân. 

Mong các bạn hài lòng vì làm chủ được cuộc đời mình.

Nếu con trai sinh ra rủi phạm nhằm tháng CÔ THẦN thì việc lập gia đình gặp nhiều rắc rối: trể nải, thay đổi nhiều đời vợ, phải chịu lắm nỗi đau buồn trong bước đường tình.
Con gái sanh rủi phạm nhằm tháng QUẢ TÚ thì đời mình phải chịu nhiều nỗi đau thương trong cuộc lương duyên, thay đổi nhiều đời chồng, khổ sầu nhiều nỗi!

1, Tuổi Tý

+ Trai sinh tháng 1 tháng 7 phạm CÔ THẦN
+ Gái sinh tháng 2 tháng 8 phạm QUẢ TÚ

2, Tuổi Sửu
+ Trai sinh tháng 1 tháng7 phạm CÔ THẦN
+ Gái sinh tháng 3 tháng 9 phạm QUẢ TÚ

3 , Tuổi Dần

+ Trai sinh tháng 4 , tháng 10 phạm CÔ THẦN
+ Gái sanh tháng 4 , tháng 10 phạm QUẢ TÚ

4,Tuổi Mẹo
+ Trai sanh tháng 4 , tháng 10 phạm CÔ THẦN
+ Gái sanh tháng 5 tháng 11 phạm QUẢ TÚ

5, Tuổi Thìn
+ Trai sanh tháng 4 , tháng 10 phạm CÔ THẦN
+ Gái sanh tháng 6 ,tháng 12 phạm QUẢ TÚ

6, Tuổi Tỵ
+ Trai sanh tháng 1 , tháng 7 phạm CÔ THẦN
+ Gái sanh tháng 1 , tháng 7 phạm QUẢ TÚ

7, Tuổi Ngọ

+ Trai sinh tháng 1 , tháng 7 phạm CÔ THẦN
+ Gái sinh tháng 2 , tháng 8 phạm QUẢ TÚ

8, Tuổi Mùi
+ Trai sinh tháng 1 , tháng 7 phạm CÔ THẦN
+ Gái sinh tháng 3 , tháng 9 phạm QUẢ TÚ

9, Tuổi Thân
+ Trai sinh tháng 4 , tháng 10 phạm CÔ THẦN
Gái sinh tháng 4 , tháng 10 phạm QUẢ TÚ

10, Tuổi Dậu
+ Trai sinh tháng 4 , tháng 10 phạm CÔ THẦN
+ Gái sinh tháng 5 , tháng 11 phạm QUẢ TÚ

11, Tuổi Tuất

+ Trai sinh tháng 4 , tháng 1 phạm CÔ THẦN
+ Gái sinh tháng 6 , tháng 12 phạm QUẢ TÚ

12, Tuổi Hợi

+ Trai sinh tháng1 , tháng 7 phạm CÔ THẦN
+ Gái sinh tháng 1 , tháng 7 phạm QUẢ TÚ

Ý NGHĨA SAO CÔ THẦN - QUẢ TÚ TRONG TỬ VI
Cô thần (Thổ) quả tú (Thổ) 
***
1. Ý nghĩa tính tình:
- Lạnh lùng trong việc giao thiệp
- Khó tính, câu chấp, khắt khe, nệ tiểu tiết, ai trái ý không muốn chơi, không biết chiều chuộng
- Lập dị, khắc kỷ, vô duyên
- Cô độc, không thích giao thiệp, ít ưa bạn bè, bạn bè cũng ít ưa đương sự (giống như sao Đẩu Quân)

2. Ý nghĩa phúc thọ:

Cô Quả chỉ sự cô đơn, chiếc bóng, nhất là đối với phái nữ. Đây là một yếu tố của sự góa bụa của phái nữ. Do đó, Cô Quả có hại cho hôn nhân, cho sự cầu hôn, cho sự đoàn tụ, chung sống của vợ chồng.

3. Ý nghĩa liên quan đến tài sản:

Tại cung Điền và Tài, Cô Quả chủ sự cầm của, tức là gìn giữ được của cải bền vững nhờ sự so đo, suy tính hơn thiệt trước khi xài, xài kỹ lưỡng, nếu không nói là hà tiện. Về điểm này, Cô Quả giống sao Đẩu Quân.

4. Ý nghĩa của cô quả ở các cung:
a. Ở Phúc, Tử, Bào:
- Hiếm anh em, có thể là con một
- Hiếm con cái, có thể rất chậm vợ/chồng.

b. Ở Phu Thê:
- Cô đơn, không được chiều đãi, cô độc, dù có vợ/chồng nhưng vẫn thấy lẻ loi, thiếu tình thương.
- Bị bỏ rơi, thất tình
- Có thể góa bụa hay không vợ/chồng nếu gặp hung sát tinh, nếu cùng chiếu vào Phúc và Phu, Thê.
- Phải xa vợ/chồng một thời gian rất lâu.

c. Ở Di, Nô:

- Ít bạn bè, không thích giao thiệp, khó tính
- Không thích nghi với xã hội
- Thiếu hạnh phúc ngoài đời, miễn cưỡng sống ở đời, không cảm thấy hanh thông.
Đi với Đẩu Quân, ý nghĩa nói trên càng thêm rõ.

5. Ý nghĩa cô quả và các sao khác:
- Quả, Phục: bị nói xấu, bị gièm pha bởi tiểu nhân; nói xấu, gièm pha người khác.
- Quả, Kỵ, Tuế : bị ghen ghét, ruồng bỏ, thất sủng; bị nhân tình bỏ.
- Quả, Đào, Mã: đàn bà số phận lênh đênh, có nhiều nhân tình mà không ở lâu được với người nào. Nếu Mệnh, Thân xấu, có thể là gái giang hồ.
GHI CHÚ: Nam kỵ CÔ THẦN, Nữ kỵ QUẢ TÚ. (Người phạm tuổi này thường làm lễ Di Cung Hoán Số).


Hỏi đáp 15- DI CUNG HOÁN SỐ
Hỏi: Xin GS cho biết con người ta có thể “Di cung Hoán số” được không?

Đáp: Được, nhưng phải có phương pháp khoa học chặt chẽ. Nói sao để bạn dễ hiểu đây?
Di cung là gì? Là chuyển từ cung này sang cung khác. Bạn cần hiểu rằng mỗi người trần đều có bản gốc của mình đang được lưu giữ ở không gian Vi tế trong vũ trụ. Bản gốc này được lưu giữ tại 1 cung nào đó trong Hình 1 dưới đây. Người trần chỉ là bản sao của cái bản gốc này cộng thêm cái thân xác do cha mẹ sinh ra để có đủ sức nặng mà trụ được ở cõi trần. Nói cách khác, bạn đang ở cõi trần, nhưng linh hồn của bạn thì vẫn đang ở 1 cung của Hình 1.


Trên Hình 1 ta thấy có các không gian với các cung từ cung cõi trần tới cõi ngục, rồi vòng theo chiều kim đồng hồ từ cung Đế đến cung Thiên linh vũ trụ, theo chiều từ thấp lên cao. Cung Đế thấp nhất, là cung mà đa số người trần sau khi chết thì linh hồn sẽ về đây. Rồi đến lúc nào đó lại luân hồi về cõi trần để tu luyện lại. Nếu ở cõi trần bạn tu luyện tốt thì khi chết linh hồn bạn sẽ được nâng cấp dần lên từ cung Đế lên cung Thần linh, Tiên thánh… cho đến Thiên linh vũ trụ. Đây là con đường rất dài , đầy gian nan với rất nhiều kiếp luân hồi. Nếu bạn phạm tội ở cõi trần (như cướp của giết người, phá đình chùa, trộm cắp v.v…) thì khi chết linh hồn của bạn sẽ bị giam vào cõi ngục. Tức là bạn sẽ ở cung Địa (bị quản thúc), hoặc cung Ngục Thủy (giam nhưng không cầm), hoặc cung Ngục tối (vừa giam vừa cầm). Nếu linh hồn của bạn đang ở cõi ngục thì đời bạn ở cõi trần sẽ rất khốn khổ: ốm đau bệnh tật, sức khỏe yếu hèn, làm ăn thất bát, gia đình bất hạnh. Nếu bạn làm sao để chuyển được từ cõi ngục lên cung Đế thì linh hồn bạn sẽ được tự do để hỗ trợ cho bạn ở cõi trần. Thế gọi là bạn đã được Di cung.

Hoán số là gì? Là đổi từ số khốn khổ sang số không còn khổ nữa. Nếu linh hồn bạn đang ở cõi ngục thì đời bạn khốn khổ vì bị phạt. Nay bạn được di lên cung Đế, tức linh hồn của bạn được tự do để hỗ trợ bạn, thì bạn đã từ số khốn khổ chuyển thành số không khổ nữa. Tức là bạn đã Hoán đổi được số của mình rồi. Đó chính là hoán số.

Vấn để còn lại là làm thế nào để Di cung Hoán số?
Chỉ những người thấy cuộc sống của mình khốn khổ quá thì mới có nhu cầu Di cung Hoán số. Người sung sướng rồi thì không làm việc này làm gì.

Cách làm Di cung Hoán số
Để Di cung Hoán số bạn cần làm những việc sau đây:

- - Tìm một thầy có năng lượng cao và có phương pháp khoa học tốt để giúp bạn tìm cho ra nguyên nhân vì sao đời bạn khốn khổ. Thí dụ có thể do kiếp trước cách kiếp này 1 kiếp bạn đã là tướng cướp, chuyên cướp của giết người mà kiếp này bạn đang phải trả nghiệp. Hoặc kiếp trước kiếp này bạn đã phá chùa, đập bát hương mà kiếp này bạn đang bị phạt. Rồi sau đó thầy này xác định cho bạn xem linh hồn bạn ở cõi giới vô hình đang nằm ở cung nào ở Cõi ngục (Hình 1).

- - Sau khi đã biết tội lỗi đã mắc phải trước đây, bạn cần lên chùa làm lễ sám hối, tạ tội trước Trời Phật và xin khất trả nghiệp nếu đang phải trả nghiệp, (kiếp này chưa trả, xin cho trả vào những kiếp sau). Hoặc xin tha tội nếu đang bị phạt. Nếu bạn được Trời Phật chấp nhận cho khất trả nghiệp hay chấp nhận tha tội cho bạn thì bạn sẽ được giải thoát ra khỏi cõi ngục, lên cung Đế để được tự do. Như vậy là bạn đã được Di cung. Khi đó cuộc đời bạn sẽ không còn khốn khổ nữa, mà trở thành một người có số mệnh bình thường như nhiều người khác. Tức là bạn đã đổi được từ số khổ sang không khổ nữa. Nói cách khác là bạn đã Hoán đổi được số rồi.

- - Tiếp sau là cả cuộc đời bạn cần sống thiện để chuộc lại tội lỗi của kiếp trước. Bạn cần chăm đi lễ chùa để sám hối, giúp người nghéo, giúp người hoạn nạn… để tích đức mà giải nghiệp. Đức càng tăng thì nghiệp càng giảm. Tới kiếp bạn phải trả nghiệp thì nghiệp đã giảm đáng kể, không còn nặng nề như hiện nay, Đó là cái hay của khất trả nghiệp. Nếu Di cung Hoán số rồi mà bạn không chịu sống thiện, lại phạm tội thì sau khi chết, linh hồn bạn ở cõi âm sẽ lại bị tống ngục sâu hơn. Và kiếp sau bạn lại phải sống khốn khổ.

Như vậy việc Di cung Hoán số cần làm thận trọng và có phương pháp khoa học. Và chính bạn phải tự làm việc Di cung Hoán số cho bạn. Không ai có thể làm thay bạn được. Người khác chỉ có thể hướng dẫn bạn cách làm mà thôi. Bất kỳ một ai nhân danh cá nhân để Di cung Hoán số cho người khác đều là mê tín dị đoan, và không bao giờ làm được.

Có ý kiến nói rằng, bảo con người có số mệnh, sao tôi và anh ấy cùng sinh một năm tuổi mà anh ấy sướng thế, còn tôi thì khổ ơi lả khổ? Thực ra sinh cùng 1 năm, nhưng cũng còn khác giờ ngày tháng nữa. Nếu giả sử cùng sinh cả giờ ngày tháng năm thì còn lý do bạn khổ vì kiếp trước đã cướp của giết người. Còn anh ấy sướng vì kiếp trước đã sống thiện, giúp đỡ người nghèo, cúng dường Tam bảo. Về mặt này thì không ai giống ai cả. Bạn không ganh với anh ta được.

Cho nên chỉ có sống thiện thì đời ta mới sung sướng được mà thôi.

GS Đích.
CON TRAI, GÁI MỚI SANH NUÔI ĐẶNG KHÔNG?

1. Coi số có Trời đánh hay không?
Đây dùng Thiên Can năm hiệp với giờ sanh kiết hung.
Năm Giáp, Năm Ất sanh nhằm giờ Ngọ (Phạm)
Năm Bính, Năm Đinh sanh nhằm giờ Tý (Phạm)
Năm Mậu, Năm Kỷ sanh nhằm giờ Tuất (Phạm)
Năm Canh, Năm Tân sanh nhằm giờ Dần (Phạm)
Năm Nhâm, Năm Quý sanh nhằm giờ Dậu (Phạm)
Số nói trên sanh con nít phạm nhằm nuôi không đặng. Con nuôi đặng thì đến lớn bị Trời đánh.

2. Coi số có rắn cắn hay không?
Năm Giáp, Năm Ất sanh nhằm giờ Tỵ, Dậu, Sửu (Phạm)
Năm Bính, Năm Đinh sanh nhằm giờ Thân, Tý, Thìn (Phạm)
Năm Mậu, Năm Kỷ sanh nhằm giờ Hợi, Mẹo, Mùi (Phạm)
Năm Nhâm, Năm Quý sanh nhằm giờ Dần, Ngọ, Tuất (Phạm)
Số này 2 năm phạm 3 giờ, nếu có phạm giờ như trên đây, trong 3 tuổi trởi lại thì nuôi không đặng.

3. Coi số có chết yểu hay không?
Đây dùng tháng sanh, dùng giờ sanh hiệp lại biết kiết hung.
Sanh tháng Giêng, tháng 5, tháng 9 giờ Thìn (Phạm)
Sanh tháng 2, tháng 6, tháng 10 giờ Mùi (Phạm)
Sanh tháng 3, tháng 7, tháng 11 giờ Tỵ (Phạm)
Sanh tháng 4, tháng 8, tháng 12 giờ Dần (Phạm)
Coi trên đây 3 tháng có phạm 1 giờ kỵ. Nếu có phạm số này thì khó nuôi đến 12 tuổi hoặc mới sanh.

4. Coi số nít nuôi khó, dễ, Trai và Gái?
Sanh tháng 2 giờ Dậu kỵ
Sanh tháng 3 giờ Tuất kỵ
Sanh tháng 4 giờ Hợi kỵ
Sanh tháng 5 giờ Tý kỵ
Sanh tháng 6 giờ Sửu kỵ
Sanh tháng 7 giờ Dần kỵ
Sanh tháng 8 giờ Mẹo kỵ
Sanh tháng 9 giờ Thìn kỵ
Sanh tháng 10 giờ Tỵ kỵ
Sanh tháng 11 giờ Ngọ kỵ
Sanh tháng 12 giờ Mùi kỵ
Thuở nhỏ phạm số này thì khi lớn tuổi đau về bệnh ho ra huyết. Nhứt thiết về bệnh máu huyết.

5. Coi số nít có té sông, té giếng hay không?
Sanh tháng Giêng giờ Dần kỵ
Sanh tháng 2 giờ Mẹo kỵ
Sanh tháng 3 giờ Thìn kỵ
Sanh tháng 4 giờ Tỵ kỵ
Sanh tháng 5 giờ Ngọ kỵ
Sanh tháng 6 giờ Múi kỵ
Sanh tháng 7 giờ Thân kỵ
Sanh tháng 8 giờ Dậu kỵ
Sanh tháng 9 giờ Tuất kỵ
Sanh tháng 10 giờ Hợi kỵ
Sanh tháng 11 giờ Tý kỵ
Sanh tháng 12 giờ Sửu kỵ
12 tháng trên đây, nếu sanh con nít phạm tháng này, giờ này thì phải coi chừng nó té sông, té giếng, nếu giữ qua đặng 12 tuổi thì đặng khỏi, đến lớn phải coi chừng chìm ghe.

6. Coi sanh bốn mùa có phạm giờ khóc hay không (khóc dạ đề)?
Sanh tháng Giêng, tháng 2, tháng 3, giờ Ngọ kỵ
Sanh tháng 4, tháng 5, tháng 6, giờ Tý kỵ
Sanh tháng 7, tháng 8, tháng 9, giờ Dậu kỵ
Sanh tháng 10, tháng 11, tháng 12, giờ Mẹo kỵ
Nếu sanh phạm 3 tháng nhằm giờ này thì mới sanh nó hay khóc dạ đêm. Dùng Thầy Pháp giỏi ếm hết.

7. Coi sanh con có kỵ Cha Mẹ hay không?
Sanh tháng Giêng, tháng 7, giờ Tỵ, giờ Hợi kỵ
Sanh tháng 2, tháng 8, giờ Tuất, giờ Thìn kỵ
Sanh tháng 3, tháng 9, giờ Mẹo, giờ Dậu kỵ
Sanh tháng 4, tháng 10, giờ Dần, giờ Thân kỵ
Sanh tháng 5, tháng 11, giờ Sửu, giờ Mùi kỵ
Sanh tháng 6, tháng 12, giờ Tý, giờ Ngọ kỵ
Nếu sanh con nít phạm tháng này, thì một là khó nuôi đến lớn, nếu nuôi đặng thì Cha Mẹ phải phân ly, nếu không phân ly thì nó lớn bị chết chém.

8. Coi số con nít có đau ghẻ hay không?
Sanh tháng Giêng, tháng 2, tháng 3, giờ Thìn, giờ Tuất kỵ
Sanh tháng 4, tháng 5, tháng 6, giờ Sửu, giờ Mùi kỵ
Sanh tháng 7, tháng 8, tháng 9 giờ Tuất, giờ Hợi kỵ
Sanh tháng 10, tháng 11,tháng 12, giờ Sửu, giờ Dần kỵ
Nếu sanh trong 3 tháng này, gặp nhằm 2 giờ này thì hay sanh bệnh ghẻ chóc lúc nhỏ đến lớn mới hết.

9. Coi số con nít nuôi đặng hay không?
Sanh tháng Giêng, tháng 2, tháng 3, giờ Sửu, giờ Mùi kỵ
Sanh tháng 4, tháng 5, tháng 6, giờ Thìn, giờ Tuất kỵ
Sanh tháng 7, tháng 8, tháng 9 giờ Tý, giờ Ngọ kỵ
Sanh tháng 10, tháng 11, tháng 12, giờ Mẹo, giờ Dậu kỵ
Sanh con nít trong 3 tháng này gặp phải giờ này nếu phạm nhằm thì nuôi không đặng, số đi chầu Diêm Vương.

10. Coi con nít dễ nuôi hay không?
Sanh tháng Giêng, tháng 2, tháng 3, giờ Thìn, giờ Dậu Kỵ
Sanh tháng 4, tháng 5, tháng 6, giờ Tỵ, giờ Mẹo kỵ
Sanh tháng 7, tháng 8, tháng 9 giờ Sửu, giờ Mùi kỵ
Sanh tháng 10, tháng 11, tháng 12, giờ Tỵ, giờ Hợi kỵ
Sanh con nít trong 3 tháng này gặp phải 2 giờ này thì là nó ngủ giật mình, van vái mới dễ nuôi tới lớn. Tuổi hay có kỵ về tên, đạn.

11. Coi con nít dễ nuôi hay không?
Sanh năm Tý, giờ Dậu kỵ
Sanh Tuất, giờ Sửu, giờ Dần, giờ Thân, giờ Tỵ, giờ Mẹo kỵ
Sanh năm Hợi, giờ Thìn kỵ
Nếu sanh nhằm năm này thì bị quỷ bắt khó nuôi, phải kiếm Thầy Pháp giỏi ếm nó, đến lớn tuổi bị ma nhát thường.

12. Coi con nít dễ nuôi hay không?
Sanh năm Giáp, năm Ất, giờ Dậu, giờ Thân kỵ
Sanh năm Bính, năm Đinh, giờ Hợi, giờ Tý kỵ
Sanh năm Mậu, năm Kỷ, giờ Dần, giờ Mẹo, giờ Sửu kỵ
Sanh năm Canh, năm Tân, giờ Tỵ, giờ Ngọ kỵ
Sanh năm Nhâm, năm Quý, giờ Thìn, giờ Tuất, giờ Sửu, giờ Mùi kỵ
Nếu sanh con nít nhằm năm này, gặp giờ này thì khó nuôi nhưng nuôi đặng thì lớn bị đánh bằng cây mà chết.

13. Coi con nít dễ nuôi hay không?
Sanh tháng Giêng, tháng 2, tháng 3, giờ Dậu kỵ
Sanh tháng 4, tháng 5, tháng 6, giờ Tý kỵ
Sanh tháng 7, tháng 8, tháng 9 giờ Mẹo kỵ
Sanh tháng 10, tháng 11, tháng 12, giờ Ngọ kỵ
Sanh con nít trong 3 tháng này gặp phải giờ này thì là hay đau hoặc là có tật. Nếu có phước đức nhiều, đến lớn có công danh, làm ăn phát đạt, phòng kẻ hung ác nó chém lén.

14. Coi con nít dễ nuôi hay không?
Sanh tháng Giêng, tháng 2, tháng 3, giờ Dậu kỵ
Sanh tháng 4, tháng 5, tháng 6, giờ Tý kỵ
Sanh tháng 7, tháng 8, tháng 9 giờ Mẹo kỵ
Sanh tháng 10, tháng 11, tháng 12, giờ Ngọ kỵ
Sanh con nít trong 3 tháng này gặp phải giờ này thì là hay đau hoặc là có tật. Nếu có phước đức của Ông Bà nhiều thì qua đặng, đến lớn làm ăn đặng, còn phước đức ít thì phải chịu đi ăn xin.

15. Coi con nít dễ nuôi hay không?
Sanh tháng Giêng, tháng 2, giờ Tỵ, giờ Ngọ, giờ Thân, giờ Dậu kỵ
Sanh tháng 3, tháng 6, tháng 9, tháng 12, giờ Tý, giờ Hợi, giờ Sửu, giờ Mùi kỵ
Sanh tháng 4, tháng 5, giờ Hợi, giờ Tý kỵ
Sanh tháng 7, tháng 8, giờ Dần, giờ Mẹo, giờ Tỵ, giờ Ngọ kỵ
Sanh tháng 10, tháng 11, giờ Tý, giờ Ngọ, giờ Thìn, giờ Mẹo kỵ
Sanh con nít trong mấy tháng này gặp phải giờ này thì là hay đau trong 100 ngày, nuôi dưỡng rất khổ cực, phải cần mẫn thuốc thang nhiều mới đặng. Nếu qua đặng thì lớn lên nó hay có bệnh lặt vặt trong mình.

16. Coi số con nít có té sông, té giếng hay không?
Sanh tháng Giêng, tháng 2, tháng 3, giờ Mẹo kỵ
Sanh tháng 4, tháng 5, tháng 6, giờ Ngọ kỵ
Sanh tháng 7, tháng 8, tháng 9, giờ Dậu kỵ
Sanh tháng 10, tháng 11, tháng 12, giờ Tý kỵ
Sanh 3 tháng kỵ một giờ coi chừng té sông, giếng nhưng qua khỏi, đến khi lớn tuổi phải đề phòng.

17. Coi số con mắt tỏ sáng hay không?
Mạng Kim: Sanh tháng 1 - 4 - 5 - 10 - 11 (Phạm)
Mạng Mộc: Sanh tháng 4 - 5 - 7 - 8 (Phạm)
Mạng Thủy: Sanh tháng 1 - 4 - 5 - 9 (Phạm)
Mạng Hỏa: Sanh tháng 1 - 4 - 5 (Phạm)
Mạng Thổ: Sanh tháng 1 - 4 - 5 - 10 - 11 (Phạm)
Số nói trên đây ai mạng này sanh nhằm tháng này, phải đề phòng con mắt hay bệnh, hay bị tối, mù. Cũng nên làm lành và thi ân trợ khổ thì được qua.

18. Coi số có đau lưng hay không?
Mạng Kim: Sanh tháng g Giêng - 5 - 7 - 8 (Phạm)
Mạng Mộc: Sanh tháng 4 – 5 – 7 - 8 (Phạm)
Mạng Thủy: Sanh tháng 1 - 2 - 4 - 5 (Phạm)
Mạng Hỏa: Sanh tháng 4 - 5 - 10 - 11(Phạm)
Mạng Thổ: Sanh tháng 4 - 5 - 10 - 11 (Phạm)
Số nói trên đây ai mạng này sanh nhằm tháng này hay đau lưng, tánh thông minh. Gia đạo hưng vượng, có Phước Lộc sanh.

19. Coi số có bị lửa cháy hay không?
Tuổi Tý: Sanh tháng Giêng, tháng 7 kỵ
Tuổi Sửu: Sanh tháng 2, tháng 8 kỵ
Tuổi Dần: Sanh tháng 3, tháng 9 kỵ
Tuổi Mẹo: Sanh tháng 4, tháng 10 kỵ
Tuổi Thìn: Sanh tháng 5, tháng 11 kỵ
Tuổi Tỵ: Sanh tháng 6, tháng 12 kỵ
Tuổi Ngọ: Sanh tháng Giêng, tháng 7 kỵ
Tuổi Mùi: Sanh tháng 2, tháng 8 kỵ
Tuổi Thân: Sanh tháng 3, tháng 9 kỵ
Tuổi Dậu: Sanh tháng 4, tháng 10 kỵ
Tuổi Tuất: Sanh tháng 5, tháng 11 kỵ
Tuổi Hợi: Sanh tháng 6, tháng 12 kỵ
Vì tội kiếp trước khinh Thần Thánh nên sanh nhằm tháng kỵ, vậy nên làm điều âm chất thi ân bố đức, đức hạnh nhiều thì qua.

20. Coi số cỡi Trâu, cỡi Ngựa kiết hung?
Tuổi Tý: Sanh tháng 1 (T.Giêng), tháng 7 kỵ
Tuổi Sửu: Sanh tháng 4, tháng 10 kỵ
Tuổi Dần: Sanh tháng 7, tháng 1 kỵ
Tuổi Mẹo: Sanh tháng 4, tháng 10 kỵ
Tuổi Thìn: Sanh tháng Giêng, tháng 7 kỵ
Tuổi Tỵ: Sanh tháng 10, tháng 4 kỵ
Tuổi Ngọ: Sanh tháng 7, tháng 1 kỵ
Tuổi Mùi: Sanh tháng 4, tháng 10 kỵ
Tuổi Thân: Sanh tháng 7, tháng 1 kỵ
Tuổi Dậu: Sanh tháng 4, tháng 10 kỵ
Tuổi Tuất: Sanh tháng 7, tháng 1 kỵ
Tuổi Hợi: Sanh tháng 4, tháng 10 kỵ
Sanh nhằm tháng kỵ trên đây:
Đời xưa kỵ cỡi ngựa trâu đời nay kỵ cỡi các loại xe nên phòng ngừa.

21. Số bị Rắn cắn và Cọp ăn?
Tuổi Tý: Sanh tháng Giêng, tháng 7 kỵ
Tuổi Sửu: Sanh tháng 2, tháng 8 kỵ
Tuổi Dần: Sanh tháng 3, tháng 9 kỵ
Tuổi Mẹo: Sanh tháng 4, tháng 10 kỵ
Tuổi Thìn: Sanh tháng 5, tháng 11 kỵ
Tuổi Tỵ: Sanh tháng 6, tháng 12 kỵ
Tuổi Ngọ: Sanh tháng 7, tháng 1 kỵ
Tuổi Mùi: Sanh tháng 8, tháng 2 kỵ
Tuổi Thân: Sanh tháng 9, tháng 3 kỵ
Tuổi Dậu: Sanh tháng 10, tháng 4 kỵ
Tuổi Tuất: Sanh tháng 11, tháng 5 kỵ
Tuổi Hợi: Sanh tháng 12, tháng 6 kỵ
Trên đây mỗi tuổi kỵ hai tháng nếu sanh nhằm hai tháng trên đây ở đất bằng kỵ rắn, còn ở rừng kỵ cọp dữ phải đề phòng.

22. Số kỵ té cây, té sông giếng?
Mạng Kim: Sanh tháng 5 - 7 kỵ
Mạng Mộc: Sanh tháng 5 - 7 kỵ
Mạng Thủy: Sanh tháng 1 - 10 kỵ
Mạng Hỏa: Sanh tháng 4 - 10 kỵ
Mạng Thổ: Sanh tháng 4 - 10 kỵ
Sanh táng kỵ trên đây: Trèo leo phòng té, qua mương cầu đi suối sông nên giữ mình khéo té nặng hại thân.

23. Số này phòng khi đủ tuổi mãn số dọc đàng, không có nhà ở?
Tuổi Tý: Sanh tháng 7, 3, 5 kỵ
Tuổi Sửu: Sanh tháng 4, 8, 6 kỵ
Tuổi Dần: Sanh tháng 5, 9, 7 kỵ
Tuổi Mẹo: Sanh tháng 10, 6, 8 kỵ
Tuổi Thìn: Sanh tháng 7, 11, 9 kỵ
Tuổi Tỵ: Sanh tháng 8, 12, 10 kỵ
Tuổi Ngọ: Sanh tháng 1, 9, 11 kỵ
Tuổi Mùi: Sanh tháng 10, 2, 12 kỵ
Tuổi Thân: Sanh tháng 11, 3, 1 kỵ
Tuổi Dậu: Sanh tháng 4, 1, 12 kỵ
Tuổi Tuất: Sanh tháng 1, 5, 3 kỵ
Tuổi Hợi: Sanh tháng 2, 6 , 4 kỵ

CHỌN NĂM SANH CON  (Chỉ trong 8 chử sau đây):
Năm, tháng lập gia đình cả 2 vợ chồng đều là tuổi Lẻ (Nếu thụ thai ngay trong tháng cuới 'T12AL',  tức2l+1c: Sanh gái).



 VIDEO: VĂN HÓA TÂM LINH (Di Cung Hoán Số)


Sự tồn tại của vong linh thánh thần với lên đồng - hầu đồng
Chuyên viên cao cấp Hồ Thu Báo cáo nghiên cứu khoa học
10:09' SA - Thứ hai, 16/09/2013

Sau nhiều năm khảo sát và nghiên cứu hàng ngàn trường hợp áp vong, gọi hồn người đã khuất để tìm mộ liệt sĩ và mộ thất lạc qua những người có khả năng đặc biệt như cô Phương (Thanh Hóa), cô Thạo (Hải Phòng), cô Bằng ( Hải Dương)… đã được Hội đồng khoa học Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người đánh giá có kết quả tốt. Để tiếp tục quá trình tìm hiểu và nghiên cứu về sự tồn tại của vong linh con người trong cuộc sống có một sự kiện đáng lưu ý là có hay không vong linh của các bậc thần thánh trong đời sống văn hóa tâm linh. Để tìm hiểu và đánh giá vấn đề này, Bộ môn Cận Tâm Lý- Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người thuộc Liên hiệp các Hội khoa học- kỹ thuật Việt Nam tiếp tục đưa vào nghiên cứu Đạo Mẫu tứ phủ ở Việt Nam qua việc lên đồng và hầu đồng.

1. Đạo thờ Mẫu:
Trong tiến trình lịch sử dân tộc trải qua các thời kỳ Nho, Phật, Lão, cư dân nông nghiệp Việt Nam phát hiện ra rằng để sinh ra, lớn lên, tồn tại và phát triển không thể thiếu vị trí tối linh thiêng và chỉ có một không hai là Bà Mẹ - danh từ Hán Việt gọi là Mẫu. Từ đó có tên gọi Mẫu Thiên, Mẫu Địa, Mẫu nghi thiên hạ, Mẫu Thượng ngàn (rừng xanh), Mẫu Thủy (sông dài biển rộng) đó là những hình tượng sinh động về Người Mẹ trong cuộc sống. Còn về cụ thể bằng xương thịt và có đời sống dân gian gần gũi với dân cư sông Hồng là hình ảnh Thánh Mẫu Liễu Hạnh – một trong tứ thánh bất tử của nền nếp đạo đức truyền thống của nền văn minh sông Hồng ( Tản Viên, Chử Đồng Tử, Thánh Gióng, Bà Chúa Liễu) được tôn kính lập đền thờ khắp nơi, từ Bắc vào Nam, hình thành nên một nền nếp đạo đức truyền thống của văn minh sông Hồng trong quá trình tiếp nhận có chọn lọc nền văn minh Ấn Độ - Trung Hoa trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, đánh đuổi các loại kẻ thù xâm lược để tồn tại và phát triển với câu ngạn ngữ bất hủ “Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”, với đạo lý bất di bất dịch trong truyện cổ dân gian Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu: “ Thà đui mà giữ đạo nhà, còn hơn có mắt ông cha không thờ”.

1. Mẫu Liễu Hạnh và đạo mẫu Việt Nam:
Trong tâm thức dân gian Việt luôn khẳng định sự trường tồn bất tử của dân tộc, giống nòi. Từ huyền thoại cha Rồng mẹ Tiên đến Tứ thánh bất tử: Đánh giặc là Thánh Gióng; chống lại thiên nhiên là Thánh Tản Viên Sơn; tự do yêu đương tạo lập gia đình hạnh phúc và sinh cơ lập nghiệp, làm thuốc chữa bệnh đảm bảo cuộc sống là Thánh Chử Đồng Tử, bên cạnh ba biểu tượng ấy cần thêm một vị nữa để cho “Cõi Nam thiên bất hòa tư”. Vị thánh ấy chính là Liễu Hạnh mà huyền thoại là người phụ nữ tiêu biểu có gốc là con gái nhà trời ba lần xuống trần. Lần thứ nhất đầu thai vào nhà họ Phạm đến 20 tuổi về trời. Lần thứ hai đầu thai làm con gái nhà Lê lấy chồng là con trai nhà Trần sinh được hai con. Đến năm 21 tuổi nhớ cha là Ngọc hoàng đã dặn chồng con ở lại còn mình thoát xác về trời. Lần thứ ba nhớ chồng con lại xin Ngọc hoàng cho xuống ngao du sơn thủy, giúp vua đánh giặc, dạy dân an cư lạc nghiệp. Lúc ở chùa Tiên (Lạng Sơn), lúc về Tây Hồ (Hà Nội) đàm đạo văn thơ với Trạng Bùng – Phùng Khắc Khoan hoặc cùng hai thị nữ mở quán độ đường cho dân ở Sòng Sơn, Phố Cát (Thanh Hóa).

Hình tượng Liễu Hạnh công chúa hiển thị một người phụ nữ trung, hiếu, tiết, nghĩa; một bà mẹ Việt Nam hoàn hảo sống mãi trong tâm thức dân gian, trở nên bất tử.

Trong bốn vị thần linh bất tử, chỉ duy nhất Liễu Hạnh công chúa là nữ thần nên được dân gian tôn vinh là Mẫu để thờ phụng theo tín ngưỡng thờ mẫu thần và mẫu tứ phủ. Cùng với nhân thần như Vương Mẫu (mẹ Thánh Gióng), Quốc Mẫu (mẹ Âu cơ), Cung Từ Thánh Gióng (mẹ vua Lê Thái Tổ) còn các nhiên thần như Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Địa, Mẫu Thủy, Mẫu Thượng Ngàn (Tứ phủ), Mẫu Liễu Hạnh do có thân phận và đời sống gần gũi với nhân gian nên được thờ phụng ở nhiều nơi (đặc biệt có một lễ hội nổi tiếng là lễ hội Phủ Giầy ở Vụ Bản – Nam Định) như ở: Tây Hồ (Hà Nội), chùa Tiên (Lạng Sơn), điện Hòn Chén bên bờ sông Hương (Huế), đền Bắc Lệ (Hữu Lũng- Lạng Sơn)…

Mẫu thuẫn là các nữ thần đã được phong tước như Vương Mẫu (mẹ Thánh Gióng), Quốc Mẫu (mẹ Âu Cơ), cung Từ Thánh Mẫu (mẹ vua Lê Thái Tổ). Mẫu tứ phủ là mẫu của bốn vùng, miền hình thành vũ trụ: Thiên phủ (miền trời), Địa phủ (miền đất), Nhạc phủ (miền rừng núi), Thủy hay Thoải phủ (miền sông biển). Đứng đầu mỗi phủ là một vị thánh mẫu và đặt tên các bà là: Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thượng Ngàn và Mẫu Thoải phù hợp với cuộc di dân của người Việt từ rừng núi theo các dòng sông về sống hai bên bờ lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Chu, sông Lam… để canh tác lúa nước hình thành nền Văn minh lúa nước phát triển đến ngày nay.

2. Đức Thánh Trần và lễ hội Kiếp Bạc:
Trong tâm thức dân gian Việt còn một hình tượng người cha anh hùng dân tộc Thánh Trần Hưng Đạo mà không một đình, đền, chùa nào không có một ban thờ ngài. Dân gian gọi ngài bằng Đức Thánh bởi truyền thuyết kể rằng ngài là con trời, được Ngọc Hoàng phái xuống trần gian đầu thai vào dòng dõi hoàng tộc nhà Trần để bình định giặc Nguyên- Mông đang có âm mưu tung vó ngựa viễn chinh hủy diệt loài người. Và chính ngài bằng văn trị, võ công siêu việt đã hai lần đại phá quân xâm lược Nguyên – Mông, được các nhà nghiên cứu khoa học lịch sử thế giới theo đề xuất của Hội khoa học Hoàng gia Anh quốc lựa chọn là một trong 10 danh tướng thế giới của mọi thời đại trong đó có một danh tướng còn sống ở thế kỷ XXI là Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Cũng trong dân gian đã định rằng: tháng tám giỗ cha- tháng ba giỗ mẹ để mở lễ hội tại nơi thờ chính Phủ Giầy (Nam Định) và Vạn Kiếp (Hải Dương). Người ta nô nức tề tựu dâng lễ cha, mẹ cầu tài, cầu lộc, cầu phúc, cầu an và chứng nghiệm rằng rất linh thiêng.

Với ý nghĩa độc đáo và thiết thực ấy nên tín ngưỡng thờ Mẫu được coi là Đạo Mẫu ở Việt Nam. Từ trong hình thành và phát triển, Đạo Mẫu đã luôn đồng hành cùng dân tộc với ý nghĩa linh thiêng và cao cả nhất mà danh hiệu “ Các bà mẹ Việt Nam anh hùng” hiện đang được cả nước tôn vinh là minh chứng hùng hồn.

Cùng với việc tôn thờ cha mẹ như trên, Đạo Mẫu đã gắn không quên từ các con của ngài là các vị tướng đáng giặc, từ đời Bà Trưng là hai nữ tướng Lê Chân, Bát Nàn, ông Hoàng Bơ (nhà Trần), ông Hoàng Bảy (nhà Lý), ông Hoàng Mười (nhà Lê), quan lớn tuần tranh (quan thanh tra của các triều đình) đến những danh dân, danh thần miền xuôi, miền ngược, nam- phụ-lão-ấu nếu có công danh đánh giặc cứu nước giúp dân đều được lập đền, lập miếu sắc phong và thờ tự. Do đó hình thành câu ca dao dân gian nổi tiếng cổ kim:
Giúp dân dân lập miếu thờ
Hại dân, dân đái ngập mồ thối xương

Tưởng cũng là bài học đắt giá cho muôn mặt cuộc đời!

Đó là kể về các vị thần bằng xương bằng thịt hiển hiện trong bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước.

Dân tộc ta trong cuộc mưu sinh phải chống chọi với thú dữ, cuồng phong và hải tặc từ rừng đến biển nên cũng không quên ơn các vị thần núi, thần sông, thần cửa biển, ở nơi sinh sống của mình và chính các vị nhiên thần kể trên đã giúp nhân dân ta đứng vững trước mọi cơn phong ba bão táp, mọi loại côn trùng phá hoại mùa màng.

Văn chương chữ nghĩa xưa nay có câu chữ nào hay hơn , linh thiêng hơn, hùng tráng hơn thành ngữ “Khí thiêng sông núi, hồn thiêng đất nước” để tỏ lòng tri ân với đối với các vị thần linh. Năm tháng qua đi nhưng dòng chảy nhân điện của các ngài vẫn luôn hiển hiện giúp chúng sinh vượt lên trên giặc ngoại xâm, giặc đói, giặc dốt để mãi mãi trường tồn. Sự linh thiêng ấy là có thật và còn mãi mãi hiển hiện trên mọi bước đường dựng nước và giữ nước của chúng ta. Chớ có ai mê lầm mà quên quay lưng lại với hồn thiêng giống nòi, khí thiêng sông núi.

II. Tục lên đồng, hầu đồng ở Việt Nam

Trong dân gian đã thể hiện lòng tri ân đối với tiền nhân qua các tục lệ Giáng bút hoặc Lên đồng. Ở đây chúng tôi chỉ đề cập đến một sinh hoạt văn hóa sinh động và thiết thực đó là tục Lên đồng- Hầu đồng. Tuy nhiên, ở đây chỉ trình bày những nét đẹp về một tục lệ diễn xướng dân gian thông qua người diễn xướng (đồng cô, đồng cậu) nói về thân thế và sự nghiệp vì dân, vì nước của từng người một giúp mọi người tham gia lễ hội nhớ mãi người xưa, chuyện cũ trong không gian linh thiêng tại các phủ, đền thờ Mẫu, thờ Đức Thánh Trần. Do đó, qua năm tháng tục Lên đồng đã gắn với Đạo Mẫu như hình với bóng trở thành một bản sắc văn hóa tâm linh dân tộc rất đặc biệt thu hút sự say mê nghiên cứu của các văn hóa khắp nơi trong nước và trên thế giới. Giải nghĩa chứ đồn (từ Hán- Việt) và từ Nôm là cùng – nhập thế giới. Thần tiên, Thánh mẫu cầu tài, cầu lộc, cầu gia sự bình yên, khỏe mạnh, cầu cho quốc thái dân an… Và cứ mỗi lần Thánh nhập đến thăng (ra đi) được coi là kết thúc một giá đồng. Mỗi giá đồng được diễn xướng trong khoảng từ nửa giờ tới hàng giờ liền do Thánh thần; hoặc phải dày công thiền định mới có thể tiếp dẫn được nguồn năng lượng siêu nhiên ấy để nói ra được những lời Thánh phán. Đồng còn có một nghĩa khác là tiểu đồng, hoặc tiên đồng hầu hạ bên cạnh các vị đại Tiên, Thánh, nhận sự ủy thác nhờ cậy của chúng sinh những nguyện cầu về quốc thái dân an, về những khó khăn trong đời sống trần gian, mong được Thánh thần giải thoát. Vì vậy còn được gọi là hầu đồng, lên đồng.

Không gian của lễ diễn xướng dân gian thường được diễn ra trước các cửa đền, cửa phủ nơi thờ Thánh, thờ Mẫu, trước sự hiện diện của các ngài, tại các đền phủ dựng tượng Thánh, tượng Mẫu sắp đặt theo nghi thức tam tòa Thánh Mẫu, ngũ vị Tiên Ông ở giữa. Đức Thánh Trần và nhị vị cô nương ở bên phải. Đức chúa Thượng ngàn ở bên trái. Dưới đất thờ quan Ngũ Hổ. Thứ tự và màu sắc trang phục đều tuân thủ quy luật âm- dương, ngũ hành và tư tưởng triết học phương Đông (xem phụ lục). Phải chăng sự sắp đặt hợp với quy luật tự nhiên như trên cộng đồng với các cây cao bóng cả trùm lên các ngôi đền đã hội tụ đủ các dòng sinh khí tốt làm cho chúng sinh hội tụ về được giải tỏa mọi bức xúc của đời thường để hướng tới cõi Chân- Thiện- Mỹ làm nên hạnh phúc cuộc đời?

Tham gia lễ diễn xướng dân gian nhân vật chủ yếu là cô đồng (nữ) hoặc cậu đồng (nam). Đó là những người có căn hòa nhập cõi thiêng tứ phủ của Đạo Mẫu với các Mẫu hoặc với các ông Hoàng, bà Chúa, các cô bé, cậu bé để trình diễn trước chúng sinh hình ảnh các vị danh thần mà lịch sử ghi danh, dân gian ngưỡng mộ qua các trang phục quần, áo, nón, mũ, gươm đao, mái chèo, giày dép… Qua việc nhập hồn vào cõi thần thánh, tiếp dẫn những lời vàng ngọc cho chúng sinh thỏa mãn lòng mong mong ước được thăng hoa cùng thế giới thần tiên, được tiếp nhận những lời vàng ngọc của các ngài hầu vận dụng vào đời sống thường nhật hoặc được các ngài ban phước ban lộc để an ủi tâm linh lấy làm may mắn trong cuộc mưu sinh đến với Chân- Thiện- Mỹ. Cách hành lễ đặc biệt (lên đồng- hầu đồng) ấy vừa vui vừa lạ mắt lại rất dân gian như buổi các con (cô đồng, con nhang đệ tử) về với cha, mẹ. Lễ vật dâng lên không cầu kì, chỉ biểu trưng cho tấm lòng hiếu thảo đối với bề trên. Trong mỗi giá hầu Thánh, hầu Mẫu, các ngài lại ban phát lộc, ban phúc cho con cháu mọi sự như ý, cầu được ước thấy. Niềm vui ấy lan tỏa cho mọi chúng sinh đến trước cửa Mẫu phản ánh sinh động lẽ sống và tình cảm cao đẹp của con người.

Trong những giá như thế, trước không gian linh thiêng và thành kính, người hầu đồng được thăng hoa siêu thoát cõi tiên, thánh, nhập vào cõi Thiện để phát và thu năng lượng vừa giải tỏa được những ức chế thường nhật và tiếp thu được sức mạnh của các đấng siêu nhiên không dễ gì có được.

Điện thờ Mẫu trong tôn giáo thờ Mẫu từ trước khi ra đời (vào khoảng thế kỷ XVI mà mẫu Liễu Hạnh là tiêu biểu, là một bước phát triển so với thờ Phật nhát là thời kỳ Lý –Trần) biểu hiện mẫu Liễu Hạnh là một người mang dòng máu họ Lý lấy chồng họ Trần nên được dân gia tiếp nhận đưa vào thờ trong các chùa đã có từ trước theo ước lệ tiền Phật hậu Mẫu. Ngày nay khi vãn cảnh bất kỳ ngôi chùa nào ta cũng thấy có điện thờ Mẫu, thờ Thánh gọi là những ngôi đền (khác với đình thờ Thành hoàng và chùa thờ Phật). Đây cũng là những nét độc đáo của nền văn hóa tâm linh mang bản sắc Việt Nam, tiêu biểu là hai ngôi đền: Đền Kiếp Bạc (thờ cha) và Đền Phủ Giầy (thờ mẹ) thỏa mãn tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ của nhân dân ta nói chung và của những người theo tín ngưỡng thờ Mẫu nói chung. Ngoài ra, những người theo tín ngưỡng thờ Mẫu (theo Đạo Mẫu) còn có thể đến cầu nguyện thỏa mãn tâm linh tại nhiều đền thờ Mẫu ở khắp các địa phương là các ngôi chùa và các ngôi đền trong đó có những ngôi đền nổi tiếng được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hóa như: Đền Mẫu – Phủ Tây Hồ (Hà Nội), Đền Mẫu- Chùa Tiên (Lạng Sơn), Đền Mẫu- Phủ Công đồng Bắc Lệ (Lạng Sơn), Đền Cửa Ông (Quảng Ninh), Đền Thượng (Hà Tây), Đền Chính (Đa Hòa) và Dạ Trạch (Hưng Yên), Đền Sóc (Hà Nội), Đền Và (Sơn Tây), Đền Phủ Đổng (Hà Nội), Đền Mẫu Âu Cơ (Phú Thọ), Đền Mẫu (Hưng Yên), Đền Mẫu Động Cuông (Lào Cai)…

Cùng với một hệ thống hàng trăm ngôi đền thờ Thiên thần, Thổ thần, Thủy thần, Sơn thần, Long thần… và hàng trăm ngôi đền trong hệ thống tín ngưỡng tứ phủ từng tôn tại từ thế kỷ XV đến nay được các triều đình phong kiến sắc phong và Nhà nước Việt Nam ngày nay gắn biển di tích lịch sử văn hóa minh chứng cho đạo nghĩa “Uống nước nhớ nguồn” cao đẹp trong dòng chảy lịch sử truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam.

Tại các lễ hội dân gian diễn ra trong những ngày húy kỵ các vị thần linh ở các cửa đền, cửa chùa, ngoài các trò chơi dân gian thường có tục diễn xướng dân gian kể về công tích của các vị thần thánh khắc sâu đạo lý uống nước nhớ nguồn và cầu mong quốc thái dân an của đệ tử theo tín ngưỡng thờ Mẫu tứ phủ. Trong tâm linh các đệ tử theo đạo Mẫu thì đây là dịp để các vị thần linh giáng về hiển hiện trước lễ hội chứng kiến tâm thành của con cháu để ban phúc, ban lộc, đáp ứng sở nguyện của chúng sinh về quốc thái dân an, gia đình và cá nhân thành đạt, hạnh phúc.

Tùy theo hoàn cảnh từng nơi, từng vùng, lễ diễn xướng như trên có thể diễn ra hàng giờ hoặc nhiều giờ, có khi kéo dài đến nửa đêm đều do chủ lễ hoặc chủ nhang và các thanh đồng thể hiện và quyết định.

Ngoài ra còn có các lễ định kỳ hoặc thường kỳ khác theo ước định của tín ngưỡng thờ Mẫu như sau:
- Lễ xông đền.
- Lễ hầu thượng nguyên vào đầu năm mới- mùa xuân. 

Trong đó quan trọng nhất là tháng Ba- giỗ:
-Thánh Mẫu Liễu Hạnh hay còn gọi là giỗ Mẹ.
- Lễ hầu nhập hạ vào tháng Tư và lễ hầu tán hạ vào tháng Bẩy.
- Lễ tháng Tám là giỗ vua cha Bát Hải và giỗ Đức Thánh Trần hay còn gọi là giỗ Cha.

Thực hành nghi lễ hầu đồng của đạo tứ phủ
Trong các kỳ lễ như vậy thủ nhang quản lý các đền chùa đều tổ chức hầu đồng (lên đồng) cho các thanh đồng và các đệ tử theo tín ngưỡng thờ Mẫu tứ phủ (đạo Mẫu) thực hiện nghi lễ nhập hồn (vong linh) các vị thánh tứ phủ vào mình để phán truyền (dạy bảo) đệ tử tu nhân tích đức hành thiện với đời hoặc ban phúc, lộc thọ cho họ lấy làm an ủi trong cõi tâm linh trước mọi bất kỳ đến nay (XV- XXI) vẫn còn ứng nghiệm đối với những người thành tâm hoặc tâm trong (sạch, sáng, không nhiễm bụi trần). Nhiều thanh đồng càng trải qua quá trình tu tập thiền định (ăn chay niệm phật) lâu năm càng dễ thực hành nghi lễ nhập hồn các vị thánh tứ phủ và càng được đông đảo các đệ tử tín nhiệm tin theo. Không chỉ các đệ tử mà ở nhiều đền, phủ, chùa chiền đều có tổ chức lên đồng (hầu bóng) còn thu hút rất đông khách thập phương theo về để vãn cảnh, để thỏa mãn nghệ thuật diễn xướng dân gian qua các diễn xuất múa và các lời ca minh họa chân dung và công lao cứu dân cứu nước, cứu khốn phò nguy của các vị thánh từng hiện hữu trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, đánh đuổi các loại kẻ thù xâm lược.

Trong số khách thập phương đến với các cửa phủ của tín ngưỡng thờ Mẫu (đạo Mẫu) có đủ các thành phần từ cụ đồ nho, phật tử, trang tử đến các đạo giáo khác và các nhà khoa học, trí thức ở nhiều châu lục… nên có thể coi là một bức tranh đẹp biểu hiện tình đoàn kết các tôn giáo, dân tộc, đạo lý uống nước nhớ nguồn của người Việt tự cổ chí kim. Bởi vì đứng trước Mẫu tứ phủ ( tiêu biểu là Thánh Mẫu Liễu Hạnh) người ta như được đứng trước sự sinh sôi nảy nở - nguyên lý bất diệt của sự sống – mà mình hằng hướng tới, đứng trước sự bao dung, nhân ái, che chở của bà mẹ nhân từ không ai có thể nhân danh gì, phân biệt gì khi đứng trước mẹ hiền.

Quá trình thực thi nghi lễ nhập hồn các vị Thánh Mẫu, các Đức Ông, các Quan, các Chầu vào các thanh đồng để đáp ứng nguyện vọng cầu quốc thái dân an, cầu phúc lộc thọ, giải oan giải nghiệt của các đệ tử theo tín ngưỡng thờ Mẫu tứ phủ lần lượt diễn xướng gọi là ba mươi sáu giá đồng. Trong cuộc mưu sinh của con người con số 36 có lẽ phản ánh sự cực thịnh của âm- dương, ngũ hành. Song tùy nơi, túy lúc các giá tiêu biểu nhất đáp ứng chung những nguyện vọng cần thiết nhất của đệ tử khi dâng sớ hoặc cầu khấn Thánh Mẫu, nhất là với các quan hành khiển, các ông Hoàng, các cô bơ, cô bé, cậu bé hầu cận tiếp nhận theo thứ tự giống như từ cung đình đến gia tộc thường thấy. Ví dụ một số giá hầu đồng tiêu biểu linh nghiệm trong thập vị tôn ông, thập vị chầu bà:
1. Giá chúa thác bờ:
… Khắp mọi miền kêu cầu vọng bái
Ai lỗi lầm chúa đoái lòng thương 
Dù ai duyên số dở dang
Lòng thành thắp một nén nhang kêu cầu
Nếu đã nguyện sở cầu tất ứng
Độ cho người phúc đẳng hà sa
Dù ai vận hạn chưa qua
Chúa độ cho tai qua nạn khỏi
Cứu cho người khỏi cõi trầm luân
Nước tiên tẩy hất bụi trần
Thanh cao rồi lại mười phần thanh cao…


2. Giá Mẫu thượng ngàn:
… Anh linh đã có tiếng đồn (thượng đẳng tối linh thần)
Sấm ran mặt bể mưa trên đầu nguồn…
Vốn dòng công chúa thiên thai
Giáng sinh hạ giới chuyện cai thượng ngàn
… Yêu ai tài lộc Mẫu ban
Ghét ai cách nửa bàn chân cũng lìa
Mẫu về giáng phúc từ trung 
Cung từ đệ tử khang minh thọ trường


3. Giá ông Hoàng bơ thoải:
Ghế ông bao lễ lòng thành 
Kim ngân sớ bạc để trình đến đây
Nhất tâm cầu phật khấn thần
Nhần lòng giữ đức muôn phần tốt tươi
Ai biết phép gia tài ban lộc
Độ cho người văn học thông minh
Những ai hữu ý nhiệt thành
Độ cho lạc nghiệp, nông canh thuận đường.

4. Giá ông Hoàng Bảy Bảo Hà:

Sử còn chép Bảo Hà thắng tích
Ông Hoàng Bảy đích thực trung quân
Tiếng thơm để khắp trần gian
Cương thường dựng nước ra công diệt thù
Đã đứng lên cầm cân nảy mực 
Mất chữ Tân thì tội phải mang
Lưới trời bủa khắp bốn phương
Hạt nhân, nhân hại không đường thoát thân 
Đừng ai khỏe trọn vẹn trăm phần 
Chữ Đức chưa tốt ông Bảy cân sao cho bằng 
Ông khuyên đừng khinh kẻ bần hàn 
Đức mà đã tốt ông ban vẻ vang cho đời đời
Quan Hoàng Bảy trấn miền Bắc địa
Hợp binh hùng lục thủy thao giang
Quân cơ mưu lược luận bàn
Doanh thu thường có hai hoàng vào ra.

5. Giá ông Hoàng Mười Nghệ An:

Vung gươm yên ngựa phất cờ
Ra tay gìn giữ cõi bờ Việt Nam
Ông Hoàng Mười ra tay giữ nước
Ông đi tới đâu giặc phải tan ngay
Bao giờ Hồng Lĩnh hết cây
Sông Lam hết nước thì đền ông đây mới hết lộc tài.

6. Giá quan đệ ngũ- Quan lớn tuần tranh:

Tung hoành đệ ngũ tuần tranh
Trừ tà sát quỷ lừng danh tướng tài
Thiện sinh văn võ gồm hai
Quan tuần đệ ngũ đấng trai anh hùng 
Đêm ngày giữ đạo thủy cung
Đợi lệnh cửu trùng cứu độ sinh nhân
Ai mà cầu nhân đắc nhân
Ai mà cầu đắc phúc bản thân điều hòa
Ông kiêm tam giới các tòa
Phù hộ đệ tử thiên niên hài hòa 
Một là giáng phúc trừ tà 
Hài là bản hội các nhà thịnh hưng
Giúp cho buôn bán trăm đường 
Tiền tài lưu loát bạc vàng đắc sinh 
Giúp cho phú quốc dân an
Can qua thoát nạn thanh bình nơi nơi.

7. Giá cô bé Thượng- công đồng Bắc Lệ
Có ai lên Lạng Sơn châu thổ
Hỏi thăm đền Chầu bé nơi nào
Hỏi thăm Bắc Lệ mà vào 
Đền thờ Chầu Bé thấp cao mấy tầng
… Tiên Chầu Bé vâng lời Mẫu Thượng
Hái thuốc tiên độ lượng nơi nơi
Độ cho tuế cựa Xuân lai
Cửa nhà khang thái phúc lai hạn trừ
Tâu lên Bắc Lệ linh từ.

8. Giá Chầu Lục- Chầu Mười Đồng Mỏ:
Ai lên Đồng Mỏ- Chi Lăng
Nhớ người nữ kiệt cứu dân tiền triều
Nước non gặp vận hiểm nghèo 
Chầu Mười Đồng Mỏ sớm chiều xông pha
Vốn người sinh quán Mỏ Ba
Cầm dao nối dõi nghiệp nhà dao cung
Vua Lê Thái Tổ trùng hưng
Theo vua dẹp giặc Liễu Thăng đi đầu
Vua sai trấn giữ các châu
Sơn trang các tướng nghe chầu giao binh
Mười đông chiến trận tung hoành 
Đánh tan giặc dữ triều đình phong công
Chầu về trở lại sơn trang 
Giúp dân lập ấp trong vùng Mỏ Ba
Đức tài dậy khắp gần xa
Bản mường thôn ấp trẻ già đội ơn.

9. Giá quan Đệ Tam- Lảnh Giang Yên Lệnh Hưng Yên:
Thỉnh mời quan lớn đệ tam
Phương phi diện mạo tòa Lảnh Giang linh từ
Ngài là con vua Bát Hải Động Đình
Phong tôn hiệu đệ Tam Hoàng Thái tử 
Văn thần cải tú, võ tổng lược thao
Danh quan lớn vang lừng trong tứ hải 
Một tay hoàng tử vương quan
Cứu sinh cũng lắm, giải oan cũng nhiều

Đó là các giá hầu do các thanh đồng thực hiện tại các đền phủ thỏa mãn việc dâng sớ kêu cầu và tiếp cận chân linh các đệ tử thờ mẫu tứ phủ. Cũng có một số đệ tử tự mình tham thiện nhập định tiếp cận chân linh các mẫu, các quan, các cô, các cậu để được tự mình nhập hồn vào các bậc tiền nhân để thỏa mãn tâm linh tôn thờ các thần thánh cũng được các thủ nhan, thanh đồng giúp sức thực hiện tại bản đền, bản phủ và được tín các tín đồ Đạo Mẫu (còn gọi là con nhang, đệ tử) tham gia.

Để tái hiện hình ảnh các vị thần, thánh có tên trong Đạo Mẫu tứ phủ các thánh đồng trong mỗi giá đều phải sử dụng một loại trang phục tương ứng từ trang phục đến võ phục, từ khăn mũ đến giầy dép và các đồ trang sức cùng với các màu sắc tương ứng với các vị thần cai quản tứ phủ như Thiên – đỏ, Địa – vàng, Thượng ngàn- xanh lá, Thủy- trắng. Qua đó các con nhang đệ tử và những người hâm mộ được tiếp cận các vị thần, thánh một cách trực diện, biểu hiện và những lời Thánh phán càng có sức thuyết phục cao, thỏa mãn tâm linh con người. Giá trị thẩm mỹ của trang phục dân tộc cổ truyền độc đáo được phát huy một cách tối đa.

Ngoài trang phục các thanh đồng hoặc người hầu đồng sử dụng kể trên, khi nhập hồn các vị thánh thần con phải thể hiện như thật các động tác tay chân và biểu hiện nét mặt từng vị. Nếu thánh nhập đồng là các quan lớn, các ông hoàng (10 giá chầu) thì động tác phải thể hiện oai nghiêm, hùng dũng cùng với các động tác múa, đao, gậy, kiếm như đang chiến đấu diệt giặc ngoại xâm. Các con nhang đệ tử vừa nghe lời ca diễn tả hình ảnh các ngài như được thấy các ngài đang hiện diện càng tưởng nhớ sâu sắc các bậc tiền nhân đã chiến đấu anh dũng hi sinh vì dân, vì nước, càng thấm đượm ý nghĩa lớn lao “uống nước nhớ nguồn” càng hy vọng vào sự linh thiêng của các ngài từ cõi xa xăm trở về độ cho con cháu tai qua nạn khỏi trước những khó khăn của cuộc sống hàng ngày. Song nếu thánh nhập hồn vào các thanh đồng hoặc người hầu đồng lại là các chầu bà (12 giá chầu) hoặc chầu cô bé (10 giá) thì phải biểu hiện bằng sự dịu dàng, duyên dáng qua nét mặt, ánh mắt, dáng điệu, cử hcir nữ tính cùng các điệu múa quạt, dệt gấm, thuê hoa, múa nón, múa chèo đò, hái chè, bắt bướm… cùng với các làn điệu hát văn bay bổng nhặt khoan diễn tả miền sông nước, miền đông hay miền sơn cước nơi các đền, miếu thờ các vị thánh thần từng hiển linh cứu dân, cứu nước đã được dân chúng ngưỡng mộ, triều đình phong kiến sắc phong và Nhà nước ta công nhận di tích lịch sử văn hóa.

Không gian trầm mặc nơi các cửa đền cửa phủ phảng phất mùi hương khói thơm lan tỏa cùng với sự nhập hồn các vị thần thánh vào các thanh đồng được diễn xướng trên khiến các con nhang đệ tử Đạo mẫu tứ phủ và công chúng tham dự như được hòa vào quá khứ, tiếp nhận sự phán truyền về đạo lý làm người, về tương lai cuộc sống của các vị thần linh cho chính bản thân mình. Đó cũng là những giây phút thăng hoa trong tâm hồn trước nỗi bức xúc của đời sống thường nhật – một liệu pháp tâm lý độc đáo. Trong dân gian đã có những ghi nhận rằng:

Ở các đền, phủ nào có các thủ nhang và thanh đồng thành tâm thờ phật, thờ mẫu, ăn chay, niệm phật, tu thiền đat tới mức nhập lai trí huệ, vô thường, vô ngã, vô minh (tâm trong suốt) thì có thể đến với các vị thần thánh. Đền phủ nào là nơi giúp sức cho sự giải thoát những khổ đau của chúng sinh, hướng chúng sinh đến được Chân- Thiện- Mỹ thì sẽ được các ngài giáng về bảo ban, che chở cho cuộc sống bình an. Ở những nơi người ta từ trong tâm linh của mình tiếp nhận được những nguồn năng lượng siêu nhiên trong vũ trụ để nhận ra rằng đã tiếp cận được các ngài, đã được các ngài ban phúc lộc thọ, song đó cũng chỉ là linh hồn thiêng hiện về. Trong cộng đồng dân tộc gọi đó là những đền thiêng, những thanh đồng và thủ nhang cao tay được đông đảo con nhang đệ tử tín ngưỡng Đạo mẫu tứ phủ tìm đến hoặc theo về; có người còn đội bát nhang theo hầu các mẫu, các quan lớn, các ông hoàng.

Hầu đồng – Lên đồng là một hình thức biểu hiện đặc biệt của tín ngưỡng thờ Mẫu tứ phủ chứa đựng trong lòng nó sức mạnh vô hình, thiêng liêng qua cách nhập hồn các vị thánh thần có thật trong lịch sử, đáp ứng được đời sống văn hóa tâm linh của cộng đồng dân tộc.

Cách tiếp cận vong linh của các vị thần thánh bằng cách giá đồng do các thanh đồng, người hầu đồng hát múa với các trang phục và màu sắc dân tộc độc đáo đã là cách lưu giữ bản sắc văn hóa dân tộc một cách sinh động và đầy ấn tượng sâu đậm trong lòng người hâm mộ.

Đạo mẫu và tín ngưỡng thờ Mẫu tứ phủ với hình thức biểu hiện đặc biệt kể trên ra đời từ thế kỷ XV- XVI tiếp theo các đạo Nho, Phật, Lão trước đó và tồn tại đến ngày nay chứng tỏ rằng các vị thần thánh được diễn tả trong các giá đồng từng là vị tướng đánh giặc cứu nước, từng là các vị thần tuy đã qua đời nhưng vẫn còn hiển linh cứu nhân độ thế đã và đang tồn tại trong thế giới tâm linh của nhân dân ta. Từ nhiều thế kỷ nay trong đời sống tâm linh của nhân dân ta đã dùng hình thức hầu đồng vừa là sinh hoạt diễn xướng văn nghệ dân gian vừa là để nhập hồn các vị thần linh hiển linh cứu nhân độ thế.

Chưa ở đâu trên thế giới này có một hình thức tiếp cận vong linh những người đã khuất đặc biệt độc đáo đến như vậy. Gạt ra một bên mặt trái của sự việc, một sự vật hay cả một con người, chúng ta sẽ có một cái nhìn chân thực về giá trị văn hóa tâm linh đặc biệt độc đáo xuất sắc – nghi lễ thực hành của đạo Mẫu tứ phủ - nghi lễ hầu đồng – lên đồng – văn hóa tâm linh.

Tài liệu tham khảo:
Thần linh đất Việt – Vũ Thanh Sơn – NXB Văn hóa Dân tộc, H.2002.
Góp phần tìm hiểu tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam – Học viện CTQG Hồ CHí Minh, H.2000.
Tuyển các bài hát văn chọn lọc – Vua cha Bát Hải – Tài liệu sưu tầm.
Văn Cát Thần nữ- nhiều tác giả - NXB Văn Hóa Dân Tộc. H.1990.
Xuân Thiên khánh tiệc Địa tiên thánh mẫu – Nguyễn Khiết Linh từ- 102 Hàng Bạc- Hà Nội –VCD 1,2,3
Vân tiên thánh mẫu tam thế giáng sinh – NXB Văn hóa Thông tin, H.2000
Một số già đồng thực hiện tại Đền Sơn Hải – Thờ Đức Thánh Trần và các gia tướng, Gia Trần triều- Chương Dương- Hoàn Kiếm- Hà Nội.
Khánh thành điện mới – DVD- Thanh đồng Nguyễn Văn Hà- 13 Trần Nguyên Hãn- Hải Phòng thực hiện.
Văn hóa Thánh mẫu- Đặng Văn Lung – NXB Văn hóa Thông tin, H.2004. Và nhiều báo chí phổ thông khác…

Nguồn: Báo cáo nghiên cứu khoa học


Bài hát: Một Nửa Đời Anh - Nguyên Khang
Một ngày ra đi lệ vương ướt mi
Nghìn trùng chia ly lòng ai nát tan
Để lại anh phút ban đầu

Trả lại cho em thời gian ước mơ
Từng chiều mưa rơi đường xưa có đôi
Cho tình yêu đã chợt bay

Còn gì cho nhau cuộc tình đã lỡ
Còn lại mai sau ngày tháng thương đau
Để lại trong anh vùng trời yêu thương
Gởi lại cho em một nửa đời anh



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét