Đối với tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới thì người VN thấp hơn đến khoảng 13,1 cm đối với nam và 10,7 cm đối với nữ. Trong 3 thập kỷ qua, chiều cao trung bình của người Việt chỉ tăng 4 cm.
Thể trạng kém
So với các nước ở khu vực châu Á như Thái Lan, Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản,… thì tầm vóc của thanh niên VN là thấp kém hơn hẳn. Đối với tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới thì người VN thấp hơn đến khoảng 13,1 cm đối với nam và 10,7 cm đối với nữ. Trong 3 thập kỷ qua, chiều cao trung bình của người Việt chỉ tăng 4 cm.
Từng là du học sinh, anh Chiêu Ngọc cho biết so với bạn bè nước ngoài, chiều cao và thể lực của dân VN kém hơn hẳn.
“Sức bền của họ hơn mình rất nhiều. Họ đầu tư tiền bạc và thời gian để tập luyện thể dục thể thao thường xuyên. Mình chỉ chú tâm vào học tập thôi nên tất nhiên là có sự khác biệt”, anh Ngọc nói.
Chị Alice Nguyen, du học sinh tại Pháp thì cho rằng do tập luyện thể dục thể thao từ nhỏ nên sức bền của người nước ngoài tốt hơn.
“Mình thấy người ta đi tập gym, đi bộ rất nhiều”, chị Alice nói.
Bạn đọc Dunggia thì cho rằng một trong những nguyên nhân làm thể trạng người VN kém là giá sữa quá cao so với thế giới. Trong khi đó, chị Nguyễn Thị Hà Liễu cho rằng nên khuyến khích trẻ bơi lội để tăng chiều cao, nhất là trong điều kiện đất nước nhiều sông ngòi như VN thì bơi lội còn là cách phòng thân.
Chìa khóa là dinh dưỡng và vận động
Hai yếu tố quan trọng nhất trong việc tăng cường thể trạng, theo các chuyên gia là dinh dưỡng và vận động, tập luyện thể dục thể thao.
BS Lê Quang Hào (Viện Dinh dưỡng) cho rằng có 3 giai đoạn rất quan trọng đối với việc tăng trưởng chiều cao của trẻ. Giai đoạn đầu tiên là giai đoạn thai kỳ.
“Trong thai kỳ người mẹ phải bổ sung thêm rất nhiều chất dinh dưỡng vì nhiều khi các bữa ăn không cung cấp đủ chất cần thiết. Muốn con phát triển toàn diện đặc biệt phải bổ sung vitamin D. Một sai lầm to lớn của các bà mẹ trong giai đoạn này chính là việc không tắm nắng, không uống vitamin D làm ảnh hưởng đến tăng trưởng cân nặng và chiều cao cũng như làm hệ miễn dịch của trẻ suy giảm.
Ngoài ra còn phải bổ sung kẽm, sắt và axít folic cũng như là canxi”, BS Hào chia sẻ.
Theo BS Hào, giai đoạn quan trọng thứ hai là trong 2 năm đầu đời của trẻ, thứ ba là giai đoạn tiền dậy thì.
“Ngay ở giai đoạn tiền dậy thì, trẻ đã phải được ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng chứ không đợi đến khi dậy thì rồi mới bổ sung. Lúc đó là chậm rồi”, BS Hào cho biết.
Đồng tình với quan điểm trên, BS Đào Thị Yến Thủy (Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM) còn chỉ ra những sai lầm các bậc phụ huynh thường gặp khi chăm sóc con. Đó là một số bà mẹ chưa biết cách chuẩn bị các bữa ăn đầy đủ dưỡng chất, dẫn đến việc con bị suy dinh dưỡng.
“Trẻ nhỏ phải được ăn đủ bữa, ngoài ba bữa chính cần thêm khoảng 2-3 bữa phụ, đủ chất, đa dạng thực phẩm và đủ lượng cần thiết. Ngoài ra các món ăn còn phải hợp với tuổi, sức nhai và khả năng tiêu hóa của trẻ”, BS Thủy đưa ra lời khuyên.
Thêm vào đó, BS Thủy cũng cho rằng để có dinh dưỡng tốt cho đứa trẻ, người mẹ phải có dinh dưỡng tốt từ trước khi mang thai. Cơ thể người mẹ nếu không đủ các dưỡng chất có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
“Việc này rất quan trọng bởi vì trẻ khi mới sinh dù chỉ thua các trẻ khác 1cm thì khi trưởng thành cũng có thể thua mọi người từ 3-5cm”, BS Yến Thủy lý giải.
Phải tập vận động từ nhỏ
Phải kích thích hứng thú vận động cho trẻ từ nhỏ
Các chuyên gia chỉ ra rằng những sai lầm của bố mẹ trong vấn đề dinh dưỡng và hướng dẫn con vận động đã làm nhiều trẻ không phát triển được chiều cao lẽ ra sẽ đạt được.
Ông Chung Tấn Phong, phó chủ tịch phụ trách chuyên môn của Liên đoàn thể thao dưới nước TP.HCM cho rằng trong xã hội hiện đại, nhiều phụ huynh quá coi trọng việc học của con cái mà quên rằng trẻ cũng cần phải vận động thể chất để có phát triển toàn diện.
Còn theo huấn luyện viên (HLV) Nguyễn Thị Ngọc Tâm, HLV lớp thể dục kích thích phát triển chiều cao (Trung tâm thể dục Bằng Tâm – TP.HCM) thì nhiều bố mẹ luôn cho rằng con đã đi học cả ngày mệt mỏi rồi thì không nên ép con tập thêm các môn thể thao nữa.
“Đó là một điều sai lầm bởi vì trong lúc đi học cơ thể của hoạt động rất ít, các con còn thường xuyên ngồi sai tư thế, dẫn đến việc phát triển lệch lạc”, HLV Ngọc Tâm nhận định.
Các chuyên gia đánh giá vai trò của giáo dục thể chất ở nhà trường chưa thật sự tốt, còn tồn tại nhiều hạn chế khác như chương trình đơn điệu, không đa dạng các hoạt động, cơ sở vật chất chưa đảm bảo, giáo viên thể dục ít, lớp đông, mật độ vận động do đó không nhiều. Nếu một tuần trẻ chỉ được học 1-2 tiết thể dục thì chưa đủ.
“Thêm vào đó một số trường còn xếp giờ thể dục vào buổi trưa nắng, không những học sinh không có sức để tập mà còn bị ảnh hưởng tới sức khỏe nhiều hơn”, ông Chung Tấn Phong nói thêm.
Để phát triển thể lực cho trẻ, ông Chung Tấn Phong cho rằng phụ huynh không thể chỉ dựa vào các giờ thể dục trên trường mà còn phải đưa con đến các trung tâm tập luyện thể thao. Theo ông, không quan trọng việc tập môn gì, miễn là trẻ được vận động.
“Để tập luyện có hiệu quả đòi hỏi sự thường xuyên. Trong một tuần phải có ít nhất 3 lần tập thể thao. Đối với học sinh tiểu học thì mỗi lần tập từ 30-45 phút là đủ. Càng lớn thời gian vận động phải càng phải tăng thêm nhưng nếu mục đích chỉ là rèn luyện thể lực thì cũng không cần tập quá nhiều, chỉ cần trong khoảng 1 tiếng”, ông Phong chia sẻ.
HLV Nguyễn Thị Ngọc Tâm cũng cho rằng nhiều phụ huynh hiểu lầm rằng chỉ cần bơi hoặc tập bóng rổ là đã có thể giúp phát triển chiều cao toàn vẹn.
“Điều đó đúng nhưng chưa đủ. Thực chất bơi chỉ tác động lên cơ mà không tác động nhiều lên các khớp xương vốn có vai trò rất lớn trong việc phát triển chiều cao của trẻ. Còn môn bóng rổ nếu chỉ tập lệch một bên, chỉ tập ném bằng một tay thì cơ thể cũng phát triển lệch lạc, không cân đối, ảnh hưởng đến chiều cao. Do đó, khi trẻ tập bơi, bóng rổ hoặc bất kỳ môn thể thao nào cũng đều phải kết hợp với luyện tập thể lực để có sự phát triển toàn diện”, HLV Nguyễn Thị Ngọc
Tâm kết luận.
Chiều cao là lòng tự tôn dân tộc Ở Nhật Bản, tăng trưởng chiều cao từng là vấn đề về lòng tự tôn của cả dân tộc. Hai biện pháp quan trọng giúp người Nhật cải thiện chiều cao là chế độ dinh dưỡng đầy đủ dưỡng chất và tập luyện thể dục thể thao thường xuyên.
Chiều cao là lòng tự tôn dân tộc Ở Nhật Bản, tăng trưởng chiều cao từng là vấn đề về lòng tự tôn của cả dân tộc. Hai biện pháp quan trọng giúp người Nhật cải thiện chiều cao là chế độ dinh dưỡng đầy đủ dưỡng chất và tập luyện thể dục thể thao thường xuyên.
Về dinh dưỡng, người Nhật đề ra kế hoạch “Một ly sữa làm mạnh một dân tộc”, theo đó tất cả học sinh từ nông thôn đến thành thị đều được chính phủ tài trợ mỗi ngày một ly sữa. Không chỉ dừng lại ở đó, chính phủ Nhật còn yêu cầu học sinh tại các trường phải tham gia hoạt động thể chất nhằm mục tiêu “nâng cao tầm vóc” cho người dân xứ sở sương mù.
Tại các trường học, ngoài việc học tập các môn học theo chương trình của bộ giáo dục Nhật, trẻ em được khuyến khích gia nhập một hoặc hai câu lạc bộ gồm các câu lạc bộ thể dục thể thao như bơi lội, bóng chày, bóng đá, Karate, Nhu đạo…
Trong vòng 40 năm, chiều cao trung bình của nam thanh niên Nhật Bản đã tăng từ 160cm lên 171cm, con số tương ứng với nữ là 149cm lên 158cm.
THEO TUỔI TRẺ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét