Ước tính mỗi năm Việt Nam có 150.000 ca mắc mới, khoảng 70.000 người tử vong, bệnh có xu hướng gia tăng. Dự báo số mắc ung thư mới vào năm 2020 gần 190.000 người. Bệnh viện K (Hà Nội) thường xuyên có 4.000-5.000 bệnh nhân điều trị ngoại trú, với 1.000 lượt người khám mỗi ngày trong đó 30-50 người nhập viện.
Phó giáo sư Trần Văn Thuấn, Phó giám đốc Bệnh viện K.
Phó giáo sư Thuấn đưa ra một số lời khuyên phòng bệnh ung thư hiệu quả:
Từ bỏ thuốc lá
Phó giáo sư Thuấn đưa ra một số lời khuyên phòng bệnh ung thư hiệu quả:
Từ bỏ thuốc lá
Cộng đồng bỏ thuốc lá, những người đang hút thuốc nếu bỏ sẽ giảm được nguy cơ. Đây là nguyên nhân gây trên 30% ung thư ở người, điển hình là ung thư phổi, họng thanh quản. Ung thư vú, cổ tử cung ở nữ cũng có liên quan đến thuốc lá.
Dinh dưỡng hợp lý và an toàn
Chế độ ăn uống không an toàn là nguyên nhân chiếm hơn 30% trường hợp ung thư. Thức ăn có quá nhiều chất béo, đặc biệt là chất béo động vật; ít hoa quả, rau xanh và ít vận động gây ra một số loại ung thư như đại tràng, ung thư vú ở nữ. Nguy cơ ung thư càng cao nếu sử dụng các thực phẩm có thuốc bảo quản vượt ngưỡng. Bản thân thực phẩm không gây bệnh nhưng thuốc bảo quản gây ung thư. Ngoài ra, một số chất sản sinh ra trong quá trình bảo quản thực phẩm như aflatoxin trong gạo mốc gây ung thư gan.
Khám sức khỏe định kỳ
Nên khám sức khỏe định kỳ ít nhất mỗi năm một lần nhằm phát hiện sớm nhiều bệnh, trong đó có ung thư. Ung thư hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm, điều trị kịp thời, đúng phương pháp. Chương trình phòng chống ung thư ở Việt Nam được thực hiện từ năm 2008 góp phần khám sàng lọc cho trên 500.000 người dân, điển hình là ung thư vú và cổ tử cung. Các trường hợp phát hiện bệnh sớm vẫn đang theo dõi, sức khỏe ổn định, càng phát hiện sớm hiệu quả điều trị càng cao.
Những chị em phát hiện mang gene ung thư vú 1, 2 có nguy cơ phát triển ung thư cao hơn bình thường cần có chế độ theo dõi định kỳ theo tư vấn của bác sĩ. 5-10% ung thư liên quan tới yếu tố di truyền.
Tập luyện thể dục đều đặn
Mỗi người cần có chế độ tập luyện đều đặn, giữ cân nặng ở mức lý tưởng giúp phòng bệnh ung thư và nhiều bệnh khác như tim mạch.
Phòng một số nhiễm trùng, virus, vi khuẩn
Virus viêm gan B là nguyên nhân gây ung thư gan nguyên phát. Virus gây u nhú ở người - HPV cũng là nguyên nhân gây 70% ung thư cổ tử cung. Virus này lây truyền qua đường tình dục. Để phòng bệnh cần tiêm văcxin phòng viêm gan B, văcxin ngừa ung thư cổ tử cung...
Vi khuẩn Helicobacter gây viêm loét dạ dày - tá tràng và ung thư dạ dày. Đây là một loại ung thư khá phổ biến ở Việt Nam.
Nam Phương
4 thói quen nấu ăn dễ gây ung thư
Nhiều người có thói quen đợi đến khi dầu thật nóng và bốc khói mới bắt đầu cho thức ăn vào nấu; thực tế nhiệt độ dầu đã lên 200 độ C, cho thực phẩm vào chế biến sẽ sinh ra chất gây ung thư.
Theo Health Sina, ngày nay nhiều người chú trọng vào việc nấu các món ăn sao cho hấp dẫn và ngon miệng mà không biết rằng một số sai lầm khi nấu nướng vô tình khiến bản thân và gia đình họ mắc bệnh nan y.
Cụ thể như:
Chế biến xong một món ăn, không rửa nồi mà tiếp tục nấu món khác
Nhiều người vì tiết kiệm thời gian hoặc thấy nồi còn sạch nên sau khi nấu xong món ăn trước, không rửa sạch nồi mà tiếp tục nấu món khác.
Chế biến xong một món ăn, không rửa nồi mà tiếp tục nấu món khác
Nhiều người vì tiết kiệm thời gian hoặc thấy nồi còn sạch nên sau khi nấu xong món ăn trước, không rửa sạch nồi mà tiếp tục nấu món khác.
Nhìn bằng cảm quan nồi có vẻ sạch nhưng thực tế trên bề mặt còn bám mỡ và thức ăn sót lại. Mỡ và thức ăn thừa này nếu qua chế biến ở nhiệt độ cao một lần nữa có thể sinh ra benzopyrene là chất gây nên bệnh ung thư. Chuyên gia khuyên nên dành chút ít thời gian rửa sạch nồi trước khi chế biến món ăn khác để đảm bảo sức khỏe và an toàn tính mạng cho bạn và gia đình.
Ảnh minh họa: Health Sina.
Nấu ăn xong lập tức tắt máy hút mùi
Trong quá trình chế biến thức ăn sẽ sinh ra các chất có hại, lúc này dùng máy hút mùi để loại bỏ khí thải là việc nên làm, đặc biệt ở nhà phố không gian chật chội. Nhiều người có thói quen tắt ngay máy hút mùi sau khi nấu ăn xong mà không biết rằng như thế trong nhà bếp vẫn còn lưu lại một lượng khí thải chưa bị hút hết do máy cần thời gian nhất định để đạt hiệu quả tối đa. Chính lượng khí thải luẩn quẩn trong nhà cũng góp phần tạo nên bệnh ung thư cho thành viên gia đình.
Nấu ăn xong lập tức tắt máy hút mùi
Trong quá trình chế biến thức ăn sẽ sinh ra các chất có hại, lúc này dùng máy hút mùi để loại bỏ khí thải là việc nên làm, đặc biệt ở nhà phố không gian chật chội. Nhiều người có thói quen tắt ngay máy hút mùi sau khi nấu ăn xong mà không biết rằng như thế trong nhà bếp vẫn còn lưu lại một lượng khí thải chưa bị hút hết do máy cần thời gian nhất định để đạt hiệu quả tối đa. Chính lượng khí thải luẩn quẩn trong nhà cũng góp phần tạo nên bệnh ung thư cho thành viên gia đình.
Do vậy tốt nhất sau khi nấu ăn xong 3-5 phút hãy tắt máy hút mùi để đảm bảo khí thải được hút hết ra ngoài. Bên cạnh đó, khi nấu ăn nên mở cửa sổ để giảm lượng khí thải còn lưu lại trong nhà bếp.
Đun cho đến khi dầu bốc khói mới cho thức ăn vào
Nhiều người có thói quen đợi đến khi dầu thật nóng, bốc khói mới bắt đầu cho thức ăn vào nấu. Lúc này, nhiệt độ dầu đã lên đến 200 độ C. Nếu cho thức ăn vào chế biến trong thời điểm này sẽ sinh ra chất gây ung thư, đồng thời chất dinh dưỡng trong thức ăn cũng bị mất đi rất nhiều.
Ngoài ra, khi dầu ở nhiệt độ quá cao sẽ làm biến chất vitamin tan trong chất béo, khiến chất béo có lợi mà cơ thể cần bị oxy hóa, làm giảm giá trị dinh dưỡng của dầu. Do vậy các chuyên gia khuyên chỉ nên nấu ăn khi dầu ở nhiệt độ từ 150 đến 180 độ. Cách nhận biết đơn giản là nhúng đũa vào trong dầu, nếu thấy xung quanh đầu đũa xuất hiện nhiều bọt khí là lúc nên cho thức ăn vào chế biến.
Dùng dầu đã qua chế biến để nấu tiếp
Nhiều người tiếc không đổ dầu đã qua chế biến đi mà tiếp tục dùng để chiên, xào các thực phẩm khác. Đây là một sai lầm rất nghiêm trọng bởi dầu khi chế biến ở nhiệt độ cao sẽ sinh ra axit béo chuyển hóa và sản phẩm oxy hóa lipid, nếu tiếp tục chịu nhiệt độ cao lần nữa sẽ sinh ra chất gây ung thư. Vì thế, tốt nhất nên bỏ dầu đã qua chế biến đi để đảm bảo sức khỏe cho bạn và gia đình.
Ăn lẩu dễ bị ung thư đại trực tràng
Lẩu được đun sôi trong thời gian dài khiến cho các axit amin của thực phẩm bị hòa tan trong nước, sinh ra lượng lớn nitrite là chất gây ung thư.
Ăn lẩu không tốt cho sức khỏe. Ảnh: Health Sina.
Theo Health Sina, lẩu là món ăn được nhiều người ưa thích, nhưng ít ai biết rằng ăn lẩu thường xuyên dẫn đến các bệnh về đường tiêu hóa và ung thư đại trực tràng. Các nhà nghiên cứu lý giải như sau:
Theo Health Sina, lẩu là món ăn được nhiều người ưa thích, nhưng ít ai biết rằng ăn lẩu thường xuyên dẫn đến các bệnh về đường tiêu hóa và ung thư đại trực tràng. Các nhà nghiên cứu lý giải như sau:
Lẩu thường được chế biến với rất nhiều nguyên phụ liệu tươi sống chứa rất nhiều sán dây như thịt dê, thịt bò, đặc biệt là thịt heo. Nếu không được chế biến kỹ, các loại ký sinh trùng trong thực phẩm không bị diệt trừ hoàn toàn, khi ăn vào cơ thể sẽ gây ra các bệnh về tiêu hóa. Dù vậy, nếu nấu quá chín thực phẩm lại bị mất dinh dưỡng.
Các cơ quan như khoang miệng, cuống họng và dạ dày của con người chỉ chịu được nhiệt độ cao tối đa từ 50 đến 60 độ. Khi ăn thực phẩm quá nóng sẽ làm tổn thương niêm mạc dạ dày gây ra bệnh viêm thực quản cấp tính và viêm dạ dày cấp tính. Thức ăn được đưa vào cơ thể hàng ngày, vì vậy nếu niêm mạc dạ dày bị tổn thương, không được chữa trị kịp thời, dần dần gây ra bệnh viêm loét dạ dày, thậm chí hình thành khối u trong ống tiêu hóa.
Lẩu được đun sôi trong thời gian dài khiến cho các axit amin trong thực phẩm bị hòa tan phần lớn vào nước, sinh ra lượng lớn nitrite, đây là chất gây ra bệnh ung thư. Nếu thi thoảng ăn lẩu thì không chịu ảnh hưởng gì, nhưng ăn thường xuyên món ăn này sẽ dễ xuất hiện u ác tính ở đường tiêu hóa.
Ung thư đại trực tràng là một trong những hiện tượng thường gặp nhất về u ác tính trong hệ tiêu hóa. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu từ chế độ ăn uống không khoa học, đặc biệt thường gặp ở người trung niên.
Đại trực tràng là bộ phận cấu thành của hệ tiêu hóa. Do vậy các chuyên gia khuyên mọi người nên tăng cường ý thưc phòng bệnh bắt đầu từ việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý.
Cụ thể là:
- Giảm thức ăn chứa nhiều dầu mỡ. Tăng cường chất xơ trong bữa ăn. Ăn các loại thực phẩm luộc, hấp, hầm, hạn chế ăn đồ nướng, xông khói.
- Kiêng ăn gia vị cay, không hút thuốc lá, uống rượu.
- Chỉ ăn protein chất lượng cao, bữa ăn nên thanh đạm, nhiều rau.
- Mỗi ngày chỉ ăn tối đa 65 g thịt, mỗi tuần không quá 500 g. Hạn chế ăn các loại thịt heo, dê, bò, thay bằng các loại cá, tôm, thịt có màu trắng.
- Tăng cường các loại thực phẩm có tác dụng phòng ung thư như nấm hương, hành tây, tỏi, quả khế, măng tây…
- Chú ý bổ sung rau quả hàng ngày, đặc biệt là cà rốt, cà chua, quả bầu, cam, quýt, dưa hấu, dâu tây…để bổ sung vitamin C và carotin.
- Ăn một lượng thích hợp quả óc chó, đậu phộng, các chế phẩm sữa, thịt nạc, hải sản để bổ sung vitamin E. Chú ý ăn các thực phẩm giàu nguyên tố vi lượng như cá, nấm, mạch nha…
- Thay thế một phần lương thực chính như gạo, bột mì bằng lương thực phụ như ngô, sắn, khoai, đậu…
- Giảm thức ăn chứa nhiều dầu mỡ. Tăng cường chất xơ trong bữa ăn. Ăn các loại thực phẩm luộc, hấp, hầm, hạn chế ăn đồ nướng, xông khói.
- Kiêng ăn gia vị cay, không hút thuốc lá, uống rượu.
- Chỉ ăn protein chất lượng cao, bữa ăn nên thanh đạm, nhiều rau.
- Mỗi ngày chỉ ăn tối đa 65 g thịt, mỗi tuần không quá 500 g. Hạn chế ăn các loại thịt heo, dê, bò, thay bằng các loại cá, tôm, thịt có màu trắng.
- Tăng cường các loại thực phẩm có tác dụng phòng ung thư như nấm hương, hành tây, tỏi, quả khế, măng tây…
- Chú ý bổ sung rau quả hàng ngày, đặc biệt là cà rốt, cà chua, quả bầu, cam, quýt, dưa hấu, dâu tây…để bổ sung vitamin C và carotin.
- Ăn một lượng thích hợp quả óc chó, đậu phộng, các chế phẩm sữa, thịt nạc, hải sản để bổ sung vitamin E. Chú ý ăn các thực phẩm giàu nguyên tố vi lượng như cá, nấm, mạch nha…
- Thay thế một phần lương thực chính như gạo, bột mì bằng lương thực phụ như ngô, sắn, khoai, đậu…
Linh Ngọc
Điện thoại di động làm tăng nguy cơ ung thư não
Nghiên cứu của các nhà khoa học Ukraine chỉ ra người thường xuyên sử dụng điện thoại di động có nguy cơ bị ung thư não cao hơn 3-5 lần.
Men Fitness đưa tin, nghiên cứu mới được đăng trên tờ Electromagnetic Biology and Medicine cho thấy tiếp xúc với bức xạ từ điện thoại di động làm tăng nguy cơ ung thư não, đặc biệt là khi áp vào tai.
Ảnh: Mashable.
Trong nghiên cứu, các nhà khoa học ở Kiev (Ukraine) đã phân tích dữ liệu từ hàng trăm công trình có từ trước đó. "Chúng tôi nhận thấy những người sử dụng điện thoại quá thường xuyên có nguy cơ ung thư não cao hơn 3-5 lần", trưởng nhóm tác giả là Igor Yakymenko cho biết. Nghiên cứu định nghĩa "sử dụng điện thoại quá thường xuyên" là dùng quá 20 phút mỗi ngày liên tục suốt 5-10 năm.
Trong nghiên cứu, các nhà khoa học ở Kiev (Ukraine) đã phân tích dữ liệu từ hàng trăm công trình có từ trước đó. "Chúng tôi nhận thấy những người sử dụng điện thoại quá thường xuyên có nguy cơ ung thư não cao hơn 3-5 lần", trưởng nhóm tác giả là Igor Yakymenko cho biết. Nghiên cứu định nghĩa "sử dụng điện thoại quá thường xuyên" là dùng quá 20 phút mỗi ngày liên tục suốt 5-10 năm.
Yakymenko thừa nhận tỷ lệ mắc bệnh ung thư não ở người lớn chỉ là 6,4 trên 100.000, đồng thời khuyến cáo cộng đồng "tiếp xúc càng ít càng tốt" với điện thoại di động. "Hãy giảm thời gian gọi, tránh xa máy móc khi có thể và xem xét thay thế bằng điện thoại cố định", nhà khoa học khuyên.
Minh Nguyên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét