Mong-la là một thành phố nhỏ tại vùng Đông Bắc Myanmar (Miến Điện), nổi tiếng với hàng loạt các dịch vụ đánh bạc, mại dâm và buôn bán động vật quý hiếm.
Chào mừng bạn đến với Mong-La, thành phố tội phạm thực thụ
Mặc dù trên lý thuyết Mong-la thuộc lãnh thổ Miến Điện, nhưng chính phủ nước này lại gọi nó với cái tên khá kỳ quặc: “Đặc khu 4”, bởi nơi này đã biến chất thành một thành phố đầy rẫy tội phạm.
Dọc khu chợ Mong-la, bạn có thể dễ dàng tìm thấy móng vuốt hổ hoặc da voi được bày bán công khai với mục đích “làm thuốc”. Còn với thực phẩm thì từ thú ăn kiến, đến gấu đen hay thậm chí cả những con trăn Miến Điện nổi tiếng đều trở thành nạn nhân được bày bán tươi sống, khách hàng có thể toàn quyền quyết định và được phục vụ theo yêu cầu.
Nếu bạn là 1 doanh nhân có ý định ở lại qua đêm ở chốn này thì đừng quá bất ngờ nếu tìm thấy vô số danh thiếp của gái bán dâm trong khách sạn với đủ loại nội dung sặc mùi dâm dục như: “trinh nữ mới đến”, “com-bo mẹ và con gái”, hoặc “gái 16 tuổi ngực bự”.
Hoặc nếu như bạn chỉ là khách du lịch đơn thuần đang tìm kiếm những cuộc vui ngoài tình dục? Bạn vẫn có rất nhiều những sự lựa trọn khác như: ghé thăm vài sòng bạc lừa đảo, sử dụng ma túy đá hoặc tìm mua ô tô nhảy và sung ngắn đều khá dễ dàng.
Vậy tại sao 1 nơi “kinh dị” như vậy có thể tồn tại?
Mong-la hình thành như 1 hệ lụy do thất bại trong việc đàm phán hòa bình giữa các phe phái tại Miến Điện. Khu vực này hiện được điều hành dưới trướng 1 lãnh chúa có tên là Sai Leun. Sau khi từ chối từ bỏ quyền lực, ông này đã tiến hành tuyển mộ hàng ngàn tay súng dưới trướng mình và từ đó có sức mạnh để thực thi tất cả những gì ông ta muốn.
Bởi vậy, nơi này không giống như bất kì nơi nào khác tại Miến Điện. Một ví dụ điển hình là đồng tiền địa phương tại đây không hề phổ biến như đồng Nhân Dân Tệ của Trung Quốc. Hơn thế nữa, ngôn ngữ chính, đường dây điện và sóng điện thoại được sử dụng chủ yếu tại Mong-la cũng đều bắt nguồn từ Trung Quốc. Thậm chí, dù vẫn nằm trên đất Miến Điện nhưng ngay cả múi giờ của vùng này cũng đã được điều chỉnh theo thời gian thực tại thủ đô Trung Quốc – Bắc Kinh.
Nếu bạn là 1 doanh nhân có ý định ở lại qua đêm ở chốn này thì đừng quá bất ngờ nếu tìm thấy vô số danh thiếp của gái bán dâm trong khách sạn với đủ loại nội dung sặc mùi dâm dục như: “trinh nữ mới đến”, “com-bo mẹ và con gái”, hoặc “gái 16 tuổi ngực bự”.
Hoặc nếu như bạn chỉ là khách du lịch đơn thuần đang tìm kiếm những cuộc vui ngoài tình dục? Bạn vẫn có rất nhiều những sự lựa trọn khác như: ghé thăm vài sòng bạc lừa đảo, sử dụng ma túy đá hoặc tìm mua ô tô nhảy và sung ngắn đều khá dễ dàng.
Vậy tại sao 1 nơi “kinh dị” như vậy có thể tồn tại?
Mong-la hình thành như 1 hệ lụy do thất bại trong việc đàm phán hòa bình giữa các phe phái tại Miến Điện. Khu vực này hiện được điều hành dưới trướng 1 lãnh chúa có tên là Sai Leun. Sau khi từ chối từ bỏ quyền lực, ông này đã tiến hành tuyển mộ hàng ngàn tay súng dưới trướng mình và từ đó có sức mạnh để thực thi tất cả những gì ông ta muốn.
Bởi vậy, nơi này không giống như bất kì nơi nào khác tại Miến Điện. Một ví dụ điển hình là đồng tiền địa phương tại đây không hề phổ biến như đồng Nhân Dân Tệ của Trung Quốc. Hơn thế nữa, ngôn ngữ chính, đường dây điện và sóng điện thoại được sử dụng chủ yếu tại Mong-la cũng đều bắt nguồn từ Trung Quốc. Thậm chí, dù vẫn nằm trên đất Miến Điện nhưng ngay cả múi giờ của vùng này cũng đã được điều chỉnh theo thời gian thực tại thủ đô Trung Quốc – Bắc Kinh.
Kí sự liên quan đến thành phố “Tội Lỗi” do BBC thực hiện:
Tất cả những sự khác biệt dị thường trên đều bắt nguồn từ thực tế: Mong-la là tụ điểm mà nhiều du khách Trung Quốc hay lui tới. Rất nhiều người đam mê vượt qua biên giới để tới đây đánh bạc hoặc tìm mua những hàng hóa bất hợp pháp. Điều này cũng vô cùng dễ dàng vì họ hoàn toàn có thể đến và lưu trú tại đây mà không cần hộ chiếu hoặc thông qua bất kì thủ tục nhập cảnh nào.
Mặt khác, rất nhiều doanh nghiệp lớn tại thành phố này đều thuộc sở hữu tư nhân bởi những ông trùm đến từ Trung Quốc – những người lệ thuộc vào sòng bạc và khách sạn để phục vụ hoạt động rửa tiền bên ngoài lãnh thổ 1 cách kín đáo.
Luật pháp gần như không hề được thực thi tại Mong-la, điều này tương đương với việc những hoạt động mà pháp luật Miến Điện và Trung Quốc cho là phi pháp sẽ không hề có hiệu lực. Hơn thế nữa, du khách Trung Quốc ngày càng bơm nhiều tiền vào nền kinh tế này, giúp thị trường nơi đây phát triển mạnh mẽ, dẫn đến tình trạng mại dâm bùng nổ với tốc độ chóng mặt, và động vật quý hiếm ngày càng đối mặt với đe dọa lớn hơn.
“Tình yêu” mà thành phố này dành cho động vật hoang dã đã khiến chúng ngày càng gần bến bờ tuyệt chủng. Những nhà bảo tồn chỉ trích gay gắt cả Trung Quốc và Miến Điện khi cả 2 chính phủ này đã không thể kiểm soát nền kinh tế Mong-la. Và giờ đây, nơi này chính là 1 trong những nguyên nhân chủ yếu góp phần dẫn đến việc suy giảm đáng báo động các loài động vật sắp bị tuyệt chủng tại địa phương và cả những nơi xa xôi như Savannah – Châu Phi.
Trong 1 chuyến thăm tới thành phố, Tiến sỹ Nijman – một thành viên thuộc nhóm Thống kê và Bảo tồn Động vật Quý hiếm đã đích thân ghi nhận sự hiện diện của 49 bộ ngà voi và 3,300 mảnh ngà nhỏ đang được bày bán tại khu chơ. Ông nói: “Hoàn toàn không có sự e ngại hay lén lún trong hoạt động phi pháp này, và tôi vô cùng sốc trước quy mô thương mại của nó”.
Đứng trước thực tế là rất nhiều người Trung Quốc say sưa chìm đắm trong những hoạt động phi pháp tại Mong-la, chính quyền Trung Quốc đã phải nỗ lực trong việc cắt đứt giao thương với khu vực này. Một thập kỷ trước, binh lính Trung Quốc từng tràn qua biên giới và tấn công vào những sòng bạc sau khi phát giác một số quan chức nước này sử dụng tiền ăn cắp được từ công chúng vào việc đánh bạc.
Nhưng mọi chuyện đã không kết thúc như mong đợi, Sai Leun không dừng lại và đã đáp trả bằng việc cho xây dựng thêm vô số sòng bạc cách biên giới 15 cây số. Vào năm 2012, Trung Quốc chính thức cắt đứt sóng di động và tất cả các dịch vụ viễn thông tới khu vực để chấm dứt việc cờ bạc tràn lan qua mạng Internet.
Nhưng 1 lần nữa, kẻ cứng đầu Sai Leun đã “hào phóng” lắp đặt hẳn 1 đĩa vệ tinh lớn để tiếp tục moi tiền từ những doanh nhân ưa thích đánh bạc trực tuyến.
Trung Quốc hoàn toàn có thể đưa ra những biện pháp cứng rắn hơn như ngăn cấm khách du lịch đến khu vực này. Tiếc là, đứng trước hiện thực: một lượng lớn doanh nghiệp ở tỉnh Vân Nam đã có mối quan hệ kinh doanh chặt chẽ với Mong-la và lệ thuộc rất nhiều vào dòng tiền mà nó mang đến, ông Zhou Zhenming – một chuyên gia trong lĩnh vực quan hệ Trung Quốc và Miến Điện tại Viện Khoa Học Xã Hội tỉnh Vân Nam từng tuyên bố:
“Nếu chúng ta cấm du lịch hoàn toàn, điều này sẽ mang đến nhiều mối nguy hại hơn là những sòng bạc bởi nó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến những doanh nghiệp đang hỗ trợ nền kinh tế địa phương”.
Trong 1 chuyến thăm tới thành phố, Tiến sỹ Nijman – một thành viên thuộc nhóm Thống kê và Bảo tồn Động vật Quý hiếm đã đích thân ghi nhận sự hiện diện của 49 bộ ngà voi và 3,300 mảnh ngà nhỏ đang được bày bán tại khu chơ. Ông nói: “Hoàn toàn không có sự e ngại hay lén lún trong hoạt động phi pháp này, và tôi vô cùng sốc trước quy mô thương mại của nó”.
Đứng trước thực tế là rất nhiều người Trung Quốc say sưa chìm đắm trong những hoạt động phi pháp tại Mong-la, chính quyền Trung Quốc đã phải nỗ lực trong việc cắt đứt giao thương với khu vực này. Một thập kỷ trước, binh lính Trung Quốc từng tràn qua biên giới và tấn công vào những sòng bạc sau khi phát giác một số quan chức nước này sử dụng tiền ăn cắp được từ công chúng vào việc đánh bạc.
Nhưng mọi chuyện đã không kết thúc như mong đợi, Sai Leun không dừng lại và đã đáp trả bằng việc cho xây dựng thêm vô số sòng bạc cách biên giới 15 cây số. Vào năm 2012, Trung Quốc chính thức cắt đứt sóng di động và tất cả các dịch vụ viễn thông tới khu vực để chấm dứt việc cờ bạc tràn lan qua mạng Internet.
Nhưng 1 lần nữa, kẻ cứng đầu Sai Leun đã “hào phóng” lắp đặt hẳn 1 đĩa vệ tinh lớn để tiếp tục moi tiền từ những doanh nhân ưa thích đánh bạc trực tuyến.
Trung Quốc hoàn toàn có thể đưa ra những biện pháp cứng rắn hơn như ngăn cấm khách du lịch đến khu vực này. Tiếc là, đứng trước hiện thực: một lượng lớn doanh nghiệp ở tỉnh Vân Nam đã có mối quan hệ kinh doanh chặt chẽ với Mong-la và lệ thuộc rất nhiều vào dòng tiền mà nó mang đến, ông Zhou Zhenming – một chuyên gia trong lĩnh vực quan hệ Trung Quốc và Miến Điện tại Viện Khoa Học Xã Hội tỉnh Vân Nam từng tuyên bố:
“Nếu chúng ta cấm du lịch hoàn toàn, điều này sẽ mang đến nhiều mối nguy hại hơn là những sòng bạc bởi nó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến những doanh nghiệp đang hỗ trợ nền kinh tế địa phương”.
Thành phố tiếp tục phát triển, kéo theo rất nhiều công trình mới đang được thi công, dĩ nhiên chúng đều là: khách sạn hoặc sòng bạc. Tuy nhiên, các tòa nhà này ẩn chứa những nguy hiểm tiềm tàng rất lớn bởi chúng không hề được đặt nặng tính an toàn mà thay vào đó là tốc độ và tiết kiệm chi phí – điều này đồng nghĩa với việc tất cả những tòa nhà này có thể đổ sụp đổ hoàn toàn khi cơn địa chấn tiếp theo xảy ra.
Dù vậy, đây không phải là hiểm họa duy nhất mà thành phố này đang đối mặt, bởi vì một ngày nào đó chính quyền Miến Điện và Trung Quốc chắc chắn sẽ phải hành động và chấm dứt tình trạng hỗn loạn tại Mong-la. Và khi điều đó đến, chuyện gì sẽ xảy ra với những cư dân tại Mong-la? Họ sẽ xoay sở thế nào khi mà họ chỉ biết đến cờ bạc, mại dâm và liệu họ có dễ dàng từ bỏ ma túy và vũ khí vô điều kiện?
Bình An, dịch từ OverPow.com
Dù vậy, đây không phải là hiểm họa duy nhất mà thành phố này đang đối mặt, bởi vì một ngày nào đó chính quyền Miến Điện và Trung Quốc chắc chắn sẽ phải hành động và chấm dứt tình trạng hỗn loạn tại Mong-la. Và khi điều đó đến, chuyện gì sẽ xảy ra với những cư dân tại Mong-la? Họ sẽ xoay sở thế nào khi mà họ chỉ biết đến cờ bạc, mại dâm và liệu họ có dễ dàng từ bỏ ma túy và vũ khí vô điều kiện?
Bình An, dịch từ OverPow.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét