Giới kiến trúc trong và ngoài nước đánh giá trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt là công trình kiến trúc độc đáo hàng đầu trong số hơn 2.000 công trình cổ do người Pháp xây dựng còn lại ở Đà Lạt.
Tọa lạc ở số 29 Yersin, thành phố Đà Lạt, Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt là công trình kiến trúc duy nhất của Việt Nam được Hội Kiến trúc sư thế giới (UIA) công nhận là một trong số 1.000 công trình xây dựng độc đáo của thế giới trong thế kỷ 20.
Ngôi trường này được xây dựng từ năm 1926 cho tới năm 1935 mới hoàn thành và lấy tên Lycée Yersin để ghi nhớ bác sĩ người Pháp gốc Thụy sĩ Alaxandre Yersin - người đã khai sinh thành phố Đà Lạt. Đây là trường dành cho con em người Pháp và một số gia đình người Việt giàu có theo học.
Ðến năm 1969, Pháp bàn giao trường cho bộ Giáo dục VNCH theo thoả thuận giữa hai chính phủ Việt-Pháp, và trường đổi tên thành Trung tâm giáo dục Hùng vương. Ðến tháng năm 1976, trường được chuyển đổi thành trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt.
Điểm nổi bật trong kiến trúc của trường là dãy giảng đường chính hình vòng cung với chiều dài phía trước 77,18m, phía sau 89,8m, gồm 3 tầng lầu với 24 phòng học. Gạch xây trường là gạch trần đỏ được chở từ châu Âu sang. Mái được lợp bằng ngói làm từ nước Pháp, hiện đã được thay thế do các tấm ngói cũ đã không còn sử dụng được nữa.
Đầu dãy nhà hình vòng cung là một tháp chuông cao 54m. Phía bên ngoài tháp chuông từng có một chiếc đồng hồ cổ nhưng sau thời gian trường tồn đến nay chỉ còn có thể thấy vết tích in lại trên nền gạch đỏ.
Trên đỉnh tháp có một lầu chuông, nhưng không còn chuông do đã bị tháo dỡ trong quá khứ.
Nằm trọn trong lòng thành phố Đà Lạt đầy mộng mơ, ngôi trường nổi bật giữa không gian rộng rãi, thoáng đãng và tràn ngập cây xanh, tạo nên một khung cảnh bình yên và lãng mạn.
Gần như đứng ở bất cứ điểm cao nào của thành phố Đà Lạt nhìn về trung tâm người ta cũng có thể nhìn thấy tháp chuông và biểu tượng kiến trúc cong cong vòng cung của trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt.
Giới kiến trúc trong và ngoài nước đánh giá trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt là công trình kiến trúc độc đáo hàng đầu trong số hơn 2.000 công trình cổ do người Pháp xây dựng còn lại ở đây.
Có thể nói công trình này là một "báu vật kiến trúc" không chỉ của riêng Đà Lạt mà là của toàn Việt Nam nói chung.
Theo KIẾN THỨC
10 ngôi trường có kiến trúc đẹp nhất Việt Nam
10 ngôi trường có thể được xem là đẹp nhất Việt Nam có kiến trúc độc đáo và sáng tạo. Bên cạnh đó, chất lượng đào tạo học sinh, sinh viên cũng góp phần làm nên thương hiệu của những ngôi trường này.
Công trình này đã được các nhà nghiên cứu kiến trúc nổi tiếng trên thế giới trong Hiệp hội Kiến trúc Quốc tế (UIA) công nhận là một trong số 1.000 công trình kiến trúc tiêu biểu của thế giới trong thế kỷ 20.
Công trình này được thiết kế và xây dựng vào những năm 1930 theo hình thức kiến trúc tân cổ điển độc đáo mang đậm phong cách châu Âu, dành cho con em người Pháp và một số gia đình người Việt giàu có. Ngôi trường có điểm nhấn là dãy phòng học uốn cong ôm lấy khoảng sân rộng cùng tháp chuông liền kề.
Hành lang bên trong dãy lớp học chính, cũng được xây dựng uốn lượn, các lớp học đều có tủ âm tường bên ngoài để đựng áo mưa, áo khoác.
Đại học RMIT
Phong cách hiện đại, bằng cấp quốc tế cùng cơ sở vật chất tốt khiến đại học RMIT trở thành môi trường quốc tế tốt cho sinh viên Việt Nam mặc dù học phí cao ngất ngưởng.
Bắt đầu đi vào hoạt động tại TP.HCM năm 2001 và Hà Nội năm 2004, RMIT Việt Nam đã thu hút được hơn 3.800 sinh viên trong đó có nhiều sinh viên quốc tế đến từ khắp nơi trên thế giới như Úc, Trung Quốc, Pháp, Đức, Nga, Malaysia, Singapore, Nam Phi, Anh, Mỹ và nhiều nước khác.
Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong
Đại học Thăng Long
Thăng Long là một trường đại học tư thục ở thủ đô Hà Nội. Trường được thành lập năm 1988 với tên gọi ban đầu là Trung tâm đại học dân lập Thăng Long. Là một trong những trường đại học tốt nhất Việt Nam; văn bằng của trường nằm trong hệ thống văn bằng quốc gia.
Đại học Thăng Long cũng là nơi đầu tiên soạn thảo quy chế đại học dân lập tạm thời tại Việt Nam, được phê duyệt, mở đường cho hàng loạt trường đại học và trung học dân lập đã đăng ký xin phép mở sau này.
Đại học Tôn Đức Thắng
Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong
Với lối kiến trúc cổ điển của Pháp, trường Lê Hồng Phong 1 một trong 3 ngôi trường có tuổi đời lâu nhất tại TP.HCM với tên Trường Trung Học Petrus Ký, khi được thành lập vào năm 1927. Ngôi trường là niềm tự hào của bao thế hệ học sinh có may mắn được gửi một phần kỳ ức tuổi trẻ của mình tại đây.
Đây được xem là 1 trong 5 trường trung học phổ thông chuyên có chất lượng giáo dục tốt nhất miền Nam hiện nay. Trường hằng năm thu hút khá đông học sinh giỏi miền Nam và Nam Trung Bộ đăng ký thi tuyển, tỉ lệ đậu đại học rất cao.
Đại học Thăng Long
Thăng Long là một trường đại học tư thục ở thủ đô Hà Nội. Trường được thành lập năm 1988 với tên gọi ban đầu là Trung tâm đại học dân lập Thăng Long. Là một trong những trường đại học tốt nhất Việt Nam; văn bằng của trường nằm trong hệ thống văn bằng quốc gia.
Trường đại học Thăng Long có thư viện hiện đại, công viên, phòng ốc điều hòa, các công trình phục vụ đào tạo và hoạt động ngoại khóa như bóng bàn, bóng rổ, phòng tập thể hình - thẩm mỹ.
Đại học Thăng Long cũng là nơi đầu tiên soạn thảo quy chế đại học dân lập tạm thời tại Việt Nam, được phê duyệt, mở đường cho hàng loạt trường đại học và trung học dân lập đã đăng ký xin phép mở sau này.
Đại học Tôn Đức Thắng
Đại học Tôn Đức Thắng được thành lập vào năm 1997. Trường đang hoạt động theo cơ chế đại học công lập tự chủ tài chính và trực thuộc Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam. Trụ sở chính của trường đặt tại đường Nguyễn Hữu Thọ (phường Tân Phong, quận 7, TP.HCM) với khuôn viên rộng lớn và kiến trúc khang trang.
Vì nằm ở khu đô thị mới nên trường tận dụng được cảnh quan sông nước kết hợp cùng những mảng xanh tạo nên một ngôi trường hiện đại nhưng, thân thiện với thiên nhiên.
Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam
Nếu ở miền Nam có THPT chuyên Lê Hồng Phong thì Amsterdam là ngôi trường được mệnh danh là trường chuyên của Hà Nội với nhiều học sinh đã giành được rất nhiều giải thưởng trong nước và ngoài nước, như kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, kỳ thi Olympic toán học quốc tế, Olympic vật lý quốc tế và Olympic sinh học quốc tế.
Công trình từng giành được vị trí cao nhất của giải thưởng kiến trúc quốc gia 2010 với ý tưởng lấy học sinh làm chủ thể sáng tạo. Sau hơn 2 năm xây dựng, ngôi trường xuất hiện với vẻ ngoài khang trang và bề thế, đậm chất hiện đại với quy mô 45 lớp học, nhà thi đấu thể thao, hồ bơi nước nóng, khán phòng với sức chứa 700 chỗ ngồi và các sân thể thao tiêu chuẩn…
Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội
Đây nơi đào tạo các ngành khoa học cơ bản như: toán học, toán cơ, vật lý học, hóa học, sinh học, khí tượng, thủy văn, hải dương học, địa lý học, khoa học môi trường,...
Trường THCS & THPT Phan Chu Trinh
Trường đã đoạt giải Kiến trúc châu Á và giải nhì WAN của Mỹ năm 2012.
Trường được xây dựng cách đây gần 1 thế kỷ (1927) do kiến trúc sư người Pháp Ernest Hébrard thiết kế. Ông là người kiến tạo ra phong cách kiến trúc Đông Dương và áp dụng chúng lần đầu tiên với chính ngôi trường này, tạo nên một sự giao thoa giữa Á và Âu trong nghệ thuật xây dựng.
Đây nơi đào tạo các ngành khoa học cơ bản như: toán học, toán cơ, vật lý học, hóa học, sinh học, khí tượng, thủy văn, hải dương học, địa lý học, khoa học môi trường,...
Trường THCS & THPT Phan Chu Trinh
Ngôi trường do kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa thiết kế, là người từng đạt nhiều giải thưởng về kiến trúc công trình trên thế giới. Trường Phan Chu Trinh được xây dựng trên diện tích gần 5,3 ha, quy mô từ 2-5 tầng; bao gồm: 24 phòng lý thuyết, 9 phòng bộ môn, phòng tập đa năng, thư viện, hồ bơi, nhà ăn, phòng nội trú, thang máy…
Trường đã đoạt giải Kiến trúc châu Á và giải nhì WAN của Mỹ năm 2012.
Tòa nhà hình chữ S có diện tích sàn hơn 6.000m2 với chiều cao 5 tầng. Thiết kế này giúp ngôi trường đón những làn gió mát lành tự nhiên từ khu rừng kề cạnh, thích ứng với những cơn mưa nhiệt đới dai dẳng kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11. Độ dốc và độ cong của toà nhà giúp bạn tránh được cảm giác nặng nề của các khối bê tông to lớn.
Trường Quốc học Huế
Mùa hoa của riêng Quốc học Huế này nở rộ vào cuối tháng 2, đầu tháng 3, một màu hồng phủ kín ngôi trường. Qua mùa hoa ấy, cả sân trường lại rộn lên màu bằng lăng tím và màu hoa phượng rực rỡ.
Trường Quốc học Huế
Ngay phía sau cổng trường xây hai tầng cổ kính là con đường rợp bóng cây cổ thụ, những tán cây rêu mốc, bốn mùa phủ bóng mát xuống sân trường. Những dãy nhà hai tầng nằm dưới tán xanh, dãy hành lang dài hun hút, khung cửa sổ mở rộng đón nắng. Dãy nhà được nối với nhau bởi hành lang là nơi thư giãn của các cô cậu học trò vào giờ nghỉ giải lao.
Mùa hoa của riêng Quốc học Huế này nở rộ vào cuối tháng 2, đầu tháng 3, một màu hồng phủ kín ngôi trường. Qua mùa hoa ấy, cả sân trường lại rộn lên màu bằng lăng tím và màu hoa phượng rực rỡ.
Trường THPT Chu Văn An
Người Hà Nội thường gọi là trường Bưởi vì trường nằm trên vùng Kẻ Bưởi. Mặc dù được lập ra để đào tạo nhân viên cho bộ máy cai trị, nhưng nhiều học sinh của trường đã trở thành những nhà cách mạng ưu tú.
Trường trung học Bảo hộ (Lycée du Protectorat) được thành lập ở Hà Nội năm 1908.
Người Hà Nội thường gọi là trường Bưởi vì trường nằm trên vùng Kẻ Bưởi. Mặc dù được lập ra để đào tạo nhân viên cho bộ máy cai trị, nhưng nhiều học sinh của trường đã trở thành những nhà cách mạng ưu tú.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi còn làm thầy giáo cũng đã dạy học tại đây. Năm 1945, trường đổi tên thành Chu Văn An, tên vị danh sư thời Trần. THPT Chu Văn An là một trong những trường trung học trọng điểm của Việt Nam.
Theo motthegioi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét