- Dự án làm sách 240 tỷ đồng: Văn Hóa Đồng Nát

Dự án Công bố phổ biến tài sản văn hóa văn nghệ dân gian các dân tộc VN, do Chính phủ đầu tư 240 tỷ, 646 tác giả biên soạn, có cả một hội đồng toàn giáo sư, tiến sĩ giám định, nhưng khi vừa in ra đã được cân bán cho các tiệm sách cũ với giá đồng nát.
\
Một chồng sách còn mới nguyên được bày bán ở cửa hàng sách cũ tại Hà Nội

Dự án được Chính phủ phê duyệt, giao Hội Văn nghệ dân gian VN thực hiện, do Giáo sư Tiến sĩ Tô Ngọc Thanh làm chủ dự án, Tiến sĩ Đoàn Thanh Nô là chánh văn phòng, với mong muốn khôi phục thành tựu văn hóa văn nghệ dân gian thế kỉ 20 đã bị hủy hoại trong thời kì cách mạng.
Ông Đoàn Thanh Nô cho biết đây là dự án sách lớn nhất từ trước tới nay của VN. Dự án đã hoàn thành giai đoạn 1 (2008 – 2012) với 1.000 tác phẩm của 646 tác giả. Số vốn nhà nước đầu tư cho giai đoạn 1 của dự án là 90 tỷ đồng. Tổng kết giai đoạn 1 thành công, nhà nước tiếp tục đầu tư 150 tỷ đồng để thực hiện giai đoạn 2 (2013 – 2017), dự kiến công bố 1.500 tác phẩm, công trình nghiên cứu.

Mỗi đầu sách được in 2.000 cuốn, tặng 1.997 điểm là các thư viện trên cả nước. Ông Đoàn Thanh Nô khẳng định việc đọc nội dung là có cả một hội đồng khoa học.

Tuy nhiên, hiện nay báo chí lại phát hiện chúng nằm lay lắt ở các cửa hàng sách cũ trên nhiều tuyến phố Hà Nội như đường Láng, phố Trần Quốc Hoàn, phố Mai Dịch, phố Bạch Mai, đường Nguyễn Trãi… Người bán sách cho biết số sách này được mua cân thanh lý theo giá giấy vụn dù sách in đẹp và rất đắt tiền.

Vậy lý do là từ đâu, là do khâu quản lý diễn ra tùy tiện đến mức người ta có thể đem 90 tỷ tiền thuế của nhân dân để in những cuốn sách giá trị “ve chai”? Hay là vì nội dung và giá trị của những cuốn sách này ngoài hình thức ra, thật sự chất lượng chỉ đáng vài nghìn đồng?

“1000 đầu sách của dự án được in ra mắc những lỗi rất ngô nghê về hình thức và cả nội dung”, báo Thanh Niên cho biết.

Viết thường, viết hoa và viết in hoa bừa bãi trong sách, tùy tiện đưa thư mục tiểu sử tác giả vào sách là những lỗi phổ biến.

Các cuốn sách được tái bản gần như nhặt nhạnh “chổi cùn rế rách” tập trung về, việc biên tập gần như không có.

Tên các nhân vật như Mỵ Châu, anh hùng Đăm Săn… được viết bằng 3 tên khác nhau mặc dù chúng nằm cùng một trang.

Điều cuối cùng muốn nhắc tới là, năm 2012, NXB Giáo dục VN đã cho phát hành cuốn sách này với tên gọi Cẩm nang kiến thức văn học dân gian trong nhà trường, cũng vẫn với 172 thuật ngữ xếp theo mục ABC này. Lẽ ra, in lại sau 2 năm, cuốn sách phải được hoàn thiện hơn, nhưng nhóm dự án và NXB Văn hóa Thông tin lại làm cuốn sách trở nên tệ hại.

Mất chi phí 90 tỉ đồng, thế nhưng hội động gồm toàn giáo sư tiến sĩ phụ trách dự án, lại làm ra những cuốn sách mắc những lỗi không thể chấp nhận được. Nếu như phải thi chính tả như học sinh tiểu học, các tiến sĩ, giáo sư văn học này sẽ được bao nhiêu điểm?

Phải chăng điều người ta muốn đưa vào cuốn sách là văn hóa làm việc tùy tiện, vô trách nhiệm, không những đã làm tổn hại, lệch lạc các giá trị văn hóa truyền thống, nó còn là trách nhiệm của cơ quan nhà nước này với người dân, trách nhiệm trước pháp luật. Nếu cứ mỗi lần sai lầm thì kiểm điểm và khiển trách, thì những lần sau nữa, sau nữa sẽ vẫn là các vị với học hàm cao cấp này đứng ra làm sách, vậy biết đến bao giờ giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam mới được bảo tồn?

Theo thanhnien

- Sách tiền tỉ đem bán... giấy vụn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét