- Cách chọn chó con khôn giữ nhà theo kinh nghiệm dân gian

Nếu bạn muốn nuôi được một con chó khôn, điều đầu tiên là cần phải biết cách chọn chó. Dưới đây là những cách chọn chó con khôn theo kinh nghiệm dân gian.



 Chọn chó khôn như thế nào?
Để có được một con chó khôn, trung thành thì bạn nên nuôi con chó đó từ nhỏ, khi chó con sắp thôi bú mẹ.

Mua chó nên quan tâm đến nguồn gốc chó bố, chó mẹ. Nếu bạn mua các giống chó Tây, chó cảnh thì tốt nhất là mua chó của các trung tâm chó lớn, có hồ sơ, lý lịch rõ ràng.

Kinh nghiệm dân gian chọn chó con khôn theo ngoại hình:
1. "Đốm đầu thì nuôi, đốm đuôi thì thịt": Nghĩa là chó mà có đốm ở trên đầu thì tốt nên để nuôi, còn chó mà có đốm ở đuôi thì không tốt.

2. "Bỏ đuôi bên trái thì nuôi, bỏ đuôi bên phải thì thịt": Khi chó đang ở trong trạng thái tự nhiên, đuôi sẽ nghiêng về bên trái là tốt.

3. "Nhất một, nhì chín": Chó mẹ chỉ đẻ có một con thì con chó con đó rất quý, bởi lẽ chó mỗi lần sinh ra năm bảy con là chuyện bình thường.
Hình minh họa

Ở một số vùng, chó đẻ một con bị coi là điểm không tốt, chú chó con sau khi được đẻ ra phải mang ném qua mái nhà (ném nhẹ làm phép). Hễ chú chó này sống sót khỏe mạnh thì người ta coi rất quý.

4. "Bạch cẩu hoàng đầu thân bối nguyệt": Loại chó toàn thân màu trắng, đầu vàng, trên lưng có dấu ấn như hình mặt trăng tròn, thường có mắt và mũi màu hồng, đỏ hoặc nâu.

Ấn tròn phải nằm ở chính giữa lưng, gốc đuôi phải có thêm một cái ấn nữa.

Chó này còn có tên là "vương cẩu" hoặc "thần cẩu", theo kinh nghiệm dân gian, nuôi chó này thì chủ nhân sẽ thăng quan tiến chức rất nhanh, tiền tài tấn phát.

5. " Bối kiếm cẩu": Trên lưng của chó, lông mọc xuôi từ đầu cho đến đuôi, tạo ra hình tượng một cây kiếm nằm dọc theo lưng chó, thường thì cán kiếm nằm ở phía cổ và lưỡi kiếm nằm phía đuôi.
Hình minh họa

Cũng có khi cây kiếm nằm trong tư thế ngược lại. Loại chó này tạo cho chủ nhà có uy quyền sinh sát. Đây là loại "đệ nhị cẩu tướng".

6. "Bạch cẩu": Chó toàn thân trắng như tuyết (chứ không phải là màu trắng thường) nên rất đẹp. Loại này rất hiếm, nên được xếp hạng "đệ tam cẩu tướng".

Lý do được xếp hàng thứ ba vì người nuôi con chó này ắt hẳn trong gia đình phải có người rất xinh đẹp, nếu không thì cũng sắp sửa có con, cháu rất xinh xắn sắp chào đời, nếu là phái nữ thì giống như "tiên giáng trần".

7. "Hoàng cẩu": Chó toàn thân đều màu vàng, không có những vết hoặc đốm màu khác pha trộn, tương đối dễ gặp hơn các giống khác. Tuy nó phò giúp cho chủ kém hơn, nhưng vẫn được xếp vào loại chó có tướng tốt.

8. "Tứ quý cẩu": Ở mỗi chân chó mọc thêm một ngón đặc biệt, được gọi là "huyền đề", cả bốn chân đều phải có như vậy mới được xem là "tứ quý". Con này được xếp hạng đệ ngũ cẩu tướng. Dân gian có câu "chó khôn tứ túc huyền đề" là vậy.

9. "Lưỡng câu cẩu": Chỉ có hai huyền đề, thông thường thì ở hai chân sau hoặc hai chân trước.

10. "Lục hợp cẩu": Có hai huyền đề ở mỗi chân sau và một huyền đề ở mỗi chân trước, tổng cộng là sáu huyền đề.

11. "Bát long cẩu" là mỗi chân có hai huyền đề, tổng cộng được tám cái. Con này được xếp hạng "đệ tứ cẩu tướng".

Trong tất cả các loại huyền đề nói trên thì tốt nhất là Bát long, kế đến là Tứ quý, sau nữa là Lục hợp và cuối cùng là Lưỡng câu. Theo dân gian, nếu nuôi các chó này, gia chủ nhất định sẽ phát phú quý rất nhanh.
12. "Tử mị cẩu": Khi ngủ chó nằm ngửa ra trong tư thế như bị chết, bốn chân và thân mình xoải dài ra, ngực như ngừng thở.

13. "Lân hành cẩu": Khi bước đi cả thân mình con chó đều lắc qua, lắc lại như con kỳ lân và từng bước chân cũng uốn éo khi đặt xuống đất, loại này lông phải dài nên khi đi mới có điệu bộ giống con kỳ lân.

Đây là chó được xếp hạng "đệ lục" trong tướng pháp của chó.

14. "Hổ bộ cẩu": Bốn chân khi đi rất khoan thai, nhưng chắc chắn, mỗi bước chân đặt xuống đất thì các xương cốt trên phần thân thể đều lộ ra.

15. "Hắc cẩu" còn gọi là chó mực, toàn thân đều đen tuyền, dân gian cho rằng loại chó này mắt thấy được ma và ma quái rất kỵ loại chó này.
Ảnh minh họa: Internet

16. "Hắc Bạch tứ mục cẩu" là loại chó toàn thân lông trắng hoặc toàn thân lông đen, trên hai mắt lại có lông xoáy lại trông giống như hai con mắt nữa, vì cái xoáy cùng màu lông nên khó nhận ra, phải nhìn kỹ mới thấy được.

17. "Hắc cẩu tứ mục": Giống chó màu đen nhưng không đen tuyền, bốn chân và bụng là màu vàng, có hai đốm vàng trên mắt, trông như bốn mắt.

Đây là giống chó rất dữ dằn, nếu nuôi một lúc vài ba con thì khi tấn công địch thủ, chúng đều hợp lực tấn công cùng một lúc từ các phía khác nhau vì có tính đồng đội cao.
Ảnh minh họa: Internet

18. "Hắc cẩu tứ bạch": Giống chó đen nhưng dưới bụng và bốn chân đều trắng, như mang tất ở chân, loại chó này cũng mang đến sự giàu sang cho gia chủ.

19. "Tam nhãn cẩu" là một loại chó có nhiều màu khác nhau, có khi là trắng, đen, vàng hoặc nhiều màu. Đặc biệt, trên đầu, giữa hai mắt có một đốm nhỏ, gọi là con mắt thứ ba.

Đây là giống chó có biệt tài, tự nó biết trước có chuyện gì sẽ xảy ra trong đêm, vì vậy khi nuôi loại này, ban đêm nếu thấy nó có cái vẻ lo lắng, bồn chồn hoặc rên rỉ, ắt là có chuyện trộm cướp, hay tai họa sắp đến với gia chủ.

Theo Infonet


Cách phòng tránh và thoát thân khi bị chó dữ tấn công

Nếu như một ngày không may giáp mặt một chú chó Pitbull hung dữ, liệu bạn có biết mình nên làm gì?

Phải làm gì khi bị chó dữ tấn công?
Hiện nay, trào lưu nuôi cún cưng đang nở rộ, và đi kèm với nó là sự du nhập của rất nhiều loài chó dữ như Pitbull, Ngao Tây Tạng, Ngao Ý... Dù đã được nuôi dạy cẩn thận, những loài chó này đôi lúc trở nên mất kiểm soát, tấn công những loài vật khác, và thậm chí là cả con người.
Tuy nhiên, khác với chó bình thường, đây là những "thợ săn" thứ thiệt, với cơ bắp cuồn cuộn cùng hàm răng sắc nhọn. 

Việc lúng túng khi đối phó với chúng có thể để lại hậu quả đáng tiếc, trong đó nghiêm trọng nhất là có thể làm chết người.
Vậy bạn sẽ phải làm gì khi không may gặp phải một chú chó dữ tợn như vậy? Hãy cùng đến với bài viết sau đây để được giải đáp.

Vì sao chó lại tấn công?
Một số chuyên gia Mỹ cho biết, tất cả chó đều có khả năng tấn công con người nhưng không phải con nào cũng muốn tấn công. Các trường hợp chó tấn công người di chuyển đột ngột thường là do hệ quả của cả một quá trình phát triển.


Theo đó, do chó thường được nuôi ngoài sân, nên chúng rất hay sủa người đi ngang qua. Tất nhiên, người đi đường thường chẳng để tâm mà bước tiếp. 
Chính điều này đã hình thành cho chó "cảm giác chiến thắng" và từ đó khiến chúng trở nên hung hăng hơn.

"Chọi chó" cũng là một trong những nguyên nhân khiến chó trở nên hung dữ và tàn bạo.

Bên cạnh đó, việc các loài chó dữ như Pitbull thường được chủ "rèn luyện" bằng cách ăn thịt sống hoặc chọi chó cũng khiến chúng trở nên tàn bạo, hung dữ hơn, có thể bất ngờ tấn công vật nuôi khác và thậm chí là cả con người.

Phòng tránh bị chó tấn công như thế nào?
Nếu bạn giáp mặt một con Pitbull hung dữ thì cần phải luôn nhớ điều này: Phải thật bình tĩnh.
Rất nhiều nghiên cứu đã cho biết, chó có thể cảm nhận được sự sợ hãi hoặc lo lắng của con mồi và điều đó khiến chúng hung hăng hơn.

Nếu gặp phải một "anh chàng" như thế này, bạn sẽ phản ứng thế nào?

Bạn cũng không được phép hét lên hoặc tìm cách đá chó. Chó - đặc biệt là những loài chó dữ bẩm sinh như Pitbull, Ngao Ý... luôn muốn làm nạn nhân hoảng loạn trước khi tấn công. 
Chính vì thế, việc giữ bình tĩnh và kiểm soát được hành vi cơ thể sẽ làm chúng dịu lại.

Tiếp theo, cần tránh nhìn thẳng vào mắt chó.

Hầu hết chúng ta, dù có giữ bình tĩnh cũng không thể tránh khỏi cảm giác sợ hãi.
Vì thế, việc nhìn vào mắt một chú chó hung dữ có thể khiến nó cảm nhận được bạn đang lo lắng. Bên cạnh đó, chó dữ có thể coi đó là hành động khiêu khích, có thể tấn công bạn bất kỳ lúc nào.

Khi đã "làm dịu" cơn hung hăng của chó, hãy tìm cách rút lui.

Nếu bạn đang cầm trong tay gậy hoặc ô, hãy giơ ra phía trước (nhưng không được chĩa vào mặt chó). Điều này sẽ làm vóc dáng bạn trở nên to lớn hơn và dường như đáng sợ hơn trong mắt chúng. Và khi chó dữ cảm thấy bạn không bị đe dọa bởi nó, rất nhiều khả năng nó sẽ rút lui.

Điểm danh những giống chó nguy hiểm nhất thế giới
Điều cần làm nếu bị chó tấn công
"Đời không phải lúc nào cũng như mơ", do đó ngay cả khi thực hiện đúng và đủ những biện pháp nói trên, bạn vẫn có thể bị chó tấn công.
Hoặc thậm chí nguy hiểm hơn nếu đột nhiên một chú Pitbull tấn công khi bạn không hay biết gì. Vậy bạn sẽ phải làm gì trong trường hợp này?

Nếu chó vẫn "quyết tâm" tấn công bạn, bạn sẽ phải làm gì?



Đầu tiên, nếu bạn có đủ thời gian để xoay xở, điều tốt nhất có thể làm đó là để cho chó cắn vào một thứ trên cơ thể bạn, nhưng không phải là bạn.
Ví dụ như bạn có thể rút một tay áo và cho nó cắn vào đó. Ngay khi chó cắn vào "mồi", hãy lập tức cởi áo ra rồi chầm chậm rút lui.
Một số nghiên cứu đã cho thấy rằng khi chó cắn được một thứ gì đó từ con mồi, nó có thể bị xao nhãng trong một khoảng thời gian, đủ để bạn trốn thoát.


Sử dụng "mồi" để làm chó phân tâm là một trong những cách hiệu quả.


Bạn cũng có thể sử dụng các vật dụng khác, như gậy, khăn quàng, hay thậm chí là giày - nếu bạn có thể rút ra đủ nhanh.
Tuy nhiên, trong trường hợp không đủ thời gian, hãy luôn bảo vệ mặt, ngực và cổ họng của bạn. Đây là những nơi các loài chó dữ sẽ nhắm đến theo bản năng của chúng.

Ngoài ra, cần nắm chặt tay nếu không muốn ngón tay của mình bị cắn nát. Nếu bạn rơi vào tình thế buộc phải bị cắn, thì nơi an toàn nhất sẽ là cẳng chân/cẳng tay. Nếu bị chó cắn vào đùi, nguy cơ cắn trúng động mạch chủ là rất cao, có thể khiến bạn mất máu, dẫn đến tử vong.


Bảo vệ mặt, cổ họng và ngực, những nơi dễ bị tổn thương.



Thế nhưng nằm im chịu trận cũng không phải là một cách hay, khi những loài chó lớn có cơ hàm thực sự rất khỏe, có thể khiến cánh tay bạn bị nghiền nát.
Khi bị tấn công, bạn có thể chống trả bằng cách đá vào các điểm yếu như cổ họng, mũi hoặc gáy. Ngoài ra, có thể sử dụng loại hóa chất dạng xịt như nước hoa, gôm xịt tóc... có trong tay.


Khi bị tấn công, hãy tìm cách chống trả.



Tấn công vào những điểm yếu như mũi, cổ họng, gáy... sẽ khiến chó chùn bước.
Bên cạnh đó cần nhớ rằng dù chó có to lớn đến đâu thì chúng chỉ có một cái miệng, trong khi chúng ta có đến 2 tay. Khi đã bị cắn, hãy tìm cách tấn công vào mắt - điểm yếu của mọi loài động vật - cho đến khi nó buông bạn ra.

Hóa chất dạng xịt như nước hoa, gôm xịt tóc cũng có thể là vũ khí hữu hiệu.
Và cuối cùng, sau khi đã thoát khỏi chó và băng bó cẩn thận, bạn cần nhanh chóng... đi tiêm phòng dại. Bạn sẽ không thể biết được rằng con chó tấn công mình có bị dại hay không, nên cần phải đề phòng trước khi quá muộn.

Cách xử lý vết thương khi bị chó cắn

Bị chó cắn là tai nạn phổ biến, rất dễ gặp phải đặc biệt đối với trẻ nhỏ. Khi bị chó cắn nếu không xử lý vết thương đúng cách và kịp thời nhất là vào mùa nắng nóng, nạn nhân rất có thể bị mắc bệnh dại do virus dại gây nên. Vậy bạn cần làm gì khi bị chó cắn?
Nếu con bạn bị chó cắn, việc đầu tiên bạn cần làm trước khi hoảng sợ là đưa ngay bé tới bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất. Vết chó cắn cực kỳ nguy hiểm, nhất là chó đi lạc. Cũng không được xem thường nếu con chó đó là vật nuôi trong nhà vì chúng vẫn mang một lượng bệnh và mầm bệnh trong miệng.

Ảnh: allthingstess.com

Xử lý vết thương với những gợi ý sơ cứu ban đầu dưới đây cũng sẽ có ích. Bạn cần đảm bảo là bé luôn giữ bình tĩnh và trật tự khi tình hình có thể vượt khỏi tầm kiểm soát và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của bé.

Sơ cứu tại chỗ khi bị chó cắn

Làm sạch: điều quan trọng trước tiên là làm sạch vết thương do chó cắn. Bạn cần rửa vết thương dưới vòi nước chảy để loại bỏ tất cả mầm bệnh. Dùng bông và nước để rửa vết thương. Rửa nhẹ nhàng chứ đừng chà xát mạnh.

Thuốc sát trùng: Để làm sạch vết chó cắn, bạn có thể dùng những thuốc sát trùng như cồn hoặc nước ô xi già. Những thuốc này sẽ loại bỏ vi khuẩn có hại ở mức độ nhất định. Chỉ đổ một lượng nhỏ lên vết cắn. Hãy thổi nhẹ vào vết thương khi bôi thuốc vì nó sẽ rất xót.
Nâng cao vùng bị thương: Nếu bị chó cắn vào chân hay cánh tay, bạn cần giơ cao vùng bị thương lên. Việc này rất quan trọng vì khi bị chó cắn bạn có thể bị chảy máu nhiều và cách làm này sẽ giúp cầm máu.
Cầm máu: Nếu vết thương chảy máu trong vòng 10 -15 phút sau khi bị chó cắn, trong quá trình rửa vết thương bạn không nên cầm máu, chỉ cầm sau 15 phút nếu máu vẫn tiếp tục chảy. Lúc này bạn nên đặt lên vết thương 3 miếng gạc y tế, chờ trong vòng 7 phút nếu máu vẫn tiếp tục ra nhiều đặt thêm vài miếng gạc lên nữa lên trên. 
Chú ý không gỡ miếng gạc trước đó vì sẽ khiến máu chảy nhiều hơn. Và chờ cho đến khi máu ngừng chảy thì băng lại vết thương.
Trong trường hợp nếu vết thương sâu và trẻ bị ra nhiều máu, máu phun thành tia bạn dùng dây thun để garô xung quanh vết thương và chi. Sau đó nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời tránh mất quá nhiều máu.
Tiêm huyết thanh và vacxin phòng dại

Cần tiêm ngay vacxin phòng dại nếu gặp các trường hợp sau:

Vết cắn sâu hoặc vết cắn nhẹ ở những vùng nguy hiểm như đầu, cổ, mặt, các chi, bộ phận sinh dục... nên nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để được cấp cứu, tiêm huyết thanh và vacxin phòng dại kịp thời.
Khi trẻ bị chó dại cắn hoặc chó có biểu hiện dại hay không thể theo dõi con vật sau khi cắn, địa điểm xảy ra tai nạn gần vùng đang có dịch bệnh chó mèo... cũng cần nhanh chóng đưa nạn nhân đi tiêm phòng dại ngay lập tức.

Nếu bị chó dại cắn nên đi tiêm phòng ngay


Không tiêm ngay mà cần theo dõi sau 15 ngày với các trường hợp sau:

Vết cắn nhẹ, xa các vùng nguy hiểm và xa trung tâm thần kinh trung ương.
Chó không có dấu hiệu bị bệnh dại và ở khu vực không có dịch bệnh chó mèo.

Trong vòng 15 ngày sau khi bị chó cắn nếu chó phát dại, chết hoặc bị mất tích hay bị giết thịt thì nên nhanh chóng đưa trẻ đi tiêm vacxin phòng dại. Còn sau 15 ngày, nếu chó khỏe mạnh bình thường, không cần phải đưa nạn nhân đi tiêm phòng dại nữa.

Nếu đưa nạn nhân đi tiêm muộn sau khi bị chó dại cắn thì huyết thanh sẽ không còn có tác dụng chỉ có thể tiêm vacxin phòng bệnh dại. Vì thế các nạn nhân phải tuân thủ nghiêm ngặt lịch trình và liều lượng tiêm được bác sĩ chỉ định.

Người bệnh có thể đến viện Pasteur, bệnh viện Nhiệt đới, bệnh viện Nhi đồng, trung tâm y tế dự phòng, đội vệ sinh phòng dịch các quận huyện để tiêm phòng dại. Tuy nhiên, riêng huyết thanh kháng dại chỉ viện Pasteur và bệnh viện Nhiệt đới mới có.

Triệu chứng bệnh dại khi bị chó cắn
Trước khi phát bệnh 2-4 ngày: Trước khi phát bệnh khoảng 2-4 ngàynạn nhân thường có biểu hiện như: đau đầu, bồn chồn, khó chịu, chán nản, sợ sệt vô cớ. Một số khác bị sốt, cảm, sưng đau tại vị trí bị cắn và lan dọc theo dây thần kịch của hệ bạch huyết.
Khi phát bệnh dại: Nạn nhân bị sốt cao lên đến 40,6 độ C, cơ thể mệt mỏi, khản tiếng, ho với ba mức độ nặng nhẹ khác như sau:


Khi phát bệnh trẻ thường sốt cao trên 40,6 độ C​


Thể co thắt:
 Thể này chiếm phần đa, nạn nhân sẽ có biểu hiện sợ nước, sợ ánh sáng và gió. Vì đây là những tác nhân chính gây ra cơn dại ( co cứng, co thắt, co giật và run) và khiến các cơn co giật ngày càng nặng hơn. Bên cạnh đó, các cơn co thắt hô hấp và co thắt thanh quản khiến bệnh nhân khó thở, dễ bị ngạt. Nạn nhân sẽ bị tăng kích thích thần kinh, dẫn bị mất ý thức, ngất xỉu và hôn mê có thể tử vong trong vòng từ 2-6 ngày.


Thể liệt: Ở dạng này người bệnh không bị kích thích quá độ thường chỉ bị co thắt và liệt.

Thể cuồng: Ở thể này nạn nhân bị tăng kích thích thần kinh dẫn đến thái độ hung dữ, thời gian phát bệnh dại và tử vong nhanh.
Cách phòng chống chó cắn và bệnh dại
Nhà có trẻ em nên hạn chế nuôi chó.


Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với chó mèo, nhất là vào mùa nắng nóng​


Tuân thủ lịch tiêm phòng dại cho chó mèo đầy đủ.
Khi nuôi chó cần dùng xích hoặc chuồng để nhốt lại, hạn chế cho trẻ tiếp xúc trực tiếp với chó mèo nhất là vào mùa nắng nóng.
Chó đi dạo hoặc ra đường cần đeo rọ mõm.
Không dùng thuốc nam để điều trị khi bị chó cắn.
Cần tiêm phòng đầy đủ cho trẻ khi bị chó dại cắn.
Khi bé bị chó cắn, phải xử lý như theo các bước ở trên, tuyệt đối không vì tức giận quá mà đánh chết chó.

Cập nhật: 23/01/2016

Theo Dân Trí, Yeutre.vn,Trí Thức Tr

Mất 2 chân vì vết chó cắn từ 2 năm trước

Hình minh họa.

Một người đàn ông sắp phải cắt bỏ cả hai chân chỉ vì vết xước nhỏ xíu do chó cắn đùa gây tình trạng nhiễm trùng máu.

Trước đó, vào tháng 8-2015, ông Barry Wallace 48 tuổi sống tại Nottingham đến nhà mẹ chơi. Chú chó giống Staffordshire Bull Terrier tên là Harley mẹ ông nuôi chạy ra đón mừng, hào hứng nhảy lên vào làm tay ông xước một vệt chừng 1 cm.

Hai năm sau, ông chuẩn bị phải làm phẫu thuật cắt bỏ cả 2 chân do chứng nhiễm trùng máu gọi là sepsis, the Sun đưa tin.

Theo ông Barry, vết thương "chỉ nhỏ xíu bằng cái móng tay", có chảy máu nhưng rất nhỏ nên ông không hề để ý đến. Sau vài giờ ở chơi nhà mẹ, ông trở về nhà.

Chiều tối hôm đó, ông bắt đầu bị sốt, có dấu hiệu bị nhiễm trùng. Ban đầu người nhà nghĩ ông bị ngộ độc thức ăn hoặc đau bao tử nên đã khuyên ông đi nghỉ. Sáng hôm sau, tình trạng của ông trở nên tệ hơn, mặt chuyển màu tím đỏ, đau đớn khủng khiếp.

Ông Barry sau đó được cấp cứu ở Trung tâm Y khoa Queen sau 23 giờ bị chó cắn. Bàn chân, một phần mũi và tai ông đã chuyển sang màu đen. Các bác sĩ không thể biết chuyện gì đã xảy ra với ông.

Ngày hôm sau, Barry bị suy nhược nặng, thận suy và phải chuyển đến phòng chăm sóc đặc biệt trong BV Nottingham. Ông được đưa vào cơ chế gây mê để cơ thể chống lại viêm nhiễm. Lúc này hai bàn chân và một phần cánh tay đã hoàn toàn chuyển sang màu đen.

Bác sĩ cho biết ông đã nhiễm phải capnocytophaga, một loại vi khuẩn sống trong miệng chó mèo. Trong một số trường hợp hiếm hoi, vi khuẩn này lây lan sang người qua vết cắn, cào, hoặc tiếp xúc gần gũi.

Vi khuẩn này gây nhiễm trùng máu, đe dọa tính mạng do hệ thống miễn dịch của cơ thể hoạt động quá mức, tấn công vào mô và nội tạng lành mạnh. Năm tuần sau, ông Barry buộc phải cắt bỏ hai bàn chân do tổn thương vì nhiễm trùng.


Tháng 11 năm đó, ông xuất viện. Hiện tại ông vừa nhận được thông báo hai cẳng chân ông cũng không thể giữ lại được. Cuộc phẫu thuật sẽ được thực hiện vào đầu năm tới.


Có nhiều yếu tố để gán cái mác "nguy hiểm" nhưng cái chính là khả năng gây thương tích cho nạn nhân của những giống chó nguy hiểm này.

Tosa Inu là một giống chó nguy hiểm có nguồn gốc ở Nhật Bản, với cơ thể khổng lồ và nguồn sức mạnh bộc phát kinh người, Tosa Inu được dùng như một con chó chiến binh và bị hạn chế sở hữu về mặt pháp lý tại một số quốc gia.

American Bandogge, giống chó vô cùng mạnh mẽ này được lai giữa giống American Pit Bull Terrier và giống Neapolitan Mastiff. Cũng được sử dụng trong chiến đấu, American Bandogge là giống chó ẩn chứa sự nguy hiểm và bộc lộ bản tính hung hăng khó lường trong chiến đấu.

Cane Corso, đây là một loài chó ngao cỡ trung bình-lớn có nguồn gốc từ Ý. Chúng có ưu điểm nhanh nhẹn, sở hữu cơ bắp cực kỳ khỏe và rất nổi bật, là hậu duệ của giống chó được sử dụng trong chiến tranh La Mã, chúng là giống chó tiềm ẩn nguy hiểm.

Bull Terrier, chó sục Bun hay còn gọi là Bully tức kẻ hay bắt nạt người khác, đây là một giống chó được lai giống phục vụ cho những cuộc chọi chó và làm chó bảo vệ. Với khuôn mặt ngộ ngộ, cái đầu lớn hình quả trứng và tính cách đáng yêu của mình, đây là giống chó được nhiều người yêu thích. Mặc dù vậy, Bull Terrier là giống chó đặc biệt mạnh mẽ. Khả năng sát thủ cực kỳ nhạy bén khiến Bull Terrier là một con chó nguy hiểm đối với các động vật nhỏ hơn.

Rhodesian Ridgeback, chó lông xoáy Nam Phi hay còn có biệt danh là chó săn sư tử Phi châu, thông minh nhưng tính tính cực kỳ hung dữ, rất xa cách với người lạ. Là một trong những giống chó nguy hiểm, chúng được biết đến với khả năng kéo một con sư tử ra khỏi con mồi.

Dogo Argentino là một con chó cơ bắp, có nguồn gốc ở Argentina, chủ yếu được sử dụng cho mục đích săn bắn, kể cả săn lợn lòi và báo. Mặc dù vô cùng mạnh mẽ và năng động, giống chó Dogo không tích cực thân thiện đối với con người. Theo Luật về những con chó ở Vương quốc Anh, Dogo Argentino bị cấm sở hữu.

Boer Boel là một loài chó lớn có nguồn gốc từ Nam Phi, được lai tạo với mục đích bảo vệ nhà, trang trại. Dữ tợn, giỏi theo dõi, sẵn sàng tấn công kẻ thù quyết liệt, loài chó này có thể khiến bất cứ ai trêu chọc nó phải trả giá bằng tính mạng của mình.

Gull Dong còn được gọi là Pakistan Bull Dog, là một giống lai giữa Gull Tarrier và Bully Kutta. Cực kỳ mạnh mẽ và dữ tợn, giống chó Gull Dong được lai tạo đặc biệt để trở thành một con chó chiến binh, chúng nổi tiếng là rất hung hăng và khó kiểm soát.

Basenji là một giống chó săn có nguồn gốc từ Trung Phi, là một trong những giống chó săn có nguồn gốc lâu đời nhất. Đồng thời, chúng cũng là giống chó khó đào tạo thứ hai trong tất cả các giống chó và có thể trở nên rất nguy hiểm.

Saint Bernard là giống chó khổng lồ có nguồn gốc từ Ý và Alps Thụy Sĩ, ban đầu được nuôi với mục đích cứu hộ. Giống này đã trở nên nổi tiếng qua câu chuyện về việc giải cứu trên núi cao, cũng như kích thước to lớn của nó. Tuy nhiên, cũng giống như những con chó khổng lồ khác, chúng bắt buộc phải được đào tạo để hòa đồng với người lạ và những con chó khác từ khi còn bé, nếu không hành vi bá đạo của kẻ to lớn này có thể gây thương tích tồi tệ cho nạn nhân.

American Bulldog là một giống chó được ưa chuộng để sử dụng trong việc săn bắt, giữ nhà. Tuy rằng được biết đến với thái độ vui vẻ và thân thiện với mọi người nhưng thỉnh thoảng chúng cũng khiến con người khiếp vía bởi sự bướng bỉnh của mình. Một khi đã say máu, loài chó này sẽ không buông tha con mồi cho đến khi một trong hai bỏ mạng.

Giống chó Great Dane còn được gọi là giống chó Ngao Đức hoặc chó săn Đan Mạch, giống chó này nổi tiếng với kích thước khổng lồ của nó. Loài chó này giữ kỷ lục chó cao nhất thế giới với chiều cao gần 1,2m. Được thuần hóa, lai tạo với mục đích săn heo rừng và nai ở Đức, loài chó khổng lồ này dễ dàng hạ gục một người trưởng thành khi nó nổi điên.

Fila Brasileiro, chó ngao Brasil biệt hiệu là Fila là một giống chó ngao có nguồn gốc từ Brasil và khởi thủy từ dòng chó Ngao ở Anh, là giống cho to đô, thường được dùng làm giống chó săn và chó giữ nhà. Sở hữu khả năng theo dõi tuyệt vời nhưng lại bốc đồng và cực kỳ hung dữ, giống chó Fila Brasileirothậm chí bị cấm nuôi làm thú cưng ở nhiều nơi.

The Perro de Presa Canari
The Akita Inu (Japanese Akita) and the Akita (American Akita).
Boxer
Chow Chow
Doberman Pinschers
Huskies
Alaskan Malamutes
Rottweiler
German Shepherd
Pitbull
Caucasian Ovcharka








Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét