- Bí mật về việc Trung Quốc lấy nội tạng tử tù (Bài 1)

Trong bài viết trên tờ Epoch Times số ra mới đây, tác giả Cat Rooney cho biết, các học viên Pháp Luân Công đã mặc áo phông màu vàng diễu hành tại thành phố Los Angeles, và bãi biển Santa Monica, Mỹ từ 14 đến 16-10-2015 để lên án việc cấy ghép nội tạng lấy từ những người theo Pháp Luân Công khi họ còn sống ở Trung Quốc.

Và đó là loại hình kinh doanh được biết tới với tên gọi “du lịch ghép tạng”.


Khi phát biểu tại cuộc diễu hành kể trên, bác sỹ Dana Churchill, một trong những thành viên hội đồng sáng lập của Hiệp hội bác sỹ chống cưỡng bức mổ cướp nội tạng (tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Washington, DC) nhấn mạnh, không chỉ người theo Pháp Luân Công, mà người Duy Ngô Nhĩ, người Thiên chúa giáo và người Tây Tạng từng là nạn nhân của các vụ cưỡng bức mổ lấy nội tạng.

Và đã có khoảng 65.000 người theo Pháp Luân Công là nạn nhân của tình trạng kể trên.

Bài 1: Cáo buộc của Mỹ và phương Tây


Trước đó (17-7-2015), tại một cuộc biểu tình ở Washington, DC, Tổ chức thế giới điều tra đàn áp Pháp Luân Công đã công bố báo cáo (dựa trên cáo buộc của hàng ngàn học viên Pháp Luân Công trên thế giới), ngày 20-7-1999, Bắc Kinh đã mở chiến dịch bức hại 100 triệu học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc.

Daily Mail đăng "Hard to believe" miêu tả về việc mổ cướp nội tạng sống ở Trung Quốc

Năm 2013, Hiệp hội bác sỹ chống cưỡng bức mổ cướp nội tạng đã thu được 1,5 triệu chữ ký của những người quan tâm tại 50 quốc gia. Và những kiến nghị của họ được đưa lên Internet để kêu gọi Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc hành động nhằm chấm dứt nạn cưỡng bức mổ lấy nội tạng.

Sau khi biết về “du lịch ghép tạng” ở Trung Quốc, Israel đã cấm bán và môi giới nội tạng ở trong nước, đồng thời chấm dứt thanh toán bảo hiểm y tế cho cấy ghép nội tạng ở Trung Quốc.

Bộ Y tế Australia đã chấm dứt các chương trình đào tạo trong kỹ thuật cấy ghép nội tạng cho bác sĩ Trung Quốc và chấm dứt việc nghiên cứu chung với Bắc Kinh trong lĩnh vực này.

Ủy ban đối ngoại của Thượng viện Mỹ từng tổ chức điều trần (1995) về vấn đề mua bán bộ phận cơ thể người ở Trung Quốc. Năm 2001, vấn đề này lại được dư luận Mỹ quan tâm sau khi tờ The Washington Post đưa tin, bác sỹ Vương Quốc Kỳ vừa làm chứng trước Quốc hội Mỹ, rằng ông từng tham gia thu hoạch nội tạng từ tử tù.

Ngoài việc trực tiếp tham gia hơn 100 ca phẫu thuật, bác sỹ Vương Quốc Kỳ còn chứng kiến những ca thu hoạch nội tạng cung cấp cho người nước ngoài. Năm 2005, Tổ chức Y khoa thế giới đã yêu cầu Trung Quốc chấm dứt sử dụng tù nhân làm nguồn cung cấp nội tạng.

Theo ông Leonidas Donskis, Nghị sỹ Nghị viện châu Âu, họ không thể phớt lờ việc mạng sống con người được sử dụng như nguyên liệu thô để cấy ghép tạng hoặc thu hoạch tạng ở thế kỷ thứ 21, và sẽ không dung thứ cho việc làm độc ác này.

Ngày 12-12-2013, Nghị viện châu Âu đã thông qua nghị quyết RC-B7-0562/2013, kêu gọi Trung Quốc lập tức chấm dứt thu hoạch nội tạng từ tù nhân.

Cô Anne, vợ của cựu bác sĩ phẫu thuật đã lấy đi giác mạc của 2000 học viên Pháp Luân Công còn sống, cùng với nhân chứng thứ hai là Peter, là những người đầu tiên phơi bày tội ác cưỡng bức thu hoạch nội tạng

Ngày 30-7- 2014, Ủy ban đối ngoại của Thượng viện Mỹ thông qua dự thảo nghị quyết 281 chống nạn mổ cướp tạng ở Trung Quốc. Ngày 6-11-2014, Tiểu ban Nhân quyền Quốc tế của Nghị viện Canada thông qua kiến nghị phản đối việc mổ cướp tạng ở Trung Quốc.

Được biết, từ đầu năm 2015, Bắc Kinh đã yêu cầu tất cả các bệnh viện ngừng sử dụng nội tạng của tử tù. Và từ năm 2007, Trung Quốc đã cấm buôn bán nội tạng người, nhưng nhu cầu cấy ghép luôn vượt xa nguồn cung nên đã tạo ra thị trường cung cấp nội tạng người bất hợp pháp.

Theo bức thư gửi tạp chí The Lancel, các chuyên gia y tế đến từ Mỹ, Anh và Australia nói biết, Trung Quốc đã cam kết chấm dứt sử dụng nội tạng tử tù trong một thời gian dài và tử tù được xác định có quyền hiến tạng như công dân.

Trong khi đó, 4 chuyên gia đến từ Mỹ, Đức, Canada lại trình một bức thư kêu gọi Trung Quốc mở cửa hệ thống hiến tạng để cộng đồng quốc tế kiểm tra. Bởi họ cho rằng, nội tạng tử tù vẫn bị sử dụng như trước đây.

Theo thống kê, trước năm 2009, Trung Quốc không có hệ thống công dân tự nguyện hiến tặng nội tạng, do đó việc cấy ghép nội tạng của tử tù là điều bất đắc dĩ. Nên từ năm 2009, Trung Quốc đã khởi động hệ thống hiến tặng nội tạng trên phạm vi toàn quốc.

Bên cạnh đó, hệ thống thu thập nội tạng thuộc Hiệp hội Bệnh viện Trung Quốc cũng chính thức được thành lập. Được biết, trong giai đoạn 2010-2013, Trung Quốc đã có 1.448 người tự nguyện hiến tặng nội tạng, và năm 2014, có gần 1.700 người hiến tặng cơ quan nội tạng.

Trung Quốc từng tuyên bố, hơn 12.000 ca phẫu thuật ghép tạng sẽ được tiến hành trong năm 2015, tăng đáng kể so với thời kỳ nước này dùng nội tạng của tử tù. Tuy nhiên, Bắc Kinh cũng ước tính, có đến 300.000 người dân cần phẫu thuật ghép tạng, dẫn đến cầu nhiều hơn cung, tạo điều kiện hình thành chợ đen buôn bán nội tạng người.

Theo giới truyền thông, việc cấy ghép nội tạng tại Trung Quốc được bắt đầu từ thập niên 1980, và khởi điểm là lấy nội tạng của tử tù. Năm 1984, Bộ Công an và các cơ quan hữu quan đã ban hành quy định về việc cấy ghép nội tạng từ tử tù.

Theo lời kể của cựu cảnh sát và bác sĩ phẫu thuật ở Tân Cương, nhiều nội tạng đã bị lấy ra trước khi tim của tử tù nhân ngừng đập. Đến năm 2000, việc cấy ghép nội tạng ở Trung Quốc bắt đầu bùng nổ.

Nhiều trung tâm cấy ghép được thành lập, bác sĩ phẫu thuật được đào tạo, và bệnh viện ở Trung Quốc bắt đầu quảng cáo thời gian chờ đợi để được cấy ghép nội tạng quan trọng chỉ trong vài tuần - xếp lịch tương ứng với một vụ thi hành án tử hình.

(Còn tiếp)


http://petrotimes.vn/bi-mat-ve-viec-trung-quoc-lay-noi-tang-tu-tu-368051.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét