Lê Vĩnh Trương - Chính sách "ba không" xét trên góc độ chủ nghĩa tự do là tự tước đi của mình sức mạnh thể chế, sức mạnh tác động lan truyền về luật pháp, đạo đức và sức mạnh mềm, gợi một hàm ý yếu kém và thiếu trách nhiệm về quản trị quốc tế và tọa sơn quan hổ đấu - quăng các vấn đề xương xẩu cho các bên giải quyết
Trung Quốc gần đây đã hoàn tất việc xây dựng đường băng trên các đảo nhân tạo ở Trường Sa và đã cho đáp các chuyến bay thử tại đây Trong bài viết này, tác giả xin tổng hợp các ý kiến để đánh giá xem liệu có phải chính sách "ba không" của Việt Nam nay bị các lý do địa chính trị và sức mạnh Trung Quốc làm lung lay hay không:
Cuộc tiến công Việt Nam nhiều thời và nhiều phương diện của Trung Quốc gặp những phản ứng hệ quả, theo Bill Hayton tác giả cuốn “Việt Nam - con rồng trỗi dậy” (Vietnam rising dragon).
Tháng 07/1997, Trung Quốc đẩy Việt Nam bắt tay Mỹ khi đưa giàn khoan Kantan III vào Vịnh Bắc Bộ ngày 7/3/1997. Cũng không khác việc tấn công của Trung Quốc vào 1979 đã đẩy Việt Nam về phía thân hơn với Liên Xô về sau trong một thời gian dài.
Quan hệ Việt-Mỹ từ đó đã xích lại gần nhau hơn, song nhà đương cục Việt Nam cho rằng cân bằng là con đường phù hợp. Theo Ta Minh Tuan, ”chính sách nhất quán của chúng tôi là cân bằng giữa quan hệ Việt Nam-Trung Quốc và Việt Nam-Hoa Kỳ” … ”chúng tôi đi đúng đường”.
Việt Nam muốn các cường quốc dự phần nhưng không muốn các cường quốc có quá nhiều ảnh hưởng lên Việt Nam. Tác giả bình luận Việt Nam đang cân bằng giữa những vai trò, những mối quan hệ: Trung Quốc - kẻ xâm lược ngàn xưa và người giải phóng ở thế kỷ 20, và Mỹ - kẻ hủy diệt thế kỷ 20 và người đầu tư thế kỷ 21.
Có nên duy trì chính sách "ba không"?
Trước vị thế của Việt Nam trong bối cảnh thập kỷ 2010, trước chính sách "ba không" của Việt Nam (không liên minh quân sự với bất kỳ nước nào, không để căn cứ quân sự trên lãnh thổ, không dựa vào nước này để chống nước kia), cây bút Đỗ Thanh Hải cho rằng cần cân nhắc lại chính sách này, cần bổ túc chính sách này ở trạng thái “có điều kiện”.
Tác giả Lê Hồng Hiệp nhận xét Việt Nam đã đủ điều kiện thuận lợi để chuyển sang liên minh với bên thứ ba. Tác giả Trương Minh Vũ và Ngô Di Lân nhận xét có những ý kiến phản biện cho rằng cách tiếp cận "ba không" đã không còn hữu hiệu trong bảo vệ chủ quyền Việt Nam.
Các tác giả Hoàng Ngọc Giao, Nguyễn Đăng Quang, Tương Lai và Lê Văn Cương cho rằng cần phải cân nhắc để có liên kết với các nước khác để chống lại thái độ mạnh bạo của Trung Quốc.
Liệu Việt Nam có thể tự mình đối trọng với Trung Quốc mà không cần đến sự hỗ trợ từ một bên thứ ba?
Tướng Lê Văn Cương nhận xét Việt Nam cần liên minh với Hoa Kỳ ở mức độ này:
“Chúng ta không liên minh với Mỹ để chống Trung Quốc, hoàn toàn không, nhưng cùng tạo một sức mạnh như thế khi cần thiết thì ứng phó với hành động của Trung Quốc. Nói thẳng với Trung Quốc chơi bài ngửa: “Việt Nam không liên minh với Mỹ để chống Trung Quốc, nhưng chúng tôi cần sức mạnh của Mỹ để răn đe mọi thế lực ngoại bang muốn xâm lược Việt Nam.”'
Chính sách “ba không” thật sự không đứng vững trong điều kiện trật tự thế giới ngày một thay đổi và nhiều tác nhân, nhiều biến số đến chủ nghĩa nhà nước (statism) chưa nói đến việc tạo điều kiện bảo vệ chủ quyền của Việt Nam, chưa nói đến lý thuyết dĩ bất biến ứng vạn biến - tất cả vì độc lập chủ quyền dân tộc - hay được nêu trước đây.
Ngoài ra chính sách không bị ai ép buộc và tự đưa ra cho thấy sự tự câu thúc, tự trói buộc và đưa công cuộc bảo vệ chủ quyền tối thượng vào những điều kiện bất hợp lý.
Thế nào là liên minh quân sự?
Đó là liên minh với hiệp ước quân sự chăng? Không chắc, không hẳn phải tuyệt đối là có ký kết. Thông cáo Thương Hải 1972 là một ví dụ.
Thế nào là không để đặt căn cứ trên lãnh thổ?
Tướng Lê Văn Cương nhận xét Việt Nam cần liên minh với Hoa Kỳ ở mức độ này:
“Chúng ta không liên minh với Mỹ để chống Trung Quốc, hoàn toàn không, nhưng cùng tạo một sức mạnh như thế khi cần thiết thì ứng phó với hành động của Trung Quốc. Nói thẳng với Trung Quốc chơi bài ngửa: “Việt Nam không liên minh với Mỹ để chống Trung Quốc, nhưng chúng tôi cần sức mạnh của Mỹ để răn đe mọi thế lực ngoại bang muốn xâm lược Việt Nam.”'
Chính sách “ba không” thật sự không đứng vững trong điều kiện trật tự thế giới ngày một thay đổi và nhiều tác nhân, nhiều biến số đến chủ nghĩa nhà nước (statism) chưa nói đến việc tạo điều kiện bảo vệ chủ quyền của Việt Nam, chưa nói đến lý thuyết dĩ bất biến ứng vạn biến - tất cả vì độc lập chủ quyền dân tộc - hay được nêu trước đây.
Ngoài ra chính sách không bị ai ép buộc và tự đưa ra cho thấy sự tự câu thúc, tự trói buộc và đưa công cuộc bảo vệ chủ quyền tối thượng vào những điều kiện bất hợp lý.
Thế nào là liên minh quân sự?
Đó là liên minh với hiệp ước quân sự chăng? Không chắc, không hẳn phải tuyệt đối là có ký kết. Thông cáo Thương Hải 1972 là một ví dụ.
Thế nào là không để đặt căn cứ trên lãnh thổ?
Philippines là nước đã đệ đơn kiện Trung Quốc ra quốc tế về vấn đề chủ quyền ở biển Đông
Chiến lược chiến tranh hiện đại của Mỹ (Julian Corbett thay thế Alfred Thayer Mahan) đã chuyển từ không gian thay cho căn cứ (spaces intead of bases). Điều này ngụ ý căn cứ với lãnh thổ hành chánh và tâm lý e ngại của dân bản địa vốn dễ bị kích động bởi chủ nghĩa dân tộc sẽ gây khó cho các lực lượng liên minh đồn trú hơn là quan hệ sức mạnh mềm, ngoại giao công chúng và hỗ trợ bằng không gian, hậu cần, tần số viếng thăm và giao lưu, tài chính và khí tài.
Không dựa vào nước này để chống nước kia?
Nếu cả nước này và nước kia cùng chống Việt Nam thì chắc chắn cần phải có nước nọ, nước ấy, nước ni hay nước nớ để liên kết và bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ chứ! Chính sách "ba không" xét trên góc độ chủ nghĩa tự do là tự tước đi của mình sức mạnh thể chế, sức mạnh tác động lan truyền về luật pháp, đạo đức và sức mạnh mềm, gợi một hàm ý yếu kém và thiếu trách nhiệm về quản trị quốc tế và tọa sơn quan hổ đấu - quăng các vấn đề xương xẩu cho các bên giải quyết.
Chính sách này xét trên góc độ thực tiễn càng khó biện luận vì mang dấu ấn của một miễn chiến bài nhưng lại dễ dãi để địch quân luồn sâu vào nội địa; nghi binh, không thành kế nhưng… dễ bị bắt bài và đáng ngại nhất là làm nội lực mất cảnh giác.
Tệ hại hơn, khi truyền thông gia tăng tuyên truyền, chính sách này có thể làm kiệt quệ tinh thần dân quân, làm nản lòng bạn hữu. Còn lợi thế địa lý ư, nếu có, thì không có thay đổi nếu không nói lợi thế này đương nhiên giảm đi trước kỹ thuật chiến tranh hiện đại. Chính sách này xa lạ với các học thuyết quân sự và tự hạn chế chính sức mạnh vốn đã thiếu kém của mình.
Một trong những ngộ nhận của lá bài địa lý là vị trí địa lý là thực thể bất biến: núi cao hào sâu, địa thế hiểm trở là vĩnh viễn và có giá trị như ngàn năm trước. Với các tiến bộ kỹ thuật hiện đại và nghệ thuật dùng binh, dùng liên minh hiện đại một hải cảng, không cảng hiểm trở sẽ bị đông cứng bởi lệnh cấm, bởi ADIZ, bởi mua chuộc các hiểm lộ (chokepoints) hoặc cả các nhà nước.
Xin mở ngoặc, sáng ngày 9/1/2016, truyền thông Việt Nam thông báo đã có 46 lượt bay của máy bay Trung Quốc ngang ngược qua bầu trời miền Nam Việt Nam bất chấp các quy tắc của FIR, chưa nói đến thời khắc đồng-chí-tốt này có thể ban hành một luật lệ nào đó để khống chế Việt Nam!
"Ba không" thời xưa, thời nay và thời tương lai
Sức mặc cả của địa lý không phải là bất biến, và không thể cứ bám chặt vào cách đánh giá cũ, để tuột đi cơ hội điều chỉnh chiến lược, đã được TS Lê Tuấn Huy đề cập trong “Bài ngửa ở Biển Đông”.
Chính sách "ba không" thập kỷ 2010 cho phép liên tưởng đến chính sách "ba không" thời chiến của Việt Nam nhằm gián tiếp ứng phó với chính sách "ba không" của Trung Quốc (không liên kết với Nga Xô, không có cuộc chiến Trung-Mỹ trên đất Việt Nam, không để hòa đàm xảy ra ở Việt nam).
Chính sách “ba không” của Việt Nam ngày đó là: không ủng hộ Bắc Kinh bác bỏ Liên Xô trong liên kết, không để Trung Quốc can thiệp quân sự vào Việt Nam, không ủng hộ vị thế không-hòa bình của Bắc Kinh.
Đánh giá của David Brown cho thấy cả Việt Nam và Mỹ đều không có dư địa rộng (neither country has much room for manouvre) để tiến tới một mối liên kết nào đó.
Có nhiều thành viên quốc hội Mỹ lo ngại sự thân thiết của Mỹ với Việt Nam ở nhiều lý do; về phía Việt Nam cũng có những vấn đề như khả năng thỏa thuận về nhân quyền.
Quan hệ Việt-Mỹ đã trở nên nồng ấm hơn trong những năm gần đây
Chiến lược chiến tranh hiện đại của Mỹ (Julian Corbett thay thế Alfred Thayer Mahan) đã chuyển từ không gian thay cho căn cứ (spaces intead of bases). Điều này ngụ ý căn cứ với lãnh thổ hành chánh và tâm lý e ngại của dân bản địa vốn dễ bị kích động bởi chủ nghĩa dân tộc sẽ gây khó cho các lực lượng liên minh đồn trú hơn là quan hệ sức mạnh mềm, ngoại giao công chúng và hỗ trợ bằng không gian, hậu cần, tần số viếng thăm và giao lưu, tài chính và khí tài.
Không dựa vào nước này để chống nước kia?
Nếu cả nước này và nước kia cùng chống Việt Nam thì chắc chắn cần phải có nước nọ, nước ấy, nước ni hay nước nớ để liên kết và bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ chứ! Chính sách "ba không" xét trên góc độ chủ nghĩa tự do là tự tước đi của mình sức mạnh thể chế, sức mạnh tác động lan truyền về luật pháp, đạo đức và sức mạnh mềm, gợi một hàm ý yếu kém và thiếu trách nhiệm về quản trị quốc tế và tọa sơn quan hổ đấu - quăng các vấn đề xương xẩu cho các bên giải quyết.
Chính sách này xét trên góc độ thực tiễn càng khó biện luận vì mang dấu ấn của một miễn chiến bài nhưng lại dễ dãi để địch quân luồn sâu vào nội địa; nghi binh, không thành kế nhưng… dễ bị bắt bài và đáng ngại nhất là làm nội lực mất cảnh giác.
Tệ hại hơn, khi truyền thông gia tăng tuyên truyền, chính sách này có thể làm kiệt quệ tinh thần dân quân, làm nản lòng bạn hữu. Còn lợi thế địa lý ư, nếu có, thì không có thay đổi nếu không nói lợi thế này đương nhiên giảm đi trước kỹ thuật chiến tranh hiện đại. Chính sách này xa lạ với các học thuyết quân sự và tự hạn chế chính sức mạnh vốn đã thiếu kém của mình.
Một trong những ngộ nhận của lá bài địa lý là vị trí địa lý là thực thể bất biến: núi cao hào sâu, địa thế hiểm trở là vĩnh viễn và có giá trị như ngàn năm trước. Với các tiến bộ kỹ thuật hiện đại và nghệ thuật dùng binh, dùng liên minh hiện đại một hải cảng, không cảng hiểm trở sẽ bị đông cứng bởi lệnh cấm, bởi ADIZ, bởi mua chuộc các hiểm lộ (chokepoints) hoặc cả các nhà nước.
Xin mở ngoặc, sáng ngày 9/1/2016, truyền thông Việt Nam thông báo đã có 46 lượt bay của máy bay Trung Quốc ngang ngược qua bầu trời miền Nam Việt Nam bất chấp các quy tắc của FIR, chưa nói đến thời khắc đồng-chí-tốt này có thể ban hành một luật lệ nào đó để khống chế Việt Nam!
"Ba không" thời xưa, thời nay và thời tương lai
Sức mặc cả của địa lý không phải là bất biến, và không thể cứ bám chặt vào cách đánh giá cũ, để tuột đi cơ hội điều chỉnh chiến lược, đã được TS Lê Tuấn Huy đề cập trong “Bài ngửa ở Biển Đông”.
Chính sách "ba không" thập kỷ 2010 cho phép liên tưởng đến chính sách "ba không" thời chiến của Việt Nam nhằm gián tiếp ứng phó với chính sách "ba không" của Trung Quốc (không liên kết với Nga Xô, không có cuộc chiến Trung-Mỹ trên đất Việt Nam, không để hòa đàm xảy ra ở Việt nam).
Chính sách “ba không” của Việt Nam ngày đó là: không ủng hộ Bắc Kinh bác bỏ Liên Xô trong liên kết, không để Trung Quốc can thiệp quân sự vào Việt Nam, không ủng hộ vị thế không-hòa bình của Bắc Kinh.
Đánh giá của David Brown cho thấy cả Việt Nam và Mỹ đều không có dư địa rộng (neither country has much room for manouvre) để tiến tới một mối liên kết nào đó.
Có nhiều thành viên quốc hội Mỹ lo ngại sự thân thiết của Mỹ với Việt Nam ở nhiều lý do; về phía Việt Nam cũng có những vấn đề như khả năng thỏa thuận về nhân quyền.
Quan hệ Việt-Mỹ đã trở nên nồng ấm hơn trong những năm gần đây
Vì vậy mối quan hệ tầm chiến lược Việt-Mỹ để cân bằng với sự hung hãn (juggernaut) của Trung Quốc vẫn còn chưa cận kề. Đâu phải muốn là có ngay những liên minh sẵn sàng bắt tay và giúp đỡ, do vậy chiến lược đối ngoại, chiến lược sức mạnh mềm kín kẽ là nhu cầu bức thiết để quốc gia có cơ hội xoay chuyển tình thế, răn đe kẻ thù.
Chiến lược đối ngoại cũng cần một sự tuyên truyền, phát ngôn hướng đến kẻ địch tiềm ẩn, đồng minh tiềm tàng và cả đến dân chúng trong nước để phát động những cuộc chiến vệ quốc ở tư thế sẵn sàng và chắc chắn nhất.
Nêu trên là quan hệ bộ ba giữa Việt Nam và các cường quốc, còn nếu phát biểu theo cách của Bill Hayton, thì cuộc chiến tranh vạch gãy đã diễn ra từ xưa khi nước Đại Việt ở giữa vòng vây Trung Quốc và Champa.
Về khai thác biển, Gerhard Will cho rằng Việt Nam chưa có định hướng biển. Song thực tế, Việt Nam đã là một quốc gia khai thác biển cao độ (60%) và đến 2012, Việt Nam đã ban hành Luật Biển và xây dựng chiến lược phát triển hải dương đến 2020.
Để trở thành đối tác được tôn trọng, một trong những điều kiện quan trọng là thực lực kinh tế, chính trị, quân sự (chỉ vị thế địa lý là không đủ) và khả năng tự cường để tránh bị đưa ra ngoài cuộc chơi. Trần Văn Thọ đánh giá nội lực kinh tế Việt Nam suy yếu và Nguyễn Trung cho rằng kinh tế yếu kém giảm thiểu khả năng bảo vệ đất nước.
Yếu hơn về kinh tế, dẫn đến đi sau về khí tài phòng thủ, Shang-su Wu đánh giá Việt Nam thất thế về chiến lược quân sự với Trung Quốc trong giai đoạn mới, giai đoạn gia tăng trang bị quốc phòng thập kỷ 2010. Tuy nhiên, việc mua sắm của Việt Nam mang lại một số giá trị răn đe Trung Quốc và là một con bài mặc cả trong đàm phán và an ninh với các cường quốc khác.
Như vậy, chính sách hậu "ba không" cần hướng đến và tùy thuộc vào các thành tố như khơi gợi sức mạnh tổng hợp của đất nước, tinh thần và sức mạnh nhân dân, vận dụng bản thân vị trí địa lý Việt Nam, [răn đe] kẻ thù tiềm ẩn, [hữu hảo với] liên minh tiềm tàng và không thể nào chỉ là một chính sách nghi binh, đối ngoại mà thôi!
Bài thể hiện quan điểm riêng của ông Lê Vĩnh Trương từ Quỹ Nghiên cứu Biển Đông.
http://www.bbc.com/vietnamese/forum/2016/01/160115_vn_het_thoi_chinh_sach_ba_khong
Chiến lược đối ngoại cũng cần một sự tuyên truyền, phát ngôn hướng đến kẻ địch tiềm ẩn, đồng minh tiềm tàng và cả đến dân chúng trong nước để phát động những cuộc chiến vệ quốc ở tư thế sẵn sàng và chắc chắn nhất.
Nêu trên là quan hệ bộ ba giữa Việt Nam và các cường quốc, còn nếu phát biểu theo cách của Bill Hayton, thì cuộc chiến tranh vạch gãy đã diễn ra từ xưa khi nước Đại Việt ở giữa vòng vây Trung Quốc và Champa.
Về khai thác biển, Gerhard Will cho rằng Việt Nam chưa có định hướng biển. Song thực tế, Việt Nam đã là một quốc gia khai thác biển cao độ (60%) và đến 2012, Việt Nam đã ban hành Luật Biển và xây dựng chiến lược phát triển hải dương đến 2020.
Để trở thành đối tác được tôn trọng, một trong những điều kiện quan trọng là thực lực kinh tế, chính trị, quân sự (chỉ vị thế địa lý là không đủ) và khả năng tự cường để tránh bị đưa ra ngoài cuộc chơi. Trần Văn Thọ đánh giá nội lực kinh tế Việt Nam suy yếu và Nguyễn Trung cho rằng kinh tế yếu kém giảm thiểu khả năng bảo vệ đất nước.
Yếu hơn về kinh tế, dẫn đến đi sau về khí tài phòng thủ, Shang-su Wu đánh giá Việt Nam thất thế về chiến lược quân sự với Trung Quốc trong giai đoạn mới, giai đoạn gia tăng trang bị quốc phòng thập kỷ 2010. Tuy nhiên, việc mua sắm của Việt Nam mang lại một số giá trị răn đe Trung Quốc và là một con bài mặc cả trong đàm phán và an ninh với các cường quốc khác.
Như vậy, chính sách hậu "ba không" cần hướng đến và tùy thuộc vào các thành tố như khơi gợi sức mạnh tổng hợp của đất nước, tinh thần và sức mạnh nhân dân, vận dụng bản thân vị trí địa lý Việt Nam, [răn đe] kẻ thù tiềm ẩn, [hữu hảo với] liên minh tiềm tàng và không thể nào chỉ là một chính sách nghi binh, đối ngoại mà thôi!
Bài thể hiện quan điểm riêng của ông Lê Vĩnh Trương từ Quỹ Nghiên cứu Biển Đông.
http://www.bbc.com/vietnamese/forum/2016/01/160115_vn_het_thoi_chinh_sach_ba_khong
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét