Một số học giả phương Tây đã cho rằng, văn hoá truyền thống phương Đông bao hàm những tư tưởng độc tài, phi dân chủ, tàn bạo mà không hoặc chứa đựng rất ít những giá trị nhân quyền và cái "truyền thống tồi tệ" đó là nguồn gốc sâu xa của những "vi phạm nhân quyền" ở nhiều quốc gia trong khu vực này ngày nay.
Vậy thực sự của vấn đề là như thế nào?
Trước hết, văn hoá truyền thống Đông Á là khái niệm chỉ nền văn hoá của các quốc gia ở khu vực Đông và Đông Nam Châu Á (sau đây gọi chung là Đông Á), mà ở các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Hàn Quốc và Việt Nam... có vị trí tiêu biểu. Đó là một phức hợp đa tầng của nhiều trường phái tư tưởng và tôn giáo, tín ngưỡng, tuy nhiên Phật giáo, Nho giáo và Hồi giáo có ảnh hưởng sâu rộng nhất. Vì vậy, khảo sát các giá trị nhân quyền trong văn hoá truyền thống Đông Á, cơ bản phải dựa trên ba trụ cột này.
Xét Phật giáo
Ra đời ở Ấn Độ nhưng Phật giáo có ảnh hưởng rất sâu rộng đến các dân tộc ở Đông Á. Loại trừ những hạn chế của nó, có thể thấy Phật giáo rất coi trọng con người và bảo vệ nhân quyền, thể hiện ở các khía cạnh cơ bản sau:
Thứ nhất, Phật giáo chủ trương cấm sát sinh (với mọi động vật). Điều đó đồng nghĩa với việc triệt để bảo vệ quyền sống - một quyền con người cơ bản đã được ghi nhận trong tất cả các văn kiện quốc tế về nhân quyền. Học giả Thái Lan Saneh Chamarik còn cho rằng, việc cấm sát sinh còn thể hiện việc thừa nhận sự bình đẳng về nhân phẩm và các quyền của con người trong đạo Phật.
Thứ hai, Phật giáo khuyên con người sống khoan dung. Trong số 14 điều răn của Đức Phật, có một điều rằng: "Lễ vật lớn nhất của đời người là khoan dung”. Trong số 10 điều tâm niệm của Đức Phật, có một điều rằng: "Oan ức không cần bày tỏ, vì bày tỏ là hèn nhát, mà trả thù thì oán đổi kéo dài". Điều này phù hợp với luật quốc tế về nhân quyền bởi trong đó, khoan dung được coi là một trong những nguyên tắc nền tảng (Liên hợp quốc đã lấy năm 1995 là Năm quốc tế về sự khoan dung và cũng năm này, UNESCO đã ra một văn kiện có tên là tuyên bố về các nguyên tắc về sự khoan dung). Dù vậy, so sánh với tư tưởng khoan dung của Phật giáo, những quy định có liên quan trong luật quốc tế về nhân quyền còn kém xa về tính quảng đại và độ sâu sắc.
Thứ ba, Phật giáo khuyên con người phải biết thương yêu, giúp đỡ đồng loại (từ bi) để tích cực. Trong số 14 điều răn của Đức Phật, có một điều rằng: "An ủi lớn nhất của đời người là bố thí". Trong số 10 điều tâm niệm của Đức Phật có một điều rằng: "Thi ân đừng cầu đền đáp, vì cầu đền đáp là thi ân có mưu tính". Những điều này cho thấy rằng tư tưởng từ bi trong Phật giáo hết sức sâu sắc Việc quan tâm và bảo vệ những nhóm xã hội dễ bị tổn thương trong luật quốc tế về nhân quyền trùng hợp, nhưng không thể sâu và rộng bằng tư tưởng từ bi của Phật giáo.
Thứ tư, Phật giáo đặc biệt chú trọng đến đào luyện nhân cách (tu nhân). Trong mười bốn điều răn của Đức Phật, có rất nhiều điều răn về nhân cách, chẳng hạn: "Ngu dốt lớn nhất của đời người là dối trá", "Thất bại lớn nhất của đời người là tự đại", "Bi ai lớn nhất của đời người là ghen tỵ", "Tội lỗi lớn nhất của đời người là bất hiếu”...Trong mười điều tâm niệm của Đức Phật, ít nhất có hai điều về vấn đề này, đó là: "Giao tiếp đừng mong lợi mình, vì lợi mình thì mất đạo nghĩa", "Thấy lợi thì đừng nhúng tay vào, vì nhúng tay vào thì hắc ám tâm trí"...Chủ trương "bát chính đạo" của Phật giáo cũng liên quan đến vấn đề này. Ngoài ra, thuyết "nhân quả" của Phật giáo, cho rằng con người phải tự chịu trách nhiệm về những hành vi của mình theo luật nhân quả, cũng là một yếu tố thúc đẩy việc hoàn thiện nhân cách.
Mặc dù luật quốc tế về nhân quyền ít đề cập trực tiếp đến vấn đề rèn luyện nhân cách, tuy nhiên, rèn luyện nhân cách không hề xa lạ với nhân quyền. Nó chắc chắn là nền tảng sâu xa cho việc thúc đẩy nhân quyền, bởi lẽ chỉ khi có nhân cách tốt đẹp, con người mới ý thức đúng đắn được quyền và nghĩa vụ của bản thân cũng như biết tôn trọng và bảo vệ quyền của người khác.
Thứ năm, Phật giáo khuyên con người kiềm chế (thậm chí tiêu diệt) tham, dục vọng. Quan điểm này phản ánh tâm lý tiêu cực, thoát ly thực tại của Phật giáo, tuy nhiên, ở một góc độ nào đó, nó cũng có tác dụng đào luyện nhân cách, từ đó kiềm chế những vi phạm nhân quyền.
Thứ sáu, Phật giáo khuyến khích việc học tập, mở mang trí tuệ. Trong 14 điều răn của Đức Phật, có hai điều rằng: "Tài sản lớn nhất của đời người là sức khoẻ và trí tuệ" và "Khiếm khuyết lớn nhất của đời người là kém hiểu biết". Dù rằng, sự học ở đây chủ yếu hướng về nhận thức tâm linh, song việc tiếp thu những tư tưởng nhân bản của Phật giáo chắc chắn có ích cho việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền.
Xét Hồi giáo
Đông Á là điểm cuối của “dải cầu vồng Hồi giáo" vắt qua toàn bộ bán cầu Bắc tính từ Marốc ở phía Tây đến quần đảo Inđônêxia phía Đông. Ngoài Inđônêxia, nước có số tín đồ Hồi giáo đông nhất thế giới hiện nay, khu vực này còn có Malaysia, Brunây và một số nước khác có tỷ lệ tín đồ Hồi giáo đông đảo.
Hồi giáo từ lâu đã bị một số người phương Tây coi là một tôn giáo phản nhân quyền. Họ chê trách tôn giáo này ở vô số điều, từ những hình phạt khắc nghiệt theo luật charia, sự phân biệt đối xử với phụ nữ, tính "hiếu chiến", khủng bố, thiếu dân chủ… cho đến cả tục cắt cơ quan sinh dục của phụ nữ. Nhưng khách quan mà xét, Hồi giáo có đáng phải chịu sự chỉ trích như vậy hay không?
Trước hết, nói về vấn đề bình đẳng giới, đúng là phụ nữ phải chịu những hạn chế khá khắt khe trong một xã hội Hồi giáo, nhưng địa vị của phụ nữ trong xã hội phương Tây trong truyền thống cũng tồi tệ chẳng kém. Cần nhớ rằng, Bộ luật dân sự Napôlêông, một biểu tưởng của nền pháp luật phương Tây, lúc đầu còn không thừa nhận phụ nữ là con người và có những nước phương Tây cho đến giữa thế kỷ XX vẫn chưa thừa nhận các quyền chính trị của phụ nữ. Một ví dụ khác, đúng là luật Hồi giáo cho phép đàn ông lấy tối đa bốn vợ mà chỉ cho phụ nữ lấy một chồng nhưng trong các xã hội truyền thống ở phương Tây, cả đến khi giai cấp tư sản lên nắm quyền, chế độ đa thê đâu đã được xoá bỏ? Xét ở một góc độ nhất định, tình trạng của phụ nữ ở các xã hội phương Tây còn bi thảm hơn các xã hội Hồi giáo bởi có sự dung túng cho tệ ngoại tình và nạn mại dâm, trong khi ở các xã hội Hồi giáo, những tệ nạn này bị cấm triệt để. Điều đó rõ ràng có lợi cho việc bảo vệ nhân phẩm của phụ nữ. Riêng về tục cắt bỏ cơ quan sinh dục nữ, nó không hề được quy định cả trong kinh Kôran lẫn luật charia. Đó đơn giản chỉ là một thủ tục tồn tại nhiều trong các cộng đồng Hồi giáo, chứ không liên quan đến giáo luật hoặc giáo lý của tôn giáo này.
Xét các yếu tố khác như "hiếu chiến", khủng bố, thiếu dân chủ...về cơ bản, cũng xuất phát từ những suy nghĩ mang tính định kiến và phiến điện của một số người ở phương Tây chứ hoàn toàn không phải là bản chất của Hồi giáo. Rất nhiều học giả về Hồi giáo đã chứng minh rõ điều này. Ví dụ, Jacques Rolieet, một nhà thần học theo Thiên chúa giáo đã khẳng định trong cuốn Tôn giáo và chính trị của ông là: "...đạo Hồi không chứa đựng bạo lực...Nếu tôi không nhầm thì kinh Kô-ran quy định rất rõ rằng người Hồi giáo nên tôn trọng người Cơ đốc giáo và người Do thái để họ không chống đối các luật của đạo Hồi". S.S.Husain, trong tác phẩm Đạo Hồi và nhân quyền viết: "NgườiHồi giáo tin rằng, tự do không hạn chế của một người sẽ dẫn đến tước đoạt tự do của người khác. Nhân quyền là kết quả của nghĩa vụ hơn là tiền đề của nghĩa vụ. Tín đồ Hồi giáo có nghĩa vụ với thánh A la và các loài vật trên trái đất, trong đó có các đồng loại của họ. Đổi lại, họ sẽ được A la trao cho quyền con người và tự do. Học giả HammudahAbdalati, trong tác phẩm Học thuyết Hồi giáo cho biết: " TheoHồi giáo, mỗi cá nhân có trách nhiệm đối với hạnh phúc và sự thịnh vượng của xã hội mà người đó trong. Với tư cách là thành viên của xã hội hoặc của một đất nước, mỗi cá nhân phải đặt những quyền lợi của mình sao cho phù hợp với quyền lợi của đa số, miễn là quyền lợi của đa số không trái với luật của thánh A la".
Những điều trên chứng tỏ Hồi giáo chủ trương cân bằng mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, giữa quyền và nghĩa vụ. Điều này trái với văn hoá phương Tây nhưng tương tự quan điểm của Nho giáo và phù hợp với luật quốc tế về nhân quyền. ông Mazaffar, Chủ tịch Quỹ vì một thế giới công bằng Malaysia (FWF), trong một bài viết trên Tạp chí Foreign Broadcast Monitor số 301 năm 1994 đã khẳng định: "Quan niệm về sự cân bằng, không còn nghi ngờ gì nữa, là một quan niệm rất quan trọng trong Đạo Hồi... Điều quan trọng là phải duy trì được sự cân bằng hài hòa giữa các cá nhân và cộng đồng, giữa trật tự và tự do”.
Tuyên ngôn quyền con người của thế giới Hồi giáo (Tuyên ngôn Cairô, năm 1990) đã khẳng định, các quyền và tự do cơ bản cũng là một phần của học thuyết Hồi giáo. Không ai có quyền tước đoạt toàn bộ hay một phần các quyền tự do của người khác, đó là luật lệ của thánh A la và luật lệ đó mang tính quyền lực nghiêm khắc. Bản tuyên ngôn còn liệt kê các quyền con người như: quyền bình đẳng, quyền sống, quyền được bảo đảm an ninh cá nhân, quyền được đối xử nhân đạo trong thời chiến, quyền được kết hôn, quyền bình đẳng giữa nam và nữ, quyền của trẻ em, quyền được tỵ nạn, quyền có việc làm, quyền sở hữu tài sản và quyền có mức sống thích đáng... và nêu rồ rằng, các quyền và tự do nói tới ở trên xuất phát từ và chỉ giải thích trên cơ sở học thuyết Hồi giáo.
Từ những phân tích trên, có thể khẳng định rằng, bên cạnh những điểm vũ công Giao hạn chế lịch sử, cả Phật giáo, Nho giáo, Hồi giáo - những trường phái tư tưởng chính ảnh hưởng đến văn hoá truyền thống của các nước vùng Đông Á đều chứa đựng những tư tưởng sâu sắc về nhân quyền. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, những tư tưởng đó đã hòa quyện trong tâm lý, ý thức của các dân tộc vùng Đông Á, tạo nên những giá trị truyền thống về nhân quyền của các dân tộc trong khu vực này mà hiện vẫn được các dân tộc trong khu vực kế thừa và phát triển cũng như đã thừa nhận trong luật nhân quyền quốc tế.
Vậy tại sao một số người phương Tây lại định kiến với văn hoá truyền thống của các nước Đông Á như vậy? Sự định kiến sâu sắc đến nỗi khiến cho Samuel Huntington, trong cuốn Cuộc xung đột giữa các nền văn minh, đã dự đoán, thế kỷ XXI sẽ diễn ra cuộc xung đột giữa văn minh phương Tây (dựa trên nền tảng Thiên chúa giáo) với văn minh phương Đông (dựa trên nền tảng Phật giáo, Hồi giáo và Nho giáo). Nhưng cũng chính Huntington trong cuốn sách này đã giải thích nguyên nhân của sự việc khi viết rằng: "ở cấp độ cơ bản, các quan mềm của phương Tây khác xa với những quan niệm phổ biến tại các nền văn minh khác. Những ý tưởng của phương Tây về chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa tự do, tính hợp hiến, những quyền con người, sự bình đẳng, tự do, pháp quyền, dân chủ, thị trường tự do, sự tách biệt giữa các giáo hội và nhà nước, thường ít gây được tiếng vang trong các nền văn hoá của những nước theo Đạo Hồi, Nho giáo, Nhật Bản, các xã hội của người Hindu, các nước theo Phật giáo và Chính thống giáo", chính vì vậy: "Các nỗ lực của phương Tây nhằm quảng bá các ý tưởng này làm nảy sinh một phản ứng chống lại chủ nghĩa đế quốc về nhân quyền" và một sự tái khẳng định các giá trị bản địa. Và học giả này kết luận: "Niềm tin của phương Tây về khả năng phổ cập nền văn hoá của họ có ba sai lầm: Nó giả dối, vô đạo đức, nguy hiểm. Có lẽ phải thừa nhận rằng mọi sự can thiệp của phương Tây vào công việc cửa các nền văn minh khác là nhân tố nguy hiểm nhất gây mất ổn định”.
Có lẽ không cần bình luận gì thêm trong vấn đề này, bởi lẽ những nhận định của học giả phương Tây kể trên đã là quá đủ. Chỉ xin nhắc lại một câu nói của ông Tổng Thư ký LHQ Kofi Anna trong Thông điệp nhân ngày nhân quyền thế giới năm 1997 để thay cho lời kết: "Nhân quyền là biểu hiện của truyền thống khoan dung. Trong tất cả các tôn giáo và các nền văn hoá, nó là cơ sở của hoà bình và tiến bộ. Nhân quyền là giá trị chung của mọi nền văn hoá..."
Xét Nho giáo
Là một học thuyết chính trị, đạo đức xuất phát từ Trung Quốc nhưng Nho giáo có ảnh hưởng hết sức sâu đậm, là đấu kết nối chính tạo ra sự tương đồng trong nền văn hoá của các dân tộc ở khu vực Đông Á.
Tương tự như Phật giáo, bên cạnh những hạn chế, Nho giáo cũng chứa đựng những tư tưởng sâu sắc về nhân quyền, thể hiện ở các khía canh cơ bản sau:
Thứ nhất, Nho giáo đề cao nhân đức (lòng nhân), coi đó là triết lý cốt lõi. Lòng nhân, theo Khổng Tử đó là “yêu thương mọi người” (Luận Ngữ). Có người cho rằng, khái niệm “nhân đạo” mà sau này được sử dụng ở phương Tây và trong các văn kiện quốc tế về nhân quyền bởi nó cùng dựa trên cơ sở yêu thương mọi người, tuy nhiên trên thực tế “nhân đức” trong Nho giáo có phạm vi rộng và ý nghĩa sâu sắc hơn "nhân đạo" rất nhiều. Nếu như "nhân đạo" chủ yếu mang tính hướng ngoại (yêu thương loài người) thì "nhân đức" mang tính cả hướng ngoại và hướng nội. "Nhân đức" trước hết là kính yêu, chăm sóc cha mẹ và những người thân trong gia đình (hướng nội). Về hướng ngoại, theo Khổng tử, người nhân đức là người mà "... khi tự lập cho mình thì đồng thời giúp người khác tự lập, khi cố gắng để thành công thì đồng thời giúp người khác thành công, là người mà: "những điều mình không muốn thì không làm cho người khác" (kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân). Như thế, có thể thấy, "nhân đạo" chỉ là một thuộc tính trong nội hàm của "nhân đức".
Thứ hai, từ việc đề cao nhân đức, Nho giáo chủ trương "đức trị". Khổng Tử cho rằng, một vị vua tất phải là "cha mẹ của dân", phải hết lòng chăm lo cho hạnh phúc của dân. ông còn cho rằng: "Cai trị dân mà dùng mệnh lệnh, đưa dân vào khuôn phép mà dùng hình phạt thì dân có thể không có hành động tội lỗi, nhưng không biết liêm sỉ. Cai trị dân mà dùng đạo đức, đưa dân vào khuôn phép mà dùng lễ thì dân sẽ biết liêm sỉ và thực lòng.quy phục..."
Quan điểm về "đức trị" trong Nho giáo có ảnh hưởng rất sâu sắc đến tư cách của vua chúa, quan lại và cách thức cai trị của các triều đại ở các Quốc gia Đông Á trong hàng ngàn năm dưới chế độ phong kiến (dù rằng không phải triều đại nào cũng áp dụng "đức trị" một cách triệt để), bởi lẽ nó đòi hỏi vua chúa, quan lại phải tự sửa đổi, trau dồi đạo đức của bản thân để làm gương cho giáo hoá dân… Cho dù chủ trương "đức trị" của Nho giáo nhằm mục đích cuối cùng là duy trì sự thống trị của vua chúa nhưng xét trong tính lịch sử của nó, quan điểm này vẫn có ý nghĩa to lớn trong việc giữ cho xã hội bình an, bảo vệ và thúc đẩy cuộc sống và các quyền của người dân. Loại trừ vài yếu tố không còn phù hợp, "đức tin” vẫn là một nội dung cất lõi trong hoạt động quản lý Nhà nước, quản lý xã hội trong giai đoạn hiện nay.
Thực tế là một lý thuyết tương tự không thấy nảy nở trong các xã hội phương Tây thời phong kiến.
Thứ ba, từ quan điểm về đức trị, Nho giáo đề cao con người, đề cao nhân dân. Khổng Tử cho rằng, trong muôn loài, con người là đáng quý nhất. Mạnh Tử xếp nhân dân cao hơn xã tắc và vua chúa toàn vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh). Ông thậm chí còn xem "ý dân là ý trời". Theo Mạnh tử: "Yêu thương và bảo vệ nhân dân, bằng cách đó không có sức mạnh nào có thể ngăn một người giành được địa vị đế vương". Nho giáo coi nhân dân là nền tảng của đất nước, nếu nền tảng vững chắc thì đất nước mới thái bình và phát triển, người cai trị giống như con thuyền, nhân dân giống như nước, nước có thề chở thuyền và cũng có thể lật thuyền. Người cai trị có thể giữ được quyền hành khi nào còn vì dân và sẽ bị đào thải khi không còn vì dân... Như vậy, ngay từ rất sớm, Nho giáo đã chủ trương "lấy dân làm gốc".
Cùng với "đức trị", có thể bắt góp tư tưởng "lấy dân làm gốc" trong nền văn hoá của hầu hết các nước trong khu vực Đông Á. Mặc dù tương tự như “đức trị", việc "lấy dân làm gốc" trong Nho giáo cũng nhằm mục đích duy trì sự thống trị của giai cấp phong kiến, tuy nhiên, trong tính lịch sử của nó, tư tưởng này có tác dụng rất tích cực đến việc bảo đảm nhân quyền. Nó là điểm cốt lõi cho phép kiềm chế tính độc đoán của vua chúa và quan lại, tạo điều kiện cho nhân dân được hưởng thụ các quyền và tự do trong một giới hạn nhất định. Tư tưởng "lấy dân làm gốc" từ lâu vẫn là một nguyên tắc nền tảng trong tổ chức và hoạt động của các nhà nước (chỉ khác về mục đích so với Nho giáo) và đã được ghi nhận trong luật nhân quyền quốc tế.
Thứ tư, Nho giáo lấy quần thể làm bản vị, đặt lợi ích của tập thể lên trước lợi ích cá nhân. TheoNho giáo, không có cá nhân trừu tượng mà mỗi cá nhân luôn gắn liền với một tập thể (cộng đồng, dân tộc, gia đình). Tách rời tập thể, không chỉ nhân cách bị mai một mà bản thân cá nhân cũng không thể tồn tại cá nhân tồn tại trong tập thể nên quyền lợi của tập thể cũng là quyền lợi cá nhân. Vì vậy, Nho giáo kêu gọi mọi người tôn trọng và hy sinh lợi ích, thậm chí cả tính mạng cho tập thể và coi đó là một hành động đạo đức cao cả. Tinh thần này thể hiện sinh động nhất trong câu nói của Phạm Trung Ngôn - một nhà Nho đời Tống ở TrungQuốctheo đó, người quân tử là người: "Lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ".
Điều cần lưu ý là Nho giáo nhấn mạnh và đặt quyền, lợi ích tập thể lên trước quyền, lợi ích cá nhân nhưng không triệt tiêu quyền và lợi ích cá nhân mà ngược lại, nó tìm cách trung hòa hai loại quyền và lợi ích này theo nguyên tắc: "Mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người". Tư tưởng chủ đạo Nho giáo trong vấn đề này là một người càng cống hiến nhiều cho xã hội, cho tập thể thì người ấy sẽ càng được xã hội, tập thể tôn trọng, đề cao giá trị và dành cho nhiều quyền lợi.
Một khía cạnh khác có liên quan là Nho giáo coi trọng nghĩa vụ, coi việc thực hiện nghĩa vụ là tiền đề đạt được quyền lợi. Điều đó thể hiện ngay trong ngũ luân. Trong ngũ luân, nghĩa vụ của các chủ thể được đề cập rất cụ thể (vua phải thương dân, tôi phải trung với vua, cha mẹ phải bao dung với con cái, con cái phải hiếu đễ với cha mẹ, chồng phải ngay thẳng, vợ phải nhẫn nhịn, anh phải đại lượng, em phải kính nhường, bạn bè phải thành thật và tôn trọng lẫn nhau...), trong khi quyền lợi chỉ được hiểu một cách gián tiếp theo nghĩa vụ của chủ thể cũng chính là quyền lợi của chủ thể tương ứng và ngược lại.
Những quan niệm trên khác với chủ nghĩa cá nhân vị kỷ thống trị trong văn hoá phương Tây nhưng không hề mâu thuẫn với tiến bộ về nhân quyền. Đúng là các văn kiện quốc tế về nhân quyền hiện đại chủ yếu đề cập đến các quyền và tự do của cá nhân mà ít đề cập đến nghĩa vụ của cá nhân và các quyền tập thể, tuy nhiên, cần phải hiểu là bởi chúng được xây dựng nhằm mục đích hạn chế và xoá bỏ tình trạng vi phạm nhân quyền, chứ không phải là những tuyên bố về mối quan hệ giữa quyền và nghĩa vụ và giữa các loại quyền. Mặt khác, ít đề cập song không có nghĩa là các văn kiện đó phủ nhận nghĩa vụ của cá nhân và các quyền tập thể. Minh chứng là trong điều 29 (khoản l,2) của Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền (1948) đã nêu rõ: (1) “Mọi người đều có nghĩa vụ với cộng đồng mà trong đó nhân cách của bản thân họ có thể phát triển tự do và trọn vẹn. (2) Mỗi người, trong khi hưởng thụ các quyền và tự do cá nhân còn phải chịu những hạn chế do luật định nhằm mục đích bảo đảm sự thừa nhận và tôn trọng với các quyền và tự do của người khác và những đòi hỏi chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng và sự phồn vinh chung trong một xã hội dân chủ...". Nguyên tắc này sau đó còn được tái đề cập và cụ thể hoá trong điều 17 và 18 của Tuyên ngôn về quyền và nghĩa vụ của các cá nhân, các nhóm và các tổ chức xã hội trong việc thúc đẩy và bảo vệ xác quyền và những quyền và tự do đã được thừa nhận rộng rãi (1998). Đặc biệt, các nước trong lục địa châu Phi đã khẳng định rõ sự gắn kết giữa quyền các cá nhân và quyền tập thể ngay trong tiêu đề của văn kiện quan trọng nhất về nhân quyền của khu vực, đó là Hiến chương về quyền của con người và quyền của các dân tộc (do tổ chức thống nhất Châu Phi thông qua năm 1981).
Như vậy, nhấn mạnh và đặt các quyền tập thể và nghĩa vụ lên trên các quyền và lợi ích cá nhân không hề là một cái gì đó sai lầm, đặc biệt khi việc đó không những không triệt tiêu các quyền cá nhân mà ngược lại, để đảm bảo tất hơn các quyền cá nhân. Trên phương diện nhân quyền, việc đặt yếu tố nào lên trên yếu tố nào thuộc về phạm trù tính đặc thù, bắt nguồn và phụ thuộc vào văn hoá. Về vấn đề này, ngài Tommy Kok, cựu Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Singapore tại LHQ, trong một bài báo đăng trên tờ The Strait Times (14/12/1993) đã viết rằng: "Người Á Đông không tin vào hình thức tột cùng của chủ nghĩa cá nhân như nó được diễn ra ở phương Tây. Chúng tôi đồng ý rằng mỗi cá nhân là quan trọng, tuy nhiên, cá nhân đó không thể là một thực thể tách biệt mà là một thành viên của mỗi gia đình, một bộ tộc, cộng đồng, quốc gia và dân tộc. NgườiÁ Đông tin rằng, bất kỳ họ nói hay làm gì, họ phải nhớ đến quyền lợi của những người khác. Không giống với xã hội phương Tây, nơi mà một cá nhân đặt những quyền lợi của mình cao hơn của người khác, trong xã hội ChâuÁ, cá nhân thường cố gắng cân bằng quyền lợi của mình với quyền lợi của những người khác hay gia đình và xã hội...". Lời phát biểu trên có thể coi là một câu trả lời ngắn gọn và xác đáng đối với những chỉ trích của phương Tây về cái gọi là "sự phủ nhận các quyền cá nhân" trong văn hoá truyền thống và hiện tại của các nước Đông Á.
Thứ năm, Nho giáo đề cao sự hoà hợp và tôn ti trật tự. Về sự hoà hợp, Khổng Tử cho rằng: " Khi thực hiện nguyên tắc chính trực, sự hoà hợp là quý" (hoà vi quý), và khuyên mọi người "hãy đối xử với người khác như đối xử với chính mình". Theo Mạnh tử: "Thiên thời không bằng địa lợi, địa lợi không bằng nhân hoà". TuânTử cho rằng: "Hoà hợp là đạo của vũ trụ. Bản thân nguyên tắc kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân cũng phản ánh quan điểm về sự hoà hợp trong Nho giáo...”.
Như vậy, sự hoà hợp có vị trí nổi bật trong tư tưởng Nho giáo. Trên thực tế, nó là sự mở rộng của tư tưởng đề cao con người và quyền con người của Nho giáo. Bởi con người là cao quý nên mọi người cần phải đối xử với nhau trên tình thân thiện, yêu thương, tôn trọng phẩm giá và các quyền của nhau, giải quyết các mối quan hệ trên tinh thần hiểu biết, cảm thông và tôn trọng lẫn nhau. Quan điểm này có thể liên hệ với các nguyên tắc khoan dung, cùng chung trong hoà bình, tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau trong luật quốc tế về nhân quyền hiện đại, tuy nhiên, nó rộng và sâu sắc hơn các nguyên tắc này, bởi lẽ sự hoà hợp trong Nho giáo mang tính toàn điện, không chỉ giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với tập thể, mà còn giữa con người với tự nhiên.
Một xã hội có tôn ti trật tự là mục tiêu của Nho giáo. Để tạo lập một xã hội như vậy, chuẩn mực hành vi của mỗi cá nhân được Nho giáo đề cập rất cụ thể, rõ ràng trong ngũ luân, tam cương và ngũ thường, theo đó, ứng với mỗi một vị trí trong xã hội, con người cần phải có những cách thức cư xử nhất định.
Một xã hội có tôn ti trật tự ảnh hưởng như thế nào đến nhân quyền? Không ai có thể phủ nhận là xét ở góc độ chung, đó là một trong những yếu tố nền tảng để đảm bảo nhân quyền. Luận điểm này đã được chứng minh trong thực tiễn cũng như được thừa nhận trong các văn kiện quốc tế về nhân quyền. Vấn đề là hình thức và tính chất của mỗi dạng tôn ti trật tự.
Cho dù có điểm hạn chế thể hiện sự phận biệt đối xử (về đẳng cấp và giới), nhưng ý tưởng về một xã hội có tôn ti trật tự của Nho giáo vẫn chứa đựng những ý nghĩa tích cực với nhân quyền. Trước hết, nó bảo đảm cho xã hội ổn định, qua đó mọi người có thể hưởng thái bình. Mặt khác, sự phân biệt đối xử về đẳng cấp và giới trong Nho giáo, nếu xét mối quan hệ với các tư tưởng về đức trị, "lấy dân làm gốc", đề cao tập thể, sự hòa hợp và nghĩa vụ thì sẽ thấy nó không tồi tệ như một số người phương Tây giàu trí tưởng tượng nhưng thiếu tư duy biện chứng từng miêu tả. Trong xã hội đó, mặc dù đứng trên nhân dân, nhưng vua chúa luôn phải tu dưỡng đạo đức để giáo hoá nhân dân, xứng đáng là "phụ mẫu của dân”, mặc dù vợ phải phục tùng chồng, nhưng chồng cũng phải luôn cố gắng để trở thành một trụ cột cho vợ cả về vật chất và tình cảm... Như vậy, do tồn tại trong mối quan hệ biện chứng với những tư tưởng tất đẹp khác, ý tưởng về tôn ti trật tự xã hội của Nho giáo tỏ ra sâu sắc và tiến bộ hơn rất nhiều so với trật tự độc đoán của nền quân chủ phương Tây truyền thống.
Quan niệm về xã hội có tôn ti trật tự của Nho giáo có đồng nghĩa với sự tôn sùng quyền lực như một số người phương Tây nhận định hay không? Trên thực tế, văn hoá truyền thống Đông Á không "ưu ái" quyền lực bằng văn hoá phương Tây truyền thống, do những người nắm quyền lực trong các xã hội Đông á luôn bị chế ước bởi các phạm trù đạo đức, ấy dân làm gốc", nghĩa vụ... trong khi đó, suốt thời kỳ Trung cổ ở phương Tây, quyền lực của giáo hội và vua chúa là tuyệt đối. Cái trật tự khắc nghiệt và tuyệt đối đó bắt đầu bị phá vỡ kể từ khi ban hành bản Đại hiến chương Anh (1215), vậy nhưng, xét bản chất, các quyền của nghị viện Anh nêu ra trong văn bản này (và Bộ luật về quyền) cũng chỉ dành cho một nhúm quý tộc và nhà giàu, còn dân thường hầu như không được hưởng. Một dẫn chứng là vào thế kỷ XVIII, ở nước Anh có 4 trường luật đào tạo những người ra làm quan, nhưng chỉ con cái những nhà quý tộc mới được ghi tên vào học. Trong khi đó, tại Trung Quốc, Việt Nam và nhiều nước Đông Á khác từ khi có chế độ khoa cử, bất cứ ai cũng đều có thể ra thi để làm quan. Thêm vào đó, trong các xã hội Đông Á thời phong kiến, thần dân nếu oan ức có thể chặn xe của vua quan để đưa đơn kiện cáo hoặc đến công đường đánh trống xin phân xử... những điều này ở xã hội phương Tây truyền thống không thấy đề cập.
Theo TẠP CHÍ NC CON NGƯỜI
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét