- Triều Tiên - Đất Nước Dị Biệt

Trang Business Insider mới đây đăng bài viết có nội dung nêu 15 sự thật ít biết về đất nước Triều Tiên. 
Bắt đầu từ ngày 15/8/2015, CHDCND Triều Tiên chính thức áp dụng múi giờ riêng mang tên “múi giờ Bình Nhưỡng”, chậm hơn 30 phút so với giờ chuẩn hiện nay.

Để đào tẩu sang Trung Quốc, mỗi công dân Triều Tiên phải bỏ ra khoản tiền lên tới 8.000 USD, cao hơn nhiều so với GDP bình quân đầu người của nước này là 1.800 USD. Ảnh: Hàng rào kẽm gai tại biên giới giữa Hàn Quốc -Triều Tiên.
Bạn có biết số tiền mua rượu cognac của cố lãnh đạo Kim Jong-il hàng năm cao gấp 800 lần so với thu nhập trung bình của người dân đất nước Triều Tiên.
Chiều cao trung bình của các công dân Triều Tiên sinh sau cuộc Chiến tranh Triều Tiên thấp hơn 5 cm so với người Hàn Quốc.
Chính quyền Triều Tiên cho biết, tỷ lệ người dân biết đọc và biết viết của họ là 100%.


Chính phủ Triều Tiên ban hành danh sách 28 kiểu tóc quy chuẩn dành cho công dân.
Tài sản ròng của tỷ phú Bill Gates xấp xỉ GDP của Triều Tiên.
Với dân số 2,8 triệu dân, Thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên chỉ ngang với thành phố đông dân thứ tư Houston của Mỹ về lượng dân sinh sống.
Trong khuôn khổ Vòng chung kết bóng đá Thế giới năm 2010, đội tuyển bóng đá quốc gia Triều Tiên đã chọc thủng lưới 1 bàn vào đội Brazil.
Diện tích của đất nước Triều Tiên chỉ tương đương với diện tích bang Pennsylvania của Mỹ(120.540 km2)
Tuy nhiên, chỉ gần 20% diện tích đất đai của Triều Tiên có thể trồng trọt được.
Số lượng quân dự bị của Triều Tiên còn lớn hơn 2,5 lần so với dân số của Na Uy, một quốc gia ở Bắc Âu.
Chỉ 2,83% các con đường của Triều Tiên được rải nhựa.
Trong khi tổng chiều dài tất cả các con đường của Triều Tiên có thể cuốn quanh Sao Thủy đến 1,5 lần. Tuy nhiên, các con đường được trải nhựa của nước này chỉ bằng khoảng cách nối từ New York tới Cleveland.
GDP của Qatar lớn gấp 51 lần của quốc gia bí ẩn này.Thanh Nga (theo BI)



Dưới đây là hình ảnh của phóng viên Ed Jones của hãng AFP ghi lại trong thời gian được Triều Tiên mời đến đưa tin về các sự kiện quan trọng của nước này trong tháng 4.

Hệ thống tàu điện ngầm ở Bình Nhưỡng được bắt đầu xây dựng vào năm 1966 dưới thời nhà lãnh đạo Kim Nhật Thành. Đây là hệ thống tàu điện ngầm sâu nhất thế giới với độ sâu tối đa là 200 m dưới lòng đất, độ sâu trung bình cũng lên tới 100 m, một số đoạn đường núi sâu 150 m.
Ở độ sâu như vậy, ngoài chức năng giao thông vận tải, hệ thống tàu điện ngầm còn có thể làm hầm trú ẩn, được thiết kế để đề phòng khả năng chiến tranh có thể xảy ra.
Tuyến đường tàu điện ngầm đầu tiên là tuyến Cheollima Line (Thiên Lý Mã) được khai trương năm 1973. Tuyến thứ hai là tuyến Hyeoksin Line (Đổi mới) thông xe vào ngày Quốc khánh Triều Tiên năm 1975.
Hệ thống hiện nay dài khoảng 24 km với 17 trạm. Trong ảnh là quang cảnh trạm Yongwang ngày 14/4.
Người dân chờ tàu tại trạm Puhung. Người nước ngoài đến Bình Nhưỡng chỉ được đi lại giữa hai ga Yongwang và Puhung.
Một nhân viên giơ biển báo hiệu cho tàu vào ga an toàn.
Nhân viên trên đoàn tàu điện ngầm của Triều Tiên
Quang cảnh trên một toa tàu. Đối với người dân Bình Nhưỡng, đây là một phương tiện giao thông quan trọng vì giá rẻ, hơn nữa, rất ít người có xe máy hay ô tô riêng.
Phong cách trang trí trong sân ga cũng rất đẹp, có những nét giống với ga tàu điện ngầm của Nga và Trung Quốc.
Nữ nhân viên trên sân ga sau khi tàu rời đi.

Em bé cùng mẹ đi lên thang cuốn của hệ thống tàu điện ngầm sâu nhất thế giới. 

Vũ Hà (Ảnh: AFP)

Nhiếp ảnh gia Singapore Aram Pan, người có dịp đến thăm Triều Tiên 6 lần, ghi lại cảnh vật và con người của đất nước bí ẩn qua những bức ảnh góc rộng.

Dự án ảnh và video mang tên "DPRK360" (DPRK là tên viết tắt của Triều Tiên) được Pan triển khai độc lập. Tuy nhiên, kể từ khi nó nhận được một sự hưởng ứng lớn từ dư luận, nhiều công ty du lịch ở Singapore, Malaysia, Anh và Trung Quốc, đã đề nghị tài trợ một phần chi phí cho những chuyến đi Triều Tiên của Pan.


Trong ảnh là buồng lái máy bay Ilyushin II-18 của hãng hàng không Triều Tiên Air Koryo.

Nhờ gây được sự tin tưởng với giới chức địa phương, Pan đã được sang thăm Triều Tiên 6 lần và đặt chân đến những nơi hiếm khi được nhìn thấy trước đây.



Pan đã leo lên núi Paektu, ngọn núi lửa ngừng hoạt động cao nhất Triều Tiên. Nhà lãnh đạo Kim Jong-un từng được chụp ảnh đứng trên đỉnh núi này hồi tháng 4.

Thung lũng Đá Chongun, nằm giữa Triều Tiên và Trung Quốc. "Tôi cứ tưởng sẽ có những hàng rào dây thép gai và lính gác vũ trang hạng nặng nhưng chẳng có ai suốt cả dãy núi chúng tôi đi qua", Pan kể.



Anh mang theo rất nhiều đồ nghề chuyên dụng để thực hiện dự án ảnh và video của mình như DSLR, máy quay cầm tay, máy quay GoPro, chân máy ảnh...

Bãi biển của tỉnh Bắc Hamgyong về đêm. "Tôi có thể nhìn thấy những vệt sáng dường như là của dải ngân hà", Pan nói. "Một cư dân thành thị như tôi thấy vùng nông thôn và đồi núi Triều Tiên thực sự rất tuyệt vời".
Nhiếp ảnh gia 39 tuổi cũng đến thăm Khu Phi Quân sự DMZ nằm giữa biên giới Triều Tiên và Hàn Quốc. Anh xin phép các lính gác cho chụp những bức ảnh 360 độ.

"Thật khó để giải thích cho các sĩ quan và lính gác về công nghệ này nên tôi đã mở iPhone lên và cho họ xem ảnh mẫu", Pan kể. "Điều đó ngay lập tức thu hút sự chú ý của họ và tất cả lính gác tụ tập lại xem. Vào giây phút đó, dường như chiến tranh chưa bao giờ tồn tại, chúng tôi cười đùa, ồ lên và mọi người rất phấn khích".

Ngoài phong cảnh, Pan cũng chụp lại những khoảnh khắc đời thường ở Triều Tiên và chia sẻ lên Facebook. Anh dành một album cho chủ đề thời trang. "Kính râm mặt lớn chính thức có mặt ở Triều Tiên", anh chú thích bức ảnh này.
Anh còn phát hiện ra phụ nữ Triều Tiên mặc đồ lót rất màu sắc và quyến rũ. Trong ảnh là triển lãm thời trang Bình Nhưỡng lần thứ 12.
Pan hỏi cậu bé này vật gì quan trọng nhất với cậu và em đưa ra những cuốn sách do nhà lãnh đạo Kim Jong-un tặng. Pan nhấn mạnh rằng dự án của anh không liên quan gì đến chính trị.
Nhà hàng piza Italy mở cửa ở Bình Nhưỡng từ năm 2009.
Pan (thứ hai từ trái sang, hàng trước) chụp ảnh cùng một cặp cô dâu, chú rể ở Công viên Dân gian Bình Nhưỡng. Suốt nửa tiếng trước đó, anh bị nhiều đôi lịch sự từ chối cho tham dự lễ cưới của họ.
Ga tàu điện ngầm Bình Nhưỡng, một trong những nơi đẹp nhất để xuất hiện trên các tấm bưu thiếp về thành phố.



Chuyến đi tiếp theo của Pan tới Triều Tiên sẽ diễn ra vào tháng 10 tới với nhiều kế hoạch lớn hơn đang được ấp ủ.



"Ước mơ táo bạo hơn là mở một quán cafe hoặc trường đào tạo ở Bình Nhưỡng với không gian quốc tế. Điều này cho tôi cơ hội để ở lại đó lâu hơn bằng visa kinh doanh và hướng tới việc đào tạo cho người dân địa phương những kỹ năng khác nhau".

Anh Ngọc (Ảnh: CNN)


Phụ nữ Triều Tiên kiếm tiền chính trong gia đình 

Ở Triều Tiên, phụ nữ giữ trọng trách kiếm tiền vì chồng họ chỉ nhận được đồng lương ít ỏi khi làm việc cho cơ quan nhà nước hoặc quân đội.
Một phụ nữ đứng trong gian hàng bán quà tặng ở trung tâm thành phố Rason, thuộc đặc khu kinh tế ở phía đông bắc thủ đô Bình Nhưỡng. Ảnh chụp tháng 8/2011. Ảnh: Reuters. 



Triều Tiên là xã hội nam quyền nhưng phụ nữ lại là lực lượng kiếm tiền chính khi nền kinh tế thị trường phi chính thức bắt đầu hình thành. Theo nghiên cứu của Viện thống nhất quốc gia của chính phủ Hàn Quốc, phụ nữ Triều Tiên kiếm hơn 70% thu nhập của gia đình. Họ phần lớn là những người buôn bán tại các khu chợ phi chính thức nở rộ trong nhiều năm gần đây. 
Theo Reuters, hầu hết nam giới Triều Tiên làm công việc chỉ được trả một khoản tiền lương ít ỏi trong cơ quan nhà nước, hoặc phục vụ trong quân ngũ. "Chúng tôi, những người Triều Tiên, nói rằng đàn ông đang chiến đấu trên mặt trận xã hội chủ nghĩa còn phụ nữ chật vật trên mặt trận cuộc sống", nữ sinh họ Jung, 26 tuổi, hiện ở thành phố Seoul, cho biết. 



Jung bỏ trốn tới Hàn Quốc vào năm 2012 và thường xuyên gửi tiền về cho gia đình. Khoản tiền của Jung giúp mẹ cô nuôi lợn và bán rượu ngô. Jung không dám công khai tên đầy đủ vì muốn bảo vệ người thân hiện vẫn ở Triều Tiên. "Cha tôi làm việc cho cơ quan nhà nước mà không được trả lương. Ông phải làm việc vì trách nhiệm", Jung cho hay.



Nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung của Triều Tiên vẫn chưa phục hồi từ sau sự sụp đổ của liên bang Xô Viết, vốn hỗ trợ về quân sự và kinh tế cho Bình Nhưỡng suốt Chiến tranh Lạnh. Kéo theo đó, nạn đói những năm 1990 cướp đi sinh mạng của ước tính từ 800.000 đến 1,5 triệu người. Khi ấy, phụ nữ ở đây phải đi bán các loại nấm dành cho gia súc ăn và dây cáp lõi đồng bỏ đi để nuôi sống gia đình. 



Ngày càng có nhiều người Triều Tiên chuyển sang nền kinh tế phi chính thức để trợ giúp gia đình. Phụ nữ đang đóng vai trò tích cực trong quá trình này. Đàn ông chiếm ưu thế trong chính phủ và quân đội ở quốc gia với 24,5 triệu dân. Số ít phụ nữ có địa vị xã hội ở Bình Nhưỡng đều là người thân của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, như người em gái Kim Yo Jong và cô ruột Kim Kyong Hui.

Nền kinh tế được gọi là kinh tế thị trường "xám" vẫn được tồn tại với các quan chức tham nhũng nằm trong thành phần tham gia chính trường. Những người buôn bán, lập các quầy hàng ở một số trong khoảng 400 khu chợ, được cho là phải trả tiền bảo kê cho các quan chức.


Phụ nữ "chiếm ưu thế"
Tại Triều Tiên, những vị trí chủ chốt trong xã hội, bao gồm tại các cơ quan chính phủ và quân đội, đều do đàn ông nắm giữ. Những phụ nữ hiếm hoi xuất hiện trong tầng lớp cấp cao đều là người thân của lãnh đạo Kim Jong Un như cô em gái Kim Yo Jong hoặc bà Kim Kyong Hui, em gái của cố lãnh đạo Kim Jong Il.



Tuy nhiên, khi người phụ nữ trở thành lao động trụ cột để nuôi gia đình, sự ảnh hưởng của họ cũng tăng lên, đồng thời thay đổi những giá trị gia trưởng ở Triều Tiên vốn bó buộc vai trò nữ giới trong phạm vi gia đình.



Hiệp hội Luật sư Hàn Quốc cho biết, một số phụ nữ Triều Tiên thậm chí đã ly dị chồng. Nguyên nhân chính là do chênh lệch khả năng kiếm tiền, theo Reuters.

"Nhiều người đàn ông cảm thấy yếu thế so với phụ nữ về khả năng kinh tế", Kim Min Jung, một người Triều Tiên hiện sống ở Hàn Quốc, cho biết.

Bà Kim Eun Ju, giám đốc Trung tâm Phụ nữ và Chính trị tại Seoul, nhận định: "Chất lượng cuộc sống ở Triều Tiên đang phụ thuộc vào khả năng tài chính của phụ nữ. Bây giờ nhiều người đàn ông muốn tìm vợ có sạp bán hàng 

Các ông chồng bất tài
Cuộc khảo sát của tổ chức vì nhân quyền Triều Tiên tiến hành với 60 phụ nữ rời khỏi quốc gia nghèo khó này năm 2011 và 2012 cho thấy nhiều người kiếm được khoảng 50.000 - 150.000 KPW (đơn vị tiền tệ Triều Tiên, tương đương 380 - 1.150 USD) hàng tháng theo tỉ giá chợ đen hiện thời. Trong khi đó, những người làm công ăn lương chỉ được trả khoản tiền ít ỏi 2.000 - 6.000 KPW (15 - 46 USD), theo số liệu của Daily NK.

"Nếu muốn sống nhàn hạ hơn ở đây, bạn nên bán đồ lặt vặt ở chợ; cưới một người chuyên ăn hối lộ hay nhận tiền bảo kê từ các bà bán hàng trong chợ; hoặc làm việc cho doanh nghiệp nhà nước", Kim Min-jung, một người Triều Tiên tị nạn ở Hàn Quốc và hiện điều hành dịch vụ mai mối cho 1.500 phụ nữ lưu vong, tiết lộ.

Kim cho hay phụ nữ Triều Tiên phàn nàn rằng nam giới ở đây giống như "đèn điện bị ngắt phích cắm cả ngày".

"Điều đó chỉ ra rằng nam giới vô dụng thế nào trong việc kiếm tiền nuôi sống gia đình", Kim nói.

Theo các chuyên gia, những phụ nữ nắm tài chính đang ngày càng có xu hướng muốn ly hôn vì chồng không kiếm ra tiền. Trong những năm gần đây, phần lớn những người rời bỏ Triều Tiên để tới Hàn Quốc là phụ nữ. Không bị trói buộc với nơi làm việc, họ thường có nhiều tự do di chuyển hơn.

Việc phái yếu nắm giữ nền kinh tế đường phố của Triều Tiên đang thay đổi văn hóa gia trưởng, vốn luôn xem phụ nữ lý tưởng phải là người vợ ở nhà để chu toàn cho gia đình. 

"Chất lượng cuộc sống ở Triều Tiên phụ thuộc vào khả năng và kỹ năng kinh doanh của phụ nữ, không phải nhà nước. Phụ nữ đang thay thế vai trò của nhà nước qua nền kinh thế thị trường", Kim Eun-ju, người đứng đầu trung tâm chính trị và phụ nữ Hàn Quốc ở Seoul, cho biết. Chuyên gia này thường xuyên có các cuộc phỏng vấn với người tị nạn Triều Tiên. "Hiện giờ, nam giới thậm chí còn muốn tìm hiểu vợ tương lai ở chợ", bà Kim nói.
Bình Minh (theo Reuters)



Những bức ảnh bị cấm chụp 

Nhiếp ảnh gia Michal Huniewicz liều mình chụp loạt ảnh về cuộc sống thường ngày ở Triều Tiên và giấu kín chiếc máy ảnh cùng thẻ nhớ khi tham quan.




Những bức ảnh của Michal Huniewicz, nhiếp ảnh gia sống tại London, Anh, giúp người xem có cái nhìn chân thực về cuộc sống thường ngày ở Triều Tiên. Tuy nhiên, để những tác phẩm này tới được người xem, Huniewicz đã liều mình chụp trộm bất chấp sự ngăn cấm của nhà chức trách Triều Tiên.

Vùng nông thôn Triều Tiên, nơi đoàn tàu hỏa chở Huniewicz chạy qua. Hình ảnh này trái ngược với những gì mà Truyền thông Triều Tiên thường đăng tải. Cuộc sống ở những vùng nông thôn xa xôi vẫn rất khó khăn.

Công nhân lao động ở gần thủ đô Bình Nhưỡng.

Những góc máy của Huniewicz tạo ra một góc nhìn mới lạ về cuộc sống thường ngày ở quốc gia được mệnh danh là bí ẩn nhất thế giới.

Cuộc sống làng quê. Chia sẻ về những bức hình độc đáo, Huniewicz cho biết anh chỉ ghi lại những gì diễn ra xung quanh mình. Trong khi đó, giới chức Triều Tiên chỉ cho khách Du lịch quay phim, chụp ảnh tại những địa điểm nhất định. Nếu bị bắt gặp ghi hình ở những nơi khác, những vị khách sẽ bị thu thiết bị hoặc phải xóa những hình ảnh ngoài khu vực được cho phép chụp.

Những tòa chung cư ở thủ đô Bình Nhưỡng.

Một phần hệ thống vận tải đường bộ của Triều Tiên.

Phương tiện đi lại chủ yếu của người dân Triều Tiên là xe đạp.

Xe chở binh sĩ Triều Tiên chạy trên tuyến đường đầy bụi.

Các em học sinh quét dọn xung quanh đài tưởng niệm ở thủ đô Bình Nhưỡng.

Sự khác biệt giữa Triều Tiên và Trung Quốc tại vùng biên giới ngăn cách bởi sông Áp Lục.

Hồng Duy (Ảnh: Exclusivepix Media)


Hãy nhớ, phải cẩn thận và tỉnh táo khi du lịch đến Triều Tiên

Việc du lịch tới Triều Tiên được chính phủ Mỹ cảnh báo khá khắt khe. Tuy nhiên, sự tò mò về một đất nước bí ẩn vẫn khiến nhiều du khách đặt chân đến đây. Và hệ quả từ những bốc đồng có thể khiến nhiều người như Otto Warmbier ân hận suốt đời.
Sinh viên Mỹ Otto Warmbier sẽ phải đối diện với những “đau khổ” với án phạt 15 năm trong các trại lao động cưỡng bức của Triều Tiên.

Dưới đây là chia sẻ của một giảng viên:
Triều tiên mới đây đã kết án 15 năm lao động khổ sai cho một khách du lịch người Mỹ, đó là cậu sinh viên Otto Warmbier. Thật không quá bất ngờ khi luôn có hoạt động giám sát diễn ra tại đây, và máy quay phim an ninh đã chụp lại được những tấm ảnh Warmbier tìm cách lấy trộm những tấm áp phích tuyên truyền tại khu vực cấm của khách sạn. Những bức ảnh được công bố cho thấy cậu sinh viên này đã choáng váng khi biết mình bị kết án.

Dẫu vậy, tôi đã không hề sốc khi xem bản tin này.

Tôi hoàn toàn thấu hiểu về sự tàn bạo của chế độ mà cha mẹ tôi từng phải chạy trốn từ khi còn trẻ. Sau rất nhiều năm, ba tôi vẫn còn giữ liên lạc với một người em trai ở Triều Tiên. Họ thường trao đổi thư từ cho nhau. Những bức ảnh mà chú ấy gửi cho thấy cuộc sống bên đó“tươi đẹp biết nhường nào” bởi chú trông già nua hơn rất nhiều trong cảnh túng thiếu tiền bạc. Chú cần ba tôi trợ giúp, và ông chẳng bao giờ ngại ngần chuyển tiền cho chú.

Ba tôi đã nhiều lần tìm cách quay về thăm quê nhà. Ông từng tham gia một nhóm y tế tình nguyện với hy vọng được cấp phép nhập cảnh nhưng thất bại. Triều Tiên hiếm khi cấp thị thực cho người Hàn Quốc và người Mỹ. Tuy nhiên, kể từ năm 2009, khi ba tôi mất, tôi đã có cơ hội đến thăm quê hương của mình cùng với các giáo viên và sinh viên tại khóa đại học mà tôi đang tham gia. Bằng cách sử dụng thị thực nhóm, tôi đã có thể che giấu thân phận của mình và mẹ trong chuyến đi này.

Hiện tại mặc dù tình hình đã được nới lỏng hơn rất nhiều so với năm 2009, nhưng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vẫn đưa ra những thông cáo không khuyến khách du lịch tới quốc gia này. Năm 2015, những cảnh báo đã được cập nhật để “nhắc lại và nhấn mạnh nguy cơ bị bắt giữ và giam cầm dài hạn tại đây” bởi vì Triều Tiên “không áp dụng chính sách rõ ràng về tội phạm trong bộ luật hình sự”.

Nhóm tham quan của chúng tôi đã được nhắc nhở nhiều lần về những việc mà chúng tôi có thể và không thể làm tại đây. Một số ví dụ điển hình là không được phép mang kinh sách, điện thoại vệ tinh, máy quay phim kèm ống kính, sổ sách ghi chép và các ấn phẩm khiêu dâm. Ngoài ra, chúng tôi cũng được cảnh báo về việc có thể bị theo dõi bí mật, vì vậy tuyệt đối không được nói xấu về lãnh đạo của chế độ này hay thảo luận về những điều của quá khứ hoặc hiện tại, kể cả khi nói chuyện riêng.
Một tấm biển tuyên truyền được đặt giữa cánh đồng ở Samsu, tỉnh Ryanggang, Triều Tiên. (David Guttenfelder/Associated Press)

Khi chiếc máy bay do Nga sản xuất của hãng hàng không Koryo hạ cánh tại sân bay của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiêu thì bạn đã bị tước mất mọi quyền kiểm soát. Chi tiết hơn, bạn sẽ phải giao nộp hộ chiếu “vì lý do an ninh”. Không chỉ có vậy, bạn sẽ được đưa đến nơi mà chính phủ nước này muốn cho bạn đi. Họ cũng sẽ chỉ định thức ăn cho bạn và không cho phép bạn liên hệ với bất kì người lạ nào không nằm trong kế hoạch đã được vạch sẵn. Khách sạn 47 tầng Yanggakdo là nơi duy nhất hành khách được phép trú ngụ trong thời gian tham quan. Nó nằm tách biệt trên một hòn đảo, cách ly xa khỏi phần còn lại của thủ đô.

Tuy nhiên là một người Mỹ, bạn sẽ rất khó thích nghi ngay với môi trường ở đây. Mẹ tôi mắc chứng hay lo nên đã nài nỉ tôi gọi điện thoại cho em trai để kiểm tra xem cửa nhà đã khóa chưa. Khi tôi giải thích với bà là chúng ta đang ở Triều Tiên và không được phép dùng điện thoại, bà lại gợi ý tôi dùng thư điện tử – dĩ nhiên tại Triều Tiên bạn không được sử dụng mạng viễn thông.

Tuy nhiên ở khía cạnh nào đó thì Triều Tiên cũng khá ‘lòe loẹt’ và dường như nó cũng đang tìm cách gây ấn tượng với thế giới bên ngoài. Tàu điện ngầm được trang hoàng bằng những đèn trùm lộng lẫy mà có lẽ đến nhà thiết kế lỗi lạc Louis Comfort Tiffany cũng phải giật mình. Hơn thế nữa, sảnh khách sạn còn được trang trí bởi cột trụ thủy tinh khổng lồ với một con cá mập sống lượn lờ bên trong.

Sự bí ẩn về Triều Tiên đã biến đất nước này thành mục tiêu để người Mỹ đưa ra những định kiến về Châu Á và những nhà độc tài. Mặt khác, những công ty du lịch tại Mỹ cũng thường không thực hiện nghiêm túc những yêu cầu gắt gao mà Triều Tiên đưa ra. Một thí dụ điển hình là tình trạng gia tăng du khách say xỉn khi tham gia các tour du lịch này. Thậm chí hãng du lịch mà cậu sinh viên mới bị bắt giữ – Warmbier còn quảng cáo tour du lịch đến Triều Tiên “là địa điểm mà mẹ bạn chắc hẳn không muốn con mình đến” cùng các tiêu chí, “vui nhộn, tìm kiếm sự phiêu lưu, và hồi hộp nghẹn thở với mức giá hợp lý!”.
Quan cảnh khu công nghiệp Kaesong, Triều Tiên, được điểm bởi một tấm áp phích tuyên truyền lớn. (David Guttenfelder/Associated Press)

Khi đến Triều Tiên, tôi cũng từng bị cám dỗ bởi việc tìm cách ‘vượt rào’ những luật lệ đã quy định. Hàng ngày chúng tôi được nhắc nhở nhiều lần về việc nghiêm cấm chụp ảnh khi không có sự cho phép. Tuy nhiên, một ngày nọ khi xe buýt của chúng tôi đột ngột dừng tại giữa một vùng nông thôn, tôi đã nhìn thấy một chiếc xe đạp đơn độc dựa vào thân cây và nghĩ rằng với cảnh này, tôi sẽ có một bức hình tuyệt đẹp. Lúc đó hướng dẫn viên đã rời khỏi xe buýt với người giám sát, còn tài xế lại đang chăm chăm nhìn đằng trước. Một thoáng suy nghĩ về việc chụp nhanh tấm hình đơn giản xuất hiện trong đầu tôi. Tuy nhiên, nó đã nhanh chóng bị dập tắt bởi tiếng chân của binh lính đang tiến nhanh lên xe buýt cùng với người hướng dẫn viên du lịch đang vô cùng hoảng hốt. Cô vội vàng nói: “Họ nói rằng đã có ai đấy chụp hình!”, “Ai đã chụp hình vậy? Đây là một căn cứ quân sự!”.

Một sinh viên đã bị bắt và biến mất cùng hướng dẫn viên du lịch trong vòng 1 tiếng đầy căng thẳng.

Cậu sinh viên này đã may mắn thoát khỏi án phạt tương tự như Otto Warmbier khi mang quốc tịch Trung Quốc bởi vì quốc gia này là một trong số những đồng minh ít ỏi của Triều Tiên. Sau sự cố kinh hoàng này, rất nhiều người trong chúng tôi đã sợ hãi và chủ động để lại máy chụp hình trên xe buýt khi đến điểm dừng chân kế tiếp.
Cha mẹ của Wambier Otto vô vọng trong việc mong con trở về.

Cũng giống như cậu Warmbier, tôi từng muốn mang những tấm áp phích cổ động về nhà làm kỷ niệm. Tại khách sạn của chúng tôi, cuốn lịch “12 tháng của Đảng Cộng sản” được treo trong phòng ngủ với những bức ảnh về con người nơi đây diện đồng phục và đang tham gia những hoạt động theo từng mùa. Những tấm hình được dàn dựng theo phong cách Xô Viết với những nụ cười đậm chất ‘sân khấu điện ảnh’. Tôi nghĩ cuốn lịch này rất phù hợp để treo trong phòng làm việc của mình, vậy nên khi đến cửa hàng lưu niệm, tôi đã mua một bản sao tương tự được vẽ bằng tay.

Khi an toàn cập cảng hàng không Trung Quốc, nhóm chúng tôi họp mặt để làm thủ tục nhập cảnh, tôi đã lấy ‘chiến lợi phẩm’ này ra khoe với mọi người.

Có người nhận ra một vết tích lạ và hỏi “Nó từng thất lạc ở đâu à?”. Rõ ràng là tiệm lưu niệm đã gói những tấm áp phích của tôi trong một ống kín tại sân bay Bình Nhưỡng, nhưng những dấu vết để lại cho thấy ai đó đã mở ống và kiểm tra từng tấm áp phích. Tại viền mỗi bức tranh đều có một dấu vân tay mờ mà một người Triều Tiên bí ẩn để lại, điều này cho thấy bàn tay kiểm soát của chính quyền độc đoán, chuyên quyền vẫn có thể vươn ra đến bên ngoài biên giới.

Bài viết của Marie Myung-ok lee, người dạy viết văn tại Columbia

Bình An, theo New York Times


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét