- Top 12 công trình kiến trúc Việt Nam trong năm 2015

2014 là năm gặt hái nhiều giải thưởng kiến trúc thế giới của các công trình kiến trúc Việt Nam thì năm 2015, lần lượt những công trình quy mô lớn dần hoàn thiện và đi vào hoạt động. 

1. Nhà ga T2 - Cảng Hàng Không Quốc Tế Nội Bài
Được chính thức khánh thành và hoạt động từ đầu năm 2015, công trình trở thành biểu trưng cho tình hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản và là niềm tự hào của người dân Thủ đô, nhân dân cả nước. Nhà ga T2 kết nối cùng Nhà ga quốc nội T1 và Nhà khách VIP – Cảng HKQT Nội Bài với hệ thống đường cao tốc Nhật Tân – Nội Bài tạo thành hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh.

Nhà ga T2 được chính thức khánh thành và hoạt động từ đầu năm 2015.

Công trình trở thành biểu trưng cho tình hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản…

2. Cầu Nhật Tân
Cầu Nhật Tân hay còn gọi là cầu hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản có tổng mức đầu tư hơn 13.626 tỷ đồng. Đây là cây cầu dây văng dài nhất Việt Nam bắc qua sông Hồng, kết cấu nhịp của cầu chính theo dạng cầu dây văng nhiều nhịp với 5 trụ tháp hình thoi và 6 nhịp dây văng, bắt đầu tại phường Phú Thượng, quận Tây Hồ đến điểm cuối giao với quốc lộ 3 tại km 7+100, xã Vĩnh Ngọc huyện Đông Anh.

Cây cầu dây văng dài nhất Việt Nam bắc qua sông Hồng.
Cầu Nhật Tân hay còn gọi là cầu hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản

3. Vietcombank Tower
Vietcombank Tower là toà tháp cao thứ 2 Sài Gòn, chỉ đứng sau tháp Bitexco. Với chiều cao 206 m, diện tích 71.000 m2, tháp Vietcombank trở thành khu văn phòng cao cấp toạ lạc tại bờ Tây sông Sài Gòn và cũng là trụ sở chính của ngân hàng chủ quản. Vietcombank Tower sử dụng toàn bộ bật liệu kính và đá granite kết hợp với các khung kim loại thể hiện sự mạnh mẽ phù hợp với biểu tượng của một tổ chức tài chính vững mạnh hàng đầu tại Việt Nam và khu vực.

Vietcombank Tower là toà tháp cao thứ 2 Sài Gòn.
Tòa nhà văn phòng cao cấp tại bờ Tây sông Sài Gòn và cũng là trụ sở chính của ngân hàng chủ quản.

4. Pullman Vũng Tàu
Trung tâm Hội nghị triển lãm Quốc tế và khách sạn 5 sao Pullman Vũng Tàu tọa lạc tại số 15 Thi Sách, phường Thắng Tam, thành phố Vũng Tàu đi vào hoạt động từ tháng 8 vừa qua. Theo thiết kế, hình khối chủ đạo của công trình được mô phỏng và cách điệu từ các đợt sóng để làm nổi bật hình ảnh một công trình hiện đại của thành phố biển, gồm 3 khối nhà, có các phòng đa năng, phục vụ các hoạt động trưng bày, triển lãm, cổ động hoặc trình diễn sản phẩm.

Trung tâm Hội nghị triển lãm Quốc tế và khách sạn 5 sao Pullman Vũng Tàu đi vào hoạt động từ tháng 8 vừa qua.
Hình khối chủ đạo của công trình được mô phỏng và cách điệu từ các đợt sóng.

5. Vinpearl Hạ Long Bay Resort
Khách sạn nghỉ dưỡng cao cấp Vinpearl Hạ Long Bay Resort được xây dựng tại đảo Rều, phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long có tổng diện tích 49.600 m2, trong đó diện tích đảo là 40.000 m2 và diện tích mặt nước là 9.600 m2. Đây là khu khách sạn resort 5 sao đầu tiên ở Hạ Long, tại đây sẽ kết nối với các điểm tham quan trên toàn Vịnh. Với thiết kế theo phong cách tân cổ điển, Vinpearl Hạ Long Bay Resort được đánh giá đẹp và tráng lệ đến từng chi tiết.

Khách sạn nghỉ dưỡng cao cấp Vinpearl Hạ Long Bay Resort được xây dựng tại đảo Rều, phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long.
Đây là một khu khách sạn resort 5 sao đầu tiên ở Hạ Long.

6. Đường cao tốc TP.Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây

Đường cao tốc TP.Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây góp phần làm giảm áp lực giao thông trên QL.51 và QL.1, giảm tai nạn giao thông; rút ngắn thời gian lưu thông, vận chuyển hàng hóa; rút ngắn hành trình TP. Hồ Chí Minh - Bà Rịa Vũng Tàu khoảng 20km, rút ngắn hành trình từ TP.Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu đi các tỉnh phía Bắc và ngược lại so với đi theo các QL1, QL.51 với ưu thế về tiêu chuẩn kỹ thật cao hơn, tốc độ lớn hơn và điều kiện an toàn tốt hơn. Công trình cũng tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động giao thương ba trung tâm kinh tế lớn của khu vực là Thành phố Hồ Chí Minh - Đồng Nai - Bà Rịa Vũng Tàu.
Đường cao tốc TP.Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây
Công trình cũng tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động giao thương ba trung tâm kinh tế lớn của khu vực.

7. Quảng trường Nguyễn Huệ
Công trình Quảng trường đi bộ Nguyễn Huệ có tổng kinh phí 430 tỷ đồng được đưa vào vận hành với chiều dài 670 m, rộng 64m. Toàn bộ trục đường từ trụ sở UBND thành phố đến Bến Bạch Đằng được lát đá granite với 2 đài phun nước và hệ thống cây xanh. Bên dưới quảng trường có hệ thống ngầm gồm trung tâm theo dõi, trung tâm điều khiển nhạc nước, ánh sáng, hệ thống nhà vệ sinh hiện đại…

Công trình Quảng trường đi bộ Nguyễn Huệ có tổng kinh phí 430 tỷ đồng được đưa vào vận hành vào thàng 4 năm 2015.
Đoạn đường được lát đá granite với 2 đài phun nước và hệ thống cây xanh…

8. Cầu vượt 3 tầng nút giao thông Ngã ba Huế Đà Nẵng
Cầu vượt 3 tầng nằm tại phía Tây Bắc Đà Nẵng, một trong những điểm đen về tai nạn giao thông ở địa phương. Dự án được khởi công vào 28/09/2013, với tổng mức đầu tư giai đoạn 1 hơn 1.700 tỷ đồng theo hình thức B-T (xây dựng - chuyển giao) và hoàn thành trong vòng 18 tháng, khánh thành đúng dịp kỷ niệm 40 năm giải phóng Đà Nẵng (29/3/1975 - 29/3/2015).

Cầu vượt 3 tầng nằm tại phía Tây Bắc Đà Nẵng, một trong những điểm đen về tai nạn giao thông ở địa phương.
Mô hình nút giao thông lập thể hình xuyến kết hợp cầu vượt gồm 3 tầng.

9. Nhà Quốc hội
Nhà Quốc hội trên đường Độc Lập (quận Ba Đình) có diện tích sàn trên 60.000 m2, được xây dựng trên nền tòa Nhà Quốc hội cũ nằm cạnh quảng trường Ba Đình, trong khuôn viên khu di tích Hoàng thành Thăng Long - trung tâm chính trị, lịch sử, văn hóa của đất nước. Tòa nhà cao 39 m, kiến trúc hình vuông, có 3 tầng hầm với sức chứa hơn 500 ôtô, cùng đường hầm dài 60m nối với Bộ Ngoại giao.

Nhà Quốc hội trên đường Độc Lập (quận Ba Đình) được xây dựng trên nền tòa Nhà Quốc hội cũ.
Tòa nhà cao 39 m, kiến trúc hình vuông, có 3 tầng hầm với sức chứa hơn 500 ôtô.

10. Cầu Mỹ Lợi
Cầu Mỹ Lợi có tổng chiều dài toàn tuyến là 2,691km, bắc qua sông Vàm Cỏ, nối liền Quốc lộ 50 thuộc địa phận huyện Cần Đước (Long An) và thị xã Gò Công (Tiền Giang), rút ngắn 75 km từ TP HCM về miền Tây. Cầu được xây dựng bằng kết cấu bê tông cốt thép và bê công cốt thép dự ứng lực… Cầu Mỹ Lợi được chính thức đưa vào sử dụng có ý nghĩa quan trọng đặc biệt và tác động rõ nét với sự phát triển kinh tế, xã hội của 2 tỉnh Tiền Giang và Long An.

Cầu Mỹ Lợi bắc qua sông Vàm Cỏ, nối liền Quốc lộ 50 thuộc địa phận huyện Cần Đước (Long An) và thị xã Gò Công (Tiền Giang).
Cầu được xây dựng bằng kết cấu bê tông cốt thép và bê công cốt thép dự ứng lực…

11. Thư viện Khoa học tổng hợp Đà Nẵng
Công trình này được xây dựng trên khu đất có tổng diện tích 7.270 m2 gồm các hạng mục chính như: xây mới khối thư viện và khối nhà hành chính với quy mô 2 tầng, cải tạo và nâng cấp khối nhà Câu lạc bộ tiếng Pháp, hạ tầng cảnh quan, sân vườn, đường giao thông... với tổng mức đầu tư trên 40 tỷ đồng. Cổng chính được thiết kế theo hướng mở, thân thiện, hướng ra sông Hàn, hài hòa với cảnh quan bên ngoài và thiết kế bên trong.

Công trình cải tạo trên khu đất có tổng diện tích 7.270 m2.
Cổng chính được thiết kế theo hướng mở, thân thiện, hướng ra sông Hàn, hài hòa với cảnh quan.

12. Cụm công trình luồng qua cửa Lạch Giang
Đây là cụm công trình thuộc Dự án Phát triển giao thông vận tải khu vực đồng bằng Bắc Bộ (Dự án WB6) giúp cho tàu pha sông biển có trọng tải 1.000 tấn đến các cảng trên sông Hồng và 2.000-3.000 tấn đến các cảng trên sông Ninh Cơ (Nam Định) và cảng Ninh Phúc (Ninh Bình) sau khi kênh nối Đáy - Ninh Cơ được đầu tư xây dựng. Nhờ vậy giảm chi phí vận chuyển, giảm gánh nặng cho đường bộ, góp phần phát triển bền vững khu vực đồng bằng Bắc Bộ.

Đây là cụm công trình thuộc Dự án Phát triển giao thông vận tải khu vực đồng bằng Bắc Bộ.
Công trình giúp cho tàu pha sông biển có trọng tải 1.000 tấn đến các cảng trên sông Hồng…

Tổng hợp.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét