Thủ tướng Nhật ShinzoAbe đang è cổ ra trả món nợ Nhật Hoàng Hirohito vay của phụ nữ Triều Tiên từ 85 năm trước: hôm thứ Hai 12/28/2015, ông nói với bà Park Geun-hye, nữ tổng thống Nam Hàn, “Chính phủ Nhật đau đớn nhận trách nhiệm về những tổ chức hộ lý mà quân đội Nhật đã thực hiện tại những quốc gia Nhật tạm chiếm trong Thế Chiến Thứ Nhì.”
Nhân danh nước Nhật, Abe chính thức xin lỗi Nam Hàn và hứa Nhật sẽ trả 8.3 triệu mỹ kim vào những công tác xã hội giúp đỡ những bà hộ lý ngày xưa.
Vấn đề bắt phụ nữ Triều Tiên làm hộ lý cho lính Nhật đã được thương thuyết nhiều lần, và cũng đã có 60 cụ “cựu hộ lý” nhận tiền giúp đỡ, nhưng nhiều cụ vẫn từ chối không nhận. Lần này Nam Hàn cam kết họ sẽ ngưng, không chỉ trích lỗi lầm tổ chức ngành nữ hộ lý của quân đội Nhật nữa.
Việc tổ chức hộ lý bắt đầu từ thập niên 1930 và chấm dứt vào năm 1945 -năm quân Nhật thất trận. Những tiêu mốc thời gian này cho thấy cô hộ lý trẻ nhất thời đó, năm nay cũng đã trên dưới 90 tuổi.
Nhiều tài liệu lịch sử viết là con số hộ lý lên đến trên 300,000 người, và không chỉ riêng phụ nữ Triều Tiên là nạn nhân, mà nhiều phụ nữ Trung Hoa, Phi Luật Tân, Burma, Thái Lan, Việt Nam, Mã Lai, Nam Dương và Đài Loan cũng chịu chung số phận.
Điều đáng trách là quân đội Nhật không tuyển mộ, mà cưỡng bách phụ nữ tại những quốc gia họ chiếm đóng phải làm hộ lý cho lính Nhật.
Cụ hộ lý Lee Yong-soo, 88 tuổi, phản đối bản thỏa ước Nam Hàn vừa ký với Nhật, vì cụ cho là thỏa ước đó không giải quyết những thiệt thòi của người nữ hộ lý. Cụ Lee nói, “Chúng tôi không đòi tiền, chúng tôi đòi Nhật phải chính thức sửa chữa tội ác họ phạm vào.” Cụ cũng không đồng ý việc dẹp bỏ bức tượng cô hộ lý, do một tổ chức chống Nhật đặt ngay trước tòa đại sứ Nhật tại Hán Thành từ năm 2011.
Việc cụ Lee đòi Nhật phải chính thức sửa chữa tội ác họ đã vi phạm nghe thì hay, nhưng quả là không thể thực hiện, vì dù chính thức hay không, thì việc trả lại cái ngàn vàng cho hàng trăm ngàn thiếu nữ trinh trắng cũng vẫn là điều bất khả thí; ấy là chưa nói đến việc tái tạo hạnh phúc cho những người này -việc ngoài tầm tay của bất cứ ai, bất cứ chính phủ nào; chưa kể yếu tố thời gian. Nhiều cụ hộ lý đã bước ra ngoài cuộc sống khổ ải, và đối với họ thì 8.3 triệu, hay 8.3 tỉ mỹ kim cũng không mua lại cho họ được một ngày hạnh phúc.
Hai nguyên nhân khiến việc hộ lý bị móc trở ra để thành một vấn đề thời thượng là (1) nhu cầu liên minh quân sự giữa Nhật và Nam Hàn, và (2) quan điểm chiến lược của tổng tư lệnh quân đội Hoa Kỳ -tổng thống Obama- không để người lính Mỹ đóng vai chính trong những tranh chấp quân sự địa phương.
Tuy 2 nhưng vẫn chỉ là 1 - Hoa Kỳ muốn tạo dựng một liên minh quân sự đủ mạnh tại Á Châu-Thái Bình Dương để người Châu Á có đủ thực lực đương đầu chống sức mạnh quân sự của Trung Cộng - với sự yểm trợ của Hoa Kỳ; rập theo mẫu “chiến tranh Iraq, do người Iraq đảm trách,” mà Hoa Kỳ đang thực hiện.
Nhu cầu liên minh quân sự đó tạo ra bản thỏa ước “hộ lý” để xí xóa trang sử bẩn thỉu cũ, viết lại trang khác sạch sẽ hơn.
Loan báo việc ký thỏa ước giải quyết lỗi lầm “hộ lý”, cả 2 chính phủ Nhật và Nam Hàn cùng nhấn mạnh đến 2 yếu tố “chung cuộc và dứt khoát”, để vấn đề không có lối thoát này. không trở đi, trở lại tạo bế tắc trong nhu cầu cộng tác quân sự giữa đôi bên.
Dư luận chính trị Nhật hoan nghênh thỏa ước giải quyết “hộ lý” -mà họ gọi là tội lỗi của lịch sử; bà dân biểu 4 nhiệm kỳ Tomomi Inada ca tụng 2 yếu tố “chung cuộc và dứt khoát” của bản thỏa ước.
Đảng Dân Chủ đối lập của Nhật cũng ca tụng việc ký thỏa ước giải quyết lỗi lầm “hộ lý”, nhưng khuyến cáo thủ tướng Abe là phải bảo vệ tính “chung cuộc và dứt khoát” của thỏa ước.
Từ tháng Ba 2014, trong hội nghị về nguyên tử lực tại The Hague, tổng thống Mỹ Obama đã đề nghị một cuộc gặp gỡ tay ba -giữa ông và 2 lãnh tụ Nhật, Nam Hàn- nhưng bà Park từ chối; bà đòi điều kiện tiên quyết là Nhật có thái độ nhận lỗi rõ rệt hơn.
Từ sau ngày đó, viên chức ngoại giao Hoa Kỳ vẫn kiên trì vận động thế liên minh Nhật-Nam Hàn. Giám đốc Institute of Contemporary Asian Studies tại viện đại học Nhật Temple University nhận định, “Yếu tố then chốt trong cuộc liên minh Nhật-Nam Hàn vẫn là Hoa Kỳ; họ không chen vào chi tiết, nhưng họ chủ trương sức mạnh của 2 quốc gia đó phải kết hợp với nhau.”
Hãng thông tấn Trung Cộng Xinhua nhận định bản thỏa ước “Hộ Lý” là một bước tiến quan trọng trong việc giải quyết sai lầm của Nhật trong thời Thế Chiến Thứ Nhì, nhưng lại cho là Nhật vẫn làm chưa đủ để chuộc tội, vì nạn nhân chính sách “Hộ Lý” không chỉ là phụ nữ Nam Hàn thôi, mà còn là phụ nữ Trung Quốc và phụ nữ Đông Nam Á nữa. Xinhua đòi Nhật có chính sách bồi thường cho toàn thể nạn nhân của chính sách Hộ Lý.
Bên cạnh nỗ lực chật vật của Hoa Kỳ nhằm tạo ra sức mạnh của một đôi đũa, việc Trung Cộng chen vào bênh vực chiếc đũa Nam Hàn chống chiếc đũa Nhật Bản có vẻ nhẹ nhàng hơn; họ chỉ sử dụng bản tin của một thông tấn xã, và họ còn rất nhiều mâu thuẫn khác giữa một nước Nhật thống trị và một nước Triều Tiên bị trị trong suốt 35 năm để khai thác.
Nhật và Nam Hàn đang là 2 đồng minh mạnh nhất của Hoa Kỳ tại Á Châu; có 2 quốc gia này làm trụ, Hoa Kỳ có nhiều thuận lợi để tạo một thế liên minh trên cả 2 bình diện quân sự và kinh tế giữa các quốc gia Á Châu-Thái Bình Dương; điều mà tổng thống Obama đã nỗ lực thực hiện từ nhiều năm nay.
Hy vọng ông giải quyết được hiện tượng Tổ Phụ Ăn Mặn, Hậu Duệ Khát Nước của người Nhật, để ghép 2 chiếc đũa Nam Hàn, Nhật Bản lại thành một đôi, trước khi có được bó đũa Á Châu.
Nguyễn đạt Thịnh
Vấn đề bắt phụ nữ Triều Tiên làm hộ lý cho lính Nhật đã được thương thuyết nhiều lần, và cũng đã có 60 cụ “cựu hộ lý” nhận tiền giúp đỡ, nhưng nhiều cụ vẫn từ chối không nhận. Lần này Nam Hàn cam kết họ sẽ ngưng, không chỉ trích lỗi lầm tổ chức ngành nữ hộ lý của quân đội Nhật nữa.
Việc tổ chức hộ lý bắt đầu từ thập niên 1930 và chấm dứt vào năm 1945 -năm quân Nhật thất trận. Những tiêu mốc thời gian này cho thấy cô hộ lý trẻ nhất thời đó, năm nay cũng đã trên dưới 90 tuổi.
Nhiều tài liệu lịch sử viết là con số hộ lý lên đến trên 300,000 người, và không chỉ riêng phụ nữ Triều Tiên là nạn nhân, mà nhiều phụ nữ Trung Hoa, Phi Luật Tân, Burma, Thái Lan, Việt Nam, Mã Lai, Nam Dương và Đài Loan cũng chịu chung số phận.
Điều đáng trách là quân đội Nhật không tuyển mộ, mà cưỡng bách phụ nữ tại những quốc gia họ chiếm đóng phải làm hộ lý cho lính Nhật.
Cụ hộ lý Lee Yong-soo, 88 tuổi, phản đối bản thỏa ước Nam Hàn vừa ký với Nhật, vì cụ cho là thỏa ước đó không giải quyết những thiệt thòi của người nữ hộ lý. Cụ Lee nói, “Chúng tôi không đòi tiền, chúng tôi đòi Nhật phải chính thức sửa chữa tội ác họ phạm vào.” Cụ cũng không đồng ý việc dẹp bỏ bức tượng cô hộ lý, do một tổ chức chống Nhật đặt ngay trước tòa đại sứ Nhật tại Hán Thành từ năm 2011.
Việc cụ Lee đòi Nhật phải chính thức sửa chữa tội ác họ đã vi phạm nghe thì hay, nhưng quả là không thể thực hiện, vì dù chính thức hay không, thì việc trả lại cái ngàn vàng cho hàng trăm ngàn thiếu nữ trinh trắng cũng vẫn là điều bất khả thí; ấy là chưa nói đến việc tái tạo hạnh phúc cho những người này -việc ngoài tầm tay của bất cứ ai, bất cứ chính phủ nào; chưa kể yếu tố thời gian. Nhiều cụ hộ lý đã bước ra ngoài cuộc sống khổ ải, và đối với họ thì 8.3 triệu, hay 8.3 tỉ mỹ kim cũng không mua lại cho họ được một ngày hạnh phúc.
Hai nguyên nhân khiến việc hộ lý bị móc trở ra để thành một vấn đề thời thượng là (1) nhu cầu liên minh quân sự giữa Nhật và Nam Hàn, và (2) quan điểm chiến lược của tổng tư lệnh quân đội Hoa Kỳ -tổng thống Obama- không để người lính Mỹ đóng vai chính trong những tranh chấp quân sự địa phương.
Tuy 2 nhưng vẫn chỉ là 1 - Hoa Kỳ muốn tạo dựng một liên minh quân sự đủ mạnh tại Á Châu-Thái Bình Dương để người Châu Á có đủ thực lực đương đầu chống sức mạnh quân sự của Trung Cộng - với sự yểm trợ của Hoa Kỳ; rập theo mẫu “chiến tranh Iraq, do người Iraq đảm trách,” mà Hoa Kỳ đang thực hiện.
Nhu cầu liên minh quân sự đó tạo ra bản thỏa ước “hộ lý” để xí xóa trang sử bẩn thỉu cũ, viết lại trang khác sạch sẽ hơn.
Loan báo việc ký thỏa ước giải quyết lỗi lầm “hộ lý”, cả 2 chính phủ Nhật và Nam Hàn cùng nhấn mạnh đến 2 yếu tố “chung cuộc và dứt khoát”, để vấn đề không có lối thoát này. không trở đi, trở lại tạo bế tắc trong nhu cầu cộng tác quân sự giữa đôi bên.
Dư luận chính trị Nhật hoan nghênh thỏa ước giải quyết “hộ lý” -mà họ gọi là tội lỗi của lịch sử; bà dân biểu 4 nhiệm kỳ Tomomi Inada ca tụng 2 yếu tố “chung cuộc và dứt khoát” của bản thỏa ước.
Đảng Dân Chủ đối lập của Nhật cũng ca tụng việc ký thỏa ước giải quyết lỗi lầm “hộ lý”, nhưng khuyến cáo thủ tướng Abe là phải bảo vệ tính “chung cuộc và dứt khoát” của thỏa ước.
Từ tháng Ba 2014, trong hội nghị về nguyên tử lực tại The Hague, tổng thống Mỹ Obama đã đề nghị một cuộc gặp gỡ tay ba -giữa ông và 2 lãnh tụ Nhật, Nam Hàn- nhưng bà Park từ chối; bà đòi điều kiện tiên quyết là Nhật có thái độ nhận lỗi rõ rệt hơn.
Từ sau ngày đó, viên chức ngoại giao Hoa Kỳ vẫn kiên trì vận động thế liên minh Nhật-Nam Hàn. Giám đốc Institute of Contemporary Asian Studies tại viện đại học Nhật Temple University nhận định, “Yếu tố then chốt trong cuộc liên minh Nhật-Nam Hàn vẫn là Hoa Kỳ; họ không chen vào chi tiết, nhưng họ chủ trương sức mạnh của 2 quốc gia đó phải kết hợp với nhau.”
Hãng thông tấn Trung Cộng Xinhua nhận định bản thỏa ước “Hộ Lý” là một bước tiến quan trọng trong việc giải quyết sai lầm của Nhật trong thời Thế Chiến Thứ Nhì, nhưng lại cho là Nhật vẫn làm chưa đủ để chuộc tội, vì nạn nhân chính sách “Hộ Lý” không chỉ là phụ nữ Nam Hàn thôi, mà còn là phụ nữ Trung Quốc và phụ nữ Đông Nam Á nữa. Xinhua đòi Nhật có chính sách bồi thường cho toàn thể nạn nhân của chính sách Hộ Lý.
Bên cạnh nỗ lực chật vật của Hoa Kỳ nhằm tạo ra sức mạnh của một đôi đũa, việc Trung Cộng chen vào bênh vực chiếc đũa Nam Hàn chống chiếc đũa Nhật Bản có vẻ nhẹ nhàng hơn; họ chỉ sử dụng bản tin của một thông tấn xã, và họ còn rất nhiều mâu thuẫn khác giữa một nước Nhật thống trị và một nước Triều Tiên bị trị trong suốt 35 năm để khai thác.
Nhật và Nam Hàn đang là 2 đồng minh mạnh nhất của Hoa Kỳ tại Á Châu; có 2 quốc gia này làm trụ, Hoa Kỳ có nhiều thuận lợi để tạo một thế liên minh trên cả 2 bình diện quân sự và kinh tế giữa các quốc gia Á Châu-Thái Bình Dương; điều mà tổng thống Obama đã nỗ lực thực hiện từ nhiều năm nay.
Hy vọng ông giải quyết được hiện tượng Tổ Phụ Ăn Mặn, Hậu Duệ Khát Nước của người Nhật, để ghép 2 chiếc đũa Nam Hàn, Nhật Bản lại thành một đôi, trước khi có được bó đũa Á Châu.
Nguyễn đạt Thịnh
Bà Park Du Ri, từng là phụ nữ giải sầu, bên cạnh bức tượng tưởng niệm các phụ nữ nạn nhân ở Kwangju gần Seoul
Từ hôm qua 16/04/2014 một quan chức cao cấp Nhật Bản đã có mặt tại Seoul để thảo luận về hồ sơ gai góc về các « phụ nữ giải sầu » trong cuộc đại chiến thế giới lần thứ hai, mà Tokyo có thể đưa ra lời xin lỗi và bồi thường về tài chính cho những người đang còn sống.
Từ Tokyo, thông tín viên RFI Frédéric Charles gởi về bài tường trình :« Tại châu Á nơi mà Nhật Bản bị cho là từ chối trách nhiệm trong quá khứ, Thủ tướng Shinzo Abe đã gởi đến Seoul một đặc sứ để cố gắng chấm dứt cuộc tranh cãi về các phụ nữ giải sầu.
Hai trăm ngàn phụ nữ châu Á, chủ yếu là người Hàn Quốc và có một ít người châu Âu, đã bị quân đội Thiên hoàng sử dụng làm nô lệ tình dục trong thời Đệ nhị Thế chiến.
Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye cho rằng nước Nhật vẫn luôn không chịu hối cải, không muốn nhìn nhận sự tàn bạo của quân phiệt, nhất là đối với phụ nữ giải sầu. Bà từ chối thảo luận với Thủ tướng Shinzo Abe, người bị bà coi là dân tộc chủ nghĩa và thay đổi ý kiến.
Tại Seoul, đặc sứ Nhật sẽ phải nói rằng Tokyo sẵn sàng lại đưa ra những lời xin lỗi chính thức trước Hàn Quốc, và bồi thường tài chính cho các phụ nữ giải sầu hiện còn sống.Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ đến thăm Tokyo trong một tuần nữa. Ông lo ngại về quan hệ đang xấu đi giữa hai đồng minh châu Á chủ chốt của mình, trước một Trung Quốc đang tăng cường năng lực quân sự và một Bắc Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân.
Tổng thống Hàn Quốc còn chỉ trích Thủ tướng Shinzo Abe đã đến viếng đền Yasukuni ở Tokyo, nơi có bài vị của các tội phạm chiến tranh ».
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét