Năm 2015 sắp khép lại với hàng loạt sự kiện lớn, vui có, buồn có, hy vọng có, lo lắng có, để lại những bài học lớn để thế giới bước vào năm mới 2016 với hàng loạt nhiệm vụ cần làm.
1.Cuộc khủng hoảng di cư tại châu Âu
Làn sóng người di cư ồ ạt từ các nước Trung Đông và Bắc Phi đổ vào châu Âu đã biến thành cuộc khủng hoảng di cư nghiêm trọng nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ II, gây ra hậu quả về an ninh, kinh tế - xã hội cho châu Âu và thế giới, đồng thời gây bất đồng về chính sách ứng phó trong nội bộ Liên minh châu Âu.
Trung Quốc gia tăng các hành động đơn phương ở Biển Đông, trong đó có việc xây dựng và tôn tạo trái phép các đảo và bãi đá ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Dư luận khu vực và thế giới bày tỏ quan ngại sâu sắc và cảnh báo những hành động như vậy vi phạm luật pháp quốc tế, làm leo thang căng thẳng, đe dọa an ninh, an toàn hàng hải và hàng không, hủy hoại môi trường sinh thái ở Biển Đông.
3. Thế giới đẩy mạnh cuộc chiến chống khủng bố
Hàng loạt vụ đánh bom, bắt cóc con tin, xả súng, đặc biệt là các vụ tấn công đẫm máu tại tòa soạn báo Charlie Hebdo (ngày 7/1) và nhà hát Bataclan (ngày 13/11) ở Paris (Pháp), vụ đánh bom máy bay Nga ở Ai Cập (ngày 31/10)..., đã gây chấn động thế giới. Sự bành trướng và mức độ tàn bạo ngày càng tăng của tổ chức khủng bố “Nhà nước Hồi giáo” (IS) tự xưng, cùng với việc Nga can dự quân sự vào Syria, đã làm thay đổi cục diện cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu với sự tham gia mạnh mẽ và rộng rãi của nhiều quốc gia trên thế giới.
4. Nga can thiệp vào Syria:
7. Iran và nhóm P5+1 đạt thỏa thuận hạt nhân then chốt
Sau 11 năm đàm phán căng thẳng, ngày 14/7, Iran và nhóm P5+1 (gồm Mỹ, Nga, Trung Quốc, Pháp, Anh và Đức) đã đạt được thỏa thuận lịch sử, theo đó Iran hạn chế chương trình hạt nhân, đổi lại các nước sẽ dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt đối với Tehran.
Hàng loạt quan chức cấp cao của Liên đoàn Bóng đá Thế giới (FIFA) bị cáo buộc tham nhũng, rửa tiền và nhận hối lộ lên tới hàng trăm triệu USD, trong đó có những tên tuổi hàng đầu như Chủ tịch FIFA Sepp Blatter và Chủ tịch LĐBĐ châu Âu (UEFA) Michel Platini. Những vụ bê bối này đã làm hoen ố hình ảnh FIFA, đặt ra yêu cầu phải nhanh chóng cải tổ mạnh mẽ tổ chức này.
Ngày 23/7, Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) thông báo phát hiện một hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời với nhiều đặc điểm giống Trái Đất nhất từ trước tới nay. Hành tinh được đặt tên là Kepler-452b, có đường kính gấp 1,6 lần đường kính của Trái Đất và nằm cách Trái Đất khoảng 1.400 năm ánh sáng, quay quanh một ngôi sao lớn có kích cỡ và độ sáng tương tự Mặt Trời, có dấu hiệu của nước trên bề mặt và một năm trên Kepler-452b có 385 ngày. Đây là phát hiện mang tính cách mạng, tăng thêm hy vọng cho công cuộc tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất.
11. Phân biệt màu da và nạn xả súng ở Mỹ vẫn lan rộng
12. Chiếc máy bay của hãng Germanwings rơi do phi công tự sát
Nhân viên cứu hộ tới hiện trường chiếc máy bay của hãng Germanwings gặp nạn gần khu vực dãy núi Alpes của Pháp. Vụ tai nạn khiến toàn bộ 150 người có mặt trên chuyến bay tử nạn.
13. Hoàn tất đàm phán Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương:
14.Myanmar:Aung San Suu Kyi thắng cử vẻ vang
15. Cộng đồng ASEAN được thành lập:
16. IS vẫn là hiểm hoạ
Hãy cùng nhìn lại 20 sự kiện quốc tế nổi bật trong năm 2015:
Bức ảnh thi thể em bé Syria như đang ngủ trên bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ gây chấn động cả thế giới về cuộc khủng hoảng di cư tới châu Âu. Ảnh: Getty Images
1.Cuộc khủng hoảng di cư tại châu Âu
Làn sóng người di cư ồ ạt từ các nước Trung Đông và Bắc Phi đổ vào châu Âu đã biến thành cuộc khủng hoảng di cư nghiêm trọng nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ II, gây ra hậu quả về an ninh, kinh tế - xã hội cho châu Âu và thế giới, đồng thời gây bất đồng về chính sách ứng phó trong nội bộ Liên minh châu Âu.
2. Hành động của Trung Quốc làm phức tạp thêm tình hình Biển Đông
Trung Quốc gia tăng các hành động đơn phương ở Biển Đông, trong đó có việc xây dựng và tôn tạo trái phép các đảo và bãi đá ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Dư luận khu vực và thế giới bày tỏ quan ngại sâu sắc và cảnh báo những hành động như vậy vi phạm luật pháp quốc tế, làm leo thang căng thẳng, đe dọa an ninh, an toàn hàng hải và hàng không, hủy hoại môi trường sinh thái ở Biển Đông.
3. Thế giới đẩy mạnh cuộc chiến chống khủng bố
Hàng loạt vụ đánh bom, bắt cóc con tin, xả súng, đặc biệt là các vụ tấn công đẫm máu tại tòa soạn báo Charlie Hebdo (ngày 7/1) và nhà hát Bataclan (ngày 13/11) ở Paris (Pháp), vụ đánh bom máy bay Nga ở Ai Cập (ngày 31/10)..., đã gây chấn động thế giới. Sự bành trướng và mức độ tàn bạo ngày càng tăng của tổ chức khủng bố “Nhà nước Hồi giáo” (IS) tự xưng, cùng với việc Nga can dự quân sự vào Syria, đã làm thay đổi cục diện cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu với sự tham gia mạnh mẽ và rộng rãi của nhiều quốc gia trên thế giới.
4. Nga can thiệp vào Syria:
Được xem là một bất ngờ trong năm, việc Nga can thiệp vào Syria hầu như không được các nhà lãnh đạo Nga "gióng" trước hoặc phương Tây dự báo trước, gần như Nga chỉ dành cho thế giới một thời gian ngắn để chuẩn bị tinh thần cho việc này. Ngày 30.9.2015 Nga bắt đầu không kích chống khủng bố ở Syria. Việc này dẫn tới mâu thuẫn lớn giữa Nga và phương Tây, thậm chí có lúc che phủ cả mục tiêu chung là chống khủng bố. Phương Tây muốn lật đổ Tổng thống Syria Bashar al-Assad, trong khi Nga khẳng định các cuộc không kích của họ là duy nhất hợp pháp vì được ông Assad đề nghị, và ông Assad là đồng minh không thể thiếu trong cuộc chiến chống khủng bố, tương lai Syria phải do người dân Syria quyết định.
Không có sự điều phối chung giữa Nga và phương Tây trong cuộc chiến này, dẫn tới việc Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay ném bom Su-24 của Nga ở Syria, khiến quan hệ Nga - Thổ Nhĩ Kỳ sụp đổ
Hội nghị Công ước khung Liên hợp quốc về biến đối khí hậu (COP21) tại Pháp được đánh giá là thành công
5. Thỏa thuận lịch sử về ứng phó với biến đổi khí hậu
Ngày 12/12, 195 nước dự Hội nghị Công ước khung Liên hợp quốc về biến đối khí hậu (COP21) tại Pháp đã thông qua thỏa thuận nhằm kiềm chế sự nóng lên toàn cầu, được đánh giá là mạnh mẽ và thể hiện sự hợp tác quốc tế rộng rãi nhất từ trước tới nay. Thỏa thuận đặt mục tiêu hạn chế mức tăng nhiệt độ Trái đất không quá 2oC vào năm 2100 so với thời kỳ tiền Cách mạng công nghiệp. Các nước phát triển cam kết chi tối thiểu 100 tỷ USD mỗi năm giúp các nước đang phát triển ứng phó với biến đổi khí hậu.
Ngày 12/12, 195 nước dự Hội nghị Công ước khung Liên hợp quốc về biến đối khí hậu (COP21) tại Pháp đã thông qua thỏa thuận nhằm kiềm chế sự nóng lên toàn cầu, được đánh giá là mạnh mẽ và thể hiện sự hợp tác quốc tế rộng rãi nhất từ trước tới nay. Thỏa thuận đặt mục tiêu hạn chế mức tăng nhiệt độ Trái đất không quá 2oC vào năm 2100 so với thời kỳ tiền Cách mạng công nghiệp. Các nước phát triển cam kết chi tối thiểu 100 tỷ USD mỗi năm giúp các nước đang phát triển ứng phó với biến đổi khí hậu.
Giá dầu thô trên thị trường thế giới giảm gần 60% trong năm qua, xuống dưới 35 USD/thùng - mức thấp nhất kể từ 2004. Nguyên nhân chính là do tình trạng dư cung dai dẳng, mức cầu dầu mỏ giảm, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) không cắt giảm sản lượng; trong bối cảnh đó, Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu mỏ đã áp dụng suốt 40 năm qua. Giá dầu giảm mạnh tác động lớn tới kinh tế và địa chính trị của nhiều nước, đặc biệt là các nước lệ thuộc nhiều vào xuất khẩu hoặc nhập khẩu dầu mỏ.
7. Iran và nhóm P5+1 đạt thỏa thuận hạt nhân then chốt
Sau 11 năm đàm phán căng thẳng, ngày 14/7, Iran và nhóm P5+1 (gồm Mỹ, Nga, Trung Quốc, Pháp, Anh và Đức) đã đạt được thỏa thuận lịch sử, theo đó Iran hạn chế chương trình hạt nhân, đổi lại các nước sẽ dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt đối với Tehran.
8. Động đất mạnh nhất ở Nepal trong tám thập kỷ
Người dân tìm kiếm thân nhân bị vùi lấp sau trận động đất ở Bhaktapur, Nepal hồi tháng Tư. Lực lượng cứu hộ phải dùng tay không để tìm kiếm các nạn nhân sau vụ động đất khiến 9.000 người thiệt mạng và hơn 23.000 người bị thương.
Hai trận động đất mạnh 7,8 độ richter (ngày 25/4) và 7,3 độ richter (ngày 12/5/2015), làm chấn động gần như toàn bộ đất nước Nepal, khiến 8.964 người chết và 21.952 người bị thương. Hai trận động đất này đã làm thay đổi nhiều cấu trúc địa chất tại Nepal và các nước láng giềng như Ấn Độ, Trung Quốc, Bangladesh và Pakistan. Liên hợp quốc ước tính có khoảng 8 triệu người bị ảnh hưởng, trong đó 1,4 triệu người cần được hỗ trợ về lương thực.
9. Vụ bê bối thế kỷ của FIFA
Hàng loạt quan chức cấp cao của Liên đoàn Bóng đá Thế giới (FIFA) bị cáo buộc tham nhũng, rửa tiền và nhận hối lộ lên tới hàng trăm triệu USD, trong đó có những tên tuổi hàng đầu như Chủ tịch FIFA Sepp Blatter và Chủ tịch LĐBĐ châu Âu (UEFA) Michel Platini. Những vụ bê bối này đã làm hoen ố hình ảnh FIFA, đặt ra yêu cầu phải nhanh chóng cải tổ mạnh mẽ tổ chức này.
10. Tìm thấy hành tinh mới giống Trái Đất
Ngày 23/7, Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) thông báo phát hiện một hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời với nhiều đặc điểm giống Trái Đất nhất từ trước tới nay. Hành tinh được đặt tên là Kepler-452b, có đường kính gấp 1,6 lần đường kính của Trái Đất và nằm cách Trái Đất khoảng 1.400 năm ánh sáng, quay quanh một ngôi sao lớn có kích cỡ và độ sáng tương tự Mặt Trời, có dấu hiệu của nước trên bề mặt và một năm trên Kepler-452b có 385 ngày. Đây là phát hiện mang tính cách mạng, tăng thêm hy vọng cho công cuộc tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất.
11. Phân biệt màu da và nạn xả súng ở Mỹ vẫn lan rộng
Hình ảnh đụng độ giữa người dân và cảnh sát Mỹ tại Baltimore sau đám tang của Freddie Gray, một thanh niên da màu bị chấn thương cột sống nặng khi bị cảnh sát bắt giữ.
12. Chiếc máy bay của hãng Germanwings rơi do phi công tự sát
Nhân viên cứu hộ tới hiện trường chiếc máy bay của hãng Germanwings gặp nạn gần khu vực dãy núi Alpes của Pháp. Vụ tai nạn khiến toàn bộ 150 người có mặt trên chuyến bay tử nạn.
13. Hoàn tất đàm phán Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương:
Ngày 5.10.2015, Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng cùng các nhà đàm phán 11 nước khác tham gia tiến trình đàm phán TPP đã đạt được thỏa thuận cuối cùng. TPP sẽ tạo ra khối tự do thương mại lớn nhất thế giới và chiếm tới 40% sản lượng kinh tế toàn cầu và bổ sung cho thế giới thêm gần 300 tỉ USD GDP mỗi năm. TPP lại được coi là hiệp định thương mại toàn diện, nhắm đến việc thiết lập bộ quy tắc thương mại tiêu chuẩn cao, giải quyết các vấn đề của kinh tế toàn cầu trong thế kỷ 21.
14.Myanmar:Aung San Suu Kyi thắng cử vẻ vang
Thủ lĩnh đối lập Myanmar Aung San Suu Kyi trong vòng vây người ủng hộ sau khi rời buổi lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh của anh hùng dân tộc Aung San tại thị trấn Natmauk.
15. Cộng đồng ASEAN được thành lập:
Đây là dấu mốc bước phát triển mới quan trọng của ASEAN, thể hiện ý chí, nguyện vọng và nhận thức chung của các quốc gia thành viên về sự cần thiết phải nâng cao sự gắn bó và liên kết để tận dụng cơ hội, hóa giải thách thức trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực có nhiều biến đổi. ASEAN trở thành cộng đồng cũng nâng uy tín và vị thế của cả khối trong việc đối thoại với các đối tác và xây dựng luật chơi chung trong khu vực và trên toàn thế giới. Với một thị trường rộng lớn hơn 600 triệu dân, với sức vươn lên để vào năm 2050, ASEAN sẽ trở thành khu vực phát triển kinh tế thứ tư, hay là khu vực thương mại lớn thứ tư thế giới. Việt Nam đã đóng góp tích cực vào quá trình hình thành Cộng đồng.
16. IS vẫn là hiểm hoạ
17.Thảm sát ở San Bernardino: 14 chết, 17 bị thương.
18.Nhật Bản tái vũ trang
19.Sự cố trao nhầm vương miện Hoa hậu Hoàn vũ 2015
20.Nổ lớn ở thành phố cảng Thiên Tân, Trung Quốc
(T.H)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét