- Những người hết sạch tiền chỉ sau vài năm trúng xổ số

Không biết cách quản lý tiền, cuộc sống của họ trở nên tồi tệ hơn sau khi thành người siêu giàu. Cuối cùng, họ trắng tay nhanh chóng.

Có tiền khiến cặp vợ chồng từng hạnh phúc phải ly hôn

Những ngày tháng ăn chơi Phung phí sau khi Trúng xổ số của cặp vợ chồng Griffiths - Ảnh: RPPA.

Trước khi trúng 2,76 triệu USD vào năm 2005, cặp vợ chồng người Mỹ Lara và Roger Griffiths gần như chưa bao giờ cãi nhau. Sau khi có "cục tiền rơi vào đầu", họ mua một ngôi nhà trị giá cả triệu USD và một chiếc siêu xe Porche. Griffiths nghỉ việc, đi chơi, du lịch, theo đuổi giấc mơ âm nhạc, sống một cuộc sống xa hoa.

Kết quả là 6 năm sau ngày trúng xổ số, họ chia tay vì Griffiths có quan hệ tình cảm với người phụ nữ khác, chấm dứt 14 năm hôn nhân với Lara. Ngôi nhà của họ cũng bị hỏa hoạn tàn phá. Chỉ còn vài đôla trong tài khoản. Lara phải đi làm công cho chính thẩm mỹ viện mà trước mình từng là bà chủ.

Mất hết 16,2 triệu đôla chỉ trong một năm
William Post trúng 16,2 triệu USD trong một lần chơi lô tô ở Pennsylvania, Mỹ vào năm 1988. Vậy nhưng chỉ một năm sau đó, anh ta còn mắc nợ 1 triệu USD.

Sau khi Post trúng thưởng, người bạn gái đã kiện anh ta ra tòa để được chia một phần tiền thưởng và cô này đã thành công. Sự thật còn cay đắng với Post hơn khi anh trai Post bị cảnh sát bắt vì tội... thuê người giết để được thừa kế.

Sau khi mở nhiều hoạt động Kinh doanh cho gia đình, Post chìm trong nợ nần và từng phải ngồi tù vì đã nổ súng vào một nhân viên phụ trách ngân quỹ. Hiện giờ gần 70 tuổi, Post sống lặng lẽ nhờ khoản trợ cấp Xã hội 450 USD mỗi tháng và những tem phiếu nhận thức ăn.

Trở lại làm công nhân sau 11 năm trúng 10 triệu USD
Sharon Tirabassi, triệu phú không tiền - Ảnh: IBN.

Năm 2004, Sharon Tirabassi, một bà mẹ đơn thân sống tại Hamilton, Ontario, Canada đã trúng hơn 10 triệu đô la khi tham gia chơi bài tại công ty Trò chơi và Xổ số Ontario.

Cô dùng số tiền đó để mua một ngôi nhà lớn, những chiếc xe hơi đắt tiền, quần áo thiết kế, dự những bữa tiệc xa hoa, những chuyến Du lịch tốn kém, trao tặng cho người thân và cho bạn bè vay. Sau 11 năm ăn chơi, Tirabassi chẳng còn đồng xu nào ở tuổi 37. Bây giờ, cô đi lại bằng xe bus, ở nhà thuê và đi làm thuê bán thời gian. Cũng may, cô còn gửi một ít tiền dành riêng cho con mình vào một quỹ ủy thác và bọn trẻ sẽ được phép lấy tiền khi chúng 26 tuổi.

Hai lần trúng xổ số và giờ sống trong một ngôi nhà di động

Evelyn Adams, một phụ nữ sống ở bang New Jersey, Mỹ đã hai lần trúng lô tô, một vào năm 1985 và một vào năm 1986, với tổng số tiền thưởng là 5,4 triệu USD. Tuy nhiên, Evelyn Adams cũng không biết giữ tiền. Ngoài đem tiền cho nhiều người khi họ đề nghị giúp đỡ, Adams sau đó nướng phần lớn vào các máy đánh bạc. Giờ đây, Evelyn Adams buộc phải sống trong một ngôi nhà di động rẻ tiền.

Tự tử vì nợ nần
Năm 1998, Gerald Muswagon trúng 10 triệu đôla trong một chương trình vui chơi có thưởng ở Canada. Tuy nhiên, anh ta đã tiêu sạch số tiền đó trong vòng 7 năm vào các cuộc nhậu nhẹt, tiệc tùng và lại ngập trong nợ nần. Năm 2005, Muswagon treo cổ trong gara ô tô tại nhà của bố mẹ đẻ.

Trúng 4,2 triệu đô la mà vẫn quỵt nợ

Năm 1993, Suzanne Mullins trúng 4,2 triệu đôla khi chơi lô tô ở Virginia, Mỹ. Thay vì nhận tất cả phần thưởng một lần, cô chọn cách mỗi năm lấy một phần.

Năm 2006, cô vay gần 200 nghìn đôla, hứa sẽ trả lại khi nhận khoản tiền trả hàng năm từ công ty xổ số Virginia. Tuy nhiên, sau đó, quy định trả thưởng thay đổi, Mullins lấy hết số phần thưởng còn lại nhưng không trả nợ. Công ty cho vay nợ đã đem sự việc lên tòa. Mullins buộc phải trả lại 154 nghìn đôla cho công ty vay nợ nhưng đến nay vẫn chưa trả được đồng nào vì đã vô sản. Mullins đổ lỗi đã dùng tiền để chữa bệnh cho con rể hết một triệu USD.

Bị chồng giết do tiêu hết số tiền thắng giải
Năm 1991, Ibi Roncaioli, một chủ cơ sở làm đẹp người Canada gốc Hungary đã trúng 5 triệu USD. Bất bình vì vợ giấu mình tiêu hết sạch tiền, ông Joseph Roncaioli (sinh năm 1936), vốn là một bác sĩ đã tiêm cho vợ đến chết vào năm 2003. Ngoài việc cho mỗi đứa con trai 800 nghìn USD, Ibi Roncaioli đã chuyển 2 triệu USD cho đứa con bí mật mà cô có với người đàn ông khác. Sau khi vợ chết, ông Roncaioli cũng phát hiện nhiều lần vợ đã giả mạo chữ ký của mình trong các giao dịch ngân hàng.

Trở lại công việc thu gom rác sau 8 năm trúng xổ số

Carrol trởi lại công việc dọn rác vào năm 2010, sau 8 năm ăn chơi đập phá. Ảnh: Newspics.



Anh chàng người Anh Michael Carroll trúng 15 triệu USD vào năm 2002, khi mới 19 tuổi. Sau đó, Carroll nhanh chóng tiêu sạch số tiền vào ma túy, tiệc tùng, gái điếm, xe hơi, bài bạc. Carroll cũng đầu tư một chút vào Bất động sản và thất bại. Không chịu nổi cuộc sống phung phí của Carrol, vợ anh ta đã bế con gái bỏ nhà đi. Năm 2010, Carrol phải tuyên bố phá sản. Sau nửa năm phải sống với mức trợ cấp 42 bảng một tuần dành cho người thất nghiệp, cuối cùng, Carrol cũng xin được công việc dọn rác như đã từng làm trước đây với mức lương 200 bảng một tuần.

Cuộc sống bất hạnh sau khi trúng xổ số của nhà thầu xây dựng

Năm 2002, nhà thầu xây dựng sống ở Tây Virginia là Andrew Jackson Whittaker Jr trúng thưởng 315 triệu đôla trong trò chơi Powerball. Sau khi nộp thuế, ông còn 114 triệu đôla. Trở thành triệu phú trong chốc lát nhưng cuộc sống của Whittaker Jr đầy bi kịch. 8 tháng sau khi giành chiến thắng, trong một lần lưu tới câu lạc bộ thoát y ở địa phương, ông bị mất chiếc xe cùng 545 nghìn đôla trong đó. Tháng 9/2004, bạn trai của cháu gái Whittaker chết vì sốc thuốc tại nhà Whittaker, còn chính cô cháu gái 3 tháng sau cũng chết ở nhà một người bạn khác. Whittaker sau đó bị kiện ra tòa vì người ta phát hiện ông ta đã ăn gian để trúng thưởng. Toàn bộ tài sản của Whittaker đã đội nón ra đi sau 4 năm.

Trúng xổ số, ly hôn và tự tử

Billy Bob Harrell Jr, anh chàng nhân viên của hệ thống bán lẻ Home Depot trúng 31 triệu đôla vào năm 1997. Ban đầu cuộc sống của Billy Bob khá tốt, anh ta mua một trang trại, 6 ngôi nhà và vài chiếc xe hơi mới. Giống như nhiều người trúng xổ số khác, Billy Bob không biết nói lời từ chối khi người khác hỏi vay tiền. Cuối cùng, không chịu nổi anh ta, người vợ đệ đơn ly hôn còn Billy kết thúc cuộc đời bằng tự tử.

Bà mẹ tuổi teen quá trẻ để biết cách sử dụng tiền

Năm 2003, cô gái người Anh Callie Rogers trúng 3 triệu USD. Mới 16 tuổi, Roger còn quá trẻ để biết cách quản lý tiền bạc. Cô phung phí vào các cuộc du lịch, tiệc tùng, mua quà tặng bạn bè, mua đồ trang sức, mỹ phẩm và phẫu thuật thẩm mỹ. Ở tuổi 22, Roger ngập trong nợ nần. Cô cũng đã là mẹ đơn thân của hai đứa trẻ. Roger buộc phải làm công việc dọn dẹp để có tiền nuôi con.

Trở thành người giao hàng sau năm rưỡi trúng 1,9 triệu USD

Anh chàng Luke Pittard người gốc Welsh trúng 1,9 triệu đôla vào năm 2006. Pittard dùng phần lớn tiền thưởng để thực hiện một chuyến đi tới quần đảo Canary ở phía Tây Bắc châu Phi, tổ chức đám cưới và mua một ngôi nhà.

Chỉ một năm rưỡi sau, Luke Pittard đã phải trở lại công việc giao hàng cho Mc Donald’s để kiếm sống. Tuy vậy, đây vẫn là một trong những người may mắn vì anh vẫn còn một chút tiền gửi ngân hàng để lấy lãi.

Hoàng Anh (Theo Business Insider
)

Cách người Do Thái dạy con quản lý tiền bạc bằng 5 chiếc lọ khiến ai ai cũng khâm phục



Người Do Thái được cho là một trong những nhà quản lý tiền bạc thông minh và sáng tạo nhất trên thế giới. Đối với con cái, họ cũng có cách dạy con sử dụng và quản lý tiền rất đặc biệt.





Người Do Thái không phải từ khi sinh ra đã có khả năng quản lý tài chính tốt. Họ được cha mẹ dạy bảo kỹ năng kiếm tiền, sử dụng và quản lý tài chính khôn ngoan từ khi còn rất nhỏ.

Dạy con về tiền theo từng giai đoạn
Giai đoạn thứ nhất: Nhận biết tiền
Ngay khi trẻ bắt đầu tập nói, cha mẹ người Do Thái đã dạy con cách phân biệt tiền, dạy chúng hiểu tiền có thể mua những thứ chúng muốn và quan trọng hơn là tiền từ đâu mà có.

Giai đoạn thứ hai: Kỹ năng cầm tiền
Nhiều cha mẹ không cho con cái mình quản lý tiền tiêu vặt, trong khi đó cha mẹ người Do Thái lại cho rằng, không cho con cầm tiền khiến chúng chỉ biết dựa dẫm vào gia đình.

Khi con được khoảng 10 tuổi, cha mẹ Do Thái sẽ lập cho con một tài khoản riêng với một số tiền nhất định, hướng dẫn con cách chi tiêu và tiết kiệm sao cho thông minh và khoa học. Con cái sẽ biết chịu trách nhiệm về hành vi chi tiêu của mình.

Giai đoạn thứ ba:
Kỹ năng kiếm tiền
Đây là kỹ năng vô cùng quan trọng. Cha mẹ người Do Thái dạy cho con những quy tắc kiếm tiền, quy tắc đầu tư, xoay vòng vốn. Họ dạy con hiểu được bài học về những đồng tiền do chính công sức mình bỏ ra mà có được.

Giai đoạn thứ tư:
Kỹ năng quản lý tài chính
Không chỉ dạy con cách kiếm tiền, cha mẹ người Do Thái còn dạy con tiết kiệm tiền ra sao, chi tiêu đúng mức như thế nào. Họ dạy con cả những quy cách ngân hàng, những mẹo đầu tư thông minh.

Giai đoạn thứ năm:
Ý nghĩa đằng sau việc quản lý tài chính

Người Do Thái dạy cho con cách quản lý tài sản không phải để biến chúng thành những cái máy kiếm tiền rồi tiêu tiền, mà là để giúp chúng có cuộc sống tốt đẹp hơn, biết trân trọng đồng tiền và sức lao động.


Quản lý tiền bạc bằng 5 chiếc lọ
Để dạy con quản lý tiền bạc khôn ngoan, cha mẹ người Do Thái sẽ sử dụng 5 chiếc lọ, mỗi lọ đều được dán nhãn cẩn thận với 5 tên tương ứng: chi tiêu hàng ngày, từ thiện, tiết kiệm, đầu tư và đóng thuế.

Mỗi lần được cha mẹ cho 10 đồng Shekel (tiền Israel), trẻ sẽ được dạy bỏ vào mỗi lọ từ thiện, tiết kiệm và đóng thuế 1 đồng, 2 đồng vào lọ đầu tư và 5 đồng vào lọ chi tiêu hàng ngày.

Sau đó, lọ từ thiện để giúp đỡ người khác sẽ được mở vào cuối tuần. Lọ đóng thuế sẽ được mở vào cuối tháng. Lọ tiết kiệm chỉ được mở vào những dịp đặc biệt như khi gia đình gặp khó khăn hoặc có người bị ốm. Lọ đầu tư chỉ được mở khi nó đã đầy.

Con cái sẽ có quyền tự quyết định chi tiêu. Ngay cả khi chúng mắc sai lầm, cha mẹ cũng không can thiệp để mắng mỏ hay giúp đỡ. Trẻ sẽ tự học hỏi sau những thất bại. Bằng cách này, chúng sẽ sáng tạo hơn trong quá trình ra quyết định và chịu trách nhiệm cho hành động của mình.

Nghiên cứu đã chỉ ra, quản lý tiền bạc là một trong những việc khó khăn nhất của cuộc sống. Khi đã biết cách quản lý tiền bạc đúng đắn, tất cả những việc khác trong cuộc sống sẽ dễ dàng giải quyết hơn. Đó là lý do vì sao trẻ em Do Thái phát triển thành công hơn và có sự hài lòng hơn với cuộc sống. Tỷ lệ ly dị trong gia đình người Do Thái sống ở Mỹ thấp hơn 90% so với những gia đình người Mỹ khác. Trong khi hầu hết chúng ta đều đang vật lộn với nợ nần, thì người Do Thái vẫn hài lòng với tài chính và công việc kinh doanh của họ.

Người Do Thái chỉ chiếm 0,2% dân số, nhưng số người Do Thái giành được giải Nobel lại chiếm tới 20% tổng số giải thưởng toàn thế giới. Người Do Thái đã có những đóng góp lớn cho thành tựu của nhân loại và những bài học của họ luôn đáng để chúng ta học hỏi.

Khánh Hằng/Theo Trí thức trẻ/Smartmoneymanagers

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét