- Ký Ức Tuổi Thơ

Ai cũng có một tuổi thơ được xem là quá khứ, một phần kỷ niệm hay những gì gợi nhớ thương trong tâm hồn.Tuổi thơ của tôi ngọt ngào như dòng suối mát, nhưng cũng hung hăng như một con sông mùa lũ. Đó là một tuổi thơ không bình yên, nhưng cũng đủ mơ màng để in dấu trong sâu thẳm tâm hồn tôi.
Ngày nhỏ, tôi là một con bé còi cọc, ốm yếu. Nhà tôi nghèo, ông bà nội và bố mẹ chắt chiu cho đứa cháu nội đầu tiên những miếng ăn ngon nhất, nhưng cũng không đủ cho tôi phổng phao lên được. Ngày ấy, hình ảnh của tôi là một con bé gầy còm, trán dồ, da cháy nắng chạy nhảy la hét cả ngày, chưa đến tối mà đã lăn ra ngủ. Vì tôi nghịch ngợm nên ngay từ nhỏ đã gặp phải nhiều tai nạn, có những lần tưởng như không thể sống được, thế mà tôi vẫn sống. Tôi hiểu đó là nhờ sự che chở của rất nhiều người xung quanh và cả những "thế lực siêu nhiên" mà tôi không thể nhìn thấy, cùng với nụ cười may mắn của số phận mang lại.

Nơi tôi sinh ra là một miền quê như bao miền quê khác của đất nước Việt Nam. Mái đình cổ cũ kỹ, mốc meo, trước sân đầy lá rụng. Đến giờ, tôi vẫn ngước lên nhìn cây đa cổ thụ chắn ngang cổng làng để thấy mình thật nhỏ bé. Tôi nhớ ngôi nhà ba gian với những cột tròn trắng tinh, những cửa sổ trổ xanh biếc về phía Tây, nơi có thể nhìn thấy ánh đỏ cuối cùng của ngày mặt trời lặn, đẹp rực rỡ. Tôi lại nhớ đến "Tờ hoa" của Nguyễn Tuân với câu chuyện hoa hồng xanh "một thứ hoa hồng xanh biếc vuông vắn", mà thực chất là ô cửa nhỏ nhìn ra cả thế giới đẹp đẽ bên ngoài.

Tôi lại nhớ bờ giếng sát gốc dừa vẫn thường tắm một mình sau khi chạy nhảy đẫm mồ hôi và ngước cổ nhìn cây dừa lấp loáng trong ánh trăng. Lúc đó trong đầu tôi thoáng hiện lên một suy nghĩ trẻ con vu vơ, mong lớn nhanh để có thể trèo tít lên ngọn dừa giống bố. Tiếc là tôi chưa kịp lớn để leo lên ngọn dừa thì nó lại bị chặt mất. Người bạn "ra đi" làm tôi khóc một đêm sưng cả mắt. Cảnh vật tuy thay đổi nhiều, nhà cũng xây lại khác trước, nhưng tôi vẫn nhớ gốc dừa đứng ở đâu. Cây dừa ra đi chỉ còn lại bờ giếng hoen rêu, nước mùa này đang cạn nằm lẻ loi như nói rằng "tôi vẫn cô đơn".

Trong suy nghĩ của tôi, tôi cố nghiêng đầu nhìn qua những rặng cây tu hú, lá nhuộm đỏ màu của bụi đường, gốc đinh lăng nhỏ khép mình lặng lẽ, cây mít già xù xì ngủ ngon lành trong một góc vườn. Tôi cố tìm lại cái hàng rào bao quanh mỏng manh có một lỗ thủng mà hồi bé tôi bò qua trốn, để được đi chơi trong những ngày hè nắng. Tôi gọi tất cả ký ức trong tim là kỷ niệm, những kỷ niệm nhớ mãi và luôn khắc ghi trong tâm trí tôi.
Hàng xóm của tôi là lũ con trai đen thui, nghịch ngợm nhưng lại rất ngố.

Tôi đá bóng, trèo cây và thậm chí đánh nhau với chúng, rồi lại về bày đồ hàng chơi một mình. Tôi nhớ những lời cằn nhằn của bà nội về những cái áo lấm lem vết bẩn, những vết thương trầy trụa rớm máu sau trận đánh nhau. Tôi nhớ cả những lần trong bệnh viện, cứ nhìn thấy bóng áo trắng là tôi lại khóc thét lên, nỗi sợ ám ảnh cả trong giấc mơ, khiến cho giấc ngủ tôi thêm quằn quại.

Bây giờ tóc tôi đã khá dài, nhưng vẫn nhớ những ngày tóc ngắn cũn cỡn theo chân bọn con trai chạy khắp xóm, chân tay không lúc nào không có vết xước, chỗ nào cũng thấy sẹo. Chính vì vậy nên tôi chẳng thích (mà cũng chẳng dám) mặc váy ngắn ra đường. Mái tóc ngắn và cái tính ngang ngược, cộng với khuôn mặt đen nhẻm khiến ai cũng nghĩ tôi là con trai. Ngày ấy đã xa lắm rồi, xa như chính tuổi thơ của tôi vậy.
Dư âm của tuổi thơ tôi vẫn còn mãi.

Giờ đây tôi thích chạy nhảy hơn là ngồi một chỗ may vá thêu thùa, thích đi giày thể thao hơn là những đôi giày búp bê xinh đẹp, thích mặc những cái áo rộng thùng thình hơn là những cái áo chiết eo. Cuộc sống cứ tiếp diễn và bố mẹ tôi không ngớt than phiền về sự cẩu thả của tôi, về những món ăn mặn chát, khét lẹt, về chuyện suốt ngày làm vỡ bát đĩa... nhưng tôi chẳng thể làm khác được.

Nhiều khi tôi ước mình là con trai để bố mẹ không cần phải lo lắng nữa. Tôi có mạnh mẽ đến đâu thì vẫn chỉ là một đứa con gái, bố mẹ tôi lo lắng cho cô con gái bé bỏng yếu đuối của mình biết nhường nào. Tôi không muốn hai người buồn nên đã tập đi đứng, nói năng nữ tính hơn. Cũng vì không muốn một người nữa buồn nên tôi đã học thêu thùa, khâu vá, nấu nướng cho ra dáng thiếu nữ. Tôi đã thay đổi, nhưng ký ức về một ước mơ không thành ngày xưa vẫn vẫy gọi, thúc giục, chính vì thế đôi sự dịu dàng của tôi vẫn phảng phất chút bướng bỉnh và ngang ngược. Chẳng thế mà có người bảo tôi là đa phong cách.

Tôi đã từng bước qua những đoạn đường bằng phẳng, vui tươi nhất của mình và cũng không tránh khỏi những khúc quanh, ngã rẽ chông gai. Tôi biết mình vẫn chưa đi hết cuộc đời của một con người và sẽ còn nhiều điều đang đợi tôi phía trước. Tôi cảm thấy mình vừa mạnh mẽ, lại vừa yếu đuối, tôi biết mình không phải là một con búp bê không khóc, không cười, mà cũng có một tâm hồn, một suy nghĩ đa sầu đa cảm như ai.

Nếu tuổi thơ của tôi có hình hài cụ thể, tôi sẽ gặp nó để nói lời cảm ơn. Cảm ơn những năm tháng gian khổ, nhưng ngọt ngào, mang cho tôi một tâm hồn tuổi hai mươi biết yêu và biết sống. Cảm ơn vì đã cho tôi một điểm tựa để tìm về mỗi khi mệt mỏi trong cuộc sống. Hơn ai hết, tôi hiểu rằng tuổi thơ dù là những tháng ngày bình yên hay sóng gió nhất cũng đáng trân trọng như bất kỳ quãng đời nào của một con người!

Phạm Thị Hà * Nhớ mãi ký ức tuổi thơ


Tuy vật đổi sao dời, nhưng cây me to cạnh sân phơi lúa vẫn sừng sững, tôi tần ngần nhìn nó mà bồi hồi xúc động.

Chính tại nơi đây, những đêm trăng sáng, chúng tôi thường chơi u, năm mười, bịt mắt bắt dê, đá dế... Trời Sài Gòn chiều hôm nay u ám, từng giọt mưa nặng hạt vội vã trút xuống mái nhà. Hôm nay như thường lệ, tôi ngồi nhâm nhi ly trà nóng, chợt nhìn ra mái hiên, từng giọt mưa rớt xuống sân nhà bắn tung tóe như pháo bông, tôi bỗng nhớ đến những giọt mưa rơi từ mái tranh ngôi nhà ngang vách đất của ngoại ở huyện Hàm Thuận Nam mà gia đình ba má tôi ngày xưa từng sinh sống, rồi sinh ra tôi tại đây.

Thế rồi những ký ức thuở xưa chợt hiện về đậm nét, nó hiển hiện trước mắt tôi rõ ràng từng chi tiết, nhất là những ngày trời buồn mưa dầm dai dẳng. Lúc tôi khoảng 7 tuổi, ba má gởi tôi học lớp năm trường làng, một ngôi trường nghèo nàn, ọp ẹp, mái dột cột xiêu, bàn ghế đơn sơ, đặc biệt không có vách, tứ bề lộng gió. Thầy là ông giáo già chỉ còn một mắt, chúng tôi gọi là thầy giáo Một, dạy các lớp từ lớp năm đến lớp nhất (lớp 5).
"Trường làng lộng gió tứ bề
Học trò các lớp ngồi kê chung bàn
Thầy dạy cứ dạy xoay vần
Nghịch nhiều hơn học thầy than kệ thầy"

Hôm đó thầy khảo bài, tôi không thuộc, thầy bỗng cắt cớ hỏi: "Trò thích ăn cá gì?". Trúng ý thích, tôi vui vẻ đáp "Dạ thưa thầy, cá nục ạ". Thầy gỏ đầu tôi một cái cóc: "Đồ chủ ngục. Quỳ gối trên ghế suốt buổi không cho ra chơi".

Hôm đó tôi quỳ đau cả gối, mắt nhìn các bạn ra chơi đá banh, thả diều... trên ruộng trơ gốc rạ, gió mát hiu hiu mà buồn ứa nước mắt.

Tôi rất ham chơi, nhưng nhờ cái "cóc đầu và quỳ đau cả gối" đã thức tỉnh tôi cố gắng học tập, dù ban ngày phải phụ chăn trâu, chăn vịt, ru em, công việc lặt vặt tuy cực nhưng vui, nên tối phải chong đèn dầu tù mù tự học cho đến khuya.
Khoảng tháng 7 âm lịch trở lên, mưa bắt đầu nhiều ruộng ngập nước, má mua cho tôi bầy vịt con để tập ra đồng chăn vịt, sắm cây sào tre trên đầu buộc túm vải để đuổi diều hâu. Vừa đưa vịt con ra đồng tìm thức ăn, tôi vừa quơ cây sào, nhưng diều hâu đâu sợ trẻ con, nó đảo vài vòng trên không rồi nhào xuống mặc cho tôi la hét, quơ sào, nó vẫn xớt một chú vịt con. Hôm đó là ngày đầu tiên vừa chăn vịt vừa khóc sụt sùi "má ơi".
"Má ơi lũ quạ diều hâu
Dữ dằn bắt mất một con vịt rồi
Vịt ơi! bình thản kiếm mồi
Có ta chăn dắt trông coi chúng mày" 

Bầy vịt này nối tiếp bầy vịt kia, tôi dần tích lũy kinh nghiệm nên hao hụt cũng giảm dần. Nhờ bầy vịt, gia đình cũng đắp đổi chi tiêu phần nào, vì gia đình chỉ có 5 sào ruộng nước trời, chỉ làm một vụ lúa (ngoại chia cho) nên thiếu trước hụt sau, ba má phải làm thuê thêm mới tạm đủ cho 6 miệng ăn.

Lúc này tôi còn nhỏ, chỉ biết ra sức giúp ba má đỡ vất vả, phần bản tính ham vui, vừa chăn vịt vừa bắt cua, bắt ếch, nên không cảm thấy mệt nhọc, trái lại còn cảm thấy thích thú.

Nhờ cố gắng học tập, tôi đã thi đậu vào đệ thất (lớp 6) trường công tỉnh Gia Định (lúc này gia đình tôi đã chuyển về đây). "Ăn trái nhớ kẻ trồng cây", trái tim tôi lúc nào cũng hướng về người thầy đầu tiên "thầy giáo Một". Mỗi khi có dịp về quê, tôi đều ghé thăm thầy, nhưng than ôi tháng 9/1969 trong đêm mưa dầm, thầy tôi đã ra đi vĩnh viễn rồi.

Khi tôi vào cấp 2, ba má mua cho tôi bầy gà con màu trắng rất đẹp, ba nói "con phải tự nuôi chúng lớn, đẻ trứng bán lấy tiền trang trải học phí". Từng lứa gà đi qua, biết bao vui buồn, khổ cực, khó khăn, nhưng tôi đều vượt qua, có lẽ ba má muốn rèn luyện cho tôi ý chí "tự lực cánh sinh, không ngại khó, vươn lên từ chính đôi bàn tay mình". Sau này khi lớn khôn, có những lúc tôi gặp muôn vàn khó khăn, những tưởng phải bỏ cuộc, nhưng với ý chí vượt khó, tôi đã vượt qua dễ dàng nhờ bài học mà tôi đã thuộc nằm lòng.

Ký ức tuổi thơ của tôi còn nhớ nhiều lắm, dẫu đã trên 50 năm rồi. Mỗi khi có dịp về quê ngoại, tôi thường kể cho dì mười lớn, mợ sáu nghe những mẫu chuyện tuổi thơ của tôi tại quê nhà. Tuy vật đổi sao dời, nhưng cây me to cạnh sân phơi lúa vẫn sừng sững, tôi tần ngần nhìn nó mà bồi hồi xúc động. Chính tại nơi đây, những đêm trăng sáng, chúng tôi thường chơi u, năm mười, bịt mắt bắt dê, đá dế...

Vậy mà giờ đây chúng bạn chỉ còn dăm đứa.
"Tuổi thơ sống mãi trong lòng
Khắc ghi hình bóng ruộng đồng quê hương
Quê nghèo, quê ngoại tôi thương
Chở che nuôi nấng lớn khôn tháng ngày 
Để tôi có được hôm nay 
Đi xa lại nhớ những ngày tuổi thơ" 
Trần Phân Sơn * Mo cau trong ký ức tuổi thơ

Những ca từ da diết trong bài Người phu kéo mo cau của “ông hoàng nhạc sến” Vinh Sử đã đi vào lòng người bao thế hệ. Thấp thoáng qua nhạc điệu trầm buồn là những ký ức tuổi thơ, những trò chơi con trẻ, trò kéo mo cau ngày bé. 

Cau là loại cây trồng có ở nhiều nơi thuộc xứ nhiệt đới. Trầu cau là một hình tượng đẹp, có từ lâu đời trong tâm thức người Việt qua truyện Sự tích trầu cau. 
“Quả cau nho nhỏ, miếng trầu hôi
Này của Xuân Hương đã quệt rồi
Có phải duyên nhau thì thắm lại
Đừng xanh như lá, bạc như vôi”
 (Hồ Xuân Hương). 
Cau cùng với miếng trầu là “đầu câu chuyện”. Bóng dáng hàng cau Thôn Vỹ đã nổi danh trong thơ của ông vua thơ tình Hàn Mặc Tử một thời. 


Dáng cau thẳng đứng, lá cau xanh tươi, hoa cau rụng trắng sân vườn… là những hình ảnh đẹp của thơ ca, nhạc họa. Còn những tàu cau khô, rụng xuống, thì ít ai để ý. Phần nan ôm vào thân cây được dân quê dùng làm vật liệu chen chỗ giáp mối mê bồ lúa, dùng để lót ổ gà hay làm quạt mo phe phẩy buổi trưa hè. Cái quạt mo bình dị, đơn sơ, thân thuộc đã đi vào câu chuyện dân gian Thằng Bờm có cái quạt mo sánh ngang ba bò, chín trâu, ao sâu, ruộng cả của phú ông. Với trẻ con chúng tôi xưa, những tàu cau già cỗi bỏ đi đó trở thành phương tiện chơi trò phu kéo xe hấp dẫn một thời. 

Ngày xưa, cây cau, vườn trầu ở xứ tôi có nhiều vô kể. Bây giờ thì chẳng mấy ai trồng cau lấy trái để ngoại ngồi bỏm bẻm nhai trầu kể chuyện đời xưa, để đám tiệc hay ngày tết người ta mời cau, mời trầu nhau cho đủ lễ. Ngày nay, thiên hạ chỉ trồng cau kiểng, cau vua trong khuôn viên biệt thự hay khu du lịch. Trẻ con bây giờ thiếu gì đồ chơi điện tử, có đứa còn nổi tiếng là game thủ tung hoành thế giới mạng, đâu còn hứng thú với những trò kéo mo cau quê mùa như trẻ con ngày trước!

Tôi đã đi qua những năm tháng tuổi thơ ở miền quê nghèo khó, những lúc thiếu thốn, vất vả như tàu cau khô rụng xuống sân vườn. Nhưng trẻ con nhà nghèo, xứ quê có cái thú riêng của kẻ thiếu khó, đã làm nên ký ức tuổi thơ với những trò chơi mộc mạc dễ thương. 

“Trò chơi ngày ấy, theo năm tháng buông xuôi/Giờ em quên mất rồi”. Trên đường đời tấp nập, không phải ai cũng lo nhớ về thời xưa như cô gái theo chồng, bỏ cuộc chơi trong bản nhạc tình “Người phu kéo mo cau”. Nhưng tôi vẫn tin, trong góc khuất tâm hồn mỗi người vẫn còn ngăn chứa cho những ký ức ngày xưa để sống đẹp ngày nay...

Tranh kiếng và ký ức tuổi thơ tôi


Không như trẻ con bây giờ sớm được nghe nhìn nhiều phương tiện truyền thông hiện đại, lứa chúng tôi lớn lên thời chiến tranh, thiếu thốn mọi bề. Cùng với nhiều mẩu chuyện đời xưa của ông già quê thường kể cho con nít nghe, tôi rất thích những bộ truyện bằng tranh kiếng 4 tấm như Thoại Khanh - Châu Tuấn, Phạm Công - Cúc Hoa…

Càng thích hơn, khi vào ngày rằm hay dịp đầu năm, được theo má tôi viếng chùa, cúng Phật. Trong ngôi chùa cổ ở xóm tôi có nhiều bộ tranh kiếng Phật giáo, hình Phật tổ, Bồ tát, ông Thiện – ông Ác, hay cảnh thiên đàng, địa ngục là cõi đi về của người hiền. 

Má tôi, một phụ nữ miền Tây Nam Bộ chân quê, không biết chữ, không biết dạy con bằng danh ngôn, triết lý. Nhưng bà biết nhiều chuyện đời xưa và thuộc nhiều ca dao, hò vè từ ngoại tôi truyền lại. Những tấm tranh kiếng nhà quê thành hình ảnh trực quan minh họa sinh động những mẩu chuyện đời xưa, câu ca dao của má, theo tôi suốt những chặng đường đời. 

Lớn lên, tôi mới biết cái độc đáo của tranh kiếng. Năm 2013, một cuộc triển lãm về loại hình mỹ thuật độc đáo này được tổ chức tại chùa Xá Lợi, quận 3, TP.HCM. Điểm lạ của tranh kiếng là phải vẽ từ phía sau mặt kiếng giống như khắc tranh mộc bản. Tranh được vẽ bằng mực tàu, sơn màu đa sắc, tráng thủy hay cẩn ốc xà cừ. Nghe nói loại tranh này đã có tại cung điện nhà Nguyễn thời Minh Mạng, Thiệu Trị. 


Nhưng có người nói, tranh kiếng theo chân những di dân người Hoa du nhập vào nước ta từ đầu thế kỷ XX, hợp với tài hoa của các nghệ nhân Việt, Khmer, hình thành các dòng tranh kiếng nổi danh Nam Bộ.

Tôi chẳng rõ, nhưng nhớ ngày xưa ở quê, thỉnh thoảng thấy mấy ông lái tranh chạy xe đạp thồ hay chở ghe hàng bán dạo tranh kiếng. Nghe nói, những bộ truyện tranh này bôn ba tứ xứ từ các làng nghề miệt An Giang chở xuống, Gò Công, Cai Lậy chở qua hay xa hơn, tận trên Lái Thiêu, Chợ Lớn. Những hình ảnh từ tranh kiếng nhà quê như những nét vẽ vào ký ức tuổi thơ tôi về những bài học làm người; chân phương, bình dị như những mẩu chuyện đời xưa hay tiểu thuyết truyền miệng của văn hào Nam Bộ Hồ Biểu Chánh. 


Do nhiều nguyên nhân, nghề vẽ tranh kiếng mai một, những tấm tranh kiếng từng hiện diện trong nhiều gia đình Nam Bộ gần như bị lãng quên. Nhớ tranh kiếng là nhớ đến một nghề truyền thống độc đáo, là nét đẹp văn hóa một thời hưng thịnh. Với tôi, tranh kiếng còn là ký ức tuổi thơ và những bài học làm người. 

Mùa măng cụt quê nội và ký ức tuổi thơ

Hàng năm cứ bắt đầu vào mùa mưa, khoảng từ tháng 5 đến tháng 8 là mùa trái cây ở quê chín rộ. Miền Đông Nam Bộ, một vùng đất đỏ ba dan cây trái quanh năm xanh tốt, khí hậu trong lành, một địa danh nổi tiếng đã bao đời nay với đủ loại cây ngon trái ngọt - nổi bật hơn hết “có lẽ” chính là “Măng cụt”. Một trong 50 loại trái cây nổi tiếng của Việt Nam do Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam bình chọn. 

Quả măng. 

Măng cụt ở quê nội tôi là loại cây chính gốc Mã Lai được các nhà truyền giáo phương Tây đưa về trồng từ 200 năm trước và được nhân giống rộng rãi cho tới tận bây giờ. Măng cụt là một loại cây ăn quả nhiệt đới, họ Bứa, có thể cao tới 20–25 m sống rất lâu năm. Lá dày, dai, màu lục sẫm, hình thuôn dài. Hoa đực cụm 3-9 hoa có lá bắc. Hoa lưỡng tính có cuống có đốt. 

Quả hình cầu, to bằng quả cam trung bình, vỏ ngoài màu đỏ tím dày cứng, trong đỏ tươi như rượu vang, dày xốp, phía dưới có lá dài, phía đỉnh có đầu nhụy Từ khi trồng đến khi ra trái lần đầu là 6 năm. Trong quả có từ 6 đến 18 hạt, quanh hạt có áo hạt trắng, ăn có vị ngọt mát thơm ngon. Cây măng cụt được trồng nhiều ở các tỉnh phía Nam nhờ có khí hậu nóng ấm nên cây dễ thích nghi và phát triển tốt. 

Cứ đến mùa hè là người ta lại ngóng đến mùa măng cụt, là thứ quả rất được nhiều người ưa chuộng. Măng cụt là loại cây ăn quả được mệnh danh là “nữ hoàng của các loại trái cây” vì nó ngon nhất trong các loại hoa quả vùng nhiệt đới. 

Những quả măng cụt chín màu tím thẫm, bên trong là từng múi trắng như sữa, thịt quả mềm có vị ngọt thanh dịu pha một chút chua nhẹ rất dễ ăn, thấm từ đầu lưỡi tới cuống họng thật sảng khoái dễ chịu, quả măng cụt rất giàu dưỡng chất như: chất đạm, chất béo, chất carbonhydrates, chất xơ, calsium, chất sắt, phốt pho,… và vitamin như B1, vitamin C. Nhưng trong vỏ màu sậm lại chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa ung thư. 

Cây măng trĩu quả 

Trong khu vườn nhà nội tôi quanh năm đầy hoa trái. Gần năm sào đất với các lọai cây như : Xoài, ổi, mận, chôm chôm, sầu riêng, sa bô… Mỗi thứ một ít, thứ ăn lâu năm thứ mới cho quả mùa đầu. Mùa nào thức ấy, mỗi loại mang một hương vị riêng… 

Còn nhớ mãi ngày xưa khi tôi còn học tiểu học, những khu vườn cây ăn quả luôn là một không gian yên ả ở vùng quê, mà cả thời thơ bé tôi luôn thấm đẫm trải qua… tuổi thơ tung tăng rong ruỗi khắp vườn, cứ chân đất đầu trần mà lùng sục khắp nơi. Suốt ngày leo trèo nghịch ngợm phá phách. 

Dưới cái nắng sáng sớm tháng 5, giữa vườn nghe xao xác tiếng gà trưa, tiếng gió rượt đuổi nhau xào xạc trên từng ngọn lá, ngã mình nằm trên thảm lá khô vừa học bài vừa thưởng thức các loại cây trái trong vườn, rồi ngủ say sưa ngon lành dưới bóng cây mát rượi, trên đầu là đủ thứ trái cây chín ngon ngọt. 

Những múi quả măng thơm ngon

Vỏ quả măng

Nội tôi lúc ấy còn khỏe lắm, bà thường mang chiếc võng ra giăng dưới gốc măng cụt ngoài vườn, tôi cũng bon chen “ké” một góc, hai bà cháu vừa đung đưa chiếc võng vừa nhìn lên những quả măng cụt no tròn núp sau tán lá. Theo tay nội chỉ: bà đố cháu xem quả này có bao nhiêu múi? Tôi chỉ việc nhìn bông hoa nổi lên phía dưới quả ấy mà đếm, “bông hoa” đó có bao nhiêu cánh thì trong quả măng cụt sẽ có bấy nhiêu múi. 

Nụ hôn nồng ấm đặt vào má, nội khen tôi thông minh! chứ có nào ngờ đâu tôi đã ăn măng cụt của Nội đến muốn “mòn” cả răng và như một thói quen lại thêm cái tính “tọc mạch” của tuổi thơ, trước khi ăn bất kỳ quả nào tôi cũng không quên đếm số cánh hoa của mỗi trái và tôi thấy đúng “y boong”. 

Cánh hoa dưới quả măng đều ruột sẽ ngon 

Rồi những năm, tháng, ngày cứ lặng lẽ trôi qua. Giờ đây xa quê đã lâu, trong cái nắng tháng 5 oi ả, với những cơn mưa bất chợt vào buổi chiều, tiếng ve bắt đầu râm ran trong những tán lá phượng, tàng lá me bên đường, lòng tôi lại quay về miền ký ức xa xưa. 

Tôi nhớ về tuổi thơ tôi với rất nhiều kỷ niệm, chất chứa sự hồn nhiên trong sáng và những tháng ngày vui vẻ biết bao nhiêu, ngày ấy nơi miền quê vật chất cái gì cũng thiếu thốn, nhưng ai nấy đều vui vẻ mãn nguyện, không tham lam, không vụ lợi và chỉ có những tình thương yêu. 

Tôi tuy sinh ra và lớn lên trên vùng đất thuần nông, nhưng “thuyền theo lái gái phải theo chồng”. Hơn mười năm qua, tôi ở chốn Thị thành đầy bon chen… tiếng xe cộ ồn ào đô thị, hàng giờ đối mặt với bộn bề công việc, muốn tìm không gian yên ắng hít thở không khí trong lành cho tâm hồn nhẹ nhàng thanh thản, muốn tìm nơi vắng vẻ để được sống “chậm” hơn chút xíu cũng thật là khó. 

Vì cuộc sống luôn phải vật lộn với gạo tiền, miếng cơm manh áo, chẳng mấy khi rảnh rỗi để về thăm lại chốn quê xưa, nhưng trong tâm trí tôi luôn canh cánh một điều: Dù có đi bốn phương trời thì quê mình vẫn là tuyệt nhất... 
Nó đưa ta trở về với tuổi thơ yên bình và cả “dữ dội” nữa. Hôm nay chợt nhận ra mình đã không còn trẻ nữa. Tuổi thơ đã đi qua thật nhanh nhưng đọng lại trong ký ức thật nhiều. Đó cũng là nỗi day dứt của những người con xa quê mỗi khi khắc khoải nhớ về kỷ niệm cũng như hương vị quê nhà. 

Mùa hè sắp tới cũng là mùa măng cụt bắt đầu vào vụ, tôi “tranh thủ” trở lại quê nhà, trước là thăm viếng mộ phần ông bà tổ tiên, thăm vườn cây trái trải qua thời gian bao nhiêu năm không về, thế mà nó vẫn xanh um tươi tốt như thuở nào, những trái măng cụt “u nu úc núc” đang dần chuyển màu vào mùa chín rộ. 

Những cây măng cụt Nội trồng năm xưa nay đã già lắm rồi. Người ta thường bảo “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” nhưng người trồng cây nay cũng đã ra người thiên cổ, cảnh cũ thì còn đó nhưng người xưa đâu rồi? Tôi chỉ muốn giữ mãi hình bóng của Nội và những kỷ niệm đẹp thời thơ ấu của tôi, để đôi khi nhớ đến lại thấy lòng mình lâng lâng một cảm giác thật kỳ lạ khó tả… 

Mỹ Nhân

Nhớ lại “tuổi thơ dữ dội” với loạt trò chơi không thể nào quên

Nếu bạn thuộc thế hệ 8X trở về trước thì chắc chắn khi nhìn những bức ảnh này, bạn sẽ biết được ngay tên trò chơi và nhớ lại những ký ức tuổi thơ dữ dội. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc bạn đang già đi rồi đấy!

Trò chơi kinh điển quẹt nhọ nồi 

Dù không có smartphone, máy vi tính hay internet nhưng tuổi thơ của thế hệ 8X vẫn ngập tràn niềm vui chỉ với những cái mo cau, nhọ nồi, viên bi hay vài hòn đá,… Một tuổi thơ có thể còn nhiều thiếu thốn về vật chất nhưng không bao giờ thiếu tiếng cười giòn giã và niềm vui mỗi ngày. 

“Chạy ào” về với tuổi thơ ngay đi thôi, để tìm lại hình ảnh của chính mình cũng đã từng hồn nhiên, vô lo vô nghĩ như thế!

Bắt chuồn chuồn cắn rốn để biết bơi

Trò bắn súng bằng bẹ lá chuối 

Chọi gà

Chơi súng đốp hay còn gọi là Tút 

Trò rồng rắn lên mây 

Bắn bi

Trò nặn đất sét 

Chơi ô ăn quan

Chơi kéo xe bằng mo cau

Tắm mưa

Lấy lá chuối làm đồng hồ đeo tay

Thả diều

Tạt lon

Chơi đồ hàng

Trò trồng nụ trồng hoa

Đá gà bằng nhụy hoa phượng 

Búng dây thun 

Nhảy dây

Trò banh đũa

VINKY LA (Tin8, Tổng hợp)

Từ tắm rửa, chơi đến ăn uống, những cô cậu bé "siêu nhọ" và "siêu vụng" này chắc chắn sẽ khiến bạn phì cười.
1. Người ta có dấu hiệu cảnh báo rồi mà không ai thèm để ý. Thế là sinh nhật mà không có bánh kem ăn!

2. Phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí là thế đó.

3. Mở cửa thôi mà, có cần mạnh mẽ đến thế không?

4. Tuổi còn nhỏ mà đã gặp phải nhiều "phong ba bão táp".

5. Nhấm nhứ cả tiếng đồng hồ, tưởng đá một quả ghê gớm lắm, ai dè...

6. Chạy đà một hồi cuối cùng dập mặt.

7. Xốp ơi ở lại người đi nhé... thân em bầm dập cũng chỉ vì những trò đùa mạo hiểm của bố.

8. Chuyện đó ai nào ngờ...

9. Người ta bảo không thích tắm mà cứ ép hoài...

10. Đừng tưởng tôi hiền mà bắt nạt nhé.

11. Ôi... thì ra nến không làm bằng kem hả?

12. Ra cửa bước chân nào trước mà đen đủi thế không biết.

13. Cầu trượt có một khúc như thế mà cũng ngã được sao?

14. Chạy đà tốt, bật tốt nhưng điểm rơi thì...

15. Chắc nhân cơ hội trả thù đây mà. 






(Nguồn: Tổng hợp)

1 nhận xét: