- Thiết bị Trung Quốc gây ù tai, nhức óc trong mũ len trẻ em


Không nên cho trẻ tiếp xúc âm thanh và tiếng ồn lớn và quá lâu điều này không tốt cho trẻ phát triển về thính lực, thậm chí có thể khiến trẻ bị điếc.

Vừa qua sự việc một phụ huynh ở Nam Định phát hiệm ra mũ len bịt tai ở trẻ em có gắn thịt bị âm thanh lạ. Theo các chuyên gia y tế mặc dù chưa xác định rõ âm thanh gì nhưng việc đội mũ và nghe trực tiếp những âm thanh đó vào tai dễ gây tổn thương thính lực, thậm chí mất thính lực, bị điếc ở trẻ.

Hiện nay, trên Thị trường bày bán nhiều sản phẩm mũ len có kiểu trùm hai tai có gắn thiết bị âm thanh bên trong dành cho trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Một vị phụ huynh ở Nam Định đã đăng tải trên trang mạng Xã hội về trường hợp con gái của mình kêu với bố mẹ là bị đau đầu, ù tai… do cháu đội chiếc mũ len một tuần liền. Bé gái thường nghe thấy tiếng nhạc rè rè phát ra từ mũ. Thấy hiện tượng bất thường, bố mẹ cháu bé đã kiểm tra và phát hiện vật thể lạ trên. Khi mang sự việc tới cửa hàng bán mũ, chủ cửa hàng đã kiểm tra và phát hiện những chiếc mũ cùng loại cũng chứa thiết bị lạ.

Thiết bị âm thanh này được gắn ở phần 2 bên mũ len tiếp giáp với tai được đính hai quả bông mịn. Khi được lôi ra, thiết bị lạ là một hộp hình chữ nhật màu ghi. Bên trong có chứa thiết bị màu đen được đấu với ba cục pin, một vi mạch, bên ngoài chiếc hộp này ghi nhãn “Made in China”.

Mũ len được coi là chứa thiết bị phát âm thanh lạ ở 2 bên quả bông.
Thiết bị phát âm thanh bên trong mũ len.
Theo chia sẻ của TS.BS Nguyễn Tuyết Xương - Trưởng khoa Tai Mũi Họng - Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: Thiết bị âm thanh có cường độ khá lớn, tần số cao, nếu thiết bị lạ trên để đúng trực tiếp hai bên tai, không chỉ gây ra trạng thái mệt mỏi mà còn ảnh hưởng đến sức nghe, kéo theo nhiều hệ lụy khác như ảnh hưởng khả năng phát âm, khả năng nói, khả năng học tập của bé". (nguồn VTV)

Ngoài ra, ngay cả những tiếng ù có cường độ âm rất bé, khó phát hiện nếu không chú ý, khi phát từ thiết bị cũng gây ảnh hưởng đến thính lực, tâm lý và khả năng nhận thức của trẻ, như trường hợp thiết bị trong đoạn video của phụ huynh ở Nam Định.

Tai được chia thành nhiều cấu trúc, tai trong là cơ quan chính tiếp nhận âm thanh, còn tai ngoài và tai giữa chủ yếu để dẫn truyền âm thanh. Tai trong bao gồm ốc tai và thần kinh sau ốc tai dẫn đến thân não và vỏ não thính giác. Cấu trúc ốc tai có hệ thống tế bào lông để nhận âm thanh và chuyển tín hiệu âm thanh thành tín hiệu điện, sau đó tín hiệu điện này sẽ truyền vào dây thần kinh thính giác để đi vào thân não và vỏ não thính giác. Đây là bộ phận quan trọng nhất để nhận âm thanh.

Tế bào lông rất nhạy cảm với âm thanh của môi trường. Ở trẻ nhỏ mới sinh, tế bào lông còn nguyên vẹn và tai trẻ rất nhạy với âm thanh.

Tuyệt đối không để âm thanh lạ nào lọt vào tai trẻ


Theo BS Nguyễn Lan Ngọc, BV Tai Mũi Họng Trung ương, tai con người không nên nghe bất kỳ âm thanh lạ, kéo dài liên tục, bởi sẽ gây hệ lụy xấu không chỉ về thính giác mà cả hệ thần kinh não bộ. Với đối tượng trẻ em, tế bào nghe rất tinh tế. Đặc biệt, không nên cho trẻ tiếp xúc một lúc quá nhiều âm thanh và tiếng ồn lớn và quá lâu điều này không tốt cho trẻ phát triển về thính lực ảnh hưởng đến tai bé nhiều trường hợp gây viêm tai giữa, viêm tai xương chũm, mất thính lực lâu dài, điếc đột ngột…

Những âm thanh từ chiếc mũ len áp sát tai sẽ không thể kiểm soát được tần số và cường độ. Điều này là rất nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến thính lực của trẻ thậm chí sẽ gây điếc ở một tần số nhất định.

Ngoài việc suy giảm thính lực, việc nghe âm thanh lớn thường xuyên cũng làm cho não bị mệt mỏi. Não là cơ quan thần kinh trung ương, khi phải xử lý quá nhiều thông tin kéo dài sẽ bị mệt mỏi và có thể dẫn đến những rối loạn về thần kinh như suy nhược, trầm cảm, mất ngủ, hay quên điều này không tốt cho sự phát triển não bộ của trẻ.

Trước sự việc trên, theo khuyến cáo bác sĩ khi trẻ đội mũ có gắn âm thanh lạ và cảm thấy nhức đầu, ù tai thì ngay lập tức phải dừng luôn. Nếu không can thiệp, những tổn thương tế bào nghe sẽ tiến triển tăng lên. Tế bào nghe đã bị tổn thương, hủy diệt rồi thì không thể hồi phục lại.

Vì vậy trước khi chờ đợi các cơ quan chức năng tìm ra nguyên nhân chính xác thì bố mẹ nên cẩn thận việc dùng các loại mũ len có nguồn gốc xuất sứ không rõ ràng trong việc giữ ấm cho trẻ trong mùa đông này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét