4 bộ phận một khi bị tổn thương thì rất khó phục hồi
Có một số cơ quan khi bị tổn thương, chúng thường không thể phục hồi và đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe.
Máy móc sau một thời gian dài sử dụng, các bộ phận và linh kiện bên trong sẽ không tránh khỏi tình trạng mài mòn hư hỏng. Con người cũng vậy, tất cả các mô và cơ quan hoạt động cả ngày lẫn đêm, nếu không được chăm sóc đúng cách sẽ sớm bị tổn thương. Có một số cơ quan khi bị tổn thương, chúng thường không thể phục hồi và đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe.
Não: Thiếu oxy não mãn tính
Não bộ là cơ quan chỉ huy của cơ thể và tiêu thụ rất nhiều oxy. Nếu không được cung cấp đầy đủ oxy, dù chỉ trong thời gian ngắn 5 giây, tế bào não sẽ bắt đầu quá trình tự hủy. Nếu kéo dài trong 5 phút, não sẽ bị tổn thương nghiêm trọng hoặc thậm chí chết não.
Tuy nhiên, nhiều người bị thiếu oxy não mãn tính mà không hay biết. Nếu bạn thường xuyên có triệu chứng chóng mặt, đau đầu, suy giảm trí nhớ, kém tập trung, mất ngủ… mà không tìm được nguyên nhân rõ ràng thì cần phải lưu ý! Tình trạng kéo dài có thể gây ra hàng loạt hệ lụy như lão hóa não sớm, teo não.
1. Hai hành vi phổ biến có thể dẫn đến thiếu oxy não Thường xuyên đóng chặt cửa ra vào và cửa sổ
Mùa hè nắng nóng, muỗi nhiều, một số người có thói quen đóng kín cửa sổ, nhưng điều này có thể khiến nồng độ oxy trong nhà giảm dần, gây thiếu oxy não.
Tình trạng này dễ xuất hiện với những người ở trong phòng nhỏ hẹp hoặc phòng có nhiều người.
Làm việc nhiều giờ với cường độ cao
Ở trạng thái nghỉ ngơi, não tiêu thụ tương đối ít oxy và các tế bào hồng cầu có thể lưu trữ một lượng oxy dư thừa nhất định.
Tuy nhiên, khi bạn duy trì cường độ làm việc cao trong thời gian dài, lượng oxy dự trữ này sẽ bị tiêu hao khiến cơ thể mệt mỏi.
2. Hai phương pháp cung cấp oxy cho não bộ
Để đối phó, các chuyên gia đã đưa ra hai “phương pháp cung cấp oxy” không hề tốn kém:
Mở cửa sổ để thông gió
Thỉnh thoảng mở cửa sổ trong 20-30 phút để thông gió và duy trì sự đối lưu không khí, điều này có thể làm tăng hàm lượng oxy trong phòng.
Vỗ mặt
Sau khi làm việc liên tục khoảng 1 giờ, bạn có thể dùng tay vỗ nhẹ vào mặt. Cách làm này có thể tăng cường cung cấp oxy cho não.
Khi vỗ vào mặt, động mạch cảnh ngoài sẽ giãn ra, thúc đẩy lưu lượng máu tăng lên, lưu lượng máu của động mạch cảnh trong cũng tăng theo, do đó lượng oxy cung cấp cho não cũng sẽ tăng lên.
Thận: Bệnh thận mạn tính khó phát hiện
1. Đừng bỏ qua những dấu hiệu này
Thận có thể lọc và tái hấp thu máu, tạo thành nước tiểu và bài tiết chất thải trao đổi chất, đồng thời điều chỉnh cân bằng điện giải và axit-bazơ trong cơ thể, điều này rất quan trọng đối với sức khỏe con người.
Tuy nhiên, do các yếu tố như huyết áp cao, mỡ máu, tăng đường huyết, không uống nước, ít vận động và các yếu tố khác, ngày càng có nhiều người mắc bệnh thận mãn tính.
Thận có chức năng bù trừ rất mạnh, dủ chỉ một nửa quả thận còn lại hoạt động bình thường thì các triệu chứng vẫn không rõ ràng. Nhưng khi cơ thể không khỏe, có thể bệnh thận đã phát triển đến giai đoạn cuối.
Vậy chúng ta nên làm thế nào để phát hiện kịp thời những dấu hiệu của bệnh thận? Làm thế nào để bảo vệ sức khỏe của thận?
Thận có thể lọc và tái hấp thu máu, tạo thành nước tiểu và bài tiết chất thải trao đổi chất, đồng thời điều chỉnh cân bằng điện giải và axit-bazơ trong cơ thể, điều này rất quan trọng đối với sức khỏe con người.
Tuy nhiên, do các yếu tố như huyết áp cao, mỡ máu, tăng đường huyết, không uống nước, ít vận động và các yếu tố khác, ngày càng có nhiều người mắc bệnh thận mãn tính.
Thận có chức năng bù trừ rất mạnh, dủ chỉ một nửa quả thận còn lại hoạt động bình thường thì các triệu chứng vẫn không rõ ràng. Nhưng khi cơ thể không khỏe, có thể bệnh thận đã phát triển đến giai đoạn cuối.
Vậy chúng ta nên làm thế nào để phát hiện kịp thời những dấu hiệu của bệnh thận? Làm thế nào để bảo vệ sức khỏe của thận?
2. Ba triệu chứng có thể là dấu hiệu của bệnh thận
- Thường xuyên tiểu đêm
Khi con người già đi, khả năng cô đặc của ống thận giảm dần. Sau 50 tuổi, khả năng cô đặc nước tiểu tối đa sẽ giảm 5% sau mỗi thập kỷ. Vì nước tiểu cô đặc chủ yếu vào ban đêm nên người bị suy thận sẽ có tình trạng tiểu đêm nhiều hơn, lượng nước tiểu ban đêm thậm chí có thể nhiều hơn ban ngày.
- Thay đổi nước tiểu
Nước tiểu bình thường trong và có màu vàng nhạt, không có mùi đặc biệt, thậm chí nếu có bọt thì sẽ nhanh chóng biến mất.
Nếu nước tiểu có màu nâu sẫm, màu nước tương hoặc bọt trong nước tiểu nhiều hơn và không biến mất trong một thời gian dài, điều đó có thể cho thấy thận có vấn đề.
Ngoài ra, nếu kèm theo hiện tượng tiểu máu, tiểu buốt… cũng có thể là dấu hiệu thận đang bị tổn thương.
Khi con người già đi, khả năng cô đặc của ống thận giảm dần. Sau 50 tuổi, khả năng cô đặc nước tiểu tối đa sẽ giảm 5% sau mỗi thập kỷ. Vì nước tiểu cô đặc chủ yếu vào ban đêm nên người bị suy thận sẽ có tình trạng tiểu đêm nhiều hơn, lượng nước tiểu ban đêm thậm chí có thể nhiều hơn ban ngày.
- Thay đổi nước tiểu
Nước tiểu bình thường trong và có màu vàng nhạt, không có mùi đặc biệt, thậm chí nếu có bọt thì sẽ nhanh chóng biến mất.
Nếu nước tiểu có màu nâu sẫm, màu nước tương hoặc bọt trong nước tiểu nhiều hơn và không biến mất trong một thời gian dài, điều đó có thể cho thấy thận có vấn đề.
Ngoài ra, nếu kèm theo hiện tượng tiểu máu, tiểu buốt… cũng có thể là dấu hiệu thận đang bị tổn thương.
Phù nề
Khi chức năng thận suy giảm, khả năng pha loãng nước tiểu cũng giảm xuống.
Sau khi uống nhiều nước, lượng nước người già bài tiết trên một đơn vị thời gian chỉ bằng 1/3 người trẻ nên người mắc bệnh suy thận dễ bị phù.
Loại phù nề này thường xuất hiện đầu tiên ở mặt, mí mắt, v.v., thời gian không đều, có thể rõ ràng hơn vào buổi sáng.
Sau khi uống nhiều nước, lượng nước người già bài tiết trên một đơn vị thời gian chỉ bằng 1/3 người trẻ nên người mắc bệnh suy thận dễ bị phù.
Loại phù nề này thường xuất hiện đầu tiên ở mặt, mí mắt, v.v., thời gian không đều, có thể rõ ràng hơn vào buổi sáng.
3. Chăm sóc tốt cho thận mỗi ngày và tuân thủ 2 thói quen
Hãy uống nhiều nước
Uống không đủ nước và lượng nước tiểu giảm sẽ khiến chất thải chuyển hóa trong cơ thể không được đào thải ra ngoài kịp thời, lâu ngày sẽ dễ làm tổn thương chức năng thận, khiến thận bị suy giảm chức năng.
Vì vậy, bạn nên hình thành thói quen tốt là uống nước với lượng ít và thường xuyên, lượng nước uống mỗi ngày khoảng 1500-1700ml.
Khi thời tiết nắng nóng ra nhiều mồ hôi, bạn nên tăng lượng nước ở mức vừa phải để bài tiết chất thải từ quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh chóng hơn.
Tuy nhiên, đối với bệnh nhân đã mắc bệnh thận mãn tính, họ cần tuân theo lời khuyên của bác sĩ về lượng nước uống cụ thể.
Bài tiết nước tiểu kịp thời, không nhịn tiểu
Việc giữ nước tiểu kéo dài có thể gây ra áp lực quá mức trong bàng quang, có thể sinh sôi vi khuẩn và gây nhiễm trùng đường tiết niệu.
Mầm bệnh có thể đi ngược niệu đạo lên bàng quang, thậm chí lên niệu quản, bể thận và gây viêm bể thận, nếu không điều trị kịp thời có thể phát triển thành bệnh thận mãn tính.
Khớp gối: Cơ thể thiếu 2mm này sẽ gần như tê liệt
Giữa hai bề mặt xương của khớp gối có một lớp sụn khớp dày khoảng 2mm, rất trơn láng, có vai trò đệm áp lực, bôi trơn khớp, hỗ trợ cho việc đi lại. Nếu không có sụn khớp, con người không thể cử động được, tương đương với “bại liệt”.
Tuy nhiên, khi chúng ta già đi, sụn khớp bị mài mòn và xảy ra những thay đổi thoái hóa. Đặc biệt khi đi kèm với các yếu tố nguy cơ như ít vận động, tập luyện không đúng cách, thừa cân sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng mòn sụn. Thật đáng tiếc, sụn một khi đã hao mòn thì không thể khôi phục lại được.
Theo thống kê, khoảng 50% người trên 50 tuổi có tổn thương thoái hóa sụn khớp và 35% trong số đó có triệu chứng lâm sàng.
1. Tự đánh giá độ mòn sụn khớp
Đứng quay mặt vào tường, mũi chân chạm vào chân tường, ngồi xổm xuống ngang đầu gối, đảm bảo đầu gối không vượt quá mũi chân. (Người lớn tuổi hoặc những người đã có vấn đề về đầu gối nên thử một cách thận trọng). Nếu đầu gối bị đau khi ngồi xổm, có thể là sụn đầu gối đã mòn.
2. Bảo vệ khớp gối
Để hỗ trợ khớp gối, hạn chế các môn thể thao dễ gây chấn thương đầu gối như ngồi xổm, leo cầu thang, leo núi. Ngoài ra, nó có thể hỗ trợ bảo vệ sụn khớp từ khía cạnh sau:
Bài tập cơ tứ đầu
Cơ tứ đầu trong cơ thể con người được xem như một "miếng đệm đầu gối tự nhiên”, cơ tứ đầu phát triển tốt có thể duy trì sự ổn định và khả năng vận động của khớp gối, ngăn ngừa tình trạng hao mòn sụn, bảo vệ sức khỏe của khớp gối.
Chúng ta có thể tập cơ tứ đầu bằng cách “ngồi nhấc chân” - ngồi trên ghế, giữ yên đùi, duỗi thẳng chân, duỗi thẳng bắp chân hết mức có thể, giữ nguyên khoảng 5 giây rồi từ từ đặt xuống, luân phiên giữa hai chân; ngày 3-4 hiệp, mỗi hiệp 15-30 lần.
Tai: Một thói quen xấu dễ gây hại thính giác
Chúng ta thường nghe người già phàn nàn: “Tôi già đi và nghe không rõ”. Trên thực tế, ngoài vấn đề tuổi tác, một thói quen thông thường cũng có thể trở thành nguyên nhân dẫn đến suy giảm thính lực.
1. Thường xuyên ngoáy tai không đúng cách, dễ tổn thương thính giác
Nhiều người ngoáy tai, lấy ráy tai, tưởng chừng vệ sinh nhưng có thể làm giảm sức đề kháng của tai. Việc duy trì một lượng ráy tai nhất định có thể bảo vệ ống tai và màng nhĩ.
Ngoáy tai quá mạnh sẽ khiến vùng da trong tai bị tổn thương, tăng khả năng nhiễm virus, vi khuẩn. Nếu nhiễm trùng ảnh hưởng đến tai trong, nó có thể làm hỏng dây thần kinh thính giác, có thể gây ra những tổn thương khó hồi phục nếu không được điều trị, dẫn đến mất thính giác.
2. Ba động tác đơn giản, giúp bổ thận tráng dương
Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng "thận khai khiếu ra tai", nếu tinh chất của thận được củng cố, thì tai tự nhiên sẽ nghe rõ.
Bạn có thể thử mỗi ngày tập một bài dưới đây, mỗi ngày làm một lần, có công dụng bổ thận ích tinh, ích tủy, tiêu ù tai:
Nâng tai: Đưa tay phải ra, vòng qua đỉnh đầu, dùng ngón cái và ngón trỏ (của tay phải) véo vành tai trên của tai trái, từ từ nâng lên, làm tổng cộng 20 lần. Luân phiên trái và phải.
Chà xát tai: Hai lòng bàn tay đối nhau, đặt sau tai và đè lên vành tai, từ từ di chuyển về phía trước, di chuyển đến mặt trước thì dừng lại, lặp lại 20 lần.
Kéo dái tai: Dùng tay phải nắm lấy dái tai trái, tay trái nắm dái tai phải, từ từ kéo xuống, lặp lại 20 lần.
Theo Song Yun từ Aboluowang - Nhật Duy biên dịch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét