Liên minh châu Âu quy định lái xe phải dừng lại để hỗ trợ các vụ tai nạn giao thông trên đường nên họ khuyến khích lái xe trang bị dụng cụ y tế và bình chữa cháy.
Thay vì khuyến nghị như nhiều quốc gia EU khác, Bỉ yêu cầu mọi phương tiện giao thông phải trang bị bình chữa cháy. Chúng chỉ hợp pháp khi được đặt trong tầm với của tài xế tính từ ghế lái. Khi xe bị hỏng trên đường cao tốc, người lái xe phải mặc một chiếc áo khoác phản quang để gây sự chú ý.
Một quốc gia châu Âu khác cũng yêu cầu trang bị bình chữa cháy trong ôtô là Hy Lạp. Tuy nhiên, cảnh sát chỉ kiểm tra ngẫu nhiên các phương tiện và không thường xuyên. Tình huống buộc tài xế sử dụng bình chữa cháy hiếm khi xảy ra nhưng không phải không có.
Luật pháp Hy Lạp không quy định vị trí cụ thể đặt bình chữa cháy nên hầu hết người lái xe để trong cốp thay vì dưới ghế lái hoặc các vị trí xung quanh.
Tại Mexico, các phương tiện giao thông công cộng bị buộc phải trang bị bình cứu hỏa. Mexico yêu cầu mọi loại xe phải trang bị bình này nhưng nguồn lực giám sát ở một số bang quá thiếu khiến việc thực thi không toàn diện. Ngoài ra, các bình chữa cháy thường quá hạn sử dụng trong mỗi lần kiểm tra vì ít được dùng tới. Trong khi đó, người dân nước này nói rằng khá khó để dập tắt một đám cháy ôtô với loại bình chữa cháy nhỏ trang bị trên xe hơi.
Theo trang Herald, tại Zimbabwe, lái xe có thể bị phạt tiền hoặc ngồi tù nếu ôtô không có bánh xe dự phòng, gương chiếu hậu và bình chữa cháy. Quy định này mới được chính phủ ban hành vào tháng 12/2015 nhằm giảm thiểu tai nạn.
Đối với ôtô hạng nhẹ, bình chữa cháy phải có trọng lượng tối thiểu là 0,75 kg trong khi xe hạng nặng phải có bình chữa cháy trọng lượng 1,5 kg. Các bình phải được dán nhãn kiểm định bởi Hiệp hội tiêu chuẩn của Zimbabwe hay các cơ quan tiêu chuẩn quốc tế.
Quốc đảo Mauritius ban hành quy định ôtô bắt buộc phải có bình cứu hỏa từ ngày 1/2/2011. Ngoài ra, bình cứu hỏa phải được được đặt gần vị trí của lái xe để kịp ứng phó trong trường hợp hỏa hoạn xảy ra, theo Mega.
Quốc đảo này quy định, mỗi ôtô phải có bình chữa cháy trọng lượng tối thiểu 400 gram. Đối với các phương tiện vận chuyển hàng hóa dễ cháy, xe phải được trang bị hai loại bình chữa cháy gồm một bình chữa cháy dạng bọt 9 lít và một bình dạng bột khô trọng lượng 10 kg.
Ở Kenya, quy định ôtô phải có bình chữa cháy chỉ áp dụng đối với các phương tiện công cộng, xe cá nhân không cần có thiết bị này, All Africa đưa tin.
Luật pháp Nam Phi quy định xe buýt, xe mini buýt và taxi bắt buộc phải có bình chữa cháy. Thiết bị dập lửa cũng cần được đặt ở nơi dễ lấy, có thể ở dạng bột khô hoặc dạng hydrocacbon được halogen hóa với quy định về trọng lượng tối thiểu khác nhau tùy từng loại xe.
Bình chữa cháy và vật dụng dập lửa cần được kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên. Tuy nhiên, chúng rất hay rơi vào quên lãng vì ít được sử dụng. Trong khi đó, một đám cháy ôtô, với khoảng 50 lít xăng, người ta sẽ cần bình chữa cháy lớn để dập tắt ngọn lửa. Cố gắng tiếp cận đám cháy với bình cứu hỏa nhỏ sẽ gây nguy hiểm cho người sử dụng nếu bình xăng phát nổ. Nhà sản xuất bình cứu hỏa chắc chắn không bồi thường cho tai nạn này, Reddit cho hay.
Nguồn: news.zing.vn
Ngoài khuyến nghị về dụng cụ y tế và bình cứu hỏa, Pháp và nhiều nước châu Âu yêu cầu tất cả các xe phải trang bị một tấm biển phản quang hình tam giác để báo hiệu cho xe khác trong trường hợp phương tiện bị hỏng trên đường. Riêng Tây Ban Nha, người ta yêu cầu mỗi xe trang bị 2 tấm để tăng độ gây chú ý,Travel Spot cho hay.
Thay vì khuyến nghị như nhiều quốc gia EU khác, Bỉ yêu cầu mọi phương tiện giao thông phải trang bị bình chữa cháy. Chúng chỉ hợp pháp khi được đặt trong tầm với của tài xế tính từ ghế lái. Khi xe bị hỏng trên đường cao tốc, người lái xe phải mặc một chiếc áo khoác phản quang để gây sự chú ý.
Một quốc gia châu Âu khác cũng yêu cầu trang bị bình chữa cháy trong ôtô là Hy Lạp. Tuy nhiên, cảnh sát chỉ kiểm tra ngẫu nhiên các phương tiện và không thường xuyên. Tình huống buộc tài xế sử dụng bình chữa cháy hiếm khi xảy ra nhưng không phải không có.
Luật pháp Hy Lạp không quy định vị trí cụ thể đặt bình chữa cháy nên hầu hết người lái xe để trong cốp thay vì dưới ghế lái hoặc các vị trí xung quanh.
Tại Mexico, các phương tiện giao thông công cộng bị buộc phải trang bị bình cứu hỏa. Mexico yêu cầu mọi loại xe phải trang bị bình này nhưng nguồn lực giám sát ở một số bang quá thiếu khiến việc thực thi không toàn diện. Ngoài ra, các bình chữa cháy thường quá hạn sử dụng trong mỗi lần kiểm tra vì ít được dùng tới. Trong khi đó, người dân nước này nói rằng khá khó để dập tắt một đám cháy ôtô với loại bình chữa cháy nhỏ trang bị trên xe hơi.
Theo trang Herald, tại Zimbabwe, lái xe có thể bị phạt tiền hoặc ngồi tù nếu ôtô không có bánh xe dự phòng, gương chiếu hậu và bình chữa cháy. Quy định này mới được chính phủ ban hành vào tháng 12/2015 nhằm giảm thiểu tai nạn.
Đối với ôtô hạng nhẹ, bình chữa cháy phải có trọng lượng tối thiểu là 0,75 kg trong khi xe hạng nặng phải có bình chữa cháy trọng lượng 1,5 kg. Các bình phải được dán nhãn kiểm định bởi Hiệp hội tiêu chuẩn của Zimbabwe hay các cơ quan tiêu chuẩn quốc tế.
Bình cứu hỏa cần đặt ở vị trí gần với tài xế để kịp ứng phó khi có hỏa hoạn. Ảnh minh họa:Rennlist.com
Quốc đảo Mauritius ban hành quy định ôtô bắt buộc phải có bình cứu hỏa từ ngày 1/2/2011. Ngoài ra, bình cứu hỏa phải được được đặt gần vị trí của lái xe để kịp ứng phó trong trường hợp hỏa hoạn xảy ra, theo Mega.
Quốc đảo này quy định, mỗi ôtô phải có bình chữa cháy trọng lượng tối thiểu 400 gram. Đối với các phương tiện vận chuyển hàng hóa dễ cháy, xe phải được trang bị hai loại bình chữa cháy gồm một bình chữa cháy dạng bọt 9 lít và một bình dạng bột khô trọng lượng 10 kg.
Ở Kenya, quy định ôtô phải có bình chữa cháy chỉ áp dụng đối với các phương tiện công cộng, xe cá nhân không cần có thiết bị này, All Africa đưa tin.
Luật pháp Nam Phi quy định xe buýt, xe mini buýt và taxi bắt buộc phải có bình chữa cháy. Thiết bị dập lửa cũng cần được đặt ở nơi dễ lấy, có thể ở dạng bột khô hoặc dạng hydrocacbon được halogen hóa với quy định về trọng lượng tối thiểu khác nhau tùy từng loại xe.
Bình chữa cháy và vật dụng dập lửa cần được kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên. Tuy nhiên, chúng rất hay rơi vào quên lãng vì ít được sử dụng. Trong khi đó, một đám cháy ôtô, với khoảng 50 lít xăng, người ta sẽ cần bình chữa cháy lớn để dập tắt ngọn lửa. Cố gắng tiếp cận đám cháy với bình cứu hỏa nhỏ sẽ gây nguy hiểm cho người sử dụng nếu bình xăng phát nổ. Nhà sản xuất bình cứu hỏa chắc chắn không bồi thường cho tai nạn này, Reddit cho hay.
Nguồn: news.zing.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét