Nhà bình luận người Khmer cảnh báo: Nếu bây giờ Campuchia tiếp tục làm con tốt cho Trung Quốc, Mỹ có thể sẽ cố gắng sử dụng các bên khác gây áp lực...
The Cambodia Daily ngày 11/1 đưa tin, cuối tuần qua đảng Nhân dân Campuchia (CPP) đã tổ chức họp hội nghị trung ương thường niên tại Phnom Penh. Một bản sao báo cáo dài 49 trang của CPP bị rò rỉ đã được gửi đến các phương tiện truyền thông vào ngày Thứ Bảy. Ngày Chủ Nhật, người phát ngôn CPP Sok Eysan đã xác nhận báo cáo này.
Trong phần nội dung đánh giá chính sách đối ngoại của Campuchia dưới sự lãnh đạo của CPP, bản báo cáo nhận định rằng tình hình đang xấu đi ở Biển Đông là do lỗi của Hoa Kỳ (?!).
Báo cáo viết: "Trên Biển Đông, sự can thiệp của các cường quốc và một số nước có yêu sách ở Biển Đông đã gây ra tình trạng này và nó ngày càng trở nên phức tạp. Các cường quốc và một số nước cố gắng can thiệp, kiềm chế sự trỗi dậy của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa để trở thành nước lớn trong khu vực và trên thế giới".
"Điểm này có thể gây ra các cuộc đụng độ vũ trang nếu một số quốc gia gắn kết những tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông với cách giải quyết vấn đề bằng vũ lực", báo cáo hội nghị trung ương CPP nhận định.
Trước đó ngày 4/1 Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Campuchia Hor Namhong nói với các sinh viên tại Phnom Penh: "Cho đến nay do sự can thiệp của một siêu cường, cục diện Biển Đông và những vấn đề ở đó mới ngày càng căng thẳng và xấu đi".
Hãng thông tấn Nhật Bản Kyodo News cùng ngày bình luận, mặc dù không nói thẳng ra, nhưng phát biểu của ông Hor Namhong đang ám chỉ Hoa Kỳ. Đồng thời những phát biểu này cũng là cách cổ súy lập trường (vô lý, bành trướng) của Trung Quốc trên Biển Đông.
Trong khi đó theo đài VOA ngày 6/1, Thủ tướng Campuchia Hun Sen sẽ cùng các nhà lãnh đạo ASEAN tới Hoa Kỳ theo lời mời của Tổng thống Barack Obama vào tháng tới.
Một trong những nội dung cuộc họp này được Nhà Trắng xác định là bàn bạc về lập trường các nước trong khu vực về vấn đề Biển Đông, đặc biệt là việc Trung Quốc bồi đắp, xây dựng và quân sự hóa đảo nhân tạo (bất hợp pháp) trên vùng biển này.
Ou Virak, một nhà bình luận Campuchia, cố vấn Diễn đàn Future nói với VOA, Mỹ đang nỗ lực để kiềm chế ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ở Đông Nam Á.
"Mỹ đang quan tâm đến Campuchia trong thời điểm nước này có thể là một công cụ cho Trung Quốc. Điều này khiến Mỹ lo lắng, cũng giống như các nước ASEAN khác.
Đây là một điểm quan trọng. Tôi hy vọng rằng Campuchia sẽ điều chỉnh chính sách đối ngoại của mình để làm sao duy trì sự cân bằng trong quan hệ với Trung Quốc và phương Tây trong chuyến đi quan trọng này", Ou Virak nói với VOA.
"Trung Quốc đang biến Campuchia thành công cụ của nước này trong ASEAN, đó là một cách để ngăn chặn sự đoàn kết trong khối. Nếu ASEAN bị chia rẽ, Trung Quốc sẽ dễ dàng hơn (trong việc độc chiếm Biển Đông)", Ou Virak bình luận.
Nhà bình luận người Khmer cảnh báo: Nếu bây giờ Campuchia tiếp tục làm con tốt cho Trung Quốc, Mỹ có thể sẽ cố gắng sử dụng các bên khác gây áp lực với Campuchia và đây là rủi ro Phnom Penh cần tính đến.
Tuy nhiên với những gì được thể hiện trong báo cáo chính trị của CPP thì dường như Campuchia vẫn tiếp tục chấp nhận làm "cánh tay nối dài" cho Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông, bất chấp tình hình đang xấu đi nghiêm trọng bởi hành động bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo và quân sự hóa bất hợp pháp mà Trung Quốc tiến hành trên Biển Đông, cũng như uy tín của Campuchia trong khu vực bị tổn hại vì bảo vệ cường quyền - PV.
http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/Dang-cam-quyen-Campuchia-lai-benh-Trung-Quoc-ve-Bien-Dong-post164900.gd
The Cambodia Daily ngày 11/1 đưa tin, cuối tuần qua đảng Nhân dân Campuchia (CPP) đã tổ chức họp hội nghị trung ương thường niên tại Phnom Penh. Một bản sao báo cáo dài 49 trang của CPP bị rò rỉ đã được gửi đến các phương tiện truyền thông vào ngày Thứ Bảy. Ngày Chủ Nhật, người phát ngôn CPP Sok Eysan đã xác nhận báo cáo này.
Chủ tịch Quốc hội Campuchia Heng Samrin và Thủ tướng Hun Sen. Ảnh: Khem Sovannara/The Cambodia Daily.
Trong phần nội dung đánh giá chính sách đối ngoại của Campuchia dưới sự lãnh đạo của CPP, bản báo cáo nhận định rằng tình hình đang xấu đi ở Biển Đông là do lỗi của Hoa Kỳ (?!).
Báo cáo viết: "Trên Biển Đông, sự can thiệp của các cường quốc và một số nước có yêu sách ở Biển Đông đã gây ra tình trạng này và nó ngày càng trở nên phức tạp. Các cường quốc và một số nước cố gắng can thiệp, kiềm chế sự trỗi dậy của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa để trở thành nước lớn trong khu vực và trên thế giới".
"Điểm này có thể gây ra các cuộc đụng độ vũ trang nếu một số quốc gia gắn kết những tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông với cách giải quyết vấn đề bằng vũ lực", báo cáo hội nghị trung ương CPP nhận định.
Trước đó ngày 4/1 Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Campuchia Hor Namhong nói với các sinh viên tại Phnom Penh: "Cho đến nay do sự can thiệp của một siêu cường, cục diện Biển Đông và những vấn đề ở đó mới ngày càng căng thẳng và xấu đi".
Hãng thông tấn Nhật Bản Kyodo News cùng ngày bình luận, mặc dù không nói thẳng ra, nhưng phát biểu của ông Hor Namhong đang ám chỉ Hoa Kỳ. Đồng thời những phát biểu này cũng là cách cổ súy lập trường (vô lý, bành trướng) của Trung Quốc trên Biển Đông.
Trong khi đó theo đài VOA ngày 6/1, Thủ tướng Campuchia Hun Sen sẽ cùng các nhà lãnh đạo ASEAN tới Hoa Kỳ theo lời mời của Tổng thống Barack Obama vào tháng tới.
Một trong những nội dung cuộc họp này được Nhà Trắng xác định là bàn bạc về lập trường các nước trong khu vực về vấn đề Biển Đông, đặc biệt là việc Trung Quốc bồi đắp, xây dựng và quân sự hóa đảo nhân tạo (bất hợp pháp) trên vùng biển này.
Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Campuchia Hor Namhong.
Ou Virak, một nhà bình luận Campuchia, cố vấn Diễn đàn Future nói với VOA, Mỹ đang nỗ lực để kiềm chế ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ở Đông Nam Á.
"Mỹ đang quan tâm đến Campuchia trong thời điểm nước này có thể là một công cụ cho Trung Quốc. Điều này khiến Mỹ lo lắng, cũng giống như các nước ASEAN khác.
Đây là một điểm quan trọng. Tôi hy vọng rằng Campuchia sẽ điều chỉnh chính sách đối ngoại của mình để làm sao duy trì sự cân bằng trong quan hệ với Trung Quốc và phương Tây trong chuyến đi quan trọng này", Ou Virak nói với VOA.
"Trung Quốc đang biến Campuchia thành công cụ của nước này trong ASEAN, đó là một cách để ngăn chặn sự đoàn kết trong khối. Nếu ASEAN bị chia rẽ, Trung Quốc sẽ dễ dàng hơn (trong việc độc chiếm Biển Đông)", Ou Virak bình luận.
Nhà bình luận người Khmer cảnh báo: Nếu bây giờ Campuchia tiếp tục làm con tốt cho Trung Quốc, Mỹ có thể sẽ cố gắng sử dụng các bên khác gây áp lực với Campuchia và đây là rủi ro Phnom Penh cần tính đến.
Tuy nhiên với những gì được thể hiện trong báo cáo chính trị của CPP thì dường như Campuchia vẫn tiếp tục chấp nhận làm "cánh tay nối dài" cho Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông, bất chấp tình hình đang xấu đi nghiêm trọng bởi hành động bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo và quân sự hóa bất hợp pháp mà Trung Quốc tiến hành trên Biển Đông, cũng như uy tín của Campuchia trong khu vực bị tổn hại vì bảo vệ cường quyền - PV.
http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/Dang-cam-quyen-Campuchia-lai-benh-Trung-Quoc-ve-Bien-Dong-post164900.gd
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét